Kế toán công là một bộ phận của kế toán nói chung trong nền kinh tế quốc dân, phản ánh và
cung cấp thông tin hoạt động kinh tế tài chính của nhà nước trên toàn quốc hoặc trên từng
địa phương. Phạm vi của kế toán công bao gồm nhiều hoạt động phục vụ quản lý tài chính
nhà nước thuộc các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), sử dụng NSNN, các quỹ tài
chính nhà nước, các khoản vay nợ của nhà nước, tài sản nhà nước, nên rất phức tạp. Hiện
nay kế toán công của Việt nam thực hiện theo nhiều nguyên tắc, nhiều cơ sở kế toán và thiếu
tính nhất quán, không phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự cải cách mạnh mẽ loại kế toán này. Theo đó, bên cạch việc
xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, tích hợp một số chế độ kế toán chúng ta còn
phải hoàn thiện các qui định quản lý tài chính công tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc
triển khai hệ thống kế toán mới.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cải cách kế toán công của Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
189
CẢI CÁCH KẾ TOÁN CÔNG CỦA VIỆT NAM
THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
REVOLUTIONIZING VIETNAMESE PUBLIC ACCOUNTING IN
INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION
PGS,TS Trần Thị Hồng Mai
Trường Đại học Thương mại
Tóm tắt
Kế toán công là một bộ phận của kế toán nói chung trong nền kinh tế quốc dân, phản ánh và
cung cấp thông tin hoạt động kinh tế tài chính của nhà nước trên toàn quốc hoặc trên từng
địa phương. Phạm vi của kế toán công bao gồm nhiều hoạt động phục vụ quản lý tài chính
nhà nước thuộc các lĩnh vực thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), sử dụng NSNN, các quỹ tài
chính nhà nước, các khoản vay nợ của nhà nước, tài sản nhà nước, nên rất phức tạp. Hiện
nay kế toán công của Việt nam thực hiện theo nhiều nguyên tắc, nhiều cơ sở kế toán và thiếu
tính nhất quán, không phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế cần có sự cải cách mạnh mẽ loại kế toán này. Theo đó, bên cạch việc
xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, tích hợp một số chế độ kế toán chúng ta còn
phải hoàn thiện các qui định quản lý tài chính công tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc
triển khai hệ thống kế toán mới.
Từ khóa: cải cách, kế toán công
Abstract
As a part of the national economy, public accounting provides information regarding
economic and financial activities at both national and local levels. The issue contains
numerous activities supporting national financial management, including revenue and
expenditure of the state budget, the usage of the state financial funds, public debt, and public
property. Vietnamese public accounting has been following a great number of inappropriate
and outdated standards, compared to international ones. As the degree of international
economic intergration has increased, there is an urgent need for revolutionizing Vietnam
public accounting. In other words, a new system of national accounting standards needs to be
developed, while the legal and regulatory environment needs to be improved to encourage the
smooth operation of the new system.
Key words: revolutionize, public accounting
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong xu thế này, việc
thực hiện kế toán – một công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu và phổ biến cho công bố thông tin
190
minh bạch cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Kế toán cũng cần có những thay đổi mang tính
quốc tế theo xu hướng hoà hợp với quốc tế.
Trong những năm gần đây, kế toán Việt Nam với 2 hệ thống chính là kế toán doanh
nghiệp và kế toán công cũng đã có những thay đổi, cải cách theo hướng hội nhập quốc tế. Sự
đổi mới được tập trung nhiều hơn cho kế toán doanh nghiệp với hệ thống 26 chuẩn mực kế
toán đã được ban hành và thực hiện trong hơn 10 năm qua. Trong khi đó, kế toán khu vực
công ít có sự thay đổi theo hướng này.
