Các yếu tố vật lý trong môi trường lao động

Mục tiêu học tập:

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày các khái niệm về yếu tố vật lý.

2. Trình bày cơ chế tác động của một số yếu tố vật lý đến sức khoẻ con người.

3. Thực hành đo lường một số yếu tố vật lý trong môi trường.

4. Trình bày các kỹ thuật vệ sinh đối với một số yếu tố vật lý.

pdf27 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các yếu tố vật lý trong môi trường lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xoang: Khi tăng áp suất làm mất thăng bằng, đau đớn, đôi khi làm bong niêm mạc xoang, có tụ máu và sau đó có thể nhiễm khuẩn. 18 c) Cơn đau bụng của thợ lặn: Khi lặn, thợ lặn nuốt không khí. Khi giảm áp, không khí giãn nở làm căng phồng đường tiêu hoá, gây nên những cơn đau bụng dữ dội. Các cơn đau bụng thường mất đi đột ngột. d) Tăng áp suất phổi Đây là một trong các tai biến nặng nhất. Khi tăng áp suất, thể tích phổi thay đổi ít nhưng khối lượng khí chứa trong phổi tăng theo áp suất. Khi giảm áp, khi giãn nở và lượng khí quá nhiều thoát ra do quá trình thở ra. Nếu gặp trở ngại hay bị tắc, phổi căng giãn đến hết giới hạn đàn hồi. Các triệu chứng hay gặp: khó thở, đau ngực, có khi ho ra máu nhưng thường có dấu hiệu toàn thân như dị cảm, liệt, rối loạn thính, thị giác. 5.2.4 Tai biến nhiễm độc - Khí nitơ: Độ sâu có thể gây tai biến thay đổi theo từng người (50-70m là độ sâu ngưỡng đối với người thở hít không khí khí quyển). Các triệu chứng xuất hiện là „say độ sâu‟ hay „buồn ngủ do nhiễm nitơ‟. Người bệnh có cảm giác mất thăng bằng hay rối loạn tâm thần. - Khí cacbonic: có thể gây nhiễm độc khi lưu thông không khí hô hấp không đủ hay không khí không tinh khiết. Các triệu chứng thường là nhức đầu, bị xung huyết, nôn. - Oxy: Khi sâu tới 100m, các tai biến kiểu động kinh xuất hiện: chuột rút, buồn nôn, chóng mặt, mạch nhanh, co giật kèm theo mất tri giác chốc lát. 5.2.5 Tai biến giảm áp: Tai biến chính là bệnh hòm chìm hay bệnh giảm áp. Bệnh xuất hiện sau khi các bọt khí nitơ hình thành trong cơ thể trong quá trình giảm áp nhanh, lúc trở lên mặt nước. Bệnh giảm áp có 2 thể: a) Thể tối cấp: Thể này ít gặp, do bọt khí khu trú ở một vùng cực kỳ quan trọng của sự sống như động mạch vành hoặc do các bọt khí lan toả khắp cơ thể. Biểu hiện lâm sàng là sốc với trụy tim mạch. b) Thể cấp: Tai biến có thể xảy ra ngay sau khi giảm áp nhưng thông thường có một thời gian tiềm tàng, có thể kéo dài 24 giờ làm cho việc chẩn đoán khó khăn. Khoảng 50% tai biến xuất hiện trong nửa giờ đầu. Tai biến cấp biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau: - Cơ quan vận động: dễ bị tổn thương nhất. Tổn thương cơ-xương-khớp. Đau các khớp vai, háng, cổ tay, khuỷu tay, gối. Đau âm ỉ, có khi nhức nhối, kèm theo sưng, đỏ, khi cử động kêu lắc rắc. - Da và tổ chức tế bào dưới da: ngứa, cảm giác kiến bò ở một vùng hay toàn thân. Có thể phát ban, đỏ, sẩn. Triệu chứng xuất hiện sớm và mất đi nhanh. - Hệ thần kinh: tai biến rất trầm trọng. Có thể liệt 2 chi dưới, liệt mềm, mất phản xạ, rối loạn cơ tròn. Tiến triển từ liệt mềm sẽ chuyển sang co cứng, nếu không điều trị sớm. 19 - Hệ hô hấp: có thể bị tổn thương với biểu hiện khó thở, đau ngực, đôi khi bị phù phổi cấp. - Hệ tim mạch: có thể trụy tim mạch, do hơi khí vào tâm thất. - Hệ tiêu hoá: Đau thượng vị, các hơi khí trong ruột dãn nở, đẩy cơ hoành lên gây khó thở nghiêm trọng. Ngoài các biểu hiện ở các cơ quan kèm theo dấu hiệu toàn thân là cực kỳ mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, run rẩy, đôi khi vã mồ hôi. 5.2.6 Bệnh giảm áp nghề nghiệp: Tai biến mạn tính hay bệnh giảm áp nghề nghiệp là do giảm áp gây nên và xuất hiện nhiều tháng hay nhiều năm sau. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là tổn thương các xương khớp dẫn tới viêm xương khớp. Những công nhân lao động ở hòm chìm bị tổn thương nhiều hơn thợ lặn vì thợ lặn chịu đựng tốt hơn những biến đổi về áp suất do có lực đẩy Archimet. - Về dấu hiệu x quang: có 4 loại biến đổi về xương: Loạn canxi; biến đổi cấu trúc xương; tiêu xương, có biến đổi hình thái xương; phản ứng màng xương với sự hình thành gai xương, dày xương... Các tổn thương chủ yếu gặp ở hốc chi, có khuynh hướng đối xứng hai bên. - Về dấu hiệu lâm sàng: Đau, đau rễ thần kinh rất khó chịu. Cử động khó: cứng khớp hoặc hạn chế cử động. Teo cơ khi bị tổn thương nặng. Có thể giảm thính lực. - Tiến triển: không lường trước được. Có thể ổn định nhưng cũng có thể tiến triển. Nếu tiếp tục lao động ở không khí nén sẽ làm cho tổn thương nặng thêm. 5.3 Kỹ thuật đo áp suất: Hiện nay có nhiều máy đo áp suất không khí khác nhau (Barometer). Tuy nhiên, cần xem thang đo và các đơn vị đo phù hợp. Trường hợp cần chuyển đổi sang các đơn vị khác nhau có thể dựa vào bảng tính chuyển đổi sau: Ký hiệu chuyển đổi atm N/m 2 bar cm nước mm Hg Hectopasc al (HPa) 1Atmosphere (atm) 1 1,03 x 10 5 1,013 1033 760 1013,33 1 Niutơn/m2 (N/m 2 ) 0,9869 x 10 - 5 1 10 -5 0,0102 0,0075 0,01 1 bar (B) 0,9869 10 -5 1 1,020 750,1 1000,133 1 cm cột nước (cm nước) 968,1 98,07 0,9807 x 10 - 3 1 0,735 0,980 1 mm Hg 0,001316 133,3 0,001333 1,36 1 1,333 5.4 Phòng chống tác hại của áp suất cao: Khi làm việc với áp suất cao phải tuân thủ quy trình kỹ thuật, quy định về an toàn vệ sinh lao động. 20 Trang thiết bị để làm việc dưới nước, trong điều kiện không khí nén bao gồm các loại quần áo cho thợ lặn, các loại hòm chìm. Ngoài ra, còn có danh từ „lặn vo‟ áp dụng cho người lặn không có quần áo lặn. a) Quần áo lặn có 3 loại: - Quần áo lặn có mũ chụp: có cấp khí nén dưới áp suất cao từ trên mặt nước xuống mũ chụp. - Quần áo lặn nhẹ: không có mũ chụp. Người lặn thở không khí nén qua ống ngậm ở miệng dẫn từ trên mặt nước xuống. - Quần áo lặn đặc biệt: thợ lặn thở khí nén bằng bình khí nén đeo ở lưng. Biện pháp phòng ngừa tác hại: - Thợ lặn phải trên 18 tuổi và dưới 40 tuổi. - Thời gian ở dưới nước trong một hay nhiều lần lặn, kể cả thời gian giảm áp, không được quá 3 giờ/ngày. - Khi trở lên mặt nước phải lên từ từ, giảm áp dần dần. Không được lên quá nhanh, đột ngột. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn vệ sinh lao động áp dụng cho từng ngành nghề cụ thể. b) Hòm chìm: Hòm chìm là phòng làm việc có khí nén, trong đó có nhiều người lao động. Cơ thể không phải tiếp xúc trực tiếp với nước. Biện pháp phòng ngừa tác hại: - Áp suất phải tăng làm 3 giai đoạn: trong phút đầu phải tăng dần dần một áp suất hiệu quả là 0,3 bar. Nếu còn có công nhân chưa thích ứng thì còn phải duy trì áp suất đó, người không thể thích ứng được phải ra khỏi hòm chìm. Sau đó, tiếp tục tăng tới áp suất cần thiết với áp suất tăng tối đa trong một phút là 0,35 bar. - Thời gian lao động trong không khí nén không được quá 6 giờ/ngày, kể cả thời gian tăng giảm áp. Khoảng cách giữa hai ca lao động liên tiếp cho một công nhân không bao giờ được dưới 12 giờ. - Sau khi giảm áp, ra khỏi hòm chìm, phải có nước nóng cho công nhân tắm. Trong hòm chìm tuyệt đối không được hút thuốc. Câu hỏi lượng giá 1. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Tiếng ồn là tập hợp tất cả những. - Thang đo độ ồn âm thanh có mức áp âm từ. - Đo ồn có phân tích các giải tần số cần đo. tần số trung tâm của ốc ta từ 63Hz đến 8000Hz. 2. Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Tiếng ồn gây bệnh đặc trưng là điếc 21 nghề nghiệp 2 Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào mức áp âm, tần số và thời gian tiếp xúc. 3 Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm thì mức ồn được phép tăng lên. 4 Đo tiếng ồn có phân tích giải tần số sẽ đánh giá được nguy cơ điếc nghề nghiệp. 3. Khi đo tiếng ồn cần đo ở: A. Line A B. Line B C. Line C D. Line D 4. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Rung chuyển là những dao động . - Ba đại lượng đặc trưng cho rung chuyển là 5.Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Rung gồm 2 loại rung tần số cao và rung tần số thấp. 2 Tác hại của rung quyết định bởi tần số và thời gian tiếp xúc. 3 Say tàu xe là một trong các biểu hiện tác hại của rung. 4 Đo rung cần đo dải tần số, gia tốc, vận tốc rung. 6. Biện pháp chống rung A. Thay đổi quy trình công nghệ: đưa vào sản xuất loại công cụ ít gây rung hơn. B.Thay đổi vật liệu: sử dụng vật liệu ít gây rung hơn, thiết bị giảm rung xóc. C. Cách ly quy trình: Đệm, bao bọc các máy phát rung. D. Cải thiện môi trường: hệ thống giảm rung nơi làm việc, tư thế ngồi. E. Vệ sinh nhà xưởng: bảo dưỡng tốt máy móc, thiết bị. F. Cả 5 biện pháp trên. 7. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Phóng xạ là hiện tượng thay đổi.... - Bức xạ ion hoá trực tiếp .... - Bức xạ ion hoá gián tiếp .... 22 8. Tác hại của phóng xạ lên cơ thể thông qua: A. Hiệu ứng lý hoá B. Hiệu ứng tất nhiên C. Hiệu ứng ngẫu nhiên D. Hiệu ứng di truyền E. Hiệu ứng sinh học 9. Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Bệnh phóng xạ có 2 loại: cấp tính và mạn tính 2 Tác hại của phóng xạ phụ thuộc cơ địa 3 Kỹ thuật đo phóng xạ: đo nhiễm xạ môi trường và đo nhiễm xạ cá nhân 4 Đo nhiễm xạ cá nhân bao gồm đo nhiễm xạ chiếu ngoài và đo nhiễm xạ chiếu trong 11. Biện pháp phòng chống tác hại của phóng xạ A. Thay thế công nghệ, tự động hoá, không dùng chất phóng xạ trong sản xuất. B. Phòng chống bức xạ ion hoá bằng khoảng cách: làm việc càng xa nguồn càng tốt. C. Giảm thời gian tiếp xúc với bức xạ ion hoá đến mức thấp nhất có thể được. D. Che chắn tuỳ từng loại bức xạ ion hoá mà áp dụng các biện pháp che chắn thích hợp. E. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đảm bảo đạt tiêu chuẩn. 12. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Điện từ trường là trường - Trường hợp riêng của điện từ trường là ..... 13. Tác hại của điện từ trường lên cơ thể thông qua: A. Hiệu ứng ngẫu nhiên B. Hiệu ứng sinh nhiệt C. Hiệu ứng không sinh nhiệt C. Hiệu ứng di truyền 13.Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Bệnh do điện từ trường gây ra có 2 loại: cấp tính và mạn tính. 2 Tác hại của điện từ trường phụ thuộc vào 23 tần số. 3 Điện từ trường tần số radio có tần số từ 30KHz đến 3.000GHz 4 Người ta dùng đơn vị mật độ dòng năng lượng (W/cm2) để đo và đánh giá điện từ trường tần số cao. 14. Phòng chống tác hại của điện từ trường tần số cao: A. Giảm chiếu trực tiếp từ nguồn; B. Giảm thời gian tiếp xúc; C. Sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân; D. Tuyển những người có đủ sức khỏe theo quy định vào làm việc. E. Cả 4 biện pháp trên. 15. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Áp suất: là.... - Áp suất khí quyển: .... 