Cách "tự bảo vệ" trước nguy cơ từ Internet

Ngay từ khi mới ra đời, Internet luôn chứa những

nguy hiểm tiềm tàng ví dụ như virus, trojan, malware,

spyware, hacker và tất cả chúng đều có chung một

mục đích đó là phá hoại tài sản của bạn. Vậy làm sao

để tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm đó?

Sau đây là những biện pháp giúp cho người dùng

Internet có thể thoải mái lướt web, mua sắm, tham

gia mạng xã hội mà không phải lo lắng về kẻ xấu.

pdf17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách "tự bảo vệ" trước nguy cơ từ Internet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách "tự bảo vệ" trước nguy cơ từ Internet Bài viết này sẽ giúp bạn đọc tự bảo vệ được những thông tin cá nhân của mình khi tham gia vào Internet. Ngay từ khi mới ra đời, Internet luôn chứa những nguy hiểm tiềm tàng ví dụ như virus, trojan, malware, spyware, hacker… và tất cả chúng đều có chung một mục đích đó là phá hoại tài sản của bạn. Vậy làm sao để tự bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm đó? Sau đây là những biện pháp giúp cho người dùng Internet có thể thoải mái lướt web, mua sắm, tham gia mạng xã hội mà không phải lo lắng về kẻ xấu. 1. Tự bảo vệ mình khỏi mạng xã hội Bạn đừng nghĩ rằng sử dụng phần mềm chống virus, cài đặt tường lửa là có thể giúp bạn tránh khỏi những tên tội phạm công nghệ cao. Vì sao? Vì chúng có thể sẽ dụ dỗ bạn ở những trang mạng xã hội. Những tên hacker hoàn toàn có thể điều khiển bạn bởi chúng rất am hiểu về đặc điểm con người như là sự tin tưởng, sự tham lam, sự ngạo mạn, sự hòa đồng… Ngay cả những phần mềm phức tạp nhất cũng không thể bảo vệ chúng ta khỏi…chúng ta. Vì thế, người dùng internet hãy tự bảo vệ mình khỏi những mánh khóe gian xảo trên mạng xã hội. 2. Tự bảo vệ mình khỏi các trang mua bán Trên các trang web rao bán, bạn có thể sẽ đọc được rất nhiều chủ đề than phiền vì bị lừa đảo mua bán. Những người kém may mắn nhạy dạ cả tin đã chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của người bán mà không hề kiểm tra kĩ. Đến khi phát hiện ra thì những tên lừa đảo đã “cao chạy xa bay”, vì thế tốt nhất bạn hãy đến tận nơi kiểm tra thay vì lười ngồi yên trước màn hình máy tính. 3. Đặt 1 password thật phức tạp Những kiểu mật khẩu như 123456 hay asdfgh thì bạn không nên bao giờ đặt bởi vì chúng quá đơn giản, dễ đoán. Vậy làm sao để đặt được 1 mật khẩu vừa ưng ý vừa bảo mật cao? Hãy đặt password càng dài càng tốt, chữ cái xen lẫn chữ số, chữ hoa xen lẫn chữ thường, tiếng anh xen lẫn tiếng việt. Và hãy nhớ rằng không bao giờ lấy số điện thoại, tên, ngày sinh, email ra làm password. Bạn có thể tham khao thêm tại đây. 4. Chia email Thay vì sử dụng 1 tài khoản email ra bạn nên có từ 2 chiếc trở lên. Hãy sử dụng 1 cái cho công việc và 1 cái cho giải trí như mạng xã hội, forum, mua bán. Có như vậy bạn sẽ “đỡ xót” hơn là mất cả 2. 