Cách tự nhiên giảm buồn nôn cho bà bầu

Trong khi tinh thần đang phấn chấn vì niềm vui có “baby”

thì cơ thể bạn lại có vẻ “cư xử” ngược lại.

Buồn nôn khi mang thai là một rắc rối thường gặp

Bao tử luôn khó chịu, cảm giác buồn nôn thường trực (nhất

là vào buổi sáng, khi vừa thức dậy) sẽ khiến bạn mệt mỏi,

thậm chí kiệt sức.

Để giải quyết cơn buồn nôn, bạn cần làm cho bao tử ổn

định, lắngdịu trở lại. Những biện pháp chữa chứng buồn

nôn một cách tự nhiên sau đây có thể áp dụng đối với phụ

nữ đang mang thai:

pdf7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách tự nhiên giảm buồn nôn cho bà bầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách tự nhiên giảm buồn nôn cho bà bầu Trong khi tinh thần đang phấn chấn vì niềm vui có “baby” thì cơ thể bạn lại có vẻ “cư xử” ngược lại. Buồn nôn khi mang thai là một rắc rối thường gặp Bao tử luôn khó chịu, cảm giác buồn nôn thường trực (nhất là vào buổi sáng, khi vừa thức dậy) sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí kiệt sức. Để giải quyết cơn buồn nôn, bạn cần làm cho bao tử ổn định, lắng dịu trở lại. Những biện pháp chữa chứng buồn nôn một cách tự nhiên sau đây có thể áp dụng đối với phụ nữ đang mang thai: 1. Trà thảo mộc Một ly trà gừng có thể giúp thai phụ giảm buồn nôn hiệu quả vì gừng thường được dùng để làm dịu những “bất ổn” ở bao tử. Cách làm trà gừng khá đơn giản: đun sôi 30 gram củ gừng với 1 ly nước trong vòng từ 15 đến 20 phút, lọc sạch, hớp từng ngụm nhỏ. Ngoài ra, những loại trà thảo mộc làm từ hoa cúc, hương chanh và bạc hà cũng là phương thuốc dân gian có tác dụng chữa buồn nôn. Cách dùng rất đơn giản: lấy 1 đến 2 thìa cà phê thảo dược khô cho vào cốc nước nóng. Tuy nhiên, nếu đang bị ợ nóng, bạn không nên dùng trà bạc hà. Nếu cảm thấy lo lắng về việc sử dụng những loại thảo dược trong quá trình mang thai, bạn có thể không nên dùng. Tụy nhiên, bạn có thể yên tâm với hoa cúc, hương chanh và gừng vì chúng đều an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu còn e ngại, trước khi quyết định ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, để chọn những thực phẩm tốt nhất cho cả mẹ và con. 2. Bổ sung thêm vitamin B Các kết quả nghiên cứu cho thấy, để giảm bớt cơn buồn nôn và ói mửa, phụ nữ đang mang thai cần bổ sung thêm khoảng 75 mg vitamin B6 mỗi ngày trong suốt 3 ngày liền. Cũng như các loại vitamin khác, bạn không được tự ý sử dụng vitamin B6 mà không có ý kiến của bác sĩ. 3. Uống nước Uống liên tục 1 ly nước trong mỗi tiếng, cũng giúp bạn giảm chứng buồn nôn vào mỗi sáng. Bạn cũng nên quan sát màu nước tiểu của mình. Nếu uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu trong suốt. Ngược lại, khi chúng có màu sẫm và mùi khai nồng, bạn cần phải uống nhiều nước hơn. Nước trái cây để lạnh cũng là cách giúp bạn kịp thời bổ sung lượng đường đã mất do nôn mửa. Cách làm nước trái cây đông lạnh cực kỳ dễ, bạn chỉ cần cho nước trái cây vào những khay đá và bỏ vào ngăn đông của tủ lạnh. 4. Cây có họ cam quít Hãy ngửi một lát chanh. Dù không thể giải thích lý do nhưng một số bà bầu khi ngửi mùi chanh, cam hay quít lại cảm thấy dễ chịu và không còn cảm giác muốn nôn nữa. Ngoài ra, cũng có thể uống nước chanh, cam hoặc các loại nước có pha thêm nước chanh hoặc phơi khô hay giã nát một ít vỏ chanh, cam, quít và cho chúng vào loại trà mà bạn thường dùng. 5. Không để bụng đói - Để khỏi bị buồn nôn vào sáng sớm, bạn nên ăn thứ gì đó ngay khi vừa thức dậy. - Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Lượng thức ăn nhỏ sẽ dễ tiêu hơn những bữa lớn, nhiều thức ăn. Thực tế, phụ nữ mang thai cần ăn từng bữa nhỏ trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 giờ. Một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, vài lát táo, một vài hạt điều, hay hai miếng pho mát… đều là những lựa chọn tốt cho sức khỏe. - Uống vitamin trước khi ăn để giữ được sự ổn định cho bao tử. 6. Tránh những thứ có thể gây buồn nôn Bạn nên kiêng các món chiên xào hoặc có nhiều chất béo vì những thức ăn này rất khó tiêu. Chúng có thể trở thành nguyên nhân của các cơn buồn nôn hoặc làm bạn nôn ói nhiều hơn. Nếu quá nhạy cảm với các loại mùi trong thời gian mang thai, bạn cần giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng, không bị ám mùi thức ăn hay mùi khói thuốc lá. Theo PNO/besthealthmag

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf20_0423.pdf
Tài liệu liên quan