Khu vực công ở nước ta gồm nhiều đơn vị có qui mô từ nhỏ đến lớn. Theo thống kê
không đầy đủ hiện nay Việt nam có tổng cộng 63 tỉnh thành với hơn 11.100 đơn vị hành
chính xã, trong đó có khoảng 1.400 phường, 625 thị trấn cùng với hơn 9.000 xã, 45 000
trường học, 22 bộ và ngang bộ với khoảng 520 cơ quan độc lập. Mỗi tỉnh, thành phố lại có
các cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nước (KBNN), cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ quan Thuế,
cơ quan Hải quan, cơ quan Dự trữ, Với số lượng lớn cũng như đặc thù tổ chức quản lý đa
dạng nên kế toán khu vực công của nước ta hiện nay gồm nhiều loại chế độ áp dụng cho các
đơn vị quản lý ngân sách nhà nước, sử dụng ngân sách nhà nước với các cơ sở kế toán áp
dụng khá phong phú nhưng chưa khoa học là tiền mặt có điều chỉnh, dồn tích có điều chỉnh.
Trong khi hiện tại nhiều nước trên thế giới đã chuyển đổi kế toán công sang cơ sở dồn tích
đầy đủ. Theo số liệu của công ty kiểm toán Delloi năm 2013, đã có nhiều nước áp dụng cơ sở
dồn tích trong khu vực công trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế (IPSAS) như: Úc, Áo (từ
2014), Azecbaizan, Fiji (từ 2009), Canađa, Colombia, Estonia, Pháp (từ 2006), Nhật bản (năm
2011 Chính phủ đã thông qua chính sách kế toán theo cơ sở dồn tích phù hợp với chuẩn mực
kế toán công quốc tế), Mông cổ, Philipin (năm 2011 đã thông qua chuẩn mực theo cơ sở dồn
tích), Rumania, Nga, Singapore, Tây ban nha, Thụy sĩ , Costa Rica (từ 2007),... Đồng thời,
cho đến nay (2015) Liên đoàn kế toán quốc tế đã ban hành 38 chuẩn mực kế toán công (trong
đó 32 chuẩn mực đã áp dụng, 6 chuẩn mực áp dụng từ năm 2017).
Trong những cam kết đa phương mà Việt Nam đã ký kết buộc phải tuân thủ theo lộ
trình đã thoả thuận có cam kết về minh bạch hoá thông tin kế toán, đặc biệt là minh bạch các
thông tin kế toán khu vực công đã tạo ra nhu cầu đòi hỏi cung cấp thông tin có tính chuẩn
mực, có khả năng so sánh và phải được quốc tế thừa nhận. Mặc dù chúng ta đã áp dụng Hệ
thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc từ năm 2012, đang thực hiện đề án xây dựng
Tổng kế toán nhà nước và từ năm 2009 Bộ Tài chính đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống
chuẩn mực kế toán công trên cơ sở IPSAS nhưng cho đến nay kết quả công việc và mức độ
thực hiện theo yêu cầu hội nhập vẫn rất thấp. Rõ ràng, để đất nước phát triển nhanh hơn
chúng ta cần có sự cải cách nhiều và nhanh hơn hơn cho kế toán khu vực công.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Về kế toán khu vực công đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Điển hình như:
Lüder Klaus (1992), dựa trên việc nghiên cứu so sánh kế toán khu vực công của các
các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức, Pháp, và một số vùng
thuộc Vương quốc Anh và Cộng đồng châu Âu đã cho rằng có 4 nhóm nhân tố tác động đến
sự đổi mới kế toán khu vực công nhằm cung cấp thông tin trung thực, hữu ích, đáng tin cậy về
tài chính khu vực công, và nó cung cấp một cơ sở cho việc cải thiện kiểm soát tài chính của
các hoạt động của chính phủ, dựa trên cơ sở kế toán dồn tích. Các nhóm nhân tố bao gồm:
191
(1) Sự kích thích đổi mới như áp lực tài chính, bê bối tài chính, thị trường vốn, cơ quan ban
hành chuẩn mực; (2) Sự biến đổi cấu trúc xã hội của người sử dụng thông tin như: thu nhập,
trình độ văn hóa của người dân; (3) Cấu trúc của hệ thống chính trị - hành chính như: đặc
điểm tổ chức, hệ thống pháp lý, độ lớn của các đơn vị công; và (4) Các rào cản thực hiện
(quan điểm của Chính phủ, trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán,).
