Cải cách kinh tế trung quốc và bài học cho Việt Nam

- Các sản phẩm “Made in China” đã đi khắp thế giới, tuy nhiên danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc cũng đang bị tổn hại rất nhiều do những nghi ngại về chất lượng và độ an toàn. Liệu những bê bối liên quan đến hàng hoá Trung Quốc gần đây có làm chậm lại dòng chảy hàng hoá giá rẻ Trung Quốc trên thế giới không?

doc6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cải cách kinh tế trung quốc và bài học cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Các sản phẩm “Made in China” đã đi khắp thế giới, tuy nhiên danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc cũng đang bị tổn hại rất nhiều do những nghi ngại về chất lượng và độ an toàn. Liệu những bê bối liên quan đến hàng hoá Trung Quốc gần đây có làm chậm lại dòng chảy hàng hoá giá rẻ Trung Quốc trên thế giới không? Đúng là những bê bối đó làm tổn hại rất nhiều đến danh tiếng của hàng hoá Trung Quốc trên thế giới. Không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi, người tiêu dùng đang ngày càng thận trọng hơn với xuất xứ của hàng hoá. Nhưng tôi không nghĩ là dòng chảy hàng hoá giá rẻ của Trung Quốc sẽ chậm lại, vì nếu thế chúng ta lại có một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khác mất. Những bê bối này cũng chính là lời cảnh báo để Trung Quốc xem xét lại những điểm yếu trong nền kinh tế để khắc phục.  - Trung Quốc vẫn đang là một trong những trung tâm outsource của thế giới. Thu hút outsource cũng đang là ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc. Theo bà đây có phải là cách phát triển bền vững không và Trung Quốc có nên đầu tư nhiều hơn vào việc tăng hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cho những sản phẩm “Made in China”? Tôi cho rằng Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, họ không muốn mãi chỉ sản xuất những sản phẩm giá trị thấp. Có thể thấy quyết tâm này qua phản ứng của chính quyền Trung Quốc đối với chất lượng sa sút của các sản phẩm rẻ tiền, đặc biệt là việc đóng cửa một loạt nhà máy sản xuất đồ chơi xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn ở tỉnh Quảng Đông gần đây. Không phải là chính quyền không quan tâm đến những người lao động mất việc làm, nhưng họ cũng không muốn tiếp tục cho sản xuất những mặt hàng kém chất lượng nữa. Chính quyền Trung Quốc cũng đang thúc đẩy việc nhanh chóng cấp phép cho những dự án có vốn đầu tư lớn để dẫn dắt các khuynh hướng trong sản xuất. Tôi nghĩ vấn đề không phải là cách nào vững chắc hơn cách nào, mà là chính quyền thấy đã đến lúc cần thay đổi tư duy trong điều hành kinh tế. GS. Regina Abrami: Sau 30 năm đổi mới, Trung Quốc đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc... (Ảnh: agro.gov.vn) Học tập Trung Quốc cách ứng xử trong WTO - Trung Quốc được đánh giá là một trong những nước tận dụng tốt nhất việc gia nhập WTO. Vậy các nước mới gia nhập và sắp gia nhập tổ chức này có thể được được bài học ứng xử trong WTO nào từ Trung Quốc? Đúng là Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá hàng hoá. Thứ nhất, họ sử dụng những quy định của WTO để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình. Có thể thấy hầu hết các điều tra về chống bán phá giá đều nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng chủ động điều tra nhằm vào các nước khác. Đó là một bài học có thể rút ra từ Trung Quốc, và một bài học nữa là Trung Quốc sử dụng các quy định của WTO nhưng cũng thay đổi chúng để tăng lợi thế cho mình. Ở đây có một bài học rất thú vị, và cũng là bài học cho Việt Nam, đó là khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh tế. Rõ ràng là Trung Quốc không vi phạm các quy định của WTO, nhưng biến đổi chúng theo hướng có lợi cho mình. Đây là điều đáng để Việt Nam học tập vì trong các vụ kiện bán phá giá, việc các bạn bị coi là nền kinh tế phi thị trường là một trở ngại lớn. - Trung Quốc đã mở cửa và là một thị trường lớn, nhưng dường như thị trường Trung Quốc vẫn chưa phải là “mở” lắm, nó vẫn có xu hướng tìm cách “đồng hoá” những gì khác biệt hơn là “dung hoà”. Bà nghĩ sao về nhận định này? Tôi nghĩ Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế ở một định lượng nào đó phù hợp với những cam kết của họ khi gia nhập WTO. Một trong những thách thức là phải cải tổ các dịch vụ tài chính khi mà các doanh nghiệp than phiền rằng họ không vay tiền được dễ dàng như họ hy vọng. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính lại đang ảnh hưởng đến việc cải tổ này. Nói về vấn đề “mở cửa”, có một điều cần lưu ý là Trung Quốc là một nước rộng lớn, vì vậy không phải quyết sách hay thoả thuận nào của chính quyền trung ương Bắc Kinh đều có thể dễ dàng quán triệt đến tất cả các cấp địa phương. - Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu tác động xấu đến kinh tế Trung Quốc, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng là cơ hội lịch sử để Trung Quốc đánh giá lại sự phát triển của mình và tiếp tục đẩy mạnh đổi mới? Chính phủ Trung Quốc sẽ có chính sách gì để đối phó với khủng hoảng? Tôi nghĩ các chính sách đối phó với khủng hoảng của Trung Quốc cũng sẽ thống nhất với Học thuyết phát triển kinh tế hài hoà của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Đó là đã đến lúc Trung Quốc cần củng cố thị trường trong nước để hấp thụ sản phẩm làm ra và đảm bảo cho nền kinh tế không bị tác động quá mạnh từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. ... nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều vấn đề môi trường và đời sống. Ảnh: earthfirst.com Mỹ và Trung Quốc đều cần đến nhau - Quan hệ Trung - Mỹ cũng đã trải qua 30 năm. Đến nay, mối quan hệ này đã phát triển đến mức độ nào và có triển vọng phát triển ra sao trong những năm tới? Dưới thời tân Tổng thống Mỹ Barack Obama, người chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị liên quan đến Trung Quốc, Trung Quốc sẽ đóng vai trò ra sao trong chính sách đối ngoại của Mỹ? Liệu Trung Quốc có điều chỉnh chính sách đối ngoại với Mỹ không? Theo tôi, quan hệ Trung - Mỹ theo thời gian ngày càng phát triển sâu sắc hơn trong những hợp tác về xã hội và những vấn đề kinh tế. Trong những năm đầu tiên, đó là một mối quan hệ chính thức nhưng có phần xa cách. Hiện nay Mỹ và Trung Quốc đang hợp tác với nhau trong rất nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như an ninh. Trong những năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục thấy điều này xảy ra vì cả Mỹ và Trung Quốc đều cần đến nhau. Khi Tổng thống Obama lên nắm quyền, dù rằng ông ấy sẽ gặp phải một số áp lực, đặc biệt về vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Mỹ, nhưng tôi không cho là sẽ có những thay đổi quá lớn trong quan hệ Trung - Mỹ vì hai nước có mối quan hệ kinh tế rất chặt chẽ. Mặc dù giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn về kinh tế, hay là sự can thiệp của Mỹ vào nền chính trị của Trung Quốc, nhưng đó không phải là những vấn đề mới, mà là những vấn đề lâu dài. Vì vậy tôi không cho là Trung Quốc sẽ điều chỉnh quá nhiều trong chính sách đối ngoại đối với Mỹ. - Vị thế của Trung Quốc đã được nâng cao rất nhiều trong 30 năm qua, nhưng vấn đề dân chủ ở Trung Quốc vẫn bị cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước phương Tây chỉ trích nhiều. Bà đánh giá gì về dân chủ ở Trung Quốc? Điều này không dễ để nói. Ở cấp địa phương, người dân đã trực tiếp bầu các quan chức của địa phương mình một cách dân chủ. Còn ở cấp trung ương, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang đặt ra yêu cầu nâng cao dân chủ trong nội bộ đảng, theo tôi điều này cũng đồng nghĩa với việc nâng cao trách nhiệm giải trình trong nội bộ đảng. - Trong những năm gần đây cũng có nhiều vụ án tham nhũng lớn được đưa ra ánh sáng ở Trung Quốc. Dường như cuộc chiến chống tham nhũng ở Trung Quốc rất mạnh mẽ và quyết tâm. Bà nghĩ sao về nhận định này? Tham nhũng thực sự là một vấn đề lớn và lâu dài của Trung Quốc. Và việc chống tham nhũng cũng liên quan trực tiếp đến việc duy trì sự phát triển hài hoà. Số lượng các vụ khởi tố tham nhũng tăng lên gần đây cho thấy yêu cầu minh bạch từ phía xã hội, và chính quyền Trung Quốc cũng nhận định rằng tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng liên quan đến đất đai và nông thôn, có thể làm tổn hại đến số phận chính trị của đảng Cộng sản. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (hàng dưới, ngoài cùng bên phải) cùng các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị G20 tổ chức tại Washington tháng 11 vừa rồi. Ảnh: Daylife Còn thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước láng giềng  - Trung Quốc ngày càng có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quan hệ quốc tế, nhưng trong quan hệ với các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, vẫn còn những căng thẳng tồn tại chưa giải quyết được. Phải chăng là vì trong những quan hệ này, Trung Quốc chưa thực sự hành xử đúng với vai trò của một thành viên thường trực HĐBA LHQ? Đây thực sự là một vấn đề phức tạp. Tôi cho rằng những căng thẳng tồn tại trong quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng không hẳn là do Trung Quốc chưa làm đúng vai trò của một thành viên thường trực HĐBA LHQ, mà là do thiếu sự tin tưởng lẫn nhau. Điều quan trọng là trong mỗi quan hệ riêng lẻ, các nước cần chung sức giải quyết vấn đề. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm gần đây đã rất phát triển song vẫn còn đó những căng thẳng mâu thuẫn. Nhưng tôi tin là Bộ Ngoại giao hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của việc cùng nhau ngồi lại để bàn cách giải quyết. Các lãnh đạo của Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhấn mạnh họ muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Đây đều là những mối quan hệ không yên ả, do sự thiếu tin tưởng lẫn nhau vì những nguyên nhân do lịch sử để lại nhưng tôi tin là Chính phủ các nước sẽ không để cho sự thiếu tin tưởng này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Trung Quốc dù sao vẫn là một trị trường lớn đối với các nước này. - Trong cuộc cạnh tranh giành vị thế thống trị ở châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ có những lợi thế và hạn chế gì? Ai có nhiều ưu thế hơn trong cuộc cạnh tranh này? Khó có thể nói nước nào thành công hơn nước nào vì hai nước đi theo những con đường khác nhau. Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới, nhưng họ thiếu những cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc có, thiếu những động lực xã hội như của Trung Quốc. Trung Quốc đã cố gắng đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo trong một thời gian ngắn, còn Ấn Độ khó có thể nói họ làm được vậy. Tuy nhiên cả hai nước đều có những vấn đề về tham nhũng, về hành chính và đều đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nhưng về một mặt nào đó, có thể nói Trung Quốc ổn định về chính trị hơn Ấn Độ. Thế giới cần một Trung Quốc phát triển ổn định - Sau 30 năm đổi mới, bà thấy hình ảnh quốc gia của Trung Quốc đã thay đổi ra sao? Về điểm này, người Trung Quốc có thể nói là rất tự hào, nếu không muốn nói là có phần kiêu ngạo, về việc nước mình đã đi được một quãng đường xa đến vậy. Đã có nhiều lo ngại trước khi Olympic Bắc Kinh 2008 diễn ra, nhưng sự kiện này đã rất thành công và được thế giới thừa nhận. Điều đó giúp cho người Trung Quốc nhận thức được rằng nước mình có vị thế trên thế giới, rằng họ không còn bị cách ly hay là một nước yếu nữa. Tôi nghĩ hình ảnh quốc gia của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong tâm lý của người Trung Quốc vẫn còn tồn tại suy nghĩ là thế giới muốn kiềm chế không cho Trung Quốc phát triển. Tôi không nghĩ là thế giới muốn làm thế, nhưng rõ ràng có những người Trung Quốc vẫn nghĩ nước mình là nạn nhân của những ý đồ đó của những nước khác. Tôi mong trong những năm tới, tâm lý này sẽ được thay bằng nhận thức rằng, Trung Quốc không chỉ là một phần của thế giới, mà còn là một phần quan trọng của thế giới, và có tiềm năng lãnh đạo thế giới.    - Trong 30 năm qua, Trung Quốc đã phát triển hết sức ngoạn mục. Vậy bà dự đoán trong 30 năm nữa, Trung Quốc sẽ ra sao? Tôi đã nghiên cứu về Trung Quốc nhiều năm và phải nói rằng đây là một đất nước đáng kinh ngạc. Trong một thập kỷ qua với nhiều lần qua lại Trung Quốc, tôi nhận thấy rất nhiều thay đổi và thành thật mà nói, tôi chưa thấy nước nào trên thế giới làm được như vậy. Vì vậy trong 20 hoặc 30 năm nữa, nếu không có những biến cố nào đảo ngược tình hình, theo tôi Trung Quốc sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá tiên tiến và là một nhân tố rất lớn trong thị trường toàn cầu. Đó là điều mà người Trung Quốc mong muốn, và cũng là điều mà cả thế giới mong muốn, một đất nước Trung Quốc phát triển ổn định. Việt Nam sẽ đi con đường đổi mới của riêng mình. Ảnh: Hà Nội - VNN Việt Nam sẽ đi con đường đổi mới của riêng mình - Bà so sánh thế nào về công cuộc đổi mới và mở cửa của Việt Nam và Trung Quốc? Bà cho là Việt Nam nên đi theo cách nào? Đổi mới cũng có nhiều con đường khác nhau và tôi nghĩ là Việt Nam có nhiều điều để tự hào về công cuộc đổi mới của mình. Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh mà không gia tăng quá nhanh tình trạng bất bình đẳng. Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh và sự gia tăng bất bình đẳng cũng nhanh. Điều đáng nói nữa là thông điệp từ chính quyền trung ương. Ngay từ đầu Chính phủ Việt Nam đã nói rõ rằng không muốn “phát triển bằng mọi giá”. Còn thông điệp của chính quyền trung ương Trung Quốc khi quán triệt đến cấp địa phương đã khiến nhiều người hiểu rằng phải tìm cách giàu hơn những người khác. Và hậu quả của điều đó chính là những gì mà ngày nay Trung Quốc đang phải giải quyết. Tuy nhiên, Việt Nam rất nên học tập Trung Quốc ở chỗ đầu tư xứng đáng cho cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực để mọi người đều có cơ hội phát triển. Việt Nam có nhiều con đường để lựa chọn, nhưng Việt Nam sẽ đi con đường của riêng mình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccai_cach_kinh_te_trung_quoc_va_bai_hoc_cho_viet_nam_.doc