Nghiên cứu này được thực hiện nhằm (1) Khám phá các nhân tố và điều chỉnh thang đo các yếu
tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; (2)
Kiểm định mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học tại trường Đại
học Kinh tế Công nghiệp Long An; (3) Kiểm tra xem liệu có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học
viên theo các yếu tố nhân khẩu học (giới tính, năm học) hay không. Các dữ liệu trong nghiên cứu được
phân tích thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS 20.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên cao học trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định tính để điều chỉnh thang đo bổ sung thêm 4 biến quan sát ở thang
đo của thành phần CTDT, DNGV, CSVC, DNQLPV các thành phần khác vẫn không đổi, nâng
tổng số biến quan sát từ 30 lên 34.
Phân tích Cronbach’s Alpha
Bảng 1. Kết quả Cronbach’s Alpha các nhân tố
LOẠI BIẾN BIẾN
HỆ SỐ CRONBACH’S
ALPHA
SỐ BIẾN QUAN
SÁT
Độc lập
CTDT .894 6
DNGV .939 7
CSVC .914 9
DNQLPV .833 4
CPHT .874 4
Phụ thuộc MDHL .843 4
Nguồn: kết quả chạy dữ liệu SPSS20
Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha có kết quả như sau (xem bảng 1). Trong phân tích
Cron của các biến CTDT có hệ số là .894 và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là
CTDT5=.670 do đó 6 biến quan sát được chấp nhận; DNGV có hệ số là .939 và và hệ số tương
quan biến – tổng thấp nhất là DNGV3=.732 do đó 7 biến quan sát được chấp nhận; CSVC có
hệ số là .914 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là CSVC2=.625 do đó 9 biến quan
sát được chấp nhận; DNQLPVcó hệ số là .833 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là
DNQLPV4=.608 do đó 4 biến quan sát được chấp nhận; CPHT có hệ số là .874 và và hệ số
tương quan biến – tổng thấp nhất là CPHT1=.713 do đó 4 biến quan sát được chấp nhận; MDHL
có hệ số là .843 và và hệ số tương quan biến – tổng thấp nhất là MDHL4=.492 do đó 4 biến
quan sát được chấp nhận.
Phân tích EFA:
Bảng 2. Kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .930
Bartlett’s Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 8384.124
df 406
Sig. .000
Nguồn: kết quả chạy dữ liệu SPSS20
Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett các biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .720
Bartlett’s Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 640.890
df 6
Sig. .000
Nguồn: kết quả chạy dữ liệu SPSS20
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
22
Kết quả phân tích với các biến độc lập (xem bảng 2). Trích được 5 nhân tố tại eigenvalue
1.055, với tổng phương sai trích TVE là 73,37% (sau khi loại biến DNQLPV3).
Kết quả phân tích với các biến phụ thuộc (xem bảng 3). Trích được 1 nhân tố tại eigenvalue
2.791 với tổng phương sai trích TVE là 69,78%.
Kiểm định mô hình nghiên cứu:
Qua phân tích mô hình hồi quy bội với 5 biến độc lập cho thấy 1 biến không có ý nghĩa
thống kê là CTDT (Sig=0.285) do vậy tác giả chạy lại hồi quy với 4 biến độc lập (loại biến
CTDT). Sau khi hồi quy lần 2 với 4 biến độc lập cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu và tất
cả các biến độc lập đều có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả chỉ ra sự hài lòng của học viên
cao học phụ thuộc vào 4 thành phần là (1) đội ngũ giảng viên (DNGV), (2) cơ sở vật chất
(CSVC), (3) đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên (DNQLPV), (4) chi phí
học tập (CPHT) 4 giả thuyết được thỏa mãn là H2, H3, H4, H5 với độ tin cậy 95% và phương
trình hồi quy chuẩn hóa là:
MDHL= 0.192 DNGV+ 0.24* CSVC+ 0.229* DNQLPV+ 0.227* CPHT
Thông qua phương trình hồi quy ta thấy nhân tố CSVC (Cơ sở vật chất) có tác động mạnh
nhất.