Harun Harun và Haryono Kamase (2012), đã thực hiện nghiên cứu sự thay đổi hệ
thống báo cáo của chính quyền các tỉnh tại Indonesia, một quốc gia có vị trí địa lý gần nước ta
và cho rằng năng lực thể chế ở mức độ thấp của khu vực công là trở ngại chính cho các quốc
gia đang phát triển trong việc theo đuổi cải cách hệ thống kế toán theo cơ sở dồn tích. Bên
cạnh đó, sự tham nhũng làm cản trở việc cung cấp thông tin kế toán minh bạch và làm cho hệ
thống kế toán khu vực công chậm đổi mới. Ngoài ra, sự hạn chế quyền hành của người dân
trong việc tham gia vào chính sách khu vực công, trong việc xây dựng chuẩn mực kế toán và
sử dụng BCTC cũng làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin kế toán minh bạch.
Mai Thị Hoàng Minh (2014), trong bài báo về vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc
tế (IPSAS) để trình bày BCTC nhà nước theo mô hình tổng kế toán nhà nước đã nêu rõ quan
điểm về những trở ngại, thách thức cho Việt Nam khi vận dụng IPSAS để lập BCTC nhà
nước bao gồm: (1) Chưa hình thành hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, phương pháp và
nguyên tắc kế toán chưa tuân thủ hoàn toàn thông lệ kế toán quốc tế. (2) Số liệu kế toán tại
các đơn vị kế toán nhà nước chưa đồng bộ. (3) Kho bạc nhà nước chưa triển khai và vận hành
một cách hoàn chỉnh hệ thống thông tin kế toán tập trung. (4) Khuôn khổ pháp lý chưa đồng
bộ và chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế thị trường. (5) Năng lực, trình độ của cán bộ
còn bị giới hạn. (6) Lộ trình cải cách chậm và nguồn lực tài chính dành cho cải cách kế toán
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Trong các công trình nghiên cứu khác liên quan đến kế toán khu vực công các tác giả
như Đặng Thái Hùng (2009), Đặng Văn Thanh (2011), Phạm Thị Minh Tuệ (2011) cũng có
một số đề xuất giải pháp và đưa ra các khuyến nghị để kế toán khu vực công phù hợp với
thông lệ quốc tế như hoàn thiện kế toán nhà nước Việt Nam là phải hợp nhất kế toán nhà
nước, hoàn thiện các qui định, qui trình quản lý ngân sách, đưa kế toán quản trị vào kế toán
nhà nước, xây dựng tổng kế toán nhà nước, hạch toán nợ và công quỹ vào kế toán nhà nước
và xây dựng chuẩn mực kế toán khu vực công.
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM
Trải qua quá trình phát triển cùng với sự phát triển của đất nước cho đến nay hệ thống
kế toán công của chúng ta đã có những ưu điểm sau:
Về môi trường pháp lý: chúng ta đã có môi trường pháp lý thuận lợi cho thực hiện kế
toán với nhiều tầng khác nhau từ luật (Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán), nghị định của
Chính phủ đến các chế độ, thông tư do Bộ Tài chính ban hành liên quan đến quản lý tài chính
công và kế toán. Trong những năm gần đây môi trường này đã có nhiều cải cách theo hướng
tạo thuận lợi cho các đơn vị hoạt động. Điển hình như đã ban hành Luật Ngân sách và Luật
Kế toán sửa đổi năm 2015, Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 6/4/2015 về Quy định cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập,
192
Về qui định kế toán: Hơn 13 chế độ kế toán áp dụng cho các đối tượng khác nhau
thuộc khu vực công khá chi tiết là các đơn vị quản lý NSNN và quản lý tiền NS (Tài chính,
KBNN), thu NSNN (Hải quan, Thuế), sử dụng NSNN (Hành chính sự nghiệp, xã), tài sản nhà
nước, các quĩ đặc thù (Bảo hiểm xã hội, Dự trữ quốc gia) và các đơn vị đặc thù khác (cơ quan
Đảng, Công đoàn,). Từ đó giúp các đơn vị tạo lập hệ thống báo cáo tài chính làm cơ sở cho
thống kê số liệu về NSNN. Mặc dù có nhiều chế độ kế toán cho các loại đơn vị khác nhau
nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối nhất định giữa các đơn vị trong khu vực về cung cấp thông tin.
Đặc biệt là quan hệ giữa KBNN với các Sở, Bộ Tài chính.
