Phần mềm (Software) hai chữ cũng chẳng còn xa lạ gì đối với mọi người. Vậy phần mềm
là gì?
Phần mềm được khái quát ngắn gọn lại là một công cụ do các lập trình viên viết ra với
mục đích thực hiện một công việc nhất định nào đó như: Nghe nhạc, Xem phim, Xử lý
ảnh, Chơi Game
Và như chúng ta biết nhu cầu công việc trong thực tiễn là vô cùng lớn, yêu cầu của người
dùng khác nhau, cộng với khả năng tư duy – thực hiện của các lập trình viên cũng khác
nhau nên vô khối các loại phần mềm được viết ra, chất lượng giữa chúng cũng hoàn toàn
khác nhau.
Lấy một ví dụ như: Trong việc chơi nhạc có phần mềm chạy chậm chạp, chất lượng âm
thanh không hay, nhưng lại có phần mềm chạy nhẹ máy, chất lượng âm thanh mượt.
Tuyệt hơn nữa có phần mềm ngoài chơi nhạc tốt lại có thêm nhiều chức năng khác như
thu âm, xử lý nhạc
Phần mềm chất lượng kém dần sẽ bị đào thải, rơi vào quyên lãng, ngược lại phần mềm
nào chất lượng tốt sẽ được nhiều người sử dụng. Khi một phần mềm đã nổi tiếng thì
tất nhiên người viết ra nó sẽ tính đến việc kinh doanh. Và cũng từ đây phần mềm
được chia thành hai nhóm chính: Phần mềm miễn phí (Freeware) và Phần mềm thu
phí (Shareware, Trail).
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Cách phá khóa phần mềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu
Phần mềm (Software) hai chữ cũng chẳng còn xa lạ gì đối với mọi người. Vậy phần mềm
là gì?
Phần mềm được khái quát ngắn gọn lại là một công cụ do các lập trình viên viết ra với
mục đích thực hiện một công việc nhất định nào đó như: Nghe nhạc, Xem phim, Xử lý
ảnh, Chơi Game…
Và như chúng ta biết nhu cầu công việc trong thực tiễn là vô cùng lớn, yêu cầu của người
dùng khác nhau, cộng với khả năng tư duy – thực hiện của các lập trình viên cũng khác
nhau nên vô khối các loại phần mềm được viết ra, chất lượng giữa chúng cũng hoàn toàn
khác nhau.
Lấy một ví dụ như: Trong việc chơi nhạc có phần mềm chạy chậm chạp, chất lượng âm
thanh không hay, nhưng lại có phần mềm chạy nhẹ máy, chất lượng âm thanh mượt.
Tuyệt hơn nữa có phần mềm ngoài chơi nhạc tốt lại có thêm nhiều chức năng khác như
thu âm, xử lý nhạc…
Phần mềm chất lượng kém dần sẽ bị đào thải, rơi vào quyên lãng, ngược lại phần mềm
nào chất lượng tốt sẽ được nhiều người sử dụng. Khi một phần mềm đã nổi tiếng thì
tất nhiên người viết ra nó sẽ tính đến việc kinh doanh. Và cũng từ đây phần mềm
được chia thành hai nhóm chính: Phần mềm miễn phí (Freeware) và Phần mềm thu
phí (Shareware, Trail).
II. Phần mềm miễn phí
Đúng như tên gọi những gói phần mềm phí sau khi cài đặt người dùng sẽ không phải
đóng bất cứ một khoảng tiền nào để được sử dụng lâu dài. Tất nhiên nếu có lòng thành
bạn có thể đóng góp một số tiền tùy tâm ủng hộ tác giả (không bắt buộc).
Ngoài ra một số phần mềm miễn phí còn được công khai mã nguồn để cộng đồng cùng
phát triển. Những phần mềm này được gọi là phần mềm mã nguồn mở (OpenSource).
III. Phần mềm thu phí
Khác hẳn với trên, các phần mềm thu phí sau khi được cài đặt vào máy (hoặc sử dụng
một thời gian) người dùng phải bỏ tiền để sử dụng. Những lúc này, phần mềm được lập
trình sẽ đòi bạn nhập một đoạn mã (Serial) để xác minh là đã mua từ tác giả.
Nếu không nhập chính xác được mã đăng kí, phần mềm sẽ khóa một số chức năng lại,
hay gây khó chịu khi sử dụng, hoặc tệ hơn nữa là phần mềm sẽ không chạy.
