Các yếu tố sinh học là các vi sinh vật (VSV) kể cả những VSV đã được thay đổi về di
truyền, môi trường nuôi cấy tế bào và các ký sinh trùng có thể gây nhiễm trùng, dị
ứng, nhiễm độc. Các yếu tố sinh học rất phổ biến trong môi trường tự nhiên, có thể
được tìm thấy trong nước, đất, thực vật và động vật. Hầu hết các yếu tố sinh học là
VSV.
25 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các yếu tố sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trùng sử dụng nhiệt độ vừa phải (63-66°C trong 30 phút
hoặc 71°C trong 15 giấy) để tiêu diệt mầm bệnh và giảm số lượng các VSV làm phân
hủy sữa và thực phẩm.
- Vệ sinh: giảm quần thể VSV đến mức an toàn theo các tiêu chuẩn vệ sinh.
1.2. Các biện pháp vật lý:
Các biện pháp vật lý gồm: sử dụng nhiệt, lọc và tia bức xạ.
1.2.1. Sử dụng nhiệt:
- Nhiệt ướt gồm đun sôi nước và hấp khử trùng (hấp với áp suất cao), khử trùng
(thường được sử dụng đối với các vật liệu nhạy cảm với nhiệt độ) .
- Nhiệt khô được sử dụng để tiệt trùng các chất liệu nhạy cảm với nước như bột, dầu
v.v. Nhiệt khô không hiệu quả bằng nhiệt ướt và thường yêu cầu nhiệt độ cao (160-
18
170°C) và thời gian tiếp xúc dài hơn (2-3 giờ). Các biện pháp sử dụng nhiệt khô gồm:
thiêu đốt bằng ngọn lửa, lò đốt điện hoặc lò đốt không khí.
- Nhiệt độ thấp:
+ Làm đóng băng ở nhiệt độ -20°C: không nhất thiết tiêu hủy các VSV nhưng
ức chế sự phát triển bằng cách làm chậm sự chuyển hóa và loại trừ nước.
+ Ướp lạnh: làm chậm sự phát triển của VSV do làm giảm tỷ lệ chuyển hóa.
1.2.2. Lọc:
Sử dụng kỹ thuật lọc để loại bỏ các VSV và các phân tử bụi ra khỏi các dung
dịch và khí nhạy cảm với nhiệt độ.
- Lọc sâu: là những dụng cụ lọc bằng sợi dày có thể loại trừ VSV bằng cách sàng, bẫy,
hút.
- Lọc màng: là những màng lọc mỏng với những cỡ lỗ xác định loại trừ VSV bằng
cách sàng lọc.
- Lọc khí hạt hiệu quả cao (High-efficiency particulate air: HEPA): sử dụng trong các
khoang an toàn sinh học nhiều lớp để tiệt khuẩn không khí.
1.2.3. Tia bức xạ:
- Bức xạ tử ngoại có hiệu quả nhưng chỉ sử dụng với tiệt khuẩn bề mặt vì tia tử ngoại
không xâm nhập được qua kính, màng phim bẩn, nước và các chất khác.
- Bức xạ ion hóa (tia X, gamma...) có hiệu quả và xâm nhập được vào các chất liệu.
1.3. Các biện pháp hóa học:
Các biện pháp hóa học sử dụng các hóa chất để làm sạch bề mặt, hòa tan lipid,
làm biến chất protein của VSV và tạo ra các dạng hóa chất phản ứng.
- Phenolic: Làm biến chất protein của VSV; Thường được dùng để tẩy trùng phòng thí
nghiệm và bệnh viện.
- Alcohol: Làm biến chất protein và hòa tan lipid màng, không diệt được nội bào tử;
Sử dụng phổ biến để tẩy trùng và kháng khuẩn.
- Halogen (Hợp chất I ốt): I ốt tác động bằng cách ô xy hóa các phần tử tế bào và
protein tế bào; chlorine tác động chủ yếu bằng cách ô xy hóa các phần tử tế bào; Sử
dụng phổ biến để tẩy trùng và kháng khuẩn,
- Các kim loại nặng (Thủy ngân, đồng): hiệu quả nhưng thường độc hại, tác động
bằng cách gắn kết với protein và khử hoạt tính của protein.
