Những thông tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, ví dụ Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN khống chế dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán (CK) dưới 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư dù rất muốn mua vào trong thời điểm thị trường đi xuống nhưng đành đứng nhìn khi không còn nguồn cung tiền từ ngân hàng.
Mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng.
18 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các yếu tố xác định cầu tài sản rủi ro và tính thanh khoản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
---&---
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU TÀI SẢN
RỦI RO VÀ TÍNH THANH KHOẢN
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Trần Hùng Sơn
Nhóm sinh viên thực hiện: K10405B_Nhóm 13
Năm 2012
ĐỀ TÀI
CÁC YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU TÀI SẢN
RỦI RO VÀ TÍNH THANH KHOẢN
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Trần Hùng Sơn
Nhóm sinh viên thực hiện: K10405B_Nhóm 13
Lê Việt Hà K104050834
Nguyễn Trần Minh Ngọc K104050872
Trần Phan Yến Oanh K104050883
Lê Thị Thùy Trang K104050916
Huỳnh Tuấn Vũ K104050930
LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề hội nhập quốc tế, khu vực được đặt ra từ lâu, song ngày nay càng trởnên cấp thiết. Xu hướng toàn cầu hóa đang được các quốc gia trên thế giới coi là giải pháp tất yếu để đẩy mạnh hợp tác và tháo gỡ những khó khăn của vấn đề tăng trưởng kinh tế. Đi cùng với điều đó là sự tăng lên về số lượng, chất lượng cũng như sự đa dang hóa của đầu tư. Nhưng không phải cứ đầu tư là sinh lời, không phải là có lãi, cuộc sống xung quanh ta hằng ngày vẫn có biết bao nhà đầu tư bất chợt trở thành một tỷ phú, hay một đại gia ngay lập tức trở nên phá sản và trắng tay. Vậy làm thế nào đề không rơi vào những vết xe đổ trong đầu tư, làm thế nào để những con số tiền lời mà ta nhận được sau một cuộc giao dịch tăng lên gấp vài lần, thậm chí là tăng lên hàng chục lần so với số vốn ban đầu mà ta đã bỏ ra. Lý thuyết về lượng cầu tài sản và những yếu tố xác định cầu tài sản sẽ giúp ta biết điều đó.
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT
Họ và tên
MSSV
Nhiệm vụ
1
Lê Việt Hà
K104050834
Công thức tính rủi ro và ví dụ
2
Nguyễn Trần Minh Ngọc
K104050872
Tính thanh khoản
3
Trần Phan Yến Oanh
K104050883
Đa dạng hóa rủi ro
4
Lê Thị Thùy Trang
K104050916
Đa dạng hóa rủi ro
Tổng hợp word
Làm power point
5
Huỳnh Tuấn Vũ
K104050
Khái niệm, ví dụ về rủi ro
Mục lục
1. RỦI RO
1.1 Định nghĩa
Rủi ro được định nghĩa như là một sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng.
Theo Webster, rủi ro là khả năng bị thua lỗ hoặc tổn thất.
Theo các lý thuyết cũ, rủi ro là những yếu tố làm mức sinh lời giảm. Hiện nay người ta cho rằng cả mọi yếu tố làm cho thu nhập thay đổi so với dự tính (tăng hay giảm) đều coi là rủi ro.
Rủi ro là mức độ không chắc chắn của suất sinh lời dự kiến.
Xét 2 tài sản: Cổ phiếu của công ty A có tỷ suất lợi tức là 15% trong ½ thời gian và 5% trong ½ thời gian còn lại, do đó, lợi tức mong đợi là 10%. Trong khi đó cổ phiếu công ty B có tỷ suất lợi tức cố định là 10%.
Nếu là nhà đầu tư bạn sẽ chọn cổ phiếu nào?
Nếu bạn là người chấp nhận rủi ro bạn sẽ chọn cổ phiếu A; còn không chấp nhận rủi ro, bạn nên chọn cổ phiếu B.
1.2 Ảnh hưởng của rủi ro đến cầu tài sản
Với các yếu tố khác (là của cải, suất sinh lời dự kiến và tính thanh khoản) không đổi, nếu rủi ro của một tài sản giảm xuống (hoặc tăng lên) so với các tài sản thay thế khác thì nhu cầu về loại tài sản này sẽ tặng lên (hoặc giảm xuống).
Rủi ro
Nhu cầu về tài sản
Giảm xuống
Tăng lên
Tăng
Giảm
1.3 Đo lường rủi ro
1.3.1 Độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời dự tính
Để đo lường rủi ro, chúng ta dùng độ lệch chuẩn của suất sinh lời cho một khoảng thời gian nắm giữ nhất định.
Trong đó: σ: độ lệch chuẩn của suất sinh lời dự kiến
Ri : suất sinh lời sự kiến có thể xảy ra trong trường hợp i
pi: xác suất xảy ra trường hợp i mang lại suất sinh lời Ri
Re: suất sinh lời dự kiến
Độ lệch chuẩn của suất sinh lời dự kiến thể hiện cho ta thấy mức độ ổn định của suất sinh lời so với suất sinh lời dự kiến trong một thời gian nhất định. Giá trị của độ lệch chuẩn càng thấp thì mức độ ổn định của suất sinh lời càng lớn. Giá trị độ lệch chuẩn càng cao thì mức độ ổn định của suất sinh lời càng nhỏ.
Ví dụ:
- Lãi suất trên thị trường hiện nay là 8%/năm. Trái phiếu của công ty A có thể đem lại những suất sinh lời như sau nếu nắm giữ cho hết năm tới là:
15%/năm nếu lãi suất năm tới giảm còn 7%/năm, xác suất để lãi suất giảm còn 7%/năm là 30%.
18%/năm nếu lãi suất năm tới giảm còn 6%/năm, xác suất để lãi suất giảm còn 6%/năm là 20%.
3%/năm nếu lãi suất năm tới tăng đến 10%/năm, xác suất để lãi suất tăng lên 10%/năm là 50%.
- Tín phiếu kho bạc T-Bill thời hạn một năm cho lãi suất đáo hạn là 10%.
Suất sinh lời của trái phiếu công ty A được tín theo công thức:
Re= (Ri × pi) = (0.3 x 0.15) + (0.2 x 0.18) + (0.5 x 0.03) = 0.96 = 9.6%
Độ lệch chuẩn của trái phiếu công ty A là:
σ = 0.3 ×(0.15-0.096)2 + 0.2 ×(0.18-0.096)2 + 0.5 ×(0.03-0.096)2
= 0.0668 = 6.68%
Độ lệch chuẩn của tín phiếu kho bạc T-Bill là:
σ = 1 ×(10%-10%)2 = 0
à Ta thấy độ lệch chuẩn của trái phiếu công ty A là 6.68%, tức độ ổn định của suất sinh lời của trái phiếu công ty A là không cao, so với tín phiếu kho bạc có độ lệch chuẩn là 0. Như vậy trái phiếu của công ty A có độ rủi ro cao hơn so với tín phiếu kho bạc. Theo lý thuyết, tín phiếu kho bạc sẽ được ưa thích hơn.
Trong trường hợp không biết xác suất xảy ra của từng tình huống, mà chúng ta có tập hợp mẫu n quan sát các mức lợi nhuận của một tài sản đã xảy ra trong quá khứ, thì độ lệch chuẩn tính theo công thức:
S2 = 1/( n-1 ) * S ( ri – r )2
1.3.2 Hệ số beta
Là chỉ số đo lường sự bất ổn định tương đối (độ rủi ro) của một loại chứng khoán cụ thể đối với thị trường.
Công thức:
Trong đó: ri: Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ví dụ: VN-Index).
Cov(ri, rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và tỷ suất sinh lời của thị trường.
σ2m: Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
Độ bất ổn càng cao đồng nghĩa với giá trị của chứng khoán càng có nguy cơ bị giãn ra theo nhiều bậc giá trị. Điều này có nghĩa là giá cả của chứng khoán có thể bị thay đổi đột ngột chỉ trong một khoảng thời gian ngắn theo cả hai hướng (tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột). Và ngược lại, độ bất ổn thấp có nghĩa là giá trị của chứng khoán không bị biến động đột ngột, mà chỉ thay đổi từ từ chắc chắn sau một quá trình.
