Trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc áp dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC)
quốc tế (IFRS) được đề cập khá nhiều tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia trong nước cũng đã
có nhiều chuyên đề nghiên cứu về áp dụng IFRS tại Việt Nam. Do vậy, nhìn chung đã có
những nhận thức đáng kể về lợi ích, sự cần thiết cũng như những thách thức đặt ra đối
với việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Bài viết, tóm tắt lại một số quan sát liên quan đến vấn
đề này.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cách thức áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam: Tại sao và như thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
33
CÁCH THỨC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM:
TẠI SAO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
#Trần Anh Quân
Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH KPMG
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc áp dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC)
quốc tế (IFRS) được đề cập khá nhiều tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia trong nước cũng đã
có nhiều chuyên đề nghiên cứu về áp dụng IFRS tại Việt Nam. Do vậy, nhìn chung đã có
những nhận thức đáng kể về lợi ích, sự cần thiết cũng như những thách thức đặt ra đối
với việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Bài viết, tóm tắt lại một số quan sát liên quan đến vấn
đề này.
Lợi ích của việc áp dụng IFRS
BCTC lập theo IFRS chứa đựng thông tin có chất lượng cao, minh bạch và so sánh được
Hệ thống chuẩn mực IFRS được xây dựng bởi những chuyên gia cao cấp nhiều kinh
nghiệm, theo một quy trình chuẩn mực và định hướng về việc phục vụ lợi ích công chúng và
thị trường vốn. Việc xây dựng IFRS nằm dưới một cơ chế tổ chức, quản lý và giám sát minh
bạch. Điều này được thể hiện qua các tài liệu được công bố công khai bao gồm: Hiến chương
của IFRS; Sổ tay quy trình soạn thảo IFRS và Khuôn khổ mang tính chất nguyên tắc của việc
lập và trình bày BCTC.
IFRS là bộ chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Theo thống kê
của Tổ chức Chuẩn mực kế toán (CMKT) Quốc tế (IFRS Foundation) thực hiện đối với 143
quốc gia đến tháng 5 năm 2016, 119 quốc gia đã bắt buộc áp dụng IFRS cho tất cả hoặc hầu
hết các đơn vị có lợi ích công chúng và 12 quốc gia khác cho phép áp dụng IFRS [Nguồn: Ấn
phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation phát hành tháng 5 năm 2016].
IFRS yêu cầu thuyết minh toàn diện về các chính sách kế toán, các giả định, xét đoán
và ước tính kế toán quan trọng được áp dụng trong việc lập các BCTC. Điều này mang lại
một mức độ minh bạch cao cho BCTC, do người đọc báo cáo có được những thông tin nằm
bên dưới những số liệu khô cứng.
IFRS tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận với nguồn vốn quốc tế với chi
phí hợp lý
Do IFRS được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, đây là ngôn ngữ được mà các nhà đầu
tư quốc tế hiểu và chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, do không hiểu rõ những quy định của
các chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường có thái độ
thận trọng hơn với những BCTC được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam.
Khi đó, họ thường áp dụng một mức chiết khấu nhất định khi định giá các chứng khoán của tổ
chức phát hành mà không lập và công bố BCTC theo IFRS. Các nhà tài trợ quốc tế cũng
thường coi việc bên vay không có thông tin tài chính theo IFRS, làm tăng mức độ rủi ro của
khoản vay và do vậy có xu hướng áp dụng một mức lãi suất cao hơn hoặc thậm chí không cho
vay nếu bên vay không có BCTC lập theo IFRS.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
34
Trong các hoạt động mua bán và sáp nhập DN trên thực tế, các nhà đầu tư luôn quan
tâm đến các thông tin tài chính căn cứ trên IFRS. Trong trường hợp không có BCTC theo
IFRS, các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê tư vấn để xác định những điều chỉnh cơ bản
cần thiết để có những số liệu gần với IFRS hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một phương
thức tối ưu do việc xác định các điều chỉnh này gặp nhiều hạn chế về thông tin. Do vậy, việc
DN không có BCTC lập theo IFRS có thể là một bất lợi trong các hoạt động sáp nhập và
mua bán DN.
IFRS cung cấp những thông tin quản lý hữu hiệu
IFRS được xây dựng nhằm cho phép lập BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình
hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Các thông tin mà BCTC lập theo IFRS không
chỉ để phục vụ các đối tượng sử dụng bên ngoài DN mà còn rất hữu ích đối với người quản lý
DN trong việc ra các quyết định kinh tếở các khía cạnh sau.
Các khoản mục tài sản được phản ánh với giá trị phù hợp ở góc độ mà DN có thể
khai thác được lợi ích kinh tế của chúng. Các khoản mục nợ phải trả được phản ánh với giá trị
thực tế mà DN phải thanh toán.
Doanh thu và chi phí phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp bao gồm cả các khoản
mục đã hiện thực hóa và chưa thực hiện.
Thuyết minh BCTC theo IFRS bao gồm nhiều thông tin phục vụ cho việc quản lý rủi
ro tài chính của DN. Thuyết minh về các lĩnh vực kinh doanh theo IFRS được căn cứ theo nhu
cầu quản lý của từng DN.
Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới
Bảng sau thể hiện tình hình áp dụng IFRS trên thế giới. Các quốc gia có tên trong ô
màu đỏ là những quốc gia đã áp dụng IFRS một cách bắt buộc đối với các đơn vị có lợi ích
công chúng (119). Các quốc gia có tên trong ô màu hồng nhạt là những quốc gia cho phép áp
dụng IFRS (12).
[Nguồn: Ấn phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation phát hành tháng
5 năm 2016]
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
35
Những quốc gia có tên trong ô màu trắng là những quốc gia áp dụng CMKT riêng của
quốc gia đó. Trong số này, Thái Lan đang trong lộ trình áp dụng IFRS đầy đủ; Saudi Arabia
và Uzbekistan bắt buộc áp dụng IFRS cho các tổ chức tài chính; Indonesia đang trong quá
trình sửa đổi các CMKT quốc gia để tiếp cận với IFRS; CMKT hiện hành của Trung Quốc
được IFRS Foundation đánh giá là đã tiếp cận với IFRS về cơ bản.
Các lựa chọn áp dụng IFRS
Về cơ bản, có 2 phương pháp chính để áp dụng IFRS gồm: (i) Công nhận IFRS là
chuẩn mực quốc gia và (ii) Phê duyệt áp dụng từng chuẩn mực của IFRS. Thêm nữa, cả hai
phương pháp này toàn bộ hệ thống chuẩn mực hay từng chuẩn mực được áp dụng như nguyên
gốc và không sửa đổi. Theo phương pháp (i) mọi cập nhật và thay đổi trong IFRS sẽ có hiệu
lực đồng thời đối với quốc gia áp dụng IFRS. Theo phương pháp (ii) những thay đổi trong
IFRS sẽ được xem xét phê duyệt áp dụng riêng lẻ từng phần. Phương pháp (i) cho phép đạt
mức độ tuân thủ cao nhất với IFRS và giảm thiểu những rủi ro về sự không nhất quán trong
khi đó với phương pháp (ii) Quốc gia áp dụng có khả năng lựa chọn áp dụng IFRS ở cấp độ
mà quốc gia đó đánh giá là phù hợp. Tuy nhiên phương pháp (ii) có thể làm giảm tính so sánh
được của BCTC hoặc không bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh thực tế trong cơ chế thị trường. Phương pháp (ii) cũng được xem là giải pháp quá
độ mà sau đó quốc gia sẽ chuyển sang áp dụng phương pháp (i).
Theo thống kê, trong số 143 quốc gia nói trên có 74 quốc gia công nhận IFRS là chuẩn
mực quốc gia và 59 quốc gia thực hiện phương pháp phê duyệt áp dụng từng chuẩn mực của
IFRS [Nguồn: Ấn phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation phát hành tháng 5
năm 2016]. Cộng đồng Châu Âu phê duyệt áp dụng IFRS ngoại trừ CMKT quốc tế 39 về Ghi
nhận và xác định giá trị các công cụ tài chính (IAS 39) trong giai đoạn quá độ hiện nay, do có
sự quan ngại về sự sẵn sàng của các DN Châu Âu cho chuẩn mực cụ thể này. Tuy nhiên, trên
thực tế, 99,8% các công ty niêm yết ở các nước trong Cộng đồng Châu Âu lại lựa chọn áp
dụng IFRS đầy đủ như được IASB ban hành chứ không loại trừ IAS 39.
Có một số ít các quốc gia lựa chọn cập nhật hệ thống CMKT của mình để tiếp cận với
IFRS. Tuy nhiên, với cách thức này thì quốc gia đó vẫn không được thừa nhận là áp dụng
IFRS, ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ.Đây cũng là phương pháp mà trước đây Việt Nam đã
lựa chọn để xây dựng hệ thống 26 CMKT Việt Nam hiện hành. Căn cứ trên kinh nghiệm thực
tế, phương pháp này thường vấp phải những thách thức trong quá trình soạn thảo và có thể
dẫn đến sự không nhất quán đáng kể so với những nguyên tắc chung đặt ra trong khuôn khổ
lập và trình bày BCTC của IFRS.