Để không muốn trả tiền một số người đã tìm cách bẻ khóa (biến phần mềm thu phí thành
phần mềm miễn phí).
Trong phần tiếp theo của bài viết xin giới thiệu một số cách thức bẻ khóa phần mềm,
cách sử dụng, phân biệt chúng.
IV. Cách thức bẻ khóa phần mềm
Các chuyên gia bẻ khóa tạo ra rất nhiều công cụ giúp chúng ta bẻ khóa biến phần mềm
thu phí thành miễn phí. Chúng ta sẽ nghiên cứu từng loại công cụ đó.
Tùy cách thức bẻ khóa người ta chia thành các loại:
1. Serial
Giới thiệu
Như trên ta biết các phần mềm thu phí sử dụng một đoạn mã (Serial) để xác minh tính
bản quyền. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem Serial là gì.
Serial được cấu tạo từ một chuỗi các kí tự (gồm chữ cái, con số…).
Ví dụ: TU-PNEH-TANU-HIAO-MREO-4
Các kí tự trong số Serial trông có vẻ vô nghĩa nhưng thực chất chúng tuân theo một quy
luật hay một thuật toán nào đó mà chỉ có người tạo ra biết được.
Dãy số Serial thường rất dài, thuật toán cấu tạo phức tạp nên nếu không phải là người am
hiểu mật mã thì chắc chắn không tài nào có thể tìm ra được. Hơn nữa cách tạo ra số còn
được biến hóa nhiều kiểu. Ví dụ như:
Name: ForMeJ
Code: 4P3B5K-4P3B5K-0000JJ-YN7XAY-1HMUPD
Ở ví dụ trên người dùng được nhập tên đăng kí, sau đó phần mềm sẽ ngầm tính toán ra số
Serial dựa vào tên vừa được nhập. Mỗi tên nhập vào tương ứng là một số Serial vì thế rất
khó để mò ra được.
Số Serial = Name + Thuật toán cấu tạo.
Và để phức tạp hơn, tác giả có thể thiết kế để người dùng nhập thêm một vài yếu tố nữa
chẳng hạn như Email…
Bây giờ Số Serial = Name + … + Thuật toán cấu tạo.
Những lúc này tỉ lệ để người dùng suy luận ra được mã đăng kí là rất thấp.
Cách sử dụng
Bây giờ chúng ta đã biết tìm ra cách tạo mã Serial là rất khó, nhưng nếu có mã Serial để
đăng kí là vấn đề sẽ được giải quyết. Trên thực tế để tìm mã đăng kí không khó. Thử hỏi
một phần mềm có biết bao nhiêu người sử dụng. Và nếu một trong số họ vì một lí do nào
đó có được mã Serial (bỏ tiền ra mua, được tặng, phá khóa thành công…) sau đó đem
chia sẻ trên mạng. Với tốc độ của Internet thì chẳng mấy chốc hàng nghìn, hàng vạn
người biết.
Để tìm những mã đăng kí này, chúng ta chỉ cần lên Internet, tìm kiếm trong vào các trang
Web, Forum, Blog… chuyên cung cấp phần mềm bẻ khóa.
Bạn cũng nên chú ý đến những file Text (thường được đặt tên như: Serial.txt, Help.txt,
Number.txt…) được kèm theo phần mềm để xem có mã đăng kí ở đó không.
Hình Text Files – Windows XP
Sau khi có được mã đăng kí, đem đoạn mã đó đăng kí với phần mềm – nếu được chấp
nhận là đã có thể gọi là bẻ khóa được rồi.
Cách nhập mã cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần mày mò tìm chỗ nhập mã đăng kí của phần
mềm, sau đó nhập vào là xong.
Chú ý
Sử dụng Serial để bẻ khóa (gọi bẻ khóa cho nó khệnh chứ thực ra là dụng Serial chùa) là
cách an toàn nhất. Vì thứ nhất chắc chắn không lo sợ bị dính Malware (phần mềm gây
hại) vì không thể có Malware trong các kí tự, các con số. Thứ hai sử dụng Serial để đăng
kí sẽ không gây lỗi chương trình (không phải tác động vào cấu trúc phần mềm như các
dạng bẻ khóa khác).
Sử dụng Serial rất hạn chế đối với các phần mềm sử dụng Internet như trình hỗ trợ
Download, ẩn IP… Bởi lẽ những phần mềm này khi khởi chạy có thể chúng sẽ kết nối tới
máy chủ, kiểm tra mã đăng kí được khai báo. Nếu mã đăng kí là mã chùa thì phần mềm
sẽ khóa lại, không chấp nhận và coi như bạn chưa đăng kí.