- Các hợp chất amoni bậc bốn: các chất tẩy cation được sử dụng như là chất tẩy trùng
các dụng cụ đựng thực phẩm và các dụng cụ nhỏ vì có độc tính thấp; sử dụng như chất
sát trùng da; tác động bằng cách phá vỡ màng sinh học và làm biến chất protein.
- Aldehyde: Gắn kết với protein và khử hoạt tính của protein; Các phân tử phản ứng
có thể sử dụng để làm hóa chất tiệt trùng, có thể gây kích ứng da;.
- Khí tiệt trùng (ví dụ ethylene oxide, betapropiolactone): Gắn kết với protein và khử
hoạt tính của protein; Có thể sử dụng để tiệt trùng các vật liệu nhạy cảm với nhiệt như
đĩa cạn có nắp để cây vi khuẩn bằng nhựa và bơm tiêm bằng nhựa.
- Thời gian gần đây, hydro peroxyt dạng hơi cũng được sử dụng để khử trùng các
khoang an toàn sinh học.
1.4. Sử dụng kháng sinh tổng hợp:
19
Các chất kháng vi trùng có nguồn gốc tổng hợp rất hữu dụng trong điều trị bệnh
do vi khuẩn hoặc vi rút. Ví dụ sulfonilamides, isoniazid, ethambutol, AZT, nalidixic
acid and chloramphenicol.
- Kháng sinh: là các chất kháng vi trùng được sản sinh bởi các VSV, có tác dụng tiêu
diệt hoặc kiềm chế các VSV khác. Kháng sinh là những phân tử (không phải protein)
có cân nặng phân tử thấp được sản sinh ra do các chuyển hóa thứ cấp chủ yếu bởi các
VSV sống trong chất bẩn. Hầu hết các VSV này tạo nên bào tử hoặc tế bào không hoạt
động. Trong mốc, yếu tố sản sinh ra kháng sinh đáng chú ý nhất là Penicillium và
Cephalosporium. Đây là nguồn kháng sinh beta-lactam chính. Trong vi khuẩn, khuẩn
Actinomycete, đáng chủ ý nhất là chủng Streptomyce sản sinh ra vô số các loại kháng
sinh gồm aminoglycoside (ví dụ streptomycin), macrolide (ví dụ erythromycin) và
tetracycline. Bacillus hình thành nội bào tử sản sinh ra kháng sinh đa axit amin như
polymyxin và bacitracin.
- Kháng sinh tổng hợp là các phần tử được sản sinh ra bởi một vi khuẩn, bị làm thay
đổi bởi một hóa chất hữu cơ để tăng cường các đặc tính kháng khuẩn.
- Các biện pháp phòng chống kháng kháng sinh quan trọng gồm:
+ Giảm thiểu kê đơn kháng sinh không cần thiết và kê đơn lạm dụng kháng sinh
thường xảy ra khi bệnh nhân mong muốn các bác sỹ kê đơn thuốc có kháng sinh để
điều trị các bệnh do vi rút hoặc kháng sinh được kê đơn cho những bệnh không cần
thiết.
+ Sử dụng đúng, đủ liều kháng sinh được kê để đảm bảo hiệu quả của kháng
sinh và không gây kháng thuốc.
+ Thực hành vệ sinh tốt và các quy trình kiểm soát nhiễm trùng hợp lý.
2. Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm:
2.1. Các nguyên tắc kiểm soát
Chúng ta phải kiểm soát trực tiếp đối với các yếu tố sinh học, đường lây truyền,
vật chủ hoặc môi trường. Các nguyên tắc kiểm soát chung được tóm tắt tại hình 2.
2.2. Các phương pháp kiểm soát:
2.2.1. Yếu tố sinh học:
Phá hủy các yếu tố sinh học thông qua điều trị đặc hiệu; sử dụng thuốc diệt yếu
tố sinh học trong cơ thể sống hoặc nếu yếu tố sinh học ở ngoài cơ thể thì tiến hành khử
khuẩn, tiệt trùng, thiêu đốt hoặc dùng tia bức xạ như nêu ở mục 1 phần IV bài giảng
này.
