Cách đọc bảng giá trên thị trường chứng khoán

Vì 1 ngày giao dịch 3 phiên với 3 lần khớp lệnh khác nhau nên chỉ số giá chứng khoán có thể khác nhau. Phiên 1 có thể tăng mạnh, phiên 2 giảm, phiên 3 lại tăng nhẹ. Để biết xu hướng tăng giảm thế nào bạn phải theo dõi cả 3 phiên hoặc đến công ty chứng khoán xin kết quả khớp lệnh của của phiên 1, phiên 2 và phiên 3.

Không có quy định nào cấm bạn thay đổi lệnh mua bán. Ví dụ trong phiên 1 bạn đặt mua cổ phiếu với giá thấp mà không khớp được thì bạn có thể yêu cầu sửa lại giá mua cao hơn. Bạn phải thực hiện yêu cầu sửa lệnh trong giờ giải lao, trước khi vào phiên giao dịch. Tuy nhiên, đối với chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch HCM thì hiện nay các công ty chứng khoán có vẻ như là hạn chế cho nhà đầu tư sửa lệnh (trừ khi bạn là khách hàng lâu năm hoặc lệnh của bạn có khối lượng rất lớn) bởi vì muốn sửa được lệnh thì nhân viên viên trong sàn giao dịch lại phải sửa khi bắt đầu vào phiên vì lúc này hệ thống mới cho phép hoạt động. Trong khi thời gian giao dịch mỗi phiên diễn ra rất ngắn, nếu có nhiều lệnh phải sửa thì sẽ ảnh hưởng đến việc nhập lệnh mới vào hệ thống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Cách đọc bảng giá trên thị trường chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH ĐỌC BẢNG GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Sàn HCM khớp lệnh định kỳ. Có nghĩa là lệnh vào hệ thống thì sẽ được khớp vào cuối mỗi phiên, sau một khoảng thời gian nhất định. Phiên 1: Từ 8h20 đến 8h40. Sau đó nghỉ giải lao đi ăn sáng. Phiên 2: Từ 9h10 đến 9h30. Sau đó nghỉ giải lao đi uống cà fê, bàn chuyện thời sự. Phiên 3: Từ 10h đến 10h30. Sau đó nghỉ giao dịch, về đi chợ thổi cơm. 10h30 đến 11h là giờ giao dịch thoả thuận giành cho các Đại Gia mua bán với khối lượng lớn. Nhà đầu tư nhỏ thì không cần quan tâm đến thời điểm này mà về nghỉ ngơi sớm. Vì 1 ngày giao dịch 3 phiên với 3 lần khớp lệnh khác nhau nên chỉ số giá chứng khoán có thể khác nhau. Phiên 1 có thể tăng mạnh, phiên 2 giảm, phiên 3 lại tăng nhẹ. Để biết xu hướng tăng giảm thế nào bạn phải theo dõi cả 3 phiên hoặc đến công ty chứng khoán xin kết quả khớp lệnh của của phiên 1, phiên 2 và phiên 3. Không có quy định nào cấm bạn thay đổi lệnh mua bán. Ví dụ trong phiên 1 bạn đặt mua cổ phiếu với giá thấp mà không khớp được thì bạn có thể yêu cầu sửa lại giá mua cao hơn. Bạn phải thực hiện yêu cầu sửa lệnh trong giờ giải lao, trước khi vào phiên giao dịch. Tuy nhiên, đối với chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch HCM thì hiện nay các công ty chứng khoán có vẻ như là hạn chế cho nhà đầu tư sửa lệnh (trừ khi bạn là khách hàng lâu năm hoặc lệnh của bạn có khối lượng rất lớn) bởi vì muốn sửa được lệnh thì nhân viên viên trong sàn giao dịch lại phải sửa khi bắt đầu vào phiên vì lúc này hệ thống mới cho phép hoạt động. Trong khi thời gian giao dịch mỗi phiên diễn ra rất ngắn, nếu có nhiều lệnh phải sửa thì sẽ ảnh hưởng đến việc nhập lệnh mới vào hệ thống. Còn riêng đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn HN thì bạn có thể thay đổi lệnh đặt mua bán một cách thoải mái nếu lệnh của bạn chưa khớp vì thời gian giao dịch trên sàn HN diễn ra khá dài (2 tiếng liên tục) và hệ thống giao dịch trong sàn HN có khả năng thay đổi lệnh một cách nhành chóng và thuận tiện ngay tức thì. Đây cũng là một trong những ưu điểm của hệ thống khớp lệnh liên tục trong sàn HN mà Trung Tâm GDCK HCM cũng sẽ áp dụng vào cuối năm nay. Cách thể hiện trên bảng điện tử: - Trên bảng điện tử thì chỉ có 3 mức giá chào mua tốt nhất và chào bán tốt nhất được hiện lên.- Trong cột giá mua thì giá mua tốt nhất (giá mua cao nhất đang chờ khớp lệnh tại thời điểm đó) được ưu tiên xếp lên đầu, tiếp theo là các mức giá giảm dần. - Bên cạnh giá mua thì có khối lượng mua tương ứng với mức giá đó. Ví dụ: Cổ phiếu AGF dư mua ở mức giá 73.000 đ có khối lượng là 73 lô cổ phiếu (730 cổ phiếu), tiếp đến ở mức giá 72.500 đ có khối lượng cổ phiếu chào mua là 500 cổ phiếu....- Trong cột giá bán thì giá bán tốt nhất ( giá bán thấp nhất đang chờ khớp lệnh tại thời điểm đó) được ưu tiên xếp lên đầu, tiếp theo là các mức giá bán tăng dần. - Bên cạnh giá bán thì có khối lượng bán tương ứng với mức giá đó. Cố phiếu AGF dư bán ở mức giá 74.000 đ có khối lượng là 9.900 cổ phiếu, tiếp đến mức giá 74.500 có khối lượng chào bán là 5.670 cổ phiếu.Thuyết minh: - Kết quả giao dịch phiên 1 ngày 15/06/2006, phiên giao dịch thứ 1312.- Chỉ số Vnindex đạt 539,08 điểm, giảm 1,88 điểm so với phiên giao dịch ngày hôm trước.- Khối lượng cố phiếu được giao dịch (được khớp lệnh) là 127.940 cổ phiếu (không kể chứng chỉ quỹ VFMVF1), tổng giá trị giao dịch là 5.984.000 (năm tỉ chín trăm tám mươi bốn triệu đồng).- Trong bảng trên có 3 cổ phiếu tăng giá là AGF, BBC và BT6. Có 1 loại cổ phiếu xuống giá là BPC. Còn cổ phiếu BTC vẫn đứng giá.- AGF và BT6 tăng 0,5 điểm (tăng 500 đ / 1 cổ phiếu), BBC tăng 0,2 điểm ( tăng 200 đ / 1 cổ phiếu). - BPC giảm 0,5 điểm (giảm 500 đ / 1 cổ phiếu).....- Giá khớp của cổ phiếu AGF là 74 nghìn / 1 cổ phiếu nhưng khối lượng khớp chỉ có 180 lô (1.800 cổ phiếu), vẫn còn dư bán 9.900 cổ phiếu ở mức giá 74. Giá mua cao nhất còn lại chỉ dừng ở mức 73 nghìn / 1 cổ phiếu.Đây là bảng giá giao dịch cổ phiếu dạng ngang của Công ty Chứng khoán BSC. Nếu như bảng dọc thể hiển 3 mức giá mua và bán tốt nhất theo từng hàng thì ở bảng ngang , 3 mức giá mua và bán tốt nhất được thể hiện theo theo từng cột. Mức giá mua tốt nhất (giá mua 1) và mức giá bán tốt nhất (giá bán 1) được đầy vào bên trong, xếp cạnh nhau, tiếp theo là các mức giá mua thấp hơn và bán cao hơn. Nhìn vào bảng này ta có thể dễ dàng theo dõi tình hình CUNG - CẦU thị trường. Ví dụ dưới đây là kết quả giao dịch của ngày 10/05/2006, khi người bán đổ xô ra bán cổ phiếu ở mức giá sàn, trong khi lượng cầu có hạn (gần như không còn dư mua) đã khiến cho CUNG lớn hơn CẦU và kết quả là đã làm cho giá các loại cổ phiếu của phiên giao dịch ngày hôm đó sụt giảm, chỉ số VNindex giảm 25,58 điểm. Bảng Giao Dịch Báo Giá của sàn giao dịch Hà Nội(Khớp lệnh liên tục) Nếu các bạn đã làm quen với bảng giá theo dạng bảng ngang ở bài trước thì việc theo dõi bảng giao dịch của Hà Nội không có gì là khó lắm. Bởi vì băng này thể hiện gần như đầy đủ tất các thông tin và trình bày bằng tiếng Việt một cách khoa học, dễ nhìn và dễ theo dõi. Vì vậy, mình chỉ xin lưu ý với các bạn một số điểm sau:1. Cách thể hiện:- Giá Mua tốt nhất và Giá Bán tốt nhất được đẩy gần vào nhau, chạy dần vào giữa bảng. Giá Mua 1 là giá mua tốt nhất (giá chào mua cao nhất tại thời điểm bạn đang theo dõi). Giá Bán 1 là giá bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhấp tại thời điểm bạn đang theo dõi. Tiếp đến mới là các mức giá 2 và 3. Tương ứng với mức giá mua 1 có khối lượng mua 1, giống như vậy với các mức giá 2 và 3.- Khi có các lệnh Mua và Bán thỏa mãn điều kiện thì mức giá khớp lệnh cùng với khối lượng cổ phiếu được thực hiện sẽ thể hiện trong cột Giao Dịch ở giữa bảng. Vì dụ, cổ phiếu của Bao Bì Xi Măng Bút Sơn - BBS - vừa khớp được 500 cổ phiếu với giá 15.400 đ / 1 cổ phiếu.- Trong cột Giao Dịch có thể hiện mức giá khớp lệnh chênh lệch (tăng hay giảm) so với lệnh vừa được thực hiện ngay trước đó, không phải là giá chênh lệch so với giá tham chiếu. Cũng trong ví dụ trên thì cổ phiếu BBS vừa khớp ở mức giá 15.400 đ / 1 cổ phiếu, giảm 0,4 điểm (400 đ / 1 cổ phiếu) so với lệnh vừa thực hiện trước đó là 15.800 đ / 1 cổ phiếu.2. Phương thức khớp lệnh: Khớp lệnh liên tục (sàn HCM là khớp lệnh định kỳ).- Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất. Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước. Vì vậy xảy ra hiện tượng có người khớp được giá cao, người khớp được giá thấp. Trong khi theo phương thức khớp lệnh định kỳ của sàn HCM thì dù bạn đặt lệnh như thế nào nhưng nếu thỏa mãn điều kiện khớp lệnh thì khi kết thúc phiên khớp lệnh, các nhà đầu từ đều khớp lệnh chung ở một mức giá cuối cùng (mức giá có khối lượng khớp nhiều nhất).- Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước.- Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng). Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới. 3. Đầu tư cổ phiếu trên sàn giao dịch HN đòi hỏi người chơi phải theo dõi liên tục để đưa ra những quyết định chính xác và kịp thời.- Như đã nói ở trên, các cổ phiếu niêm yết trên sàn HN được thực hiện phương thức khớp liên tục. Lệnh nhập vào hệ thống là khớp ngay nếu thỏa mãn điều kiện mà không cần phải chờ xem kết quả vào cuối phiên. Vì vậy xảy ra hiện tượng có người khớp được giá cao, người khớp được giá thấp. Chỉ cần một quyết định cuối cùng trong 1 thời điểm giao dịch, bạn có thể được lãi cả triệu đồng hoặc mất đi cả chục triệu đồng. Trong khi theo phương thức khớp lệnh định kỳ của sàn HCM thì dù bạn đặt lệnh như thế nào nhưng nếu thỏa mãn điều kiện khớp lệnh thì khi kết thúc phiên khớp lệnh, các nhà đầu từ đều khớp lệnh chung ở một mức giá cuối cùng (mức giá có khối lượng khớp nhiều nhất).