Đề tài nghiên cứu khoa học “Các yếu tố của mạng xã hội (MXH) tác động tích cực đến hiệu
quả học tập của sinh viên Khoa QTKD Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Đề tài nghiên
cứu giúp sinh viên có kế hoạch sử dụng MXH hiệu quả hơn trong học tập, phân bổ thời gian
sử dụng MXH trong học tập một cách hiệu quả hơn. Nhà trường có thể từ đó, phát huy thêm
những yếu tố tích cực của MXH để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, truyền thông, giữ liên lạc
mật thiết giữa nhà trường và sinh viên thông qua việc sử dụng MXH. Dữ liệu được thu thập
thông qua bảng câu hỏi được khảo sát 317 sinh viên Khoa QTKD của Trường Đại học Công
nghệ TP.HCM. Kết quả thu về 309 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu thu thập được phân tích qua
phần mềm SPSS 20,0. Các thang đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích
nhân tố khám phá. Mô hình được kiểm định bằng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, có bốn nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả học tập của sinh
viên. Bốn thang đo rất tốt (hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8) là Thông tin (0.834), Tính xu
hướng (0.896), Tính tương tác (0.901), Sự thuận tiện (0.857). Hai thang đo tốt (hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần bằng 0,8) là Tính thời điểm (0.786) và Tính cảm xúc
(0.700). Tuy thang đo Tính nhận thức có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất (0.646) nhưng
đây vẫn là thang đo đủ điều kiện. Về mặt học thuật, nghiên cứu đã góp phần xác định các
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đến hiệu quả học tập của sinh viên. Đồng thời, nghiên
cứu này cung cấp một số hàm ý quản trị giúp cho nhà trường và các sinh viên có các
phương pháp sử dụng MXH một cách hiệu quả hơn.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các yếu tố của mạng xã hội tác động tích cực đến hiệu quả học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2421
CÁC YẾU TỐ CỦA MẠNG XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
ĐẾN HIỆU QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ
KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thanh Nhã, Phan Ngọc Sương, Lê Nhật Tiên
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Trương Thị Ngọc Hân
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học “Các yếu tố của mạng xã hội (MXH) tác động tích cực đến hiệu
quả học tập của sinh viên Khoa QTKD Trường Đại học Công nghệ TP.HCM”. Đề tài nghiên
cứu giúp sinh viên có kế hoạch sử dụng MXH hiệu quả hơn trong học tập, phân bổ thời gian
sử dụng MXH trong học tập một cách hiệu quả hơn. Nhà trường có thể từ đó, phát huy thêm
những yếu tố tích cực của MXH để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, truyền thông, giữ liên lạc
mật thiết giữa nhà trường và sinh viên thông qua việc sử dụng MXH... Dữ liệu được thu thập
thông qua bảng câu hỏi được khảo sát 317 sinh viên Khoa QTKD của Trường Đại học Công
nghệ TP.HCM. Kết quả thu về 309 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu thu thập được phân tích qua
phần mềm SPSS 20,0. Các thang đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích
nhân tố khám phá. Mô hình được kiểm định bằng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, có bốn nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả học tập của sinh
viên. Bốn thang đo rất tốt (hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8) là Thông tin (0.834), Tính xu
hướng (0.896), Tính tương tác (0.901), Sự thuận tiện (0.857). Hai thang đo tốt (hệ số
Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần bằng 0,8) là Tính thời điểm (0.786) và Tính cảm xúc
(0.700). Tuy thang đo Tính nhận thức có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ nhất (0.646) nhưng
đây vẫn là thang đo đủ điều kiện. Về mặt học thuật, nghiên cứu đã góp phần xác định các
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đến hiệu quả học tập của sinh viên. Đồng thời, nghiên
cứu này cung cấp một số hàm ý quản trị giúp cho nhà trường và các sinh viên có các
phương pháp sử dụng MXH một cách hiệu quả hơn.
Từ khóa: đại học Công nghệ TP.HCM, hiệu quả học tập, mạng xã hội, sinh viên, tích cực.