Hiện tại, chúng ta đang sử dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh (kế toán NSNN)
và dồn tích có điều chỉnh (kế toán HCSN).
Từ năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc xây dựng Tổng kế toán
Nhà nước nhằm thu thập, phân loại, hợp nhất, cung cấp và trình bày các thông tin tài chính, kế
toán của tất cả các đơn vị thuộc hệ thống KTNN, đảm bảo an toàn và bảo mật. Cũng trong
năm này Bộ Tài chính đã có kế hoạch xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam
trên cơ sở IPSAS. Đến tháng 12/2015 Bộ Tài chính lại có chủ trương hoàn thiện Chế độ kế
toán HCSN theo hướng áp dụng IPSAS. Cách thức thực hiện là xây dựng hệ thống tài khoản
kế toán trên cơ sở các chỉ tiêu cần trình bày trong báo cáo tài chính. Sau đó mới xây dựng
chuẩn mực kế toán quốc gia. Theo dự kiến, Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán xây dựng 5 mẫu
báo cáo tài chính theo IPSAS và danh mục tài khoản với 9 loại (gần giống hệ thống tài khoản
kế toán của doanh nghiệp).
Về kết quả công việc: Nhìn chung, thông tin kế toán khu vực công cung cấp đã đảm
bảo công khai, minh bạch về các khoản thu, chi theo yêu cầu của Luật NSNN. Kết quả khảo
sát năm 2014 của UNDP cho biết 74% người được hỏi tin vào tính chính xác của thông tin
thu, chi ngân sách cấp xã, phường.
Ngoài những thành công trên hệ thống kế toán khu vực công của nước ta vẫn còn
nhiều hạn chế. Bên cạnh những đánh giá của Mai Thị Hoàng Minh (2014) chúng tôi cho rằng
các qui định kế toán trong khu vực công của nước ta có quá nhiều khác biệt so với chuẩn mực
kế toán công quốc tế. Đó lại là những khác biệt quan trọng như cơ sở kế toán, báo cáo kế
toán, việc công khai báo cáo tài chính. Việc qui định nhiều chế độ kế toán dẫn tới thiếu tính
hệ thống, chồng chéo khi áp dụng. Do các cơ sở kế toán và nguyên tắc kế toán thực hiện
không nhất quán nên rất khó khăn khi tổng hợp thông tin chung trong khu vực này. Chẳng
hạn như, các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) ghi nhận nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
mua ngoài không theo giá gốc trong khi doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc này. Do đó, khi
tổng hợp thông tin về loại tài sản này chung cho quốc gia sẽ không có thông tin đầy đủ và
đúng đắn. Hoặc, kế toán tài sản cố định (TSCĐ) trong doanh nghiệp định kỳ tính khấu hao tài
sản vào chi phí tạo cơ sở thu hồi lại số tiền đã đầu tư vào tài sản. Trong khi đó, tại các đơn vị
HCSN khi có tài sản hình thành từ nguồn vốn ngân sách ghi ngay toàn bộ giá trị vào chi hoạt
động mặc dù tài sản này dùng cho hoạt động của đơn vị trong nhiều năm. Chúng ta không thể
lập Báo cáo tài chính hợp nhất chính xác cho Chính phủ. Và điều này cũng đã dẫn tới việc
không thể có thông tin đúng về toàn bộ nền kinh tế.
Mặc dù Bộ Tài chính đã có lộ trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công từ
năm 2009 nhưng cho đến nay các mục tiêu đã đề ra được thực hiện không nhiều, không thể
193
hiện rõ trong thực tế. Hiện tại cũng chưa có sự đồng thuận cao trong việc xác định cơ sở kế
toán áp dụng trong khu vực công là dồn tích hay dồn tích có điều chỉnh.
Những hạn chế trên dẫn tới thông tin cung cấp thiếu tính minh bạch (theo thông lệ
quốc tế). Đồng thời, số lượng các thông tin công khai bên cạnh việc không nhiều như các
nước khác trên thế giới (do qui định của Nhà nước, được chi phối bởi Luật NSNN) mà còn
khó hiểu với người đọc.