Nếu một chứng khoán có hệ số beta:
- Beta = 1: mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
- Beta <1: mức độ biến động của giá chứng khoán này thấp hơn mức biến động của thị trường (giá chứng khoán sẽ giảm theo sự giảm của chỉ số), đây là thời điểm nên bán ra.
- Beta >1: mức độ biến động giá của chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị trường (giá chứng khoán sẽ gia tăng theo sự gia tăng của chỉ số), đây là thời điểm nên mua vào.
1.4 Đa dạng hóa rủi ro
Đặt vấn đề:
Chúng ta biết, mọi người đều e ngại rủi ro. Vậy tại sao vẫn có người nắm giữ nhiều chứ không phải một tài sản rủi ro? Và việc này có làm tăng độ rủi ro không?
Một trong những nguyên tắc tài chính là“Không nên bỏ tất cả cả trứng vào cùng một rổ”. Hay điều này có nghĩa là, việc nắm giữ nhiều tài sản rủi ro (tức đa dạng hóa) sẽ làm giảm bớt tổng rủi ro.
Ví dụ:
Nền KT hưng thịnh
Nền KT suy thoái
Cổ phiếu công ty A
15%
5%
Cổ phiếu công ty B
5%
15%
Mực lợi dự tính đạt dược
10%
10%
Giải thích bạn sẽ đầu tư vào 2 tài sản A và B có xu hướng lợi nhuận như hình vẽ nào trong hai hình dưới đây?
Khi đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận di chuyển ngược hướng hoàn toàn thì rủi ro được loại bỏ hoàn toàn.
Ngược lại khi đầu tư vào các tài sản có lợi nhuận di chuyển cùng chiều với nhau thì không loại trừ được rủi ro.
1.4.1 Rủi ro đa dạng hóa được
Rủi ro phi hệ thống, còn được gọi là rủi ro đa dạng hóa được (Diversifiable Risk), là loại rủi ro bắt nguồn từ những yếu tố cá thể trong nội bộ doanh nghiệp và chỉ ảnh hường đến doanh nghiệp đó mà không gây tổn hại gì cho các doanh nghiệp khác (trừ các công ty lớn). Đây là phần rủi ro của tài sản mà nhà đầu tư có thể khắc phục bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Ví dụ: Bạn quyết định đầu tư tấ cả tiền của mình để mua cổ phiếu của Kinh đô. Nếu như vậy thì khoản đầu tư của bạn rất dễ nhạy cảm với hoạt động của Kinh đô. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách mua them cổ phiếu của Bibica chẳng hạn. Tuy nhiên đây không phải là một danh mục đa dạng tốt bởi vì bạn đầu tư vào các công ty cùng hoạt động trong một ngành. Do vậy bạn vẫn sẽ bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi trong các ngành công nghiệp thực phẩm => đầu tư vào các công ty khác ngành.
Rủi ro phi hệ thống được chia làm hai loại chính là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
1.4.2 Rủi ro không đa dạng hóa được
Rủi ro hệ thống, còn được gọi là rủi ra không đa dạng hóa được (Non-diversifiable risk), là rủi ro bắt nguồn từ các yêu tố bên ngoài của doanh nghiệp như chiến tranh, thiên tai, lạm phát, thay đổi trong chính sách kinh tế chính trị,… và ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Đây là phần rủi ro của tài sản mà nhà đầu tư không thể khắc phục bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Ví dụ: Bạn đầu tư vào một danh mục cổ phiếu của các ngành trong nền kinh tế. Sự thay đổi của bất kì một ngành nào cũng ít hoặc không ảnh hưởng đến tiền của bạn.Tuy nhiên nếu chính phủ tuyên bố quốc hữu hóa các công ty tư nhân thì bạn sẽ mất hết tài sản.
Rủi ro hệ thống thường được chia thành 3 loại chính: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro sức mua.