Chính vì nguyên nhân này nên khi đăng kí bằng mã Serial thành công có thể sau khi dùng
một thời gian phần mềm sẽ báo là mã Serial không được chấp nhận (Blacklist – Những
mã bị phát hiện là được nhiều người sử dụng để đăng kí).
Vì thế nên khi đăng kí bằng mã Serial thường được khuyến cáo là nên cấm phần mềm kết
nối Internet, hoặc đơn giản hơn là tắt mạng.
2. Keygen = Key Generator – KeyMaker
Giới thiệu
Là những phần mềm chuyên tạo ra số Serial. Các chuyên gia bẻ khóa sau khi tìm ra được
cách tạo mã Serial họ viết ra phần mềm này. Vì đã biết được các tạo mã nên những phần
mềm này có thể cung cấp cho bạn rất nhiều mã Serial khác nhau.
Cách sử dụng
Khởi chạy phần mềm, sau khi điền thông tin cần thiết ấn nút Generate (hoặc đại loại thế)
để phần mềm sinh mã. Sử dụng đoạn mã vừa được sinh ra để đăng kí.
Một Keygen cung cấp Serial cho phần mềm Internet Download Manager
Ngoài ra có một số loại Kegen, khi tiến hành lấy mã, phần mềm hiện ra cửa sổ đòi chọn
File thì hãy trỏ đến File chạy của phần mềm cần bẻ khóa (thường là file thực thi của phần
mềm .exe).
Cửa sổ chọn File
Riêng với KeyMaker, một số trường hợp bạn phải copy KeyMaker vào nơi cài đặt phần
mềm, sau đó chạy file KeyMaker. Nó sẽ sinh ra 1 file đuôi REG, hãy chạy file đuôi REG
này để bẻ khóa phần mềm.
Chú ý
Các phần mềm bẻ khóa dạng này tương đối an toàn. Vì hầu như chúng chỉ sử dụng các
thuật giải để tính toán ra mã Serial. Rất ít Keygen sử dụng mã độc nên khi Download về
nếu Scan được là Virus, Worm thì hãy xóa ngay không nên sử dụng (vì Keygen không
cần phải thay đổi cấu trúc của phần mềm để bẻ khóa).
Một số Keygen lành (hoàn toàn không gây hại) vẫn có thể bị nhận là Trojan. Có lẽ các
Keygen này cần các đoạn mã độc có chức năng theo dõi hoạt động của phần mềm để tìm
ra được mã đăng kí.
Bản thân tác giả cũng đã sử dụng khá nhiều Keygen bị cảnh báo là Trojan nhưng ít khi bị
lây nhiễm. Nếu bạn là người không có kinh nghiệm thì tốt nhất là không sử dụng các
Keygen bị cảnh báo là Malware.
3. REG File
Giới thiệu
Là một file đuôi REG. Khi chạy file này thông tin sẽ được thêm vào Regedit của
Windows và biến phần mềm thành đã được đăng kí.
Hình một file REG – Windows XP
Ngoài ra cũng có tác giả không cần dùng file REG mà viết hẳn một phần mềm để thêm
thông tin vào Regedit của Windows.
Một dạng phần mềm thêm thông tin vào Regedit của Windows
Cách sử dụng
Đối với File REG bạn khởi chạy, chọn Yes khi có bảng thông báo là được.
Đối với phần mềm, công việc của bạn hầu như chỉ là Chạy chương trình – Chờ cho
chương trình hoạt động – Tắt chương trình là hoàn tất.
Chú ý
Bẻ khóa bằng file REG tương đối đơn giản và khá an toàn.
Đối với 1 số trường hợp bạn phải thực hiện thêm 1 số bước khác (chỉ cần làm theo hướng
dẫn của tác giả là được).
4. Loader
Như cái tên gọi, người ta sẽ chạy chương trình này trước mỗi khi cần sử dụng phần mềm.
Loader sẽ biến chương trình thành đã được đăng kí, và mỗi lần sử dụng bắt buộc lại phải
chạy Loader trước. Loại này bây giờ ít được sử dụng.
5. Patch
Giới thiệu
Tiếng Anh có nghĩa là bản vá. Nguyên tắc hoạt động của các phần mềm này là tác động
vào chương trình nguồn (sửa chữa cấu trúc, mã nguồn) biến nó thành đã được đăng kí mà
không phải nhập số Serial.