Kết quả nghiên cứu, đánh giá của Tổ chức hợp tác ngân sách quốc tế (International
Oudget Partneship - IBP) cho thấy số tài liệu công khai của nước ta có sự tương thích nhất
định so với nhiều nước (Bảng 1) nhưng chỉ số Hệ số minh bạch ngân sách (Open Budget
Index - OBI) của nước ta ở dưới mức tối thiểu (năm 2015 là 18%), thấp hơn rất nhiều so với
ngay cả với nước cùng khu vực như Indonesia (58%) thể hiện trong Hình 1.
Bảng 1. Mức độ công khai tài liệu liên quan ngân sách 5 quốc gia
năm 2015
STT Báo cáo công bố Việt
nam
Trung
quốc
Ấn độ Inđonesia Pháp
1 Báo cáo tiền NS Có Không Không Nội bộ Có
2 Dự toán NS Chính phủ Nội bộ Nội bộ Có Có Có
3 Báo cáo NS cho công dân Không Không Có Có Có
4 NS đã được phê chuẩn Có Có Có Có Có
5 Báo cáo NS hàng năm Có Có Có Có Có
6 Báo cáo rà soát NS giữa năm Không Không Chậm Có Có
7 Báo cáo NS cuối năm Có Có Chậm Có Có
8 Báo cáo kiểm toán Chậm Có Có Có Có
Nguồn: International budget partnership 2015
0
20
40
60
80
100
Việt Nam Trung
Quốc
Indonesia Ấn Độ Pháp
2010
2012
2015
Nguồn:
International budget partnership2010, 2012, 2015
Hình1. Chỉ số OBI của 5 nước trong 3 năm
Về đội ngũ cán bộ kế toán: chúng ta đang thiếu nguồn nhân lực làm kế toán có trình
độ và phù hợp với khu vực công. Nguyên nhân là do việc đào tạo cán bộ kế toán trong khu
vực công chưa được quan tâm đúng mức. Tại các trường đại học, chuyên ngành kế toán doanh
nghiệp đã hình thành từ nhiều năm nhưng chuyên ngành kế toán công mới được thành lập gần
194
đây (ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, Học viện Tài chính năm 2012, trước đó
các trường đào tạo lồng ghép trong chuyên ngành Tài chính công). Như vậy, chiếm phần lớn
trong số những người đang làm trong lĩnh vực này được đào tạo về kế toán doanh nghiệp.
Nguyên nhân của những hạn chế này có nhiều trong đó chủ yếu là chúng ta chưa có
chiến lược đầy đủ cho vấn đề này, cơ chế quản lý tài chính công cứng nhắc và chưa thật thống
nhất cho các đơn vị thuộc khu vực.
GIẢI PHÁP CẢI CÁCH HỆ THỐNG KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM
Để cải cách hệ thống kế toán khu vực công hiện nay theo chúng tôi Bộ Tài chính cần
nhanh chóng thực hiện kế hoạch đã đề ra và thực hiện thêm một số giải pháp cụ thể.
Khi cải cách hệ thống kế toán khu vực công cần thống nhất quan điểm là công việc
này phải phù hợp với môi trường pháp luật; đặc điểm, cơ chế quản lý tài chính công hiện tại
cũng như xu hướng trong tương lai; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế
thông qua việc dựa trên IPSAS; dễ làm, dễ hiểu và thực hiện thận trọng.
Các giải pháp cụ thể cần thực hiện là:
Thứ nhất: Thống nhất quan điểm áp dụng cơ sở kế toán trong khu vực công là dồn
tích, kể cả các đơn vị quản lý ngân sách. Từ đó thống nhất quan điểm xây dựng hệ thống
chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở chuẩn mực kế toán công quốc tế - chuẩn mực kế
toán trên cơ sở dồn tích. Quan điểm này cần thực hiện nhất quán khi xây dựng các thành phần
của hệ thống kế toán khu vực công. Đồng thời, cần xác định rõ 2 loại thông tin kế toán cung
cấp gồm: (1) Thông tin phục vụ mục đích chung có thể cung cấp rộng rãi cho công chúng theo
Luật Ngân sách 2015 và (2) Thông tin đặc biệt, không công bố rộng rãi. Loại thông tin (2) do
Chính phủ quyết định và có thể thay đổi trong các thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước.
