Thương lượng là một vấn đề chúng ta thường gặp phải, không chỉ trong
kinh doanh nói chung mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Ví dụ như việc
chúng ta sử dụng kĩ năng này trong đời sống xã hội hàng ngày để quyết
định thời gian cho một cuộc gặp hoặc chúng ta sẽ đi đâu trong một ngày
mưa .
Thương lượng luôn được coi như là việc dàn xếp để hoà giải một cuộc
tranh luận hay một vấn đề nào đó nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất có
thể cho bản thân chúng ta.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Cac_ki_nang_thuong_luong_1__4727, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các kĩ năng
thương lượng (1)
Thương lượng là một vấn đề chúng ta thường gặp phải, không chỉ trong
kinh doanh nói chung mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Ví dụ như việc
chúng ta sử dụng kĩ năng này trong đời sống xã hội hàng ngày để quyết
định thời gian cho một cuộc gặp hoặc chúng ta sẽ đi đâu trong một ngày
mưa .
Thương lượng luôn được coi như là việc dàn xếp để hoà giải một cuộc
tranh luận hay một vấn đề nào đó nhằm mang lại lợi ích nhiều nhất có
thể cho bản thân chúng ta.
Giao thiệp luôn là cách để chúng ta thương lượng các cuộc tranh luận
hay là các vấn đề dù cho đó là gặp trực tiếp, nói chuyện qua điện thoại
hay viết thư trao đổi. Hãy luôn nhớ rằng thương lượng không chỉ diễn ra
giữa hai người mà còn có thể liên quan tới một số thành viên của các
nhóm khác nhau.
Có rất nhiều lí do khiến bạn phải thương lượng và dĩ nhiên cũng có một
số phương pháp để tiếp cận nó. Bạn nên tham khảo một số phương pháp
sau đây:
Tại sao lại phải thương lượng ?
Nếu như bạn cho rằng thương lượng là để “đánh bại“ các sự đối lập thì
biện pháp này gọi là “thương lượng phân biệt “. Theo phương pháp này
bạn phải được chuẩn bị kĩ càng để sử dụng các chiến lược có tính thuyết
phục và bạn có thể không kết thúc cuộc thương lượng bằng cách có
được những lợi ích tối đa. Nguyên nhân là do bạn không có hướng đi
cho những thoả hiệp chắc chắn, dẫn đến việc cả hai bên đều có những
kết quả khác nhau.
Nếu như bạn cảm thấy như cuộc thương lượng của mình với đối tác là
thân thiện nhằm đạt được hợp đồng thì nó được gọi là “thương lượng
hợp tác”. Phương pháp này thường hay mang đến kết quả khiến cả hai
bên cùng hài lòng.
Thương lượng, xét về lĩnh vực kinh doanh có thể được dùng để trao đổi
mua bán, vay mượn, bố trí nhân viên, giao dịch…hoặc bất cứ lĩnh vực
nào mà bạn cảm thấy thích hợp cho công việc của mình
Trước khi thương lượng
Trước khi thương lượng, bạn nên chuẩn bị kĩ càng. Chính xác là bạn
muốn thương lượng về vấn đề gì ? Hãy đặt ra các mục tiêu (ví dụ như:
“Tôi cần thêm thời gian để có thể trả được nợ“). Bạn cũng nên lưu ý tới
việc đề cập tới việc nó sẽ có lợi cho người khác như nào bằng cách đưa
ra một số yếu tố có lợi cho họ như các phần thưởng hay các hình thức
khuyến mãi.
Bạn cũng nên xem xét những yếu tố liên quan như tiền bạc, hàng hoá,
thời gian, khấu hao, các điều khoản …Phải biết rõ mức độ của bạn,
nhứng yếu tố phụ thêm nào mà bạn có thể chấp nhận được để có thể thoả
thuận được hợp đồng. Mặc dù bạn không có ý định đưa ra mức độ tối đa
nhưng rất cần thiết để kiểm soát vấn đề này nếu không bạn sẽ đi quá giới
hạn cần thiết.
Thông qua cuộc thương lượng hãy tìm hiểu xem đối tác của bạn đang cố
gắng giành được mục tiêu nào, đây là thông tin có ích cho bạn vì sau này
bạn có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm đạt được các thoả
thuận cuối cùng.
Hãy cân nhắc tất cả các yếu tố có lợi cho công việc của bạn chứ không
phải chỉ riêng yếu tố tiền bạc. Có thể bạn sẽ mất một số thứ còn quan
trọng hơn tiền bạc trong việc kinh doanh của mình như các khách hàng
tiềm năng hay danh tiếng của công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_ki_nang_thuong_luong_1__4727.pdf
- cac_ki_nang_thuong_luong_2__1455.pdf