Chính vì có thể can thiệp vào cấu trúc chương trình nên một khi Patch thành công, chức
năng đòi bản quyền của phần mềm sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
Giao diện một phần mềm Patch cho Internet Download Manager
Cách sử dụng
Cách sử dụng thông thường của các phần mềm Patch là copy nó vào thư mục cài đặt phần
mềm.
Patch được copy vào Folder cài đặt Internet Download Manager
Sau đó chạy phần mềm Patch, chọn nút Patch (hoặc đại loại thế). Kết quả sẽ hiện lên sau
khi Patch xong. Khi tiến hành Patch nếu hiện ra một cửa sổ chọn File, thì hãy chọn file
chạy của phần mềm cần Patch.
Chú ý là phải tắt phần mềm trước khi sử dụng Patch vì không thể tác động vào 1 tập tin
khi nó đang chạy.
Chú ý
Nguyên tắc hoạt động của Patch khá giống Virus (tác động vào phần mềm, thêm bớt sửa
chữa cấu trúc nguồn) nên thường bị Antivirus báo là Malware. Chính vì thế rất mù mờ
để phát hiện đâu là Patch lành tính đâu là Malware giả dạng phần mềm bẻ khóa.
Sử dụng Patch có thể nói là con dao hai lưỡi. Patch nào tốt thì quá tuyệt (không lo bị
Block Serial) nhưng gặp Patch giả dạng thì nhiễm Malware như chơi (vì nghĩ là nó chỉ sử
dụng mã độc không gây hại nên cứ sử dụng).
6. Crack
Giới thiệu
Nguyên tắc hoặt động của Crack cũng là tác động vào phần mềm như Patch nhưng còn
bao gồm cả khái niệm khác như REG file… Khi hoạt động nó sẽ tạo ra 1 hoặc nhiều file
mới. File được tạo ra thường có hình giống hệt với tập tin gốc (có chăng chỉ khác về dung
lượng).
Từ đây, nảy sinh ra một kiểu bẻ khóa mới dựa phương thức tạo ra file mới của Crack
được gọi là Fixed. Kiểu bẻ khóa này sẽ được đề cập ở phần tiếp theo của bài viết.
Cách sử dụng
Sử dụng Crack khá giống Patch nhưng khác ở chỗ là bạn có thể phải thao tác thêm vài
bước đối với các file vừa được tạo ra. Thông thường là thay thế các file cũ các bằng file
mới.
Thay thế ở đây bạn có thể hiểu là xóa các file cũ, đặt tên các file mới giống hệt với file
cũ.
Chú ý
Sử dụng Crack cũng rất dễ bị nhiễm Malware. Cách tốt nhất là lên Internet xem có nhiều
người dùng Crack này không. Nhiều mà ít người kêu thì có nghĩa đó là Crack lành dù có
bị báo là Malware.
7. Fixed
7.1 EXE Fixed
Giới thiệu
Đây có thể nói là phương thức bẻ khóa phần mềm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Cái tên EXE Fixed đã nói lên tất cả về về kiểu bẻ khóa này. EXE ám chỉ file thực thi của
phần mềm (Software, Game), Fixed ám chỉ file này đã được sửa chữa, bỏ chức năng bảo
vệ bản quyền so với file gốc.
Vì thế có thể giải thích tạo sao file này có biểu tượng và tên gọi giống hệt với file gốc.
Một file EXE Fixed
Cách sử dụng
Khá đơn giản, bạn chỉ việc copy file EXE Fixed chèn lên file EXE gốc ở chỗ bạn cài
phần mềm là được.
Khi một bảng hiện lên hỏi bạn có cho phép copy file mới chèn lên file cũ hay không hãy
chọn Yes.
Chú ý
Như trên bạn thấy file gốc sẽ bị mất, do đó nên sao lưu những file này trước khi tiến hành
copy chèn, đề phòng trường hợp bất chắc.
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý Version của file EXE Fixed (phải chuột lên file chọn
Properties >>> Tab Version) với file gốc xem chúng có cùng không. Cùng version là rất
tốt, khác nhau rất dễ bị lỗi. Mong rằng điều này sẽ giúp bạn chọn EXE Fixed tốt.
Sử dụng EXE Fixed rất an toàn, cái nào bị báo là Malware thì không nên dùng.
