Các yếu tố tác động tới sự phát triển trí tuệ cá nhân

THEO CÁC NHÀ TLH HOẠT ĐỘNG:

Trong môi trường xã hội chung, mỗi đứa trẻ có môi trường phát triển của riêng mình, tùy thuộc vào việc triển khai hành động của môi trường đó.

Môi trường riêng này mới thực sự là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển trí tuệ cá nhân

 

ppt31 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các yếu tố tác động tới sự phát triển trí tuệ cá nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: Các yếu tố tác động tới sự phát triển trí tuệ cá nhân THEO CÁC NHÀ TLH HOẠT ĐỘNG: Trong môi trường xã hội chung, mỗi đứa trẻ có môi trường phát triển của riêng mình, tùy thuộc vào việc triển khai hành động của môi trường đó. Môi trường riêng này mới thực sự là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển trí tuệ cá nhân Trở về Xem phim tư liệu “ The Developing Child” (Khám phá TLH) Câu hỏi: Theo các nhà TLH hành vi đứa trẻ được trang bị khả năng để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản nào ở thời kỳ thơ ấu (sơ sinh)? Theo các nhà TLH hành vi yếu tố sinh học và môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển trí tuệ cá nhân? A. Tác động của yếu tố sinh học đối với sự phát triển trí tuệ cá nhân. I. Các quan niệm nhấn mạnh yếu tố sinh học Quan niệm di truyền trí tuệ. Quan niệm nhấn mạnh yếu tố tư chất, bẩm sinh. 1. Quan niệm di truyền trí tuệ Trí tuệ được quyết định theo con đường di truyền sinh học – gen. Cơ sở của chỉ số trí tuệ là “IQ”. Cơ sở thiếu khoa học: + Chỉ số trí tuệ không là con số cố định. + Nghieân cöùu treû sinh ñoâi khoâng theå taùch rieâng bieán soá di truyeàn. + Khoâng coù chuûng toäc thuaàn khieát 2. Quan niệm nhấn mạnh yếu tố tư chất, bẩm sinh. Bất kỳ hiện tượng tâm lý nào của cá nhân cũng đều có cơ sở sinh lý - thần kinh nhất định. Ở đây xuất hiện 2 xu hướng khác nhau: Đề cao quá mức vai trò của sinh lý thần kinh, của các trung khu trên não đối với tâm lý, trí tuệ cá nhân, coi chúng là yếu tố có trước và là tiền đề vật chất của trí tuệ. Đặt yếu tố tư chất bẩm sinh trong mối quan hệ biện chứng với hành động của chủ thể. II. Quan hệ giữa chủ thể với yếu tố sinh học của nó: Các giai đoạn phát triển từ động vật lên con người. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đối với sự phát triển trí tuệ 1. Các giai đoạn phát triển từ động vật lên con người Giai đoạn 1: Chuẩn bị về mặt sinh vật của con người  Quy luật sinh vật học chiếm độc tôn. Giai đoạn 2: Chuyển sang người (vượn  người Nêanđectan) Giai đoạn 3: Con người hiện đại (Homo Sapiens) Quy luật duy nhất điều khiển sự phát triển của con người hiện đại là quy luật xã hội - lịch sử. 2. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến sự phát triển trí tuệ Thứ nhất, mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học (bao gồm các yếu tố bẩm sinh và yếu tố di truyền) với sự phát triển của trí tuệ, không phải là quan hệ trực tiếp. Thứ hai, các yếu tố sinh lý thần kinh là tiềm năng ban đầu tạo ra sự khác biệt cá nhân và sự phát triển  Ở đây, những yếu tố sinh lý thần kinh ( trong đó có các trung khu chức năng) không chỉ là tiềm năng trí tuệ mà là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ.  Do đó nên phát hiện và bồi dưỡng những mầm mống tài năng khi còn trẻ, có nội dung và phương pháp phù hợp, thông qua hoạt động của cá nhân. B. Tác động của môi trường đến sự phát triển trí tuệ cá nhân I. QUAN NIỆM NHẤN MẠNH YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG Triết học duy cảm Anh TK 17-18, Giôn Lôcơ với nguyên lí tấm bảng sạch coi tâm hồn trẻ em là một tờ giấy trắng, xã hội có thể viết lên đó những gì mong muốn. Các nhà hành vi chủ nghĩa như J. Watson tin vào khả năng nhào nặn của xã hội tạo ra những con người mong muốn từ bất kì đứa trẻ bình thường nào, không kể đến nguồn gốc xuất thân của chúng. B. Ph. Skinnơ đã hiện thực hóa quan điểm của J. Watson bằng hệ thống dạy học chương trình hóa – dạy học bằng máy. II. QUAN NIỆM CỦA G. PIAGIE VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ. Trong lí thuyết kiến tạo trí tuệ cá nhân, G. Piagie quan niệm sự phát sinh và phát triển trí tuệ cá nhân chịu sự chi phối bởi 4 yếu tố: 1) Sự tăng trưởng cơ thể, đặc biệt là sự chín muồi của phức hợp được tạo thành bởi hệ thần kinh và nội tiết. 2) Vai trò của sự luyện tập và kinh nghiệm thu được thông qua hoạt động với đối tượng. 