Khi dò tìm sự vi phạm của các giả định cần thiết cho thấy các giả định như sự phù hợp của
mô hình (F=90.123, Sig=0,000), hiện tượng phương sai thay đổi (chẩn đoán bằng hình ảnh –
ScatterPlot) ta không thấy có quan hệ nào rõ ràng giữa giá trị dự báo và phần dư chuẩn hoá, sai
số có phân phối chuẩn (Mean=4.85E-16; Std.Dve=0,993), xem như sai số có phân phối chuẩn,
phần dư là độc lập không xảy ra hiện tượng tự tương quan (Durbin Watson=2,072) và không
xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (0<=VIF<=5), tất cả được thỏa mãn (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008)).
Phân tích T- Test
Khi xem xét có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên cao học theo yếu tố giới tính
ta thấy rằng, phương sai của 2 mẫu nam và nữ là có sự khác biệt (F= 16.641; sig=.000) và kiểm
định T- Test cho sự khác biệt 2 mẫu là có ý nghĩa thống kê (t= 4.23; sig= .000). Khi xem xét có
sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên cao học theo yếu tố năm học ta thấy rằng, phương
sai của 2 mẫu năm thứ 1 và năm thứ 2 là không có sự khác biệt (F= 7.995 sig=.005) và kiểm
định t cho sự khác biệt 2 mẫu là có ý nghĩa thống kê (t= 4.129; sig= .000). Như vậy, có sự khác
biệt về mức độ hài lòng của học viên cao học giữa học viên nam và học viên nữ, và có sự khác
biệt về mức độ hài lòng của học viên cao học năm thứ 1 với năm thứ 2.
5. Hàm ý quản trị
Qua phân tích hồi quy cho thấy rằng, để tăng sự hài lòng của học viên cao học khi tham
gia học tại trường thì nhà trường cần quan tâm đến các yếu tố đội ngũ giảng viên, cơ sở vật
chất, đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên, chi phí học tập. Trong đó yếu
tố cơ sở vật chất có tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng của học viên, tiếp theo đó là
yếu tố đánh giá khả năng đội ngũ quản lý và phục vụ học viên, và chi phí học tập, còn yếu
tố đội ngũ giảng viên có tác động yếu nhất đến mức độ hài lòng của học viên. Do đó, để nâng
cao sự hài lòng của học viên cao học nhà trường cần duy trì và có những định hướng phát
triển liên quan đến các yếu tố trên cho phù hợp.
Qua kiểm định T-Test cho thấy có sự khác biệt về mức độ hài lòng của học viên cao học
về giới tính và năm học. Do vậy, nhà trường cũng cần chú ý đến những yếu tố này.
Việc phân tích mức độ quan trọng của từng nhân tố tác động vào sự hài lòng của học viên
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong các hoạt động của nhà trường. Đây là nhân tố rất quan trọng
nên nhà trường cần phải tập trung cải tiến nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết thực của học viên. Tuy
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020
23
nhiên, trong thực tế, nhà trường luôn bị ràng buộc về nguồn lực nên không thể cùng lúc cải tiến,
hoàn thiện được hàng loạt các nhân tố. Vì vậy cần phải có sự ưu tiên giải quyết các nhân tố
quan trọng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức.
[2]. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong kinh tế xã hội,
NXB Thống Kê.
[3]. Hồ Thúy Trinh (2013), Đo lường mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo cao
học của trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Luận
văn thạc sỹ.
[4]. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong quản trị kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê.
[5]. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Giáo trình
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Tài chính.
[6]. Tạ Thị Kiều An và cộng sự (2010), Quản lý chất lượng, Giáo trình Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.
Tiếng Anh
[7]. Joseph, M.J. (2011), Quality Planning Process, McGraw - Hill Companies.
[8]. Parasuraman, A., Zeithaml, V.A., & Berry, L., (1985), A conceptual model of service
quality and its implicatons for future research, Journal of Marketing, pp.41- 50.
[9]. Parasuraman, A., Zeithaml, V., & Berry, L (1988) Servqual: A multiple - item scale for
measuring consumer perc of service quality, Journal of retailing 64 (1), pp. 12- 40.
[10]. Peter & Angela (2006), Service Marketing Management, Third Edition, ISBN 987-0-
7506-6674-9, 2011, pp. 85 - 110.
[11]. Zeithmal V.A & Bitner MJ (2000), Service Marketing: Intergrating Customer Focus
arross the Firm, Irwin McGrow - Hill, Second Edition, ISBN 0- 07-1169946, 2000.
Ngày nhận: 18/02/2018
Ngày duyệt đăng: 07/07/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_tac_dong_den_su_hai_long_cua_hoc_vien_cao_hoc_tru.pdf