7.2 IMG Fixed
Giới thiệu
Dạng này chỉ sử dụng để bẻ khóa game. Khi cài đặt game xong (bằng đĩa thật hoặc file
ảo) có thể bạn sẽ vào chơi game mà không bị báo gì. Nhưng khi bỏ đĩa ra, game sẽ đòi
bạn phải cho đĩa vào. Hoặc tệ hơn là mặt dù có đĩa trong ổ nhưng vẫn bị báo như vậy.
Giải thích đơn giản cho việc có đĩa trong ổ mà vẫn bị báo là không có là do đĩa bạn đang
sở hữu không phải là đĩa gốc mua từ chính hãng (mà chỉ là đĩa sao chép). Chức năng bảo
vệ bản quyền của game không chấp nhận.
Khi đó sẽ hiện ra một bảng thông báo đòi đĩa:
Tùy từng game bảng thông báo sẽ khác
Để vượt mặt các chuyên giả bẻ khóa đã nghĩ ra hai cách:
- Một là dùng EXE Fixed: Loại bỏ chức năng bảo vệ bản quyền trên file chạy của game
>>> EXE Fixed No CD/DVD
- Hai là làm giả đĩa thật đánh lừa chức năng bảo vệ bản quyền bằng đĩa >>> IMG Fixed
No CD/DVD
Để chia sẻ theo kiểu đĩa trên mạng ta phải dùng file ảo (mô phỏng đĩa) nên được gọi là
IMG Fixed.
Cách sử dụng
Như trên bạn biết các file IMG Fixed là các file đĩa ảo. Trước mỗi lần chơi bạn mount
file này bằng phần mềm tạo ổ đĩa ảo là được.
Chú ý
Sử dụng IMG Fixed rất an toàn. Nhưng có một bất lợi là mỗi lần chơi phải mount đĩa vào
ổ ảo.
7.3 Các dạng Fixed khác
Ngoài hai dạng Fixed đã nói ở trên còn có một số dạng file Fixed khác, chẳng hạn DLL
Fixed (file DLL đã được sửa chữa). Tựa hồ chung của loại Fixed là chúng đều đã được
can thiệp, sửa chữa cấu trúc nguồn so với file gốc để khi copy vào sẽ biến phần mềm thu
phí thành miễn phí.
Cách dùng cũng giống đặc trưng của dạng Fixed là copy chèn lên file gốc ở nơi cài đặt
phần mềm.
V. Tìm công cụ bẻ khóa ở đâu
Những hướng dẫn cơ bản dựa trên kinh nghiệm của bản thân.
1. Tìm ở ngay bộ cài đặt
Khi đã có được bộ cài đặt (từ một nguồn không “chính hãng”), điều đầu tiên bạn nên làm
là khám phá xem trong nó có những những gì. (Để xem nội dung trong ổ đĩa: Phải chuột
vào tên ổ đĩa chọn Explore).
Tìm xem trong đó có kèm theo công cụ bẻ khóa chưa? Thông thường nếu download từ
các nguồn cung cấp Full thì ngoài bộ cài đặt họ thường cho thêm công cụ bẻ khóa để
dùng, cũng có thể có thêm một file text hướng dẫn cách sử dụng. Các folder chứa phần
mềm bẻ khóa thường có tên: Crack, Patch, Reg… hãy tìm thật kĩ.
CD game trên đã được kèm theo EXE Fixed – Trong thư mục Crack
2. Tìm trên mạng
Sử dụng các công cụ tìm kiếm hay vào các forum để hỏi xin nhờ giúp đỡ.
Tìm bẻ khóa cho Game
Cùng nhau chia sẻ…
Tìm bẻ khóa cho Phần mềm
Cùng nhau chia sẻ…
Tìm công cụ bẻ khóa rất nguy hiểm, rất dễ bị lừa, dính Malware. Nên nếu bạn không rành
mình khuyên chỉ nên tìm kiếm phạm vi ở các web trong nước thôi. Người nhà ít khi lừa
nhau.
VI. Phần mềm bẻ khóa > Malware
Khi bạn Download về một phần mềm bẻ khóa, đang định sử dụng thì chương trình bị
Antivirus báo là Malware (chương trình có hại). Những lúc đó chắc hẳn bạn sẽ chửi
người nào post phần mềm bẻ khóa này lên.