2.2.2. Lây truyền:
Khi các yếu tố sinh học đang cố gắng di chuyển để xâm nhập vào vật chủ thì nó
đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy đã có nhiều biện pháp khác nhau để
phá hủy đường lây truyền của nó. Các biện pháp đó gồm:
a. Cách ly hoặc cô lập:
Để ngăn ngừa sự lây truyền, cách tốt nhất không cho yếu tố sinh học gặp vật
chủ là cách ly hoặc cô lập yếu tố sinh học ở khoảng cách và thời gian đủ để yếu tố sinh
học đó chết hoặc không hoạt động. Có thể tiến hành cách ly hoặc cô lập đối với cả
động vật và người. Tuy nhiên cách ly hoặc cô lập động vật hiệu quả hơn vì có thể giam
cầm chúng.
20
Trong thực tế, biện pháp cách ly hoặc cô lập rất khó thực hiện đối với con
người chỉ trừ trường hợp bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao và người bệnh có thể cách ly
được ở bệnh viện.
b. Tiếp xúc:
Những trường hợp tiếp xúc là những người có thể bị lây nhiễm do có sự tiếp
xúc gần gũi với ca bệnh. Những người này có thể bị cách ly, được điều trị dự phòng
hoặc bị giám sát.
c. Sức khỏe môi trường:
Các phương pháp vệ sinh cá nhân, cung cấp nước và vệ sinh môi trường đặc
biệt có hiệu quả ngăn chặn sự lây truyền của tất cả các yếu tố sinh học qua đường
phân-miệng, kể cả sự lây truyền trực tiếp hoặc chu kỳ ký sinh phức tạp liên quan đến
các vật chủ trung gian.
d. Động vật
Động vật có thể là ổ chứa hoặc vật chủ trung gian. Có thể kiểm soát động vật
bằng cách tiêu hủy hoặc tiêm vác xin (ví dụ bệnh dại). Nếu động vật được sử dụng làm
thực phẩm thì có thể thanh kiểm tra xác của chúng để đảm bảo chúng không ở các giai
đoạn ký sinh trùng. Các chất tiết hoặc mô của động vật có thể bị lây nhiễm vì vậy phải
mặc quần áo bảo hộ, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với động vật.
21
Động vật
Vectơ
Giáo dục
Hỗ trợ
Truyền thông
Lây truyền
Chẩn đoán
Điều trị đặc hiệu
Diệt khuẩn
Kiểm soát véc tơ
(Con trưởng thành)
Thuốc diệt con trưởng thành
Phương pháp sinh học
(Ấu trùng)
Thuốc diệt ấu trùng
Phương pháp sinh học
Khai báo và giám sát
Hình 2: Các nguyên tắc kiểm soát
Vật chủ trung gian
Thực vật
Yếu tố
vi sinh vật
Tiếp xúc
Cách ly
Vệ sinh cá nhân
Cung cấp nước
Vệ sinh môi trường
Trực tiếp
Tiêu huỷ
Dùng vắc xin
Thanh tra
Vật
chủ
Đun nấu
22
e. Véc tơ
Kiểm soát vec tơ là một trong những biện pháp phá hủy sự lây truyền được sử
dụng phổ biến nhất vì vật ký sinh thường tận dụng giai đoạn dễ tổn thương để phát
triển và di chuyển. Có thể tấn công véc tơ ở giai đoạn ấu trùng bằng cách sử dụng
thuốc diệt ấu trùng và các phương pháp kiểm soát sinh học hoặc tấn công ở giai đoạn
trưởng thành bằng thuốc diệt véc tơ trưởng thành.
2.2.3. Vật chủ
Chúng ta có thể bảo vệ vật chủ bằng các biện pháp vật lý (sử dụng màn chống
muỗi, mặc quần áo), bằng cách sử dụng vác xin hoặc tiến hành phòng bệnh thường
xuyên.
