Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương(Đọc "Chuyện người con gái Nam Xương")

Phạm Duy Khiêm“đọc” ra được hai vẻ đẹp trong việc chỉ bóng dỗ con. Trước hết là bức tranh

người đàn bà cô độc với chiếc bóng của mình, “một hình ảnh giản đơn mà mạnh mẽ”.Từ đó, ông

càng cảm thương hơn người chinh phụ với nỗi nhớ chồng đằng đẵng bên lòng, khác nào chiếc

bóng bên mình chẳng xa. Ban ngày, người vợ tất bật với con,với công việc thường nhật. Chỉ đêm

về tịch liêu, ấymới là thời gian tâm tưởng. Nhưng đó “không là cô độc sầu não,với đau thương

và nước mắt, mà làsự đơn độc ngập tràn tình yêu, da diết nhớ chồng sống động”(44). Ngoài mạch

tư phu (nhớ chồng)từng có ở bản Cựu Biên, Phạm Duy Khiêm còn để nàngVũ chỉ bóng như một

chỗ dựa vững chắc, có khả năng vỗ yên con trẻ giữa bão giôngbất trắc.

pdf11 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1381 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương(Đọc "Chuyện người con gái Nam Xương"), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỉ mới chạm đến cái bóng, những khoảng trống và phương cách lý giải hành động chỉ bóng dỗ con. Còn nhiều điều khác chưa được bàn đến, chẳng hạn như phần sau của chuyện. Nhiều người đã không hài lòng với đoạn sau, và dứt khoát cắt bỏ nó như Phạm Duy Khiêm đã từng làm. Nhưng chính phần sau ấy (trong đó nàng Vũ thác thiêng thành thần) là cơ sở cho việc thánh hóa người thiếu phụ nhân bản này, tạo cho nàng một thần phả với gốc tích tiên nương(53). Tiếp cận liên văn bản trong bài chỉ là khai từ. Tuy nhiên, theo hướng tiếp cận liên văn bản, nghiên cứu tác phẩm văn chương (Việt Nam và nước ngoài) trong mạng tác phẩm nguồn cũng như tác phẩm cải biên (cải tác) tỏ ra có triển vọng và hứa hẹn nhiều điều lý thú./. ______________ (1) Truyện được đưa vào giảng dạy trong nhà trường (môn Văn lớp 9), chọn làm đề thi bình văn (đợt 1) do Kiến thức ngày nay tổ chức (xem thêm tập các bài viết được giải Tiếng nói tri âm, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1994). (2) Xem Nguyễn Dữ, Truyền kỳ mạn lục Toàn tập (Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch). Tân Việt, Sài Gòn, 1952; tr.201-210; về các bản dịch Quốc ngữ khác của truyện cũng như tên gọi của tác giả Truyền kỳ mạn lục, xem Nguyễn Nam, Phiên dịch học, Lịch sử- Văn hoá: Trường hợp Truyền kỳ mạn lục, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2002. (3) Xem bản dịch tiếng Việt Ađenbec Samixô: Người mất bóng hay là Câu chuyện kỳ lạ của Pête Slemin (Thái Bá Tân dịch). Nxb. Đà Nẵng, 1990. (4) Xem truyện Cái bóng trong H.C. Anđecxen, Truyện cổ Anđecxen, Tập I (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch). Nxb. Đà Nẵng, 1986; tr.334-350. (5) Từ doppelganger (“kẻ song hành”) trong tiếng Đức được dùng để chỉ hình tượng phân thân. (6) Xem Tzvetan Todorov: The Fantastic – A Structural Approach to a Literary Genre (Truyện kỳ dị - Một cách tiếp cận cấu trúc với một thể loại văn học), Robert Sholes dịch từ bản tiếng Pháp, Cornell University Press, Ithaca, New York, bản in lần thứ 5, 1993; tr.71; cũng tham khảo Edgar Allan Poe, Prose and Poetry, Raduga Publishers, Moscow, 1983; tr.133-134. Truyện “William Wilson” cũng được dịch ra tiếng Việt (Tuyển tập Edgar Allan Poe, Ngô Tự Lập và nhóm Địa cầu văn hoá (dịch), Nxb. Văn học, Hà Nội, 2002; tr.525-549). Không rõ nhóm dịch thuật đã dựa trên bản nguyên tác nào, nhưng đoạn trích văn trên đã được dịch lại như sau: “... kể cả giọng nói của tôi cũng giống như anh ta. Dĩ nhiên khi tôi cao giọng thì cũng không cần phải cố gắng lắm, nhưng về cơ bản nó