Chửi rủa sẽ không oan đối với ai thực sự có ý định xấu, muốn lây nhiễm Malware cho
người khác. Nhưng thật oan uổng cho những người có lòng tốt muốn chia sẻ phần mềm
bẻ khóa cho mọi người.
Tại sao những phần mềm bẻ khóa không hề gây hại cho máy tính nhưng vẫn bị Antivirus
cảnh báo là Malware ? Để giải thích điều này chúng ta hãy hình dung đơn giản như sau:
Hãy hình dung phần mềm thu phí là một căn nhà đã bị khóa. Bạn sẽ phải bẻ khóa để vào
sử dụng căn nhà này. Và để làm việc đó bạn sẽ phải nhờ thợ phá khóa (ở đây tương ứng
với các phần mềm bẻ khóa).
Tất nhiên thợ bẻ khóa cũng cần phải có dụng cụ phá khóa (phần mềm bẻ khóa cũng cần
những đoạn mã có chức năng bẻ khóa). Những dụng cụ bẻ khóa có thể đem hiểu lầm đến
người khác (tương ứng những đoạn mã phần mềm sử dụng có thể dẫn đến sự hiểu nhầm
của Antivirus).
Tiếp tục hình dung là khi thợ bẻ khóa đang thực hiện công việc của mình (phần mềm
đang chạy), thì bị một bác công an đi tuần phát hiện (ứng với phần mềm Antivirus quét
thấy). Những lúc này nếu không có bạn ở đó để giải thích là đang thuê phá khóa thì chắc
chắn công an sẽ tóm ngay ông thợ khóa kia về đồn vì có hành vi phá khóa ăn trộm.
Chắc bây giờ bạn đã hiểu tại sao khi chạy các phần mềm bẻ khóa có thể bị Antivirus cảnh
báo là Malware rồi chứ.
Nhưng đến đây nếu bạn nghĩ rằng các cảnh báo của Antivirus đưa ra về các phần mềm bẻ
khóa là hoàn toàn không đúng thì thật là sai lầm.
Trên đời này người xấu kẻ tốt lẫn lộn nên không thể tin tưởng những phần mềm bẻ khóa
là luôn an toàn. Có thể có những người tốt thật sự, họ viết ra phần mềm bẻ khóa để chia
sẻ với mọi người, nhưng cũng có những kẻ xấu giả vờ là phần mềm bẻ khóa nhưng thực
chất là Malware để đánh lừa người dùng.
Tương ứng có thể có thợ bẻ khóa giả. Mang mác là thợ bẻ khóa nhưng thực chất là kẻ
trộm.
Cuối cùng xin ngắn gọn lại là:
Khi quét một phần mềm bẻ khóa nếu không phát hiện ra gì thì nó thật sự an toàn bạn có
thể an tâm sử dụng. Nhưng nếu có cảnh báo là Malware thì cũng có thể đó là cảnh báo
lầm, không chính xác. Nếu bạn tin tưởng vào nguồn lấy thì vẫn có thể sử dụng.
Không nên đưa ra nhận xét quá vội vàng khi quét thấy phần mềm bẻ khóa là Malware.
Cần có những nhận xét chính xác nhằm tránh đem lại hiểu nhầm, tiếng oan cho người
khác.
Những cũng cần phải cảnh báo, cô lập những kẻ lợi dụng phần mềm bẻ khóa phát tán
Malware ra cộng đồng.
VII. Lời kết
Serial, Keygen dùng rất tốt đối với phần mềm không cần Internet. Còn Patch, Crack
dùng tốt đối với phần mềm cần kết nối Internet.
Các công cụ bẻ khóa thường chỉ có tác dụng trên một phiên bản nhất định. Vì thế các bạn
cần biết chính xác mình cần tìm công cụ bẻ khóa cho phiên bản nào.
Đối với 1 số phần mềm bạn sẽ phải sử dụng kết hợp các công cụ bẻ khóa với nhau: Như
Patch trước sau đó dùng Keygen… nói chung là rất nhiều cách kết hợp. Vì thế các bạn
nên đọc file giúp đỡ kèm theo để biết cách bẻ khóa.
Sử dụng công cụ bẻ khóa rất dễ lây Malware. Để giảm thiểu tỉ lệ bị dính chỉ nên tìm các
công cụ bẻ khóa trên các trang Web, Forum, Blog đáng tin cậy.
Đây chỉ là những hiểu biết sơ sài về các phương thức bẻ khóa của mình, rất mong ý kiến
chia sẻ của các bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cach_pha_khoa_phan_mem.PDF