2.2.4. Môi trường
Chúng ta có thể cải thiện môi trường của vật chủ bằng giáo dục, hỗ trợ (tư vấn
nông nghiệp, xây nhà, trợ cấp, cho vay), cải thiện truyền thông (đối với các sản
phẩm thị trường, tiếp cận các cơ sở y tế, tại các trường học). Đây là những biện
pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa sự tiếp tục của vòng lây truyền.
3. Kỹ thuật kiểm soát bệnh ký sinh trùng
3.1. Nguyên tắc
Để kiểm soát bệnh ký sinh trùng, chúng ta cần nắm được những nguyên tắc
chính sau đây:
- Tiến hành trên quy mô rộng lớn: phần lớn các bệnh ký sinh trùng là những bệnh phổ
biến, nhiều người mắc, dễ lây lan và có khả năng gây thành dịch, ảnh hưởng đến sức
khỏe cộng đồng.
- Có trọng tâm, trọng điểm: có rất nhiều bệnh do ký sinh trùng truyền hoặc gây ra nên
không thể phòng chống một cách đồng loạt. Cần phải ưu tiên những bệnh gây nhiều
tác hại đến sức khỏe cho số đông người và tuỳ theo từng giai đoạn, từng vùng, tùy theo
khả năng không chế với điều kiện vật chất, kỹ thuật cho phép.
- Xã hội hóa việc phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng: hầu hết các bệnh
ký sinh trùng là những bệnh mang tính xã hội, số người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, vì
vậy cần phải huy động sự tham gia của mọi người, mọi cộng đồng à các ban ngành
liên quan.
- Gắn liền với chăm sóc sức khỏe ban đầu: bệnh do ký sinh trùng dễ lây lan, một số
bệnh có khả năng bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng vì vậy phát hiện sớm,
điều trị ngay tại tuyến cơ sở hết sức quan trọng.
- Phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và dân trí: bệnh ký sinh trùng luôn gắn
liền với nghèo đói và lạc hậu vì vậy phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và
dân trí rất cần thiết.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe: để mọi người và mọi cộng đồng hiểu được ý nghĩa,
tác dụng của việc phòng chống.
- Tiến hành lâu dài với những kế hoạch nối tiếp: bệnh ký sinh trùng nói chung có đặc
điểm là kéo dài và rất dễ tái nhiễm nên công tác phòng chống phải tiến hành lâu dài,
liên tục, nhiều năm.
3.2. Các biện pháp phòng chống chính:
23
Để kiểm soát được các bệnh ký sinh trùng, chúng ta phải kiểm soát được nguồn
ký sinh trùng, điều kiện lan tràn và đường xâm nhập của ký sinh trùng. Một số biện
pháp phòng chống chính sau đây cần được thực hiện phối hợp:
- Giải quyết vấn đề phân: rất nhiều mầm bệnh ký sinh trùng được đào thải qua phân
(trứng giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, bào nang amip, bào nang Giardia, trứng sán lá
gan nhỏ...) vì vậy không nên sử dụng phân tươi trong trồng trọt và chăn nuôi vì đó là
nguồn nhiễm bệnh hết sức quan trọng trong cộng đồng. Khuyến cáo mọi gia đình nên
sử dụng hố xí hợp vệ sinh, đảm bảo diệt các mầm bệnh giun, sán...
- Kiểm tra sát sinh: nhằm phòng bệnh ký sinh trùng do ăn phải thịt gia súc có chứa
mầm bệnh (bệnh sán dây lợn, sán dây bò, giun xoắn...) và phòng cả những bệnh do vi
khuẩn hoặc vi rút.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: rất nhiều bệnh ký sinh trùng có khả năng lây nhiễm qua
thực phẩm (trứng giun sán trong rau, ấu trùng sán dây trong thịt, nang trùng sán trong
cá, tôm cua...). Do đó an toàn vệ sinh thực phẩm góp phần quan trọng trong công tác
phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
- Cung cấp nước sạch: cung cấp nước sạch đảm bảo nguồn nước không bị ô nhiễm để
không làm lan tràn các mầm bệnh ký sinh trùng truyền qua đường tiêu hóa. Ngoài ra
phải chú ý xử lý nước thải để tránh ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng ở ngoại cảnh
- Phòng chống côn trùng tiết túc: một số côn trùng đốt người và truyền bệnh cho người
(muỗi truyền ốt rét, giun chỉ; bọ chét truyền dịch hạch..) do đó cần phải phòng chống
côn trùng tiết túc đốt bằng những biện pháp xua, diệt...
- Giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường: sẽ đảm bảo môi trường sạch, không bị ô nhiễm
mầm bệnh ký sinh trùng, không có điều kiện cho các loại côn trùng tiết túc truyền
bệnh phát triển.
- Vệ sinh cá nhân: ăn sạch, ở sạch, uống sạch là những biện pháp phòng chống bệnh
hiệu quả.
- Nâng cao đời sống và dân trí.
- Huy động sự tham gia của cộng đòng và toàn xã hội tham gia phòng chống bệnh.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe: nhằm làm thay đổi những thói quen, hành vi không
hợp vệ sinh, dễ làm nhiễm ký sinh trùng và còn làm cho mọi người hiểu nguyên nhân
nhiễm bệnh, tác hại của bệnh và cách phòng tránh từ đó tự giác tham gia phòng chống
bệnh. Cần chú ý truyền thông giáo dục cho những đối tượng học sinh các trường phổ
thông và những đối tượng có nguy cơ cao.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để tạo ra nhiều loại thuốc mới để điều trị các bệnh ký
sinh trùng, nhiều loại hóa chất mới diệt côn trùng truyền bệnh, đặc biệt nghiên cứu về
vác xin phòng bệnh.
V. Bài tập thực hành trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm phân để chẩn đoán căn
nguyên gây bệnh ỉa chảy
1. Tầm quan trọng
Bệnh ỉa chảy cấp tính có thể gây tử vong vì mất nước và điện giải trầm rọng.
Bệnh ỉa chảy mạn tính có thể gây suy dinh dưỡng, loạn khuẩn đường ruột và các biến
24
chứng khác. Xét nghiệm phân giúp tìm căn nguyên gây bệnh ỉa chảy. Rất nhiều vi sinh
vật có thể gây bệnh ỉa chảy, có thể chia làm 3 nhóm lớn:
- Vi khuẩn: Salmonella, shigella, Escherichia coli
- Vi rút: Rotavirus, Enterovirus, Adenovirus
- Ký sinh trùng: Entamoeba histolytica, Giardia, Cryptosporidium.
Mỗi vi sinh vật gây bệnh ỉa chảy theo một cơ chế riêng, vì vậy chúng gây nên
những triệu chứng lâm sàng khác nhau. Căn cứ vào triệu chứng đó người ta có thể dự
đoán được căn nguyên. Vì vậy các nhân viên phòng xét nghiệm vi sinh phải nắm được
các thông tin về triệu chứng lâm sàng, thời gian phát bệnh kể từ khi ăn thức ăn nghi
ngờ, tuổi, tiền sử sử dụng thức ăn và kháng sinh để có định hướng đúng trong việc
chọn quy trình xét nghiệm.
2. Mục tiêu học tập:
a) Trình bày được tầm quan trọng và những chỉ định xét nghiệm phân
b) Mô tả được cách lấy phân cho xét nghiệm vi sinh
c) Nêu được các bước chính trong quá trình cấy phân
3. Nội dung
3.1. Chỉ định xét nghiệm phân:
- Rối loạn tiêu hóa: đi ngoài nhiều lần trong ngày, tính chất phân không bình thường
(lẫn máu tười, nhày mũi, toàn nước).