Tìm hiểu thêm: Đa dạng hóa danh mục đầu tư:
Đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc bỏ vốn đầu tư vào các chứng khoán có độ rủi ro khác nhau dựa trên những tỷ lệ đầu tư không giống nhau trên thị trường, xây dựng lên một cơ cấu tài sản hợp lý để có thể phân tán rủi ro hay hạn chế tối đa rủi ro đầu tư. Đa dạng hoá danh mục đầu tư chứng khoán tuy không hoàn toàn xoá bỏ hết rủi ro, nhưng nó có thể làm giảm bớt mức rủi ro theo một nguyên tắc đầu tư "không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ". Vì việc mở rộng phạm vi đầu tư vào nhiều công ty, nhiều lĩnh vực không có nhiều sự liên kết với nhau, nhà đầu tư có thể kiềm chế bớt sự biến động giá cả với danh mục của mình do thực tế, rất hiếm khi xảy ra trường hợp: tất cả các ngành đi lên hay đi xuống với cùng một tốc độ và trong cùng một thời kỳ.
Một số cách đa dạng hóa danh mục đầu tư: đa dạng hóa chứng khoán, đa dạng hóa tổ chức phát hành, đa dạng hóa theo lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa theo vị trí địa lý,…
Lưu ý:
- Đa dạng hoá danh mục đầu tư tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi nhà đầu tư. Nếu khả năng tài chính hạn chế, nhà đầu tư chỉ nên tập trung vào một vài loại chứng khoán để vòng quay của đồng vốn linh hoạt hơn.
- Cho dù danh mục đầu tư được đa dạng hóa đến đâu thì cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ rủi ro. Nhà đầu tư có thể giảm thiểu được rủi ro gắn liền với các chứng khoán đơn lẻ (rủi ro không có tính hệ thống), thế nhưng luôn có rủi ro thuộc về bản chất của thị trường (rủi ro hệ thống).
- Nhiều nhà đầu tư có quan điểm sai lầm rằng, rủi ro tỷ lệ nghịch với số lượng cổ phiếu thêm vào danh mục đầu tư, trong khi trên thực tế điều này không hề đúng.
Đa dạng hóa giống như một cây kem: Hầu hết tất cả mọi người đều đồng ý rằng cả đa dạng hóa và kem là những thứ "tuyệt vời". Điều đó không có nghĩa là bạn có thể tiêu hóa quá nhiều cái tốt. Ăn quá nhiều kem sẽ chỉ khiến bạn đau bụng mà thôi.
2. TÍNH THANH KHOẢN
2.1 Khái niệm
Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu...có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.
Các tài sản có tính thanh khoản phải đảm bảo có thể được mua bán trên thị trường nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả, tức là giá giao dịch không bị chênh lệch quá nhiều so với giá gốc.
Một tài sản có tính thanh khoản cao khi mà thị trường của tài sản đó có nhiều người mua và người bán. Ngược lại, một tài sản có tính thanh khoản kém khi thị trường của nó có ít người tham gia.
Thông thường, điều kiện để một loại tài sản có tính thành khoản cao là phải có một thị trường tập trung cho loại tài sản này để tăng số lượng người mua và người bán.
Ta có thể lấy một ví dụ, trong kế toán tài sản lưu động chia làm năm loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn, và hàng tồn kho.
Như vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt.
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản
Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Những mã cổ phiếu của các doanh nghiệp có uy tín, hiệu quả làm ăn tốt và thông tin công bố minh bạch, rõ ràng thường có tính thanh khoản cao hơn và ngược lại.
Những thông tin có tác động mạnh từ các cơ quan quản lý, ví dụ Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN khống chế dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán (CK) dưới 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại đã có ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư dù rất muốn mua vào trong thời điểm thị trường đi xuống nhưng đành đứng nhìn khi không còn nguồn cung tiền từ ngân hàng.
Mối quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán: Thị trường cổ phiếu cũng như các loại thị trường khác đều chịu sự chi phối của qui luật cung cầu. Giá cổ phiếu trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào chất lượng công ty mà còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của nhà đầu tư. Tuy một loại cổ phiếu rất tốt nhưng thị trường đang bão hòa nguồn cung (nhiều hàng bán) thì cổ phiếu đó cũng khó tăng giá. Ngược lại khi thị trường khan hiếm hàng hóa thì ngay cả những cổ phiếu chất lượng kém hơn cũng có thể bán dễ dàng.