3) Sự tương tác và chuyển giao xã hội. 4) Tính chủ thể và sự phối hợp chung của các hành động cá nhân. III. QUAN HỆ GIỮA CHỦ THỂ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Mơi trường là yếu tố tác động đến tốc độ, tính chất của sự phát triển trí tuệ cá nhân; Mơi trường là nguồn gốc và nội dung của trí tuệ xét cả về phương diện lồi và phương diện cá nhân. Trở về Về phương diện phát triển trí tuệ của lồi người : Cĩ 2 xu hướng tiếp cận về nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa sự phát triển tư duy, trí tuệ qua các nền văn hĩa: Hướng thứ nhất: nghiên cứu sự tiến hóa trí tuệ trong mối tương quan với sự tiến hóa văn hóa của các cộng đồng người Hướng thứ hai: nghiên cứu các phương thức hành động trí tuệ của các thành viên trong các nền văn hóa khác nhau Trở về Hướng thứ nhất: Sự tiến hóa về văn hóa quy định sự tiến hóa trí tuệ. Các mô hình phổ quát: - Về góc độ phân tích lịch sử phát triển, Tư duy thần thoại -> suy luận biện chứng sơ khai -> tư duy siêu hình -> tư duy biện chứng - Về phương diện tri thức, khái niệm khoa học, Biểu tượng -> biện chứng trừu tượng -> phân loại cụ thể siêu hình -> biện chứng cụ thể -> tái tạo lại các dạng vật chất Hiện tại, tư duy của loài người đang trong thời kỳ hình thành và phát triển tư duy biện chứng cụ thể. Trở về Nói cách khác, trình độ VH của CĐ qua các GĐ phát triển là yếu tố quy định trình độ TT của các thành viên. Theo NC của Lêvin-Bruhl, TT loài người tương ứng với nền VH. Trong XH truyền thống chưa có chữ viết, con người chỉ có TT nguyên thủy-> phân tích, suy luận dựa trên các hình ảnh tượng trưng và các huyền thoại. VD1: dự báo thời tiết bằng cách quan sát chuồn chuồn bay; VD2: xem nhẹ vai trò người phụ nữ Trong XH công nghiệp phát triển, TT con người có tư duy logic phát triển. VD1: dự báo thời tiết bằng các thiết bị kỹ thuật hiện đại; kết hợp tư duy, có thể dự đoán những biến động của thời tiết VD2: Nhờ tư duy mở rộng, kết hợp sự tiến bộ của xã hội, văn hóa không còn phù hợp bị cắt bỏ, vai trò người phụ nữ ngày càng được khẳng định ngay cả trong lĩnh vực chinh trị Trở về Hướng thứ hai: nghiên cứu các phương thức hành động trí tuệ của các thành viên trong các nền văn hóa khác nhau Theo C.Jung, G.Mead và M.Weber, phương thức triển khai trí tuệ phù hợp với đặc trưng của mỗi nền văn hóa. Phương Đông thiên về trực giác trí tuệ, bằng các hình ảnh, hướng vào bên trong, có tính chất suy tưởng Phương Tây giáo dục thiên về trí tuệ suy luận và phán đoán bằng các khái niệm, hướng nhận thức ra thế giới bên ngoài Trở về Về phương diện phát triển trí tuệ cá nhân: L.X. Vưgotxki đã chỉ rõ nội dung xã hội của tư duy cá nhân Cái mà trẻ cần có về cuộc sống tâm lý không có sẵn trong các cơ chế sinh học nhưng lại có trong môi trường xã hội =>Môi trường xã hội không là điều kiện mà là nguồn gốc của sự phát triển. Các cá nhân trong các giai đoạn XH, dân tộc, quốc gia khác nhau -> phương thức hành động TT khác nhau phù hợp với nền VH dân tộc. Môi trường xã hội không phải là cái có sẵn, hoàn toàn không có trước con người; nó là sản phẩm hoạt động của con người, biến đổi và phát triển cùng với sự biến đổi và phát triển của con người. Trở về Tiếp tục Môi trường xã hội vừa quy định nội dung và phương thức phát triển trí tuệ cá nhân, vừa là sản phẩm của phát triển trí tuệ cá nhân. Môi trường xã hội là nguồn gốc còn ở dạng tiềm năng của sự phát triển trí tuệ cá nhân Môi trường xã hội là nguồn gốc hiện thực của sự phát triển trí tuệ cá nhân