- Không rối loạn tiêu hóa: khi có nghi ngờ người lành mang vi khuẩn gây bệnh thải ra
phân (bệnh thương hàn)
3.2. Lấy và bảo quản bệnh phẩm:
Lấy bệnh phẩm khi bệnh nhân chưa dùng kháng sinh (đặc biệt là các kháng sinh
uống). Có 2 kỹ thuật lấy phân:
- Lấy phân từ trực trạng: Dùng tăm bông vô trùng đã tẩm ẩm bằng nước muối
sinh lý hoặc dùng xông Nelaton cho qua cơ tròn; xoay tăm bông hoặc xông để lấy
được một lượng phân nhỏ dính vào, sau đó cho vào ống nghiệm vô trùng, nút kỹ, ghi
đầy đủ thông tin vào nhãn rồi gửi ngay tới phòng xét nghiệm
- Lấy phân đã đi ngoài ra dụng cụ sạch: dùng một chiếc bô sạch (không chứa
chất sát trùng), khô; cho bệnh nhân đi ngoài vào rồi dùng tăm bông lấy phân ở những
vùng có biểu hiện bệnh lý (máu tươi, nhày, hạt lổn nhổn). Tiếp đó làm các động tác
giống như lấy phân từ trực tràng.
Lưu ý: Nếu thời gian chờ đợi hoặc vận chuyển bệnh phẩm qua 2 giờ thì phải cho tăm
bông (hoặc xông) vào môi trường vận chuyển (môi trường thường dùng là Cary-Blair).
3.3. Quy trình kỹ thuật:
3.3.1. Xét nghiệm trực tiếp:
Một tiêu bản nhuộm đơn, một tiêu bản nhuộm Gram và một tiêu bản soi tươi.
- Tiêu bản nhuộm đơn dùng để xem có bạch cầu trong phân hay không?
- Tiêu bản nhuộm Gram để tìm các vi khuẩn nghi ngờ
25
- Tiêu bản soi tươi để tìm những vi sinh vật có tính chất di động đặc trưng (tả,
trùng roi, trùng lông)
3.3.2. Nuôi cấy tìm vi khuẩn:
Cấy vào các môi trường phù hợp tùy theo chỉ điểm của các dấu hiệu lâm sàng.
Hay quy trình cấy phân thường được dùng nhiều nhất là cấy phân tìm trực khuẩ đường
ruột và cấy phân tìm vi khuẩn tả.
- Cấy phân tìm trực khuẩn đường ruột: cấy vào hai môi trường (một môi trường
có chất ức chế - ví dụ môi trường DCA và một môi trường không có chất ức chế - ví
dụ môi trường EMB). Để các môi trường đã cấy vào tủ ấm 37oC/24 giờ. Nếu có vi
khuẩn mọc thì chọn khuẩn lạc nghi ngờ, tìm tính chấ sinh vật hóa học trên môi trường
KIA và MIU. Tìm tính chất kháng nguyên (ngưng kết trên phiến kính) rồi kết luận tên
vi khuẩn.
- Cấy phân tìm vi khuẩn tả: dùng môi trường thạch kiềm, peptol kiềm (PTK),
TCBS. Kết hợp cấy chuyển 6 giờ/lần trên peptol kiềm và thạch kiềm (TK) để tăng độ
nhạy của quy trình và tiết kiệm thời gian
3.3.3. Kháng sinh đồ: là kỹ thuật xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
Đây là một kỹ thuật hết sức phức tạp vì vậy sinh viên sẽ không thực hành kỹ thuật này.
3.4. Đánh giá kết quả
3.4.1. Soi tươi, nhuộm:
Bạch cầu (+) biểu hiện một nhiễm trùng đường ruột theo cơ chế xâm nhập
(Salmonella, Shigella..). Bạch cầu (-) biểu hiện một nhiễm trùng đường ruột theo cơ
chế không xâm nhập thường là do độc tố ruột (tả).
3.4.2. Nuôi cấy:
Kết quả nuôi cấy (+) có giá trị khẳng định căn nguyên gây bệnh. Tuy nhiên kết
quả (-) thì lại không có giá trị loại trừ vì tùy thuộc vào lấy bệnh phẩm có đúng hay
không, chọn quy trình nuôi cấy đã phù hợp hay chưa, kỹ thuật nuôi cấy có đảm bảo
hay không.
4. Hoạt động của sinh viên
- Thực hành lấy phân của bản thân theo đúng quy trình.
- Sau đó thực hành nhuộm tiêu bản để xét nghiệm trực tiếp.
- Đọc kết quả xét nghiệm phân trực tiếp trên tiêu bản mẫu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_sinh_hoc_gt_8766.pdf