16.Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Bệnh giảm áp là do lao động ở điều kiện áp suất môi trường thấp hơn áp suất khí quyển. 2 Nguyên nhân bệnh giảm áp là do hiện tượng giảm áp quá chậm. 3 Biểu hiện cơ bản của bệnh giảm áp là tổn thương các xương khớp dẫn tới viêm xương khớp. 4 Biện pháp phòng chống tác hại của bệnh giảm áp là giảm áp từ từ. Đáp án câu hỏi lượng giá 1. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Tiếng ồn là tập hợp tất cả những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau gây cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng bất lợi cho con người. - Thang đo độ ồn âm thanh có mức áp âm từ: 0-130dB. - Đo ồn có phân tích các giải tần số cần đo 8 tần số trung tâm của ốc ta từ 63Hz đến 8000Hz. 2. Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Tiếng ồn gây bệnh đặc trưng là điếc nghề nghiệp x 24 2 Tác hại của tiếng ồn phụ thuộc vào mức áp âm. x 3 Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm thì mức ồn được phép tăng lên. x 4 Đo tiếng ồn có phân tích giải tần số sẽ đánh giá được nguy cơ điếc nghề nghiệp. x 3. Khi đo tiếng ồn cần đo ở: A. Line A 4. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Rung chuyển là những dao động cơ học phát sinh từ các địa chấn, động cơ và dụng cụ lao động. Những dao động đó là dao động điều hòa hoặc không điều hòa. Rung chuyển là những dao động . - Ba đại lượng đặc trưng cho rung chuyển là biên độ, gia tốc, vận tốc. 5. Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Rung gồm 2 loại rung tần số cao tần số trung bình và rung tần số thấp. x 2 Tác hại của rung quyết định bởi tần số và thời gian tiếp xúc. x 3 Say tàu xe là một trong các biểu hiện tác hại của rung. x 4 Đo rung cần đo dải tần số. x 8. Biện pháp chống rung F. Cả 5 biện pháp trên. 9. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Phóng xạ là hiện tượng thay đổi bên trong hạt nhân của một chất không cần tác động của bên ngoài với sự phát ra các bức xạ liên tục và khác nhau mà không có tác nhân nào làm ngừng được. Các bức xạ này khi chiếu vào vật chất làm ion hoá đối tượng bị chiếu nên còn được gọi là bức xạ ion hoá. - Bức xạ ion hoá trực tiếp: Năng lượng của bức xạ ion hoá truyền trực tiếp cho phân tử sinh học của hệ sinh vật - Bức xạ ion hoá gián tiếp: Bức xạ ion hoá tương tác lên các sản phẩm phân ly từ nước trong hệ sinh vật được gọi là tác dụng gián tiếp. 8. Tác hại của phóng xạ lên cơ thể thông qua: B. Hiệu ứng tất nhiên C. Hiệu ứng ngẫu nhiên D. Hiệu ứng di truyền 25 9. Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Bệnh phóng xạ có 2 loại: cấp tính và mạn tính x 2 Tác hại của phóng xạ phụ thuộc cơ địa x 3 Kỹ thuật đo phóng xạ: đo nhiễm xạ môi trường và đo nhiễm xạ cá nhân x 4 Đo nhiễm xạ cá nhân bao gồm đo nhiễm xạ chiếu ngoài và đo nhiễm xạ chiếu trong x 10. Biện pháp phòng chống tác hại của phóng xạ F. Cả 5 biện pháp trên 11. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Điện từ trường là trường vật lí thực hiện tương tác của các điện tích, dòng điện hoặc các hạt có mômen từ, được đặc trưng bởi vectơ cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B. - Trường hợp riêng của điện từ trường là trường tĩnh điện do các điện tích đứng yên tạo ra và trường từ thuần tuý do dòng điện không đổi hoặc nam châm tạo ra. 12. Tác hại của điện từ trường lên cơ thể thông qua: B. Hiệu ứng sinh nhiệt C. Hiệu ứng không sinh nhiệt 13. Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Bệnh do điện từ trường gây ra có 2 loại: cấp tính và mạn tính. x 2 Tác hại của điện từ trường chỉ phụ thuộc vào tần số. x 3 Điện từ trường tần số radio có tần số từ 30KHz đến 3.000GHz x 4 Người ta dùng đơn vị mật độ dòng năng lượng (W/cm2) để đo và đánh giá điện từ trường tần số cao. x 14. Phòng chống tác hại của điện từ trường tần số cao: E. Cả 4 biện pháp trên. 15. Dùng từ hay cụm từ điền vào chỗ trống thích hợp sau: - Áp suất: là một đại lượng vật lý, có trị số bằng áp lực trên một đơn vị diện tích. - Áp suất khí quyển: áp suất của không khí tạo ra trên các vật thể nằm trong nó và trên bề mặt trái đất. 26 16.Hãy trả lời đúng/sai cho các câu hỏi trong bảng dưới đây: TT Nội dung Đúng Sai 1 Bệnh giảm áp là do lao động ở điều kiện áp suất môi trường thấp hơn áp suất khí quyển. x 2 Nguyên nhân bệnh giảm áp là do hiện tượng giảm áp quá chậm. x 3 Biểu hiện cơ bản của bệnh giảm áp là tổn thương các xương khớp dẫn tới viêm xương khớp. x 4 Biện pháp phòng chống tác hại của bệnh giảm áp là giảm áp từ từ. x Tài liệu tham khảo Tài liệu bắt buộc: - Trường Đại học y tế Công cộng (2010), Sức khỏe nghề nghiệp, Tài liệu giảng dạy cho cử nhân y tế công cộng định hướng Sức khỏe môi trường - Nghề nghiệp. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tiếng Việt - Bộ Y tế (2003), Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. NXB Y học, Hà Nội. - Bùi Thanh Tâm và cs (1997), Giáo trình Y học lao động. Nhà xuất bản Y học. - Bùi Thanh Tâm và cs (2008), Sức khỏe nghề nghiệp. Nhà xuất bản Y học - Nguyễn Duy Bảo (2009), Hướng dẫn giám sát môi trường lao động và sức khoẻ công nhân có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi-amiang. NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. - Nguyễn Ngọc Ngà (1999), Thực hành y học lao động, Tập 1, Nhà xuất bản Y học. - Lê Trung (1997), 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. - Lê Trung (2000), Bệnh nghề nghiệp, tập 3. NXB Y học, Hà Nội. - Lê Trung (2001), Các bệnh hô hấp nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội. - Lê Trung (2002), Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, NXB Y học, Hà Nội. Viện YHLĐ&VSMT (2002), Thường quy kỹ thuật Y học lao động-Vệ sinh môi trường-Sức khoẻ trường học. NXB Y học, Hà Nội. - Viện YHLĐ&VSMT (2002), Thường quy kỹ thuật Y học lao động-Vệ sinh môi trường-Sức khoẻ trường học. NXB Y học, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh - Barry S. Levy, David H. Wegman (1995), Occupational Health: Recognizing and preventing work - related disease, third edition. Little, Brown and Company. - D Koh, T-C Aw (2003), Surveillance in occupational health. Occupational and Environmental Medicine; 60:705-710. 27 - Queensland University of Technology (2001), Introduction to Occupational Health and Safety, Australian. - WHO (1997), Prevention of noise-induced hearinh loss. - PACE (1999), Hazard prevention and control in the work environment: airborne dust, WHO, Geneva. - Souchkevitch G, Turai I (2002), Radiation Emergency Response – Internal Guide. WHO/SDE/RAD/02.06, pp.27, WHO, Geneva. - Van Deventer E, Foster K (2008), Risk Assessment and Risk Communication for Electromagnetic Fields: A World Health Organization Perspective, chapter in book The Role of Evidence in Risk Characterization: Making Sense of Conflicting Data, P. Wiedemann and H. Schütz, eds., WILEY-VCH, 13-24. Một số trang web hữu ích:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_vat_ly_gt_524.pdf
Tài liệu liên quan