Cách học môn địa lí hiệu quả

Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học khối C, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế.

Vậy Địa lí có thực sự là một “chướng ngại vật” khó vượt qua?

Không giống như kì thi tốt nghiệp, thi đại học không có bất kì một trọng tâm hay giới hạn nào ngoài chương trình SGK đã được lên khung từ trước. Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế. Môn Địa đối với nhiều thí

sinh lại trở thành một “chướng ngại vật” khó có thể vượt qua. Tuy nhiên, nếu biết cách học, và kĩ năng làm bài, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối.

pdf6 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Cách học môn địa lí hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách học môn địa lí hiệu quả Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học khối C, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế. Vậy Địa lí có thực sự là một “chướng ngại vật” khó vượt qua? Không giống như kì thi tốt nghiệp, thi đại học không có bất kì một trọng tâm hay giới hạn nào ngoài chương trình SGK đã được lên khung từ trước. Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế. Môn Địa đối với nhiều thí sinh lại trở thành một “chướng ngại vật” khó có thể vượt qua. Tuy nhiên, nếu biết cách học, và kĩ năng làm bài, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối. Cô Đỗ Thị Thủy, giáo viên giỏi môn Địa lí, trường THPT Phạm Hồng Thái, TP.HCM đã trình bày một số vấn đề học sinh cần lưu tâm trong quá trình ôn cũng như khi làm bài thi môn địa. 1. Về phần lí thuyết Đầu tiên, cô khẳng định: “Không có bất kì một trọng tâm nào cho môn Địa, học sinh phải nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất theo những vấn đề SGK đưa ra. Các em có thể vạch ra sườn, dàn ý từ lớn đến nhỏ. Nên nhớ tư duy địa mang tính hệ quả, các vấn đề của địa lí đều được hình thành dựa trên mối quan hệ nhân quả. Nếu học vẹt thì địa sẽ rất khô và khó, học phải hiểu được nội dung”. Cuốn SGK địa lí rất mỏng, nhiều bạn có tâm lí “thoải mái” khi đã học rất kĩ SGK, nhưng nên nhớ, đó chỉ là những nội dung cơ bản. Khi trình bày lí thuyết, học sinh phải “độc lập” trong việc phân tích, sao cho thật đúng, thật sâu sắc và thiết thực. Chính vì thế, có nhiều trường hợp học sinh “rất thuộc bài” mà điểm vẫn không như ý muốn. 2. Về phần thực hành Đây là phần tạo nên nhiều hứng thú cho học sinh nhất vì nhiều bạn cho rằng “đỡ” đi một phần học thuộc” và đa phần thí sinh rất tự tin mình sẽ đạt điểm trọn vẹn. Nhưng trên thực tế, đây là một phần không hề đơn giản. Để phần thực hành được tốt, cô Thủy đã chỉ ra một số thao tác cơ bản: “Trước hết phải nhận xét khái quát, kế đến là nhận xét số liệu thành phần, liên hệ với sự thay đổi của từng thành phần. Học sinh cần chú ý đến các đối tượng các biệt phát triển liên tục và đối tượng giảm liên tục, số liệu lớn nhất, số liệu nhỏ nhất và giải thích chúng dựa trên những kiến thức lí thuyết đã học”. Ở mỗi nhận xét, các em phải đưa ra được số liệu minh họa, và phải xử lí số liệu đối với những biểu đồ miền. Nên có những nhận xét về số liệu tuyệt đối đối với các hiện tượng mang tính cá biệt. Ngoài ra, cô còn hướng dẫn xử lí số liệu: “Thi ĐH không được sử dụng Atlat, nên các em phải tự nhớ số liệu. Không nên nhớ máy móc, cũng không cần phải chính xác tuyệt đối, chỉ cần các em nêu “khoảng” số liệu cũng có thể chấp nhận được. Thi địa không yêu cầu nhiều, tuy nhiên các em phải hiểu bản chất số liệu”. 3. Những lỗi thường gặp Để chuẩn bị thật chu đáo cho kì thi ĐH môn địa, học sinh chúng mình cũng cần phải biết những lỗi thường gặp, để từ đó có thể khắc phục. Cô Thủy đã chỉ ra một số lỗi tiêu biểu học sinh hay gặp. Đó là: “Phần lí thuyết, chủ yếu mất điểm khi các em xác định sai, xác định không đúng trọng tâm yêu cầu của để do không đọc kĩ đề bài. Khi làm bài, các em hay quên ý hoặc sa đà vào những vấn đề không cần thiết dẫn đến thiếu thời gian. Ở phần bài tập, nhiều em xác định sai cách vẽ. Bài thi sẽ không đơn giản như thi tốt nghiệp, nên học sinh phải cẩn thận, chú ý đến từng từ trong đề. Ví dụ yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khác với yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu. Học sinh phải thật tinh. Khi vẽ, các em hay quên đối tượng cần thể hiện trên biểu đồ (ví dụ thiếu số liệu %, chia sai tỉ lệ %, tất nhiên thầy cô không so đo, nhưng phải làm sao cho thật hợp lí) Vẽ biểu đồ cột, miền thì đa phần thí sinh quên đơn vị (trừ 0. 25 đ), quên chú thích…Những lỗi đó rất nhỏ thôi, nhưng sẽ bị trừ 0.25 điểm mỗi lỗi. Chính vì thế, khi vẽ, học sinh phải chú ý hình thành cho mình một kĩ năng, làm bài tuần tự, để tránh bỏ sót. 4. Lời nhắc nhở tới học sinh Đây chỉ là những lưu ý rất nhỏ của cô rút ra từ kinh nghiệm chấm thi của bản thân, nhưng nếu chịu khó thực hiện theo thì thí sinh sẽ đạt điểm cao: “Đặc điểm của môn địa đó là rất gần với môn tự nhiên, ý tứ được triển khai rất rõ ràng. Khi chấm bài, giám khảo sẽ đếm ý để tính điểm. Phần lí thuyết phải trình bày sáng sủa, sao cho người chấm hiểu là mình nắm vững vấn đề, phải có mở, có kết, hành văn trong sáng, dài khoảng 3 tờ, không tán linh tinh. Thời tiết mùa hè oi bức, cách bố cục bài viết của các em như thế sẽ tạo được tâm lí thoải mái cho người chấm, và cũng là một mẹo nhỏ để ghi điểm”. (Theo GDTD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf184_9491.pdf
Tài liệu liên quan