Tâm lý của các nhà đầu tư cũng làm cho giao dịch trên thị trường lúc sôi nổi, lúc ảm đạm. Khi thị trường đi lên, nhà đầu tư hưng phấn thì thị trường có tính thanh khoản cao. Khi thị trường đi xuống, nhà đầu tư bắt đầu lo sợ thì tính thanh khoản của thị trường thấp, dù ai cũng biết rằng thị trường đi xuống là cơ hội để mua vào.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khiến người dân phải chi nhiều hơn cho tiêu dùng. Do đó, số tiền đổ vào chứng khoán của họ sẽ ít đi.
Ngoài ra, các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng… có sự liên thông với nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh” đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và tính thanh khoản của chứng khoán nói riêng.
2.3 Rủi ro thanh khoản trong đầu tư
Trong điều kiện thị trường thiếu tính thanh khoản, nhà đầu tư trái phiếu sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu, đó gọi là rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán.
Giữ tài sản có tính thanh khoản cao có lợi khi các nhà đầu tư cần phải trả tiền cho hàng hóa và dịch vụ hoặc các khoản nợ một cách nhanh chóng.
Ví dụ: nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao sẽ có lợi để phòng ngừa các khoản chi phí bất ngờ hoặc không lường trước được phát sinh trong thời gian nắm giữ tài sản đó.
2.4 Ảnh hưởng của tính thanh khoản đến cầu tài sản
Nếu tất cả các yếu tố khác (của cải, suất sinh lời dự kiến và rủi ro) là như nhau, nếu tính thanh khoản của một loại tài sản cao hơn loại tài sản thay thế khác thì nhu cầu của loại tài sản này sẽ tăng lên.
Tính thanh khoản
Nhu cầu về tài sản
Giảm xuống
Giảm
Tăng
Tăng lên
Ví dụ:
- Mua 100 cây vàng 9999 SJC (với giá là 45.050 triệu đồng/lượng).
- Mua một căn nhà trị giá 4,505 tỉ đồng.
Giả sử khả năng sinh lời của hai món đầu tư trên theo đánh giá của nhà đầu tư là 10% và rủi ro của cả 2 khoản đầu tư là như nhau. Vậy nhà đầu tư nên chọn tài sản nào để đầu tư?
Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta xét đến khả năng sau hai thàng nhà đầu tư phải bán món đầu tư này đi. Ta gần như sẽ không mất nhiều thời gian và chi phí nào cho việc bán 100 cây vàng SJC. Tuy nhiên việc bán mảnh đất sẽ không dễ dàng như vậy, ta sẽ phải tốn thời gian tìm người mua, trả các khoản chi phí cho các thủ tục chuyển nhượng, tiến cho người mô giới,… Do những khó khăn trên, việc đầu tư vào 100 cây vàng SJC sẽ là lựa chon tốt hơn do ta sẽ dễ dàng chuyển nó ra tiền mặt khi cần mà không cần nhiều chi phí.
LỜI KẾT
Mô hình nghiên cứu ở trên đã được đơn giản hóa khi chỉ xét một yếu tố thay đổi trong khi ba yếu tố còn lại không thay đổi. Nhưng trên thực tế, mọi việc không hoàn toàn đơn giản như bạn tưởng.
Rủi ro và thanh khoản tuy là hai yếu tố với những đặc điểm hoàn toàn khác nhau nhưng thực ra chúng lại có một mối quan hệ “đồng hành”, gắn bó vô cùng chặt chẽ và mật thiết trên thị trường tài chính nói riêng và trong cuộc sống xã hội này nói chung. Cùng với yếu tố của cải và suất sinh lời dự kiến, chúng làm thành “bộ tứ” ảnh hường đối với nhu cầu tài sản trên thị trường.
Khi tiến hành đầu tư hay bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào bạn cũng phải xem xét đồng thời cả 4 mặt: của cải, suất sinh lời dự kiến, rủi ro và tính thanh khoản. Từ đó, đưa ra những quyết định của riêng mình và cũng tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có những ý định cho phù hợp.
Tài liệu tham khảo
Sách Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng & thị trường tài chính – Tác giả : Trần Viết Hoàng – Cung Trần Việt
Tài liệu tham khảo của K09405A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K10405B-Nh=m 13_r_i ro va tfnh thanh ho_n.docx