Thứ hai: Nhanh chóng hoàn thành đề án xây dựng Tổng kế toán Nhà nước làm cơ sở
chủ đạo cho việc cải cách các qui định kế toán trong các loại đơn vị công khác. Riêng khối
kho bạc nhà nước không cần có sự điều chỉnh nhiều. Chúng ta cần mở rộng việc áp dụng chế
độ kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)
cho các đối tượng khác như cơ quan Thuế, các đơn vị HCSN để tạo sự kết nối thông tin
nhanh, chính xác hơn. Rà soát lại hệ thống tài khoản kế toán theo TABMIS để đảm bảo sự
thống nhất với chuẩn mực kế toán công sẽ ban hành.
Thứ ba: Cần có sự cải cách mạnh mẽ về kế toán trong các đơn vị sử dụng ngân sách
và các đơn vị quản lý quĩ công, các đơn vị đặc thù khác. Việc Bộ Tài chính chủ trương xây
dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công trên cơ sở IPSAS là rất đúng đắn. Nhưng nếu chúng ta
xây dựng và áp dụng ngay chuẩn mực sẽ khó thực hiện tốt. Nội dung các chuẩn mực khá phức
tạp sẽ khó khăn để người làm kế toán hiểu và thực hiện đúng. Do đó, chúng tôi hoàn toàn
đồng thuận với quan điểm của Bộ Tài chính là cần xây dựng chế độ kế toán trước sau đó mới
xây dựng chuẩn mực kế toán.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chia hệ thống kế toán công thành 3 bộ phận là (1) Kế toán
quản lý NSNN; (2) Kế toán đơn vị sử dụng NSNN và các quĩ công và (3) Tổng kế toán NN.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng qui định kế toán chung cho tất cả các các đơn vị
thuộc khối sử dụng ngân sách (kể cả Cục dự trữ, BHXH, xã, phường, công đoàn,). Thay
cho 13 sẽ chỉ còn 3 chế độ kế toán. Theo đó, cốt lõi của chế độ áp dụng cho các đơn vị sử
195
dụng NSNN là đơn vị HCSN nhưng có thêm một số nội dung để áp dụng cho các đơn vị đặc
thù. Ví dụ trong hệ thống tài khoản kế toán có các tài khoản phản ánh thu BHXH và chi
BHXH.
Hệ thống tài khoản kế toán mới cần có sự tương thích, có khả năng kết nối nhất định
với tài khoản của kế toán ngân sách theo TABMIS nhằm giúp cung cấp thông tin kịp thời,
thuận tiện cho kiểm soát và công bố thông tin.
Kế hoạch cụ thể là đến đầu năm 2017 Bộ Tài chính cần ban hành chế độ kế toán cho
các đơn vị sử dụng NSNN và một số đơn vị đặc thù, sau đó xây dựng và ban hành các chuẩn
mực kế toán công. Năm 2020 hoàn thành 14 chuẩn mực như kế hoạch ban đầu, từ năm 2020
đến 2024 xây dựng và ban hành tiếp 18 chuẩn mực trên cơ sở IPSAS.
Thứ tư: Nâng cao năng lực của người làm kế toán. Để thực hiện công việc này trước
hết Bộ Tài chính cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn các qui định mới cho những người đang
làm kế toán trong khu vực công. Đồng thời cần có sự phối kết hợp với các trường đại học, cao
đẳng trong việc xây dựng chương trình, nội dung và có thể tham gia giảng dạy ở mức độ nhất
định. Những định hướng của Bộ Tài chính nên công bố cho các đơn vị thuộc khu vực công
cũng như các trường biết để đảm bảo nội dung giảng được cập nhật. Các trường đào tạo
chuyên ngành kế toán công cần hoàn thiện chương trình đào tạo, lưu ý đến nội dung chuẩn
mực kế toán công.
Thứ năm: Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý đặc biệt là về quản lý tài chính
công. Nhà nước cần xem xét để có cơ chế quản lý vừa thống nhất, nhất quán và linh hoạt hơn
giúp các đơn vị tự chủ hơn, phát huy được hết khả năng khi thực hiện nhiệm vụ trong khuôn
khổ phạm vi giới hạn của nhiệm vụ được giao. Có như vậy kế toán mới dễ dàng áp dụng kế
toán dồn tích. Đồng thời cần lưu ý đến thông lệ quốc tế về nội dung thông tin cũng như các
báo cáo cần công bố của Chính phủ, góp phần tạo sự tin cậy của cộng đồng quốc tế với nước
ta.