vẫn giống hệt. Và cả cái giọng thì thào có một không hai của anh ta, nó cũng phát triển về mặt âm lượng y như tôi” (tr.533-534). Đoạn dịch này không chỉ tối nghĩa, mà còn làm mờ ý nghĩa triết học giữa nhân vật William Wilson và phản thân của nó. (7) Ví dụ độc đáo này do chuyên gia văn học Nhật Bản Nhật Chiêu cung cấp, nhân đây xin chân thành cảm ơn. Xem Helen Craig McCullough: Genji & Heike, Stanford University Press, Stanford, California, 1994; tr.140; cũng xem chú thích 11 cùng trang. Tham khảo thêm Tử Thức Bộ, Nguyên thị vật ngữ (Ân Chí Tuấn dịch sang Trung văn). Viễn Phương Xuất bản xã, bản in lần thứ 2, 1998; tr.121. (8) Cũng có chỗ ghi là hạt anh túc (poppy seed). Xem Helen Craig McCullough: Genji & Heike, Sđd; tr.142, và Tử Thức Bộ, Nguyên thị vật ngữ, Sđd; tr.122. (9) Xem James O’Brien (dịch và giới thiệu): Akutagawa and Dazai – Instances of Literary Adaptation (Akutagawa và Daizai - Những ví dụ về cải biên văn chương), Center for Asian Studies, Arizona State University, Temple, Arizona, 1988; tr.91-102. (10) Michael Wood, “A Distant mirror? A new translation of The Tale of Genji delves into the psyche of ancient - and contemmporary - Japan” (Một tấm gương viễn cách? Bản dịch mới Nguyên thị vật ngữ xới sâu vào hồn Nhật Bản, cổ đạivà đương đại), Time, số 18/3/2002. (11) Chuyển dịch từ Tzvetan Todorov: The Fantastic..., Sđd; tr.69. (12) Hai câu trên trích trong bài Khóc thị Bằng, tương truyền của vua Tự Đức; sau Ngô Tất Tố trong Thi văn bình chú đã xác định lại tác giả là Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều. Xem Trần Trung Viên (sưu tập), Văn đàn bảo giám. Nxb. Văn học, 1998; tr.114 và 973. (13) Tzvetan Todorov: The Fantastic..., Sđd; tr.70. (14) M. Bakhtin: Văn thể, Đối thoại và Văn nhân (Bạch Xuân Nhân và nhiều người khác dịch). Hà Bắc Nhân Dân Xuất bản xã, Thạch Gia Trang, 1998; tr.86. (15) Tuyển tập truyện ngắn Châu Mỹ Latinh. Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 1999; tr.54. (16)(17)(18)(19)(20)(21) Cố gắng theo sát nguyên tác Hán văn, bài viết sử dụng bản “giải âm” Nôm, tương truyền của Nguyễn Thế Nghi. Trích dịch trong bài chủ yếu từ Truyền kỳ mạn lục giải âm, nguyên tác Hán văn: Nguyễn Dữ, dịch sang văn Nôm: Nguyễn Thế Nghi (Nguyễn Quang Hồng phiên âm & chú giải). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; tr.345-347. (22) Theo Nguyễn Văn Trung: Câu đố Việt Nam. Nxb.Tp. Hồ Chí Minh, 1986; một loạt câu đố về cái bóng được xếp theo loại “tự nhiên - con người (xuất nhân và nhân thân) (tr.289-290); ví như, “Bấy lâu chàng thiếp chẳng rời - Một thời nên nỗi, tức thời xa nhau”, “Nắng ba năm ta không bỏ bạn - Mưa một ngày bạn lại bỏ ta”. Tác giả cũng không cho biết đích xác các câu này nên có hướng giải đáp cụ thể là gì (xuất nhân? xuất nhân thân?). (23)(24)(25) Truyền kỳ mạn lục giải âm. Sđd; tr.347-348. (26) Tham khảo The Johns Hopkins Guide to Literary Theory & Criticism (Johns Hopkins - Chỉ nam lý luận và phê bình văn học), Michael Groden và Martin Kreiswirth (biên tập), John Hopkins University Press, Baltimore và London, 1994; tr.564; Wolfgang Iser, “Inderterminacy and the reader’s response in prose fiction” (Tính không xác định và sự hồi đáp của người đọc trong tiểu thuyết văn xuôi), trong Aspects of Narrative (Các phương diện của tự sự), Columbia University Press, New York và London, 1971; tr.1-46; Wolfgang Iser, “The Reading process: A Phenomenological Approach” (Quá trình duyệt đọc: Một hướng tiếp cận hiện tượng học), trong The Implied Reader (Độc giả được ám chỉ), Johns Hopkins University Press, Baltimore