khi và chỉ khi diễn ra quan hệ sinh thành lẫn nhau giữa môi trường xã hội với hoạt động của chủ thể Trở về “vừa”: do cái này có cái kia, cái này quy định cái kia và ngược lại Hoạt động của con người không thể tách rời xã hội, nó nằm trong một khuôn khổ do xã hội quy định; và trí tuệ con người chỉ phát triển thông qua hoạt động sống. => trí tuệ con người không nằm ngoài ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội; xã hội cần gì ở trí tuệ cá nhân? Chuẩn mực xã hội cho phép cá nhân phát triển theo phương thức nào? Trở về Trí tuệ con người: tác động trở lại môi trường xã hội; làm cho môi trường xã hội biến đổi theo nhu cầu của từng trí tuệ con người; => môi trường xã hội là sản phẩm của phát triển trí tuệ cá nhân Trở về Luận điểm “Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì con người cũng tạo ra con người đến mức ấy” (Cac Mac) được coi như là định lý sự phát triển Trở về Theo L.X.Vưgôtxki, đó là tình huống xã hội của sự phát triển; tức là tình huống mà trong đó có sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xã hội Theo Đ.B.Elcônhin, đó là môi trường ‘cỏn con’ của riêng mỗi đứa trẻ. Môi trường cỏn con đó được tạo ra thông qua hoạt động của đứa trẻ; từ đó, đứa trẻ ‘rút tỉa’ những cái phù hợp với nhu cầu phát triển cá nhân từ môi trường xã hội chung Theo K.Lêvin, môi trường xã hội đó chính là “trường tâm lý” Trở về Trong môi trường xã hội chung, mỗi đứa trẻ có môi trường phát triển của riêng mình, tùy thuộc vào việc triển khai hành động của môi trường đó. Môi trường riêng này mới thực sự là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển trí tuệ cá nhân Trở về BÀI TẬP THỰC HÀNH NHÓM (10 phút) Xác định lựa chọn đúng trong bài tập được giao . Giải thích lý do lựa chọn đáp án đó. Câu hỏi 1: Một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng không quyết định, không qui định trước sự phát triển của các năng lực là………………….. A.Thiên hướng B.Khuynh hướng C. Tư chất D. Khả năng Câu hỏi 2: Câu nói của Các Mác : “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác…” (C. Mác F. Anghen. Toàn tập, T.3) Các Mác đã chỉ ra rằng: A.Nhân cách của con người phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm. B.Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. C. Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các quan hệ xã hội. D. Nhân cách của con người phát triển trong môi trường xã hội cụ thể. Câu hỏi 3: Con người nhận thức được mối quan hệ xã hội, nhận thức được người khác và chính bản thân mình là do yếu tố nào sau đây chi phối? A. Hoạt động B. Giáo dục C. Giao tiếp D. Tập thể Câu hỏi 4: Quá trình hình thành nhân cách trong đó có trí tuệ chịu sự tác động của các yếu tố: bẩm sinh – di truyền, môi trường tự nhiên và xã hội, ..(1)… và …(2)…Mỗi yếu tố có vai trò nhất định, nhưng …(3)… có vai trò quyết định trực tiếp. a. Giáo dục b. Hoạt động c. Học tập d. Rèn luyện e. Hoạt động và giao tiếp f. Giao tiếp g.Văn hoá – xã hội h. Tự tạo Câu hỏi 5: Giáo dục giữ vai trò ..(1).. trong sự hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách, song không nên …(2)… vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng. Giáo dục cần phải tiến hành trong mối quan hệ hữu cơ với các hình thức tổ chức hoạt động, giao tiếp trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm và …(3)… a. Phủ nhận b. Chủ đạo c. Tuyệt đối hoá d. Quá đề cao e. Tập thể f. Gia đình g. Quyết định h. Bạn bè Câu hỏi 6: Môi trường xã hội, cơ sở đầu tiên để trí tuệ, nhân cách hình thành và phát triển là …(1)…Nó kết hợp với các nhóm xã hội cơ sở khác có ảnh hưởng …(2)… đến sự hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách. Đặc biệt là vai trò của …(3), với tư cách là nhóm phát triển tới trình độ cao. a. Nhà trường b. Gia đình c. Gián tiếp d. Trực tiếp e. Lớp học f. Xã hội g. Tập thể h. Nhóm bạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai_giang_chuong_5_3358.ppt
Tài liệu liên quan