5. Đừng bao giờ dùng mạng “chùa” để giao dịch Đúng vậy, cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bạn không được bao giờ dùng mạng công cộng (quán café, quán net) để thực hiện các cuộc giao dịch. Chỉ nên giao dịch ở những mạng mà bạn cho là an toàn nhất như công ty, nhà. Ai có thể biết được có những nguy hiểm gì đang lẩn trốn trong mạng công cộng chứ. Những tên hacker có thể dụ dỗ bạn bằng cách giả vờ phát wifi “chùa” với tên “Free wifi” này nọ. Một khi mắc câu, laptop, điện thoại của bạn rất có thể đã mất hết dữ liệu cá nhân quan trọng. 6. Ảo hóa Ý tưởng này rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi khá nhiều công sức. Bạn tự tạo ra 1 máy tính ảo bằng cách cài phần mềm. Tạo xong, bạn hãy dùng máy tính ảo đó để lướt web. Sau khi xong, hãy phá hủy nó cùng với tất cả virus xâm nhập vào máy ảo. An toàn, hiệu quả nhưng mất thời gian. 7. Đề phòng trang web lừa đảo Bạn thường đánh giá 1 trang web qua giao diện phải không? Những tên hacker sẽ lợi dụng đặc điểm đó để tạo ra những trang web tuyệt đẹp rồi dụ dỗ bạn gửi tiền vào ngân hàng. 8. Cẩn thẩn với những lời nói trên mạng xã hội Lời nói tuy không mất tiền mua nhưng bạn hãy cẩn thận với những gì mình nói trên mạng xã hội như Facebook. Chỉ một lời nói khó chịu, không đúng thực tế có thể sẽ gây nhiều tranh cãi và có thể dẫn tới xô xát ngoài đời thực. Hãy tránh động chạm tới tôn giáo, chính trị hay những vấn đề tế nhị bởi rất có thể bạn sẽ phải ngồi tù vì lời nói ngông cuồng của bạn. 9. Tránh xa các sự kiện trên mạng Tại sao lại nói vậy? Bởi vào những sự kiện quan trọng, sẽ có rất nhiều người lên mạng để tìm hiểu thêm. Hacker sẽ lợi dụng điều đó để rải rác virus để chờ trực người dùng vào tải về. Ví dụ như ngày mà tựa game Starcraft II phát hành đã có rất nhiều virus đã được đăng tải lên các trang chia sẻ, hay như ngày mà vua nhạc pop qua đời đã có rất nhiều video được đăng tải lên tự nhận là giây phút cuối cùng của Michael Jackson, để rồi cuối cùng chỉ toàn là malware. 10. Đề phòng mua phải hàng nhái Ngày nay, khi mà hàng kém chất lượng từ Trung Quốc nhan nhản nhập vào Việt Nam thì số lượng hàng nhái càng ngày càng nhiều. Hàng hiệu như Louis Vuitton, Gucci, Converse…đều bị làm nhái rồi rao bán với tiêu đề “Hàng xách tay, mới 99%”. Bạn hãy tự trang bị kiến thức cho mình để có thể phân biệt được đâu là hàng giả và hàng thật. 11. Liên tục cập nhật phần mềm Trình duyệt web, antivirus, hệ điều hành là những thứ bạn phải liên tục cập nhật. Có như vậy, những tên hacker mới không thể tấn công bạn qua các lỗ hổng phần mềm. 12. Dừng lại các chương trình thừa thãi Bạn càng tắt bớt chương trình đi thì càng giảm được số đường mà hacker có thể tấn công máy tính của bạn. 13. Cẩn thận với những file tải về Bất cứ khi nào bạn vào 1 trang web là máy tính của bạn đã tải về các dữ liệu rồi. Vì thế hãy coi chừng với những trang web không uy tín. Hãy liên tục quét virus các file tải về, nhất là các file được chia sẻ bởi bạn bè bởi đó là những file bạn ít để ý nhất. 14. Chú ý tên miền web Một cách khá hữu dụng để phòng tránh trang web lừa đảo đó là nhìn vào tên miền. Những tên miền có tên nước như .com, .vn, .uk, , .gov, .edu, .org…thì bạn có thể an tâm. Hãy tránh xa những tên miền miễn phí như co.cc, co.uk…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf23_9388.pdf
Tài liệu liên quan