Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Vấn đề phát triển bền vững ngày càng được quan tâm và trở thành đề tài nghiên

cứu thảo luận sôi nổi hiện nay. Một trong những đề xuất được các nhà nghiên

cứu, các cơ quan nhà nước đồng thuận là tăng cường trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp nghĩa là gia tăng các cam kết đóng góp của doanh nghiệp vào sự

phát triển kinh tế bền vững của quốc gia. Thông qua việc luận bàn về quan niệm

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân hay

là một nghĩa vụ bắt buộc, tác giả kiến nghị Nhà nước cách thức điều tiết trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách phù hợp cần phải dựa trên mối tương

tác giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội.

pdf8 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách thức để nhà nước điều tiết hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ép này, Nhà nước không cần can thiệp vẫn tạo ra phúc lợi xã hội nhưng nếu được Nhà nước khuyến khích bằng các chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, tạo nhiều điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh thì hiệu quả tác động đến lợi ích cho doanh nghiệp lẫn xã hội sẽ gia tăng bội phần. Ô số bốn cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tạo ra lợi ích nào cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội. Nhà nước không cần dùng biện pháp hạn chế thì doanh nghiệp cũng không thực hiện các hoạt động kinh doanh không ích lợi này. Còn lại ô số hai và ô số ba thể hiện mối quan hệ mâu thuẫn về lợi ích giữa doanh nghiệp và xã hội. Ô số ba là trường hợp ngược lại với ô số một vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tạo ra lợi ích cho bản thân doanh nghiệp mặc dù tạo ra lợi ích cho xã hội, doanh nghiệp sẽ tự thân hạn chế hoạt động của mình. Nhà nước cần phải tôn trọng nguyên tắc vì lợi nhuận của doanh nghiệp không bắt buộc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội dù có tạo ra lợi ích cho xã hội hay không. Những hoạt động này thay vì để cho doanh nghiệp thực hiện thì Nhà nước là người thực hiện thông qua việc cung cấp các dịch vụ công ích. Nhà nước chỉ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở ô số hai. Trường hợp này là trường hợp cần sự linh động và tính hiệu quả trong chính sách điều tiết của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng đồng thời gây ra thiệt hại cho xã hội nhưng vì lợi nhuận doanh nghiệp vẫn theo đuổi các hoạt động kinh doanh đấy chứ không tự thân hạn chế nó. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết bằng các quy định chế tài xử phạt nhằm làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội. Thực tế là có một số biện pháp chế tài không đủ mạnh nên khi doanh nghiệp làm phép tính phân tích lợi ích chi phí vẫn cho thấy không thực hiện trách nhiệm xã hội cuối cùng thu lại lợi ích ròng ngay cả khi chấp nhận bị chế tài. Với các quy định xử phạt nghiêm khắc và mạnh khiến cho kết quả lợi nhuận giảm, doanh nghiệp sẽ tự động hạn chế hoạt động kinh doanh của mình lại. Đấy cũng là chính sách điều tiết dựa vào nguyên tắc vì lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc khác để tăng tính hiệu quả của việc làm giảm tâm lý bắt buộc khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, Nhà nước cần phải có các chính sách đền bù, thưởng cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Ví dụ các chương trình bình ổn giá của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kì bão giá nhằm giảm áp lực lạm phát lên đời sống nhân dân. Các doanh nghiệp cam kết thực hiện giảm giá nhưng sẽ không thực hiện nghiêm chỉnh nếu họ tính toán được mức phạt không đáng kể so với lợi ích thu được nếu vượt rào. Hoặc các doanh nghiệp tham gia chương trình chắc chắn sẽ bị một khoản thiệt hại do yếu tố đầu vào tăng cao nhưng giá bán đầu ra lại kìm hãm. Nhà nước sẽ có chính sách trợ giá bù đắp khoản thiệt đó cho doanh nghiệp và thưởng cho các doanh nghiệp tích cực thực hiện tốt chương trình. Kết quả là doanh nghiệp sẽ tham gia chương trình thực hiện trách nhiệm xã hội của mình một cách tự nguyện. KẾT LUẬN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là việc cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội tuy tạo ra chi phí nhưng là sự đầu tư cho tương lai và để nhận được lợi ích lâu dài và vững bền sau này. Tuy nhiên đa phần doanh nghiệp vẫn chối bỏ trách nhiệm xã hội. Đó là vì sự không đồng nhất trong việc thực thi trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và nguyên nhân sâu xa hơn là sự khác biệt mục tiêu giữa doanh nghiệp và xã hội nên trong đánh giá chi phí – lợi ích có sự khác nhau. Doanh nghiệp không xem trách nhiệm xã hội là quan trọng nếu điều đó làm ảnh hưởng tới lợi nhuận mà nếu có thực hiện hành vi được xã hội cho là đã thực hiện trách nhiệm xã hội thì đối Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44 Part B: Political Sciences, Economics and Law 43 với doanh nghiệp đó chỉ là hành động nhắm hướng tới lợi nhuận. Trách nhiệm xã hội vì thế không thể là một nghĩa vụ tự thân hoàn toàn của doanh nghiệp cũng không là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo mệnh lệnh hành chính mà nên được hiểu là một nghĩa vụ tự thân của doanh nghiệp thực hiện các quy định, quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội có tính chất bắt buộc. Như vậy, Nhà nước không thể ép doanh nghiệp tự ý thức thực hiện mà nên điều tiết dựa trên hai nguyên tắc sau đây: Đảm bảo các quy định về trách nhiệm xã hội phải công bằng và đồng bộ cho tất cả doanh nghiệp để tránh tạo ra chênh lệch lợi ích giữa doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với doanh nghiệp luôn tìm cách chối bỏ trách nhiệm xã hội. Tôn trọng nguyên lý cơ bản của doanh nghiệp là tất cả vì lợi nhuận. Chính sách điều tiết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải làm sao tác động đến hành vi của doanh nghiệp để họ vì lợi nhuận mà thực hiện trách nhiệm xã hội một cách tự nguyện. Vấn đề còn lại của Nhà nước là phân tích tâm lý doanh nghiệp và phân loại các hoạt động của doanh nghiệp vào các ô tương tác doanh nghiệp – xã hội để có các chính sách điều tiết trách nhiệm xã hội phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Abor, J., & Quatey, P. (2010). Issues in SME Development in Ghana and South Africa. Altschuller. (2011). Corporate Social Responsibility. The International Lawyer. Celuch, K. G., Kasouf., & Peruvemba. (2002). The effects of perceived market and learning orientation on assessed organizational capabilities. Industrial Marketing Management, 31, 545-54. Chu Văn Gấp. (2012). Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 12 (22). Cục Thống kê TP Cần Thơ. (2013). Niên giám Thống kê TP Cần Thơ 2012. Lưu hành nội bộ. David & Robert. (2011). Business ethics and corporate social responsibility practice in small and medium sized enterprises: Sampling from Thailand and Hong Kong. The International Society of Business, Economics, and Ethics Book Series. Eisenhardt, K. M., & Martin, J. A. (2000). Dynamic capabilities: what are they? Strategic Management Journal, 21, 1105-21. Grant, R. M. (1991). A resource based theory of competitive advantage: implications for strategy formulation. California Management Review, 33(3), 114-35l. Hồ Trung Thành. (2012). Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các doanh nghiệp Ngành Công Thương. Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống Kê. Hult, G. T. M., Hurley, R. F., & Knight, G. A. (2004). Innovativeness: Its antecedents and impact on business performance. Industrial Marketing Management, 33, 429-38. Huỳnh Thị Thúy Hoa. (2009). Nghiên cứu mô hình năng lực cạnh tranh động của công ty TNHH Siemens Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ kinh tế Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. L. Nguyên. (Ngày 15/11/2008). Không chấp thuận Dự án nhà máy thép của Posco đầu tư tại vịnh Vân Phong. Sài Gòn Giải phóng. Truy cập từ Lê Thanh Hà. (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Libing, S., & Rong, C. (2008). Study on Behavioral Motivations of Chinese Private Enterprises’ Social Responsibility under Perspective of Needs Satisfaction, Communications in Computer and Information Science. Michael, E. P. (1990). Lợi thế cạnh tranh quốc gia. Nhà xuất bản Trẻ. Michel, C., & Françoicfe, QL. (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức. Nguyễn Đình Cung & Lưu Minh Đức. (2008). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới trong quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam. Quản Lý Kinh tế, ISSN: 1859-039X. Nguyễn Đình Tài. (2010). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các vấn đề đặt ra hôm nay. Kinh tế và Dự báo. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Một số yếu tố tạo thành năng lực động doanh nghiệp và giải pháp nuôi dưỡng. Hội thảo “Năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp” – TP.HCM, 18/04/2009. Nguyễn Trần Sỹ. (2013). Năng lực động – hướng tiếp cận mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 12 (22). Phạm Văn Đức. (2011). Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu Kinh tế. Journal of Science – 2015, Vol. 6 (2), 37 – 44 Part B: Political Sciences, Economics and Law 44 Q. K., P, M. Đ., & M, L. (Ngày 14/09/2008). Bắt quả tang Vedan xả nước thải ra sông Thị Vải. Tuổi trẻ. Truy cập từ hoi/20080914/bat-qua-tang-vedan-xa-nuoc-thai-ra- song-thi-vai/278437.html Shaw, W. H., & Marxism. (2009). Business Ethics and Corporate Social Responsibility. Journal of Business Ethics. Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ. (2013). Báo cáo tình hình doanh nghiệp tháng 9/2013. Lưu hành nội bộ. Trần Hồng Minh. (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Nhận thức và thực tiễn ở Việt Nam. Kinh tế và Dự báo. 05/01/2792-2/ Văn Cường. (Ngày 09/06/2014). Trung Quốc đầu độc loài người: Thực phẩm nhiễm độc. Sài gòn Đầu tư. Truy cập từ y-1-Thuc-pham-nhiem-doc.aspx Văn Nam. (Ngày 02/03/2011). Phạt 10 DN gây ô nhiễm môi trường 660 triệu đồng. Thời Báo Sài Gòn. Truy cập từ 10-DN-gay-o-nhiem-moi-truong-660-trieu- dong.html Võ Văn Kiệt. (Ngày 11/06/2005). Nguyên TT Võ Văn Kiệt góp ý cho dự án Dung Quất. Vietnamnet. Truy cập từ Yeniyurt, S. S., & Tamer, C., & Tomas, M. H. (2005). A global market advantage framework: the role of global market knowledge competencies. International Business Review, 14, 1-19.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcach_thuc_de_nha_nuoc_dieu_tiet_hieu_qua_trach_nhiem_xa_hoi.pdf