và London, bản in lần thứ 5, 1990; tr.274-294. (27) Wolfgang Iser: The Implied Reader..., Sđd; tr.288. (28) Tạ Minh Huân: Lục triều chí quái tiểu thuyết cố sự khảo luận. Lý Nhân Thư Cục, Đài Bắc, 1999, phần “Đạo luận”; tr.1-5. (29) Trong quá trình đọc, việc lấp đầy khoảng trống cũng đồng thời cho phép người đọc sắm vai một tác giả thứ hai, như Vương Tĩnh Vũ viết: “Trong khi chúng ta duyệt đọc một thiên truyện, nếu có thể đặt mình trong giòng tự sự, tích cực tham dự thêu dệt truyện, chúng ta tựa như trở thành một tác giả thứ hai. Chúng ta không chỉ biết đề xuất vấn đề, mà còn thử có đáp án; chúng ta thậm chí còn tự nhủ, nếu như mình đang viết thiên truyện này, mình sẽ để nó phát triển ra sao?” (Trung Quốc tảo kỳ tự sự Văn luận tập, Trung ương Nghiên cứu Viện - Trung Quốc Văn Triết Nghiên cứu Sở, Đài Bắc, 1999; tr.96. (30) Thuật ngữ “tính liên văn bản” (intertextualité) được Julia Kristeva (1941- ) đề xướng từ năm 1966, để chỉ sự liên lập giữa các văn bản văn chương, sự liên lập của bất kỳ một văn bản văn học nào với tất cả những văn bản có trước nó. Bà cho rằng một văn bản văn chương không phải là một hiện tượng cô lập, mà là một hệ thống ký hiệu, được tạo nên từ tranh ghép những dẫn văn, và bất kỳ văn bản nào cũng là “sự hấp thu và cải biến của văn bản khác”. Phản đối những quan niệm truyền thống về ảnh hưởng văn học, khái niệm “tính liên văn bản” biểu thị sự chuyển hoán (transposition) của một hay nhiều hệ thống ký hiệu vào một hay nhiều hệ thống ký hiệu khác. “Tính liên văn bản” không phải một sự chơi chữ, cố tìm ra một tên gọi mới cho những nghiên cứu về nguồn văn liệu. “Tính liên văn bản” không chỉ cho thấy các văn bản hồi vọng lẫn nhau như thế nào, mà còn chỉ ra phương cách những luận thuật hay hệ thống ký hiệu được chuyển hoán vào trong nhau. Khi quá trình chuyển hoán này được thực hiện, ngữ nghĩa trong một loại luận thuật này sẽ được phủ lên những ngữ nghĩa từ một dạng luận thuật khác. Xem J.A. Cuddon, The Penguin Dictionary of Literary Terms and Literary Theory (Từ điển thuật ngữ và lý luận văn học - Penguin), Penguin Books, London và New York, bản in lần thứ 3, 1991; tr.454. Graham Allen, Intertextuality (Tính liên văn bản), Routledge, London và New York, 2000. Trong bài này, tiếp cận liên văn bản không bó hẹp phạm vi khảo sát với các tác phẩm có trước Nam Xương nữ tử lục mà mở rộng đến các tác phẩm hậu kỳ, những cải tác của thiên truyện truyền kỳ này. (31) Hanna Scolnicov: An Intertextual approach to teaching Shakespeare (Một hướng tiếp cận liên văn bản cho việc giảng dạy Shakespeare), Shakespeare Quarterly, Hè 1995, số 46:2; tr.210. (32) Ví như: Jean I. Marsden, The Re-imagined Text: Shakespeare, Adaptation Eighteenth- century Literary Theory (Văn bản tái tưởng tượng: Shakespeare, cải biên và lý luận văn học thế kỷ XVIII), University Press of Kentucky, Lexington, 1995; Dina Grundemann Foster, “Manon Lescaut and her representation in nineteenth-century literature, criticism and opera” (Manon Lescaut và sự thể hiện nàng trong văn học, phê bình, và nhạc kịch thế kỷ XIX), luận án tiến sĩ, Michigan State University, 1998; Sandra Beckett, “Alice’s adventures in many lands - Alice and intertexual play in French Canadian children’s books” (Những cuộc phiêu lưu trên nhiều vùng đất của Alice - Truyện Alice và trò chơi liên văn bản trong sách thiếu nhi bằng tiếng Pháp ở Canada), Bookbird, số 37:3 (1999); tr.20-25. (33) Nguyễn Nam: Phiên dịch học Lịch sử- Văn hoá... Sđd; tr.142-150. (34)(35) Nguyễn Văn Xuân: Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc của Phan Huy ích. Nxb. Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 2002; tr.132, 133-134. (36) Về bản Cựu biên, xem Trần Nghĩa: “Một bản Truyền kỳ mạn lục in năm 1712 vừa tìm thấy”, Tạp chí Hán Nôm, 2/1984, in lại trong Tạp chí Hán Nôm – 100 bài tuyển chọn, Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, Hà Nội, 2000; tr.37-44. (37) Xem Trần Khánh Hạo, Vương Tam Khánh (chủ biên): Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san – Truyền kỳ loại - Đệ nhất sách – Truyền kỳ mạn lục, Pháp quốc Viễn Đông Học Viện, Đài Loan Học sinh Thư cục, 1987; tr.381 và 383 (hiệu chú 21). Do bỏ mất hai chữ “tư phu”, bản Tân biên đã dịch đoạn trên như sau, “Tuồng nàng họ Vũ ngày bình nhật ở một mình, hằng trêu chỉ bảo con” (Truyền kỳ mạn lục giải âm, Sđd; tr.349). Các bản dịch Quốc ngữ cũng đều căn cứ Tân biên nên không một bản nào chuyển tả được ý “nhớ chồng” của nàng Vũ. (38) Cordier không ghi rõ nguồn gốc của bản dịch, nhưng rất có thể vở Chương [Trương] - Sinh dựa theo Trương Sinh Tân Trò (xem GS. Trần Nghĩa, Prof. Franầois Gros (chủ biên): Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu / Catalogue des livres en Han Nôm. Tập III. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983; tr.447-448). (39) Phạm Duy Khiêm (1907-1974), con trai nhà văn Phạm Duy Tốn, viết chủ yếu bằng tiếng Pháp. Tham khảo Jack A. Yeager, The Vietnamese Novel in French – A Literary Response to Colonialism (Tiểu thuyết Việt Nam bằng tiếng Pháp - Một hồi đáp văn chương đối với chủ nghĩa thực dân), University Press of New England, Hanover và London, 1987; tr.176-178; Nguyễn Q. Thắng, Từ điển tác gia Việt Nam, Nxb.Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1999; tr.1070-1072. (40) Sách được tái bản năm 1951 và 1997. Xem Phạm Duy Khiêm, Légendes des terres sereines, Picquier & Protière, 1997; tr.17-20. (41) Phạm Duy Khiêm: La Jeune femme de Nam Xương, Imprimerie Taupin & Cie, Hanoi, 1944. (42) V.L. Truyện người thiếu phụ ở Nam Xương, Trung Bắc tân văn Chủ nhật, số 194 (12/3/1944); tr.13. (43)(44)(45)(46) Phạm Duy Khiêm: La Jeune femme de Nam Xương. Sđd; tr.6-7, 8, 10-11. (47) Ví như Hoàng Trọng Miên: Việt Nam văn học toàn thư, Tập I. Tiếng Phương Đông xuất bản, Sài Gòn, 1973; tr.358-359; Lê Huy Hạp: The Lady of Nam Xương and Other Vietnamese Legends (Thiếu phụ Nam Xương và các truyền thuyết Việt Nam khác). Nhà in Phan Thanh Giản, Sài Gòn, 1957; tr.11-15. Cũng theo cách kể của Phạm Duy Khiêm, truyện được dùng để minh hoạ cho vấn đề thọ khổ trong các Pháp thoại (Dharma talks) ở nước ngoài. (48) Về bản Vũ thị liệt nữ thần lục, xem GS. Trần Nghĩa, Prof. Franầois Gros (đồng chủ biên); Sđd; tr.654-655. Xem Vũ thị liệt nữ thần lục (Thư viện Viện Hán-Nôm, A. 1841); tr.11a-b. (49) Như trên; tr.13a-b. (50) Xem Di tích lịch sử văn hoá đền Bà Vũ, Uỷ ban Nhân dân xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà, 1993 [?]. (51) Ví như Thiếu phụ Nam Xương / The Woman of Nam Xương, Phạm Văn Hai (viết truyện), Lê Gia (giải nghĩa), Kim Loan (vẽ tranh), Tập III trong loạt Những tập truyện dân gian, Nxb.Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, 2000. (52) Xem Roland Barthes: Theory of the Text (Lý luận về văn bản), trong Robert Young (biên tập), Unitying the Text: A Post-Structuralist Reader (Cởi trói văn bản: Tập bài đọc hậu cấu trúc), Routledge, Boston, 1981; tr.41. (53) Xem Nguyễn Nam: “Nghĩ về một hướng tiếp cận Truyền kỳ mạn lục (Nhân đọc Vũ thị liệt nữ thần lục)” (bài sẽ công bố).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhtduifjopiadgjiadugoierugihadpgo (33).pdf