Trong những phương pháp trên, phương pháp công nhận IFRS là chuẩn mực quốc gia
là phương pháp tiên tiến nhất, tuy nhiên có thể chưa phù hợp với khuôn khổ pháp lý của Việt
Nam hiện nay do các quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn luật quy đinh khá
chi tiết về mặt kỹ thuật nên kể cả các quy định hiện hành của IFRS có phù hợp với luật thì vẫn
có khả năng các thay đổi của IFRS trong tương lai có thể không tương thích với luật pháp
Việt Nam. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, quan điểm của tác giả cho rằng phương pháp
phê duyệt áp dụng từng chuẩn mực của IFRS là phù hợp và khả thi.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
36
Về phương diện đối tượng áp dụng, IFRS được thiết kế cho các đơn vị hoạt động vì lợi
nhuận và hướng tới phục vụ thị trường vốn. Do vậy, tại hầu hết các quốc gia áp dụng IFRS thì
bộ chuẩn mực này được yêu cầu áp dụng cho các đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm các tổ
chức niêm yết và các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó Ban soạn thảo IFRS (IASB) cũng đã xây
dựng và công bố Chuẩn mực BCTC cho các “Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)” (IFRS for
SME). Chuẩn mực BCTC cho các DNVVN được trình bày như một chuẩn mực tổng hợp các
quy định của IFRS, được đơn giản hóa để cho phép các DN này áp dụng một cách dễ dàng
hơn với chi phí thấp hơn so với áp dụng IFRS đầy đủ. Cần lưu ý rằng đối tượng áp dụng
Chuẩn mực BCTC cho các DNVVN không căn cứ trên quy mô của DN mà căn cứ vào việc
đối tượng có phải đơn vị có lợi ích công chúng hay không. Chuẩn mực BCTC cho các
DNVVN đơn giản hơn so với IFRS đầy đủ ở những khía cạnh sau:
Các quy định của IFRS không phù hợp với với DNVVN được lược bỏ ví dụ như lãi
trên cổ phiếu, BCTC giữa niên độ và thuyết minh về các lĩnh vực kinh doanh.
Nhiều quy định về ghi nhận và xác định giá trị được đơn giản hóa như phân bổ lợi
thế thương mại, ghi nhận toàn bộ lãi vay và chi phí phát triển vào chi phí trong kỳ phát sinh,
áp dụng phương pháp giá gốc đối với đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh.
Cắt giảm nhiều yêu cầu thuyết minh BCTC (giảm khoảng 90% so với IFRS đầy đủ).
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu hơn.
Hạn chế những thay đổi (dự kiến sửa đổi 3 năm một lần).
Trên thực tế cũng có khá nhiều quốc gia áp dụng, IFRS chỉ áp dụng cho các đơn vị có
lợi ích công chúng còn các đơn vị khác thì tiếp tục áp dụng CMKT cũ của quốc gia đó. Việt
Nam có thể cân nhắc phương thức này.
Những thách thức trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam
Áp dụng IFRS thay thế cho CMKT quốc gia đặt ra nhiều thách thức cho hầu hết các
quốc gia kể cả quốc gia phát triển. Nhiều quốc gia có xuất phát điểm với nhiều khác biệt và
mức độ sẵn sàng để áp dụng IFRS ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung những thách thức
đặt ra bao gồm:
Hệ thống CMKT quốc gia hiện hành có nhiều khác biệt lớn so với IFRS.
Luật pháp có các quy định về kế toán và BCTC không tương thích với IFRS.
Thiếu nguồn lực để triển khai áp dụng IFRS trên quy mô lớn.
Việt Nam cũng đã và đang gặp phải những thách thức như trên. Ở khía cạnh kỹ thuật
việc xác định những khác biệt giữa IFRS và các CMKT Việt Nam là không khó. Vấn đề ở đây
là còn thiếu động lực để thay đổi. Nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam, trong đó các các DN Nhà
nước đã áp dụng IFRS để lập BCTC để cung cấp cho các nhà tài trợ và đối tác nước ngoài.
Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS có thể làm thay đổi đáng kể bức tranh về tình hình tài chính và
kết quả kinh doanh của DN. Do vậy, có tâm lý lo ngại nếu BCTC theo IFRS được áp dụng
như là báo cáo chính thức để đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Để
vượt qua được trở ngại này cần phải có sự quyết tâm của lãnh đạo các DN và cơ quan quản lý
cấp trên.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
37
Về phương diện luật pháp, hiện tại ở Việt Nam còn thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa các
quy định pháp luật về tài chính và các quy định về kế toán. Ví dụ điển hình là việc lập các
khoản dự phòng, xác định chi phí khấu hao tài sản cố định, xử lý chênh lệch tỷ giá luôn tồn tại
các quy định về quản lý tài chính có phạm vi điều chỉnh chồng chéo với các CMKT. Để có
thể áp dụng IFRS cần phải làm rõ vấn đề này. Mặt khác, theo quan điểm của tác giả, các quy
định của luật kế toán và các văn bản hướng dẫn nên giới hạn ở những nội dung nguyên tắc
chung và không nên quy định cụ thể về mặt kỹ thuật vì dễ dẫn đến sự không tương thích với
IFRS. Ví dụ, Điều 6 Khoản 1 của Luật Kế toán 2015 đưa ra quy định về áp dụng giá trị hợp lý
nhưng lại có quy định “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc”.
Trong khi đó, IFRS quy định rằng khi ghi nhận ban đầu, các tài sản tài chính và nợ phải trả tài
chính được xác định theo giá trị hợp lý, do vậy không tương thích với quy định nêu trên của
Luật Kế toán.
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay phụ thuộc khá
nhiều và các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Việc thừa nhận sự khác biệt giữa các
quy định kế toán và thuế của các cơ quan thuế địa phương trên thực tếcòn rất hạn chế. Nếu
triển khai áp dụng IFRS thì sự khác biệt giữa kế toán và thuế sẽ là rất lớn. Do vậy các quy
định pháp luật về thuế cần có sự độc lập so với kế toán và các cơ quan thuế địa phương cần
phải hiểu rõ điều này và có cơ chế thích hợp để xác định nghĩa vụ thuế một cách độc lập.
Như đã đề cập ở trên, thực tế đã có nhiều DN Việt Nam áp dụng IFRS thành công, tuy
nhiên để áp dụng IFRS trên quy mô lớn đòi hỏi một sự đầu tư nghiêp túc về nguồn lực. Theo
khảo sát về áp dụng IFRS tại Hàn Quốc, hầu hết các đối tượng áp dụng IFRS cho rằng, chi phí
để áp dụng và duy trì việc lập BCTC theo IFRS là cao. Cần lưu ý rằng, Hàn Quốc là một quốc
gia có trình độ phát triển khá cao so với khu vực Châu Á. Do vậy, đối với Việt Nam, cần phải
có sự đánh giá kỹ lưỡng và lập kế hoạch cụ thể về những nguồn lực cần đầu tư cho việc áp
dụng IFRS. Các nguồn lực này bao gồm cả yếu tố con người lẫn nguồn lực tài chính. Sau đó,
để tiếp tục duy trì việc cập nhật theo sự thay đổi của IFRS sẽ cần có một cơ chế mang tính lâu
dài và những nguồn lực dành cho cơ chế đó.
Về mặt triển khai thực hiện áp dụng IFRS, hiện nay Việt Nam chưa có lộ trình cụ thể
được công bố chính thức. Hầu hết các nước trong giai đoạn chuẩn bị áp dụng IFRS đều công
bố lộ trình áp dụng và đưa ra cam kết về thời điểm áp dụng IFRS. Việc công bố lộ trình là cần
thiết để có một mục tiêu hành động rõ ràng.
Kết luận và đề xuất
Việc áp dụng IFRS đặt ra nhiều thách thức đối với các DN cũng như các cơ quan quản
lý Nhà nước. Tuy vậy, việc áp dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích cho các DN và cho nền kinh
tế. Áp dụng IFRS là một xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu. Nếu Việt Nam không
triển khai áp dụng IFRS kịp thời thì có nguy cơ bị tụt hậu và gặp những rào cản khi tham gia
vào thị trường vốn quốc tế. Để triển khai áp dụng IFRS thành công tại Việt Nam, có thể cân
nhắc một số biện pháp sau đây:
Đẩy mạnh việc đào tạo về IFRS để tăng cường nền tảng về nguồn nhân lực.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
38
Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá để tạo sự hiểu biết rộng rãi hơn về IFRS và các lợi
ích của việc áp dụng IFRS.
Điều chỉnh cơ chế ban hành các quy định pháp luật về tài chính và kế toán để tránh
mâu thuẫn, trùng lắp.
Đẩy mạch xây dựng các quy định pháp luật về thuế độc lập với các quy định kế toán.
Cơ quan quản lý Nhà nước lập dự án nghiên cứu và triển khai áp dụng IFRS với sự
đầu tư nguồn lực hợp lý.
Với sự tham gia tích cực của các cơ quan hữu quan, các nhà tài trợ, các DN và những
người làm nghề kế toán, kiểm toán, có cơ sở để tin rằng Việt Nam sẽ triển khai áp dụng thành
công IFRS.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cach_thuc_ap_dung_chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_tai_vi.pdf