Có thể khái quát các giải pháp nhằm cải cách hệ thống kế toán công của nước ta trong hình 2.
Nguồn: tác giả tự xây dựng
2020 2016
1. Rà soát các qui
định pháp lý về tài
chính công, kế
toán khu vực công
2. Hoàn thiện Đề án
Tổng kế toán Nhà
nước để đưa vào áp
dụng.
Xây dựng chế độ kế
toán cho các đơn vị
sử dụng NSNN
3. Hướng dẫn, đào
tạo các đơn vị thực
hiện theo chế độ kế
toán mới
Xác định các chỉ tiêu
cần công bố trong
BCTC của các đơn vị
sử dụng NSNN theo
hướng áp dụng
IPSAS trên cơ sở dồn
tích (mẫu BCTC)
Xây dựng hệ thống
tài khoản kế toán
tương thích với các
chỉ tiêu trên BCTC
Sửa đổi hoặc ban
hành mới các qui
định
4. Xây dựng và
ban hành hệ
thống chuẩn mực
kế toán công
quốc gia
Dựa trên IPSAS
và có tính đến đặc
thù của Việt nam
- Quản lý TSCĐ,
khấu hao TSCĐ
- Mua sắm NVL,
CCDC
- Công bố thông tin
- .
-Bộ Tài chính tổ chức
tập huấn
-Các trường ĐH, CĐ
hoàn thiện chương
trình giảng dạy, chú ý
đến nội dung về
IPSAS
196
Hình 2. Lộ trình và giải pháp cải cách kế toán công Việt Nam
KẾT LUẬN
Kế toán khu vực công là một hệ thống rất phức tạp, liên quan tới NSNN. Việc công bố
thông tin NSNN mang tính chất nhạy cảm, nhiều thông tin là bí mật quốc gia. Tuy nhiên, hiện
nay công tác thu thập và công bố thông tin kế toán của chúng ta còn nhiều bất cập cần hoàn
thiện. Muốn đạt được mục tiêu phát triển kế toán theo định hướng của Chính Phủ chúng ta
cần thực hiện cải cách một cách đồng bộ từ quản lý tài chính công đến kế toán và phải có kế
hoạch cụ thể hơn nữa về thời gian cũng như công việc cần làm.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài chính (2010), ‘Cần phải áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế’, trang
web
2. Bộ Tài chính (2015), Tài liệu Hội thảo Định hướng hoàn thiện chế độ kế toán
HCSN, Tài liệu lưu hành nội bộ.
3. Đặng Thái Hùng (2009), “Chuẩn mực kế toán công tại Việt Nam sự cần thiết và
định hướng ban hành”, Tạp chí kế toán Số 79, Tr. 16-18.
4. Đặng Văn Thanh (2011), “Phải sớm hình thành mô hình tổng kế toán nhà nước”,
Tạp chí Kế toán.
5. Phạm Thị Minh Tuệ (2011), “Để thông tin kế toán khu vực công đáp ứng yêu cầu
của tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế”, Thanh tra tài chính, Số 110, Tr.19-20.
6. Thủ tướng Chính Phủ (2013), Quyết định Về việc phê duyệt Chiến lược kế toán -
kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
7. UNDP (2014), PAPI 2014 – Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh
ở Việt Nam.
8. Harun Harun & Haryono Kamase (2012), “Accounting Change and Institutional
Capacity : The case of a Provincial Government in Indonesia”. AABFJ. Volume
6. no.2. artical 4. Copyright 2012 Australasian Accounting Business and Finance
Journal and Authors.
9. Lüder Klaus (1992), “A contingency model of governmental accounting
innovations in the politicaladministrative environmen”. Research in Governmental
and Non-Profit Accounting, Vol. 7, pp.99-127.
10. Delloi, IPSAS in your pocket, 2013 Edition, www.iasplus.com
11.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cai_cach_ke_toan_cong_cua_viet_nam_thoi_ky_hoi_nhap_kinh_te.pdf