Theo một báo cáo của VDC gần đâythì hơn 40% người sử dụng các thiết bị không dây lo
ngại về nhiễu ảnh hưởng tới chất lượng kết nối. Vấn đề này lại càng quan trọng hơn với
các ứng dụng công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.
Nhiễu thường xảy ra ở một tần số cụ thể, do đó, nếu chúng ta có thể sử dụng hai hoặc
nhiều tần số khác nhau để giao tiếp cùng một lúc thì việc truyền dữ liệu sẽ vẫn duy trì
ngay cả khi có sự can thiệp của nhiễu vào một tần số nào đó. Trong bài này, chúng tôi
giải thích về kiến trúc truyền thông truyền thống (sử dụng mộttần số vô tuyến) và kiến
trúc hiện đại (sử dụng tần số kép). Tiếp đó, bài báo sẽ nói tới các sản phẩm sử dụng tần
số kép của hãng Moxa.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cải thiện chất lượng kết nối vô tuyến bằng chế độ dự trữ dùng tần số kép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cải thiện chất lượng kết nối vô tuyến
bằng chế độ dự trữ dùng tần số kép
Theo một báo cáo của VDC gần đây thì hơn 40% người sử dụng các thiết bị không dây lo
ngại về nhiễu ảnh hưởng tới chất lượng kết nối. Vấn đề này lại càng quan trọng hơn với
các ứng dụng công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt.
Nhiễu thường xảy ra ở một tần số cụ thể, do đó, nếu chúng ta có thể sử dụng hai hoặc
nhiều tần số khác nhau để giao tiếp cùng một lúc thì việc truyền dữ liệu sẽ vẫn duy trì
ngay cả khi có sự can thiệp của nhiễu vào một tần số nào đó. Trong bài này, chúng tôi
giải thích về kiến trúc truyền thông truyền thống (sử dụng một tần số vô tuyến) và kiến
trúc hiện đại (sử dụng tần số kép). Tiếp đó, bài báo sẽ nói tới các sản phẩm sử dụng tần
số kép của hãng Moxa.
Hình 1. Cấu trúc truyền thông truyền thống: chỉ dùng một tần số
Hình 2. Mô hình dự trữ cho mạng Ethernet có dây
Kiến trúc truyền thông không dây một tần số
Hình 1 mô tả kiến trúc tiêu biểu của một cơ sở hạ tầng không dây trong đó các điểm truy
cập (AP) được sử dụng để kết nối nhiều khách hàng với một mạng Ethernet. Ở đó, các
điểm truy cập và khách hàng được kết nối không dây với nhau chỉ dùng một tần số. Nếu
kết nối vô tuyến không thành công thì hệ thống và mạng phía sau khách hàng sẽ bị ngắt.
Hình 3. Cấu hình chế độ dự trữ dùng tần số kép
Kiến trúc truyền thông sử dụng tần số kép: cách tiếp cận mới
Một cách để đạt được sự dự trữ mạng mà không cần phải thay đổi cấu trúc hiện có của
mạng LAN là sử dụng các điểm truy nhập (AP) và máy trạm (khách) có hỗ trợ việc sử
dụng tần số kép. Tần số kép thường dùng được đặt là 2,4 GHz và 5 GHz (khá xa nhau) để
tránh nhiễu. Để đảm bảo rằng dữ liệu có thể được chuyển giao giữa điểm truy nhập và
máy trạm của khách hàng ngay cả khi có can nhiễu vào một trong hai tần số này thì thiết
bị của Moxa có hỗ trợ một giao thức đặc biệt với thời gian chuyển mạch cực nhỏ, coi như
bằng không. Nếu ứng dụng của bạn không chỉ cần sự dự trữ trong kết nối vô tuyến thì sự
dự trữ kết nối Ethernet (Ethernet là kết nối có dây) cũng có thể được sử dụng kết hợp. Hai
mô hình RSTP hoặc Turbo Ring là hai mô hình tiêu biểu cho mô hình dự trữ Ethernet có
dây của mạng.
Hình 4. Kết nối với khách hành sử dụng kết nối truyền thống
Hình 5. Mạng không dây kiểu lưới
Giải pháp sử dụng tần số kép của Moxa
Dòng sản phẩm tiên tiến: điểm truy nhập/máy trạm AWK-5000/6000 của Moxa là dòng
sản phẩm hỗ trợ sử dụng tần số kép. Việc cấu hình được thực hiện rất dễ dàng. Bạn cần
thiết lập dự phòng cho điểm truy nhập (AP) và khách hang một cách riêng rẽ. Sau đó bạn
thiết lập một SSID riêng cho mỗi kết nối vô tuyến. Những thông số dưới đây minh hoạ
giao diện điều khiển dạng Web của AWK Moxa-5222, trong đó WLAN1 được thiết lập
là SSID1 và WLAN2 được thiết lập là SSID2.
Nếu cả khách hàng sử dụng kết nối truyền thống (một tần số) và khách hàng sử dụng kết
nối tần số kép hoạt động trên cùng một mạng, điểm truy nhập (AP) của AWK-5000/6000
có thể kết nối cả hai loại khách hàng với một mạng Ethernet. Hình 4 dưới đây mô tả việc
nhập SSID (Moxa_1_1) ở hang thứ 2 cho điểm truy nhập để kết nối không dây cho khách
hàng truyền thống này SSID với điểm truy nhập (AP).
Ngoài các chế độ dự trữ không dây, AWK-5000/6000 còn cung cấp tính năng bắc cầu. Ở
chế độ này cho phép thiết lập hệ thống phân tán không dây (WDS) có thông lượng được
tính như sau:
25 Mps
Thông lượng = --------
(n-1)
Ở đó n là số nút trong hệ thống WDS. Ví dụ như thông lượng sẽ là 8 Mbps với một lưới
gồm 4 nút như hình 5.
Khi hoạt động ở chế độ này thì chúng ta có thể giữ thông lượng ở mức 10 tới 15 Mbps.
Việc cấu hình rất đơn giản: chỉ việc lựa chọn như hình 6:
Hình 6. Chế độ bắc cầu
Hình 7. Chế độ bắc cầu cho các điểm truy nhập mở rộng
Chế độ bắc cầu cũng có thể tạo kết nối không dây cho các máy trạm tới một SSID khác
(hình 7). Ưu điểm của cách làm này là thiết bị có thể hoạt động ở những nơi mà ngay cả
các điểm truy nhập cũng không phục vụ được.
Kết luận
Một trong những sản phẩm mới nhất của Moxa sử dụng tần số kép cho môt điểm truy
nhập nhằm mở rộng phạm vi hoạt động và chất lượng dịch vụ tốt hơn. Sản phẩm này
được đóng gói bằng các hộp kim loại sao cho có thể sử dụng với dải nhiệt độ rất rộng,
đáp ứng được yêu cầu thực tế. Sản phẩm hỗ trợ chuẩn 802.11a/b/g và đáp ứng tốt các yêu
cầu về hiệu suất của các ứng dụng công nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cai_thien_chat_luong_ket_noi_vo_tuyen_bang_che_do_du_tru_dung_tan_so_kep_6362.pdf