- Đây là phương pháp khớp lệnh tiên tiến, linh hoạt, tránh được hiện tượng tắc nghẽn khi lệnh đổ vào ồ ạt. Kích thích được khả năng đấu trí và sự nhạy cảm của các nhà đầu tư. Đặc biệt là một số thủ thuật che giá như trên bảng điện tử khớp lệnh định kì của sàn giao dịch HCM đều bị vô hiệu hóa vì khi lệnh trên sàn HN đã thỏa mãn điều kiện khớp là được đẩy ra bên ngoài khu vực thể hiện khối lượng khớp lệnh ngay. Các mức giá còn lại trên bảng điện tử là các mức giá đang chờ được khớp.- Khi giao dịch cổ phiếu niêm yết trên sàn HN, nhà đầu tư được quyền yêu cầu sửa lại mức giá đặt lệnh trước đó một cách thoải mãi. Ví dụ, bạn đang đặt bán cổ phiếu PPC giá 27 nhưng bạn nhận thấy lệnh của bạn không thể khớp được, trong khi lệnh chào mua trên sàn chỉ chấp nhận mua PPC ở mức giá 26.7 thôi. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu nhân viên nhận lệnh sửa lại mức giá đặt bán cho bạn xuống thành 26.7 để cho khớp được với giá chào mua đang chờ sẵn trong hệ thống.- Cũng vì đặc tính khớp lệnh liên tục của sàn HN nên nhiều khi lệnh của bạn đặt vào có thể sẽ được khớp ở nhiều mức giá khác nhau. Trong ví dụ trên bảng điện tử trên. Nếu bạn muốn mua 10.000 cổ phiếu Phả Lại thì bạn có thể đặt mua theo 2 cách là mua 8.300 PPC giá 26.7 + 1.700 giá 26.9 hoặc đặt luôn 1 lệnh mua 10.000 PPC giá 26.9. Dù bạn đặt theo cách nào thì cuối cùng bạn cũng khớp được 10.000 PPC với kết quả là 26.8 mua được 8.300 PPC và 26.9 mua được 1.700 PPC.Cách khớp lệnh giao dịch của sàn giao dịch Hà Nội đang phát huy được những ưu điểm khi mà TTCK VN nóng lên trong thời gian vừa qua. Vì vậy, phương thức khớp lệnh liên tục này sẽ được TTGDCK HCM áp dụng vào cuối năm nay. Khi đó thị trường sẽ sôi động hơn rất nhiều. Nếu theo dõi thường xuyên và liên tục, các nhà đầu tư có thể kiếm tiền chênh lệch chỉ ngay trong một phiên giao dịch, cứ lên sàn là có tiền, cứ đặt lệnh là mất tiền (như trong phim) không cần biết thị trường lên hay xuống.- Giá tham chiếu là cố định cho tất cả các phiên trong 1 ngày giao dịch. - Giá tham chiếu (đối với sàn giao dịch HN): là bình quân gia quyền của các mức giá giao dịch trong phiên giao dịch của ngày giao dịch trước đó Ví dụ: Giá khớp lệnh bình quân hôm nay của cổ phiếu PPC là 28.9 thì giá tham chiếu của PPC cho phiên giao dịch ngày mai sẽ là 28.9. Tương tự giá khớp lệnh bình quân hôm nay của cổ phiếu TKU là 26.2 thì giá tham chiếu của TKU cho phiên giao dịch ngày mai là 26.2- Trong ví dụ trên bạn hỏi ại sao đặt mua PPC 10.000 giá 26.9 không khớp giá 26.9 mà lại khớp giá thấp hơn là vì lệnh bán 26.8 đã được nhập vào hệ thốn gtừ trước đó. Theo nguyên tắc khớp lệnh liên tục thì giá khớp sẽ là giá được nhập vào hệ thống trước.Trước khi giới thiệu qua các dạng bảng điện tử tiếp theo thì mình xin nhận xét ưu nhược điểm của các bảng điện tử trực tuyến, riêng bảng điện tử của TTGDHN để khi nào giới thiệu thì mình sẽ nhận xét. Trong phần nhận xét này, mình chưa đề cập đến tốc độ truy cập vì đây chỉ là phần kĩ thuật.1. Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việtt Nam - BSC: Công ty này sử dụng 2 loại bảng điện tử trực tuyến là bảng dọc và bảng ngang- Bảng dọc: Là loại bảng mà mình đã giới thiệu với các bạn ở phía trên. Ưu điểm: Dễ xem, dễ hiểu, dễ đọc và đầy đủ thông tin nhất trong số các loại bảng giá trực tuyến hiện nay. Bởi vì bảng này thể hiện được cả giá trần, giá sàn và giá mua tốt nhất được đặt cạnh giá bán tốt nhất. Nhược điểm, các thuật ngữ trong bảng không phải là tiếng Việt, tuy nhiên các thuật ngữ tiếng Anh này cũng theo chuẩn mực quốc tế nên rất đơn giản trong việc làm quen. Xem bảng giá này tại đây: Bảng ngang: Là loại bảng giống với bảng giá của các công ty chứng khoán khác hiện nay đang dùng. Ưu điểm: Sử dụng các thuật ngữ tiếng Việt, giá bán tốt nhất và giá mua tốt nhất được đặt cạnh nhau nên dễ theo dõi. Nhược điểm: Không thể hiện được giá trần và giá sàn nên khó cho việc đặt lệnh. Xem bảng giá này tại đây Ngoài ra, BSC có bảng giá trực tuyến truy cập nhanh qua ĐT di động tại địa chỉ: Bảng giá của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt nam - VCBS: Sử dụng loại bảng ngang. Xem bảng giá này tại đây: Ưu điểm: Sử dụng thuật ngữ Tiếng Việt, đầy đủ thông tin.- Nhược điểm: Giá mua tốt nhất và giá bán tốt nhất không được đặt cạnh nhau nên hơi khó theo dõi.3. Bảng giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC: Sử dụng loại bảng ngang. Xem bảng giá này tại đây: Ưu điểm: Sử dụng tiếng Việt.- Nhược điểm: Không hiện thị giá trần và giá sàn nên bất tiện cho việc ra quyết định đặt lệnh.Ý kiến cá nhân: Tôi không tin tưởng lắm vào giá thể hiện trên bảng giá của BVSC vì ngay tại thời điểm tôi gửi bài này đã thấy giá khớp lệnh của phiên ngày hôm trước toàn là đi xuống, không giống với kết quả trên bảng của BSC và VCBS.4. Bảng giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI: Sử dụng loại bảng ngang. Xem bảng giá này tại đây: Ưu điểm: Không có gì để nói.- Nhược điểm: Chỉ sử dụng thuật ngữ tiếng Anh, không có gì là dễ hiểu cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, không xác định mức giá trần và giá sàn. Màu sắc lòe loẹt, phông chữ khônng được nét , không chuyên nghiệp, khó theo dõi.Hiện nay, 2 bảng giá giao dịch được theo dõi và truy cập nhiều nhất là bảng giá của BSC và VCBS. Các báo điện tử cũng lấy bảng giá của 2 công ty này cho trang của mình. Mỗi người có một cách xem và đánh giá khác nhau về mỗi bảng giá của các công ty chứng khoán. Sự đánh giá còn phụ thuộc vào việc bạn đang quen theo dõi bảng nào. Với riêng cá nhân mình thì mình thường xuyên theo dõi bảng giao dịch của BSC vì bảng giá của BSC có 1 ưu điểm nổi bật mà các bảng giá của công ty khác không có. Đó là trong khi bạn đang theo dõi bảng giá thì bạn có thể nhấn chuột vào bất ký loại chứng khoán nào trên bảng giao dịch là bạn có thể xem được đầy đủ thông tin về loại chứng khoán đó từ quá khứ đến hiện tại.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccach_doc_bang_gia_tren_san_chung_khoan_0103.doc