1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Nâng cao chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu của ngành giáo dục Việt
Nam và cả thế giới. Đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa, tính cạnh tranh mỗi cá nhân
càng nên được đẩy mạnh để theo kịp sự phát triển xã hội thế nhưng, ở giới sinh viên lại cho
2422
thấy mặt ngược lại: kết quả học tập, cùng các kỹ năng sử dụng máy tính, ngoại ngữ, giao
tiếp của sinh viên đang có chiều hướng đi xuống vì họ đang có lối sống dành nhiều thời
gian cho mạng xã hội hơn là học hỏi, tập trung phát triển bản thân. Sinh viên chính là thế hệ
kế thừa, là công dân tiềm năng cho sự phát triển bền vững của đất nước, thế nhưng liệu
sinh viên có đang tiếp thu và thật sự cố gắng để đáp ứng với yêu cầu của xã hội?
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn, có cái nhìn khách quan về vấn đề sử dụng mạng xã hội của
sinh viên hiện nay cũng như tìm hiểu những yếu tố của mạng xã hội có tác động như thế
nào đến tình hình học tập của sinh viên, từ đó rút ra bài học cũng như phương pháp khắc
phục vấn đề, để làm sao việc sử dụng mạng xã hội mang lại kết quả tốt nhất, chúng tôi xin
chọn đề tài: “Các yếu tố của mạng xã hội tác động tích cực đến hiệu quả học tập của sinh
viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu các yếu tố của mạng xã hội tác động tích cực đến hiệu quả học
tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể: xây dựng và kiểm định các thang đo về tác động tích cực của mạng xã hội
đến hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố của mạng xã hội tác động tích cực đến hiệu quả học tập
của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
Đối tượng khảo sát: sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ
TP.HCM.
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Cơ sở lý luận về mạng xã hội
Mạng xã hội là một trong những kênh truyền thông xã hội có những tính năng như chat, chat
có tiếng nói, chat có hình ảnh, email, phim ảnh, chia sẻ tập tin, blog, xã luận,... Với mạng xã
hội mọi người có thể kết nối với nhau, cho cả người có mặt hay không có mặt trên mạng.
Mạng xã hội giúp cho các nhà tiếp thị có cơ hội tương tác với khách hàng thông qua các ứng
dụng, mạng cộng đồng, các fanpage [1]
Chính phủ đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ mạng xã hội: “Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến
là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu
trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn
đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác”. [2]
2.2 Cơ sở lý luận về sinh viên
Theo Luật Giáo dục đại học: sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại
cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo
đại học. [3]
2423
2.3 Cơ sở lý luận về hoạt động học tập
Hoạt động học tập ở đại học là một loại hoạt động tâm lý được tổ chức một cách độc đáo
của sinh viên nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành người chuyên gia phát triển
toàn diện, sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao. [4]
2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp 02 thầy cô
lãnh đạo Khoa Quản trị Kinh doanh và 03 thầy cô đang công tác tại các khoa/viện khác. Về
phía sinh viên, nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên 50 sinh viên của Khoa Quản trị Kinh doanh
để tham gia phỏng vấn trực tiếp, từ đó ghi nhận lại ý kiến của sinh viên về các yếu tố của
mạng xã hội tác động tích cực đến hiệu quả học tập của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh,
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
3.2 Nghiên cứu định lượng
Thực hiện thông qua việc khảo sát sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh. Nghiên cứu lựa
chọn thang đo Likert 05 mức độ với quy ước: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý;
(3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức gồm
40 biến quan sát thuộc 8 thang đo. Các thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến.
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá
Nghiên cứu tiến hành kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với 40 biến quan sát thuộc 8 thang
đo. Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo Thông tin là 0.803,
Tính xu hướng là 0.809, Tính nhận thức là 0.714, Tính thời điểm là 0.758, Tính cảm xúc là
2424
0.895, Tính thuận tiện là 0.836, Hiệu quả học tập là 0.859. Các biến quan sát bị loại do
không đạt độ tin cậy là: TT4, TTIEN6, TTIEN1. Tất cả các biến còn lại đều thỏa điều kiện và
được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến độc lập lần cuối có hệ số KMO đạt rất cao,
bằng 0.904. Kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05. Tổng phương sai trích khá
cao, đạt được 70.865%, trọng số nhân tố của các biến quan sát đều đạt yêu cầu lớn hơn
hoặc bằng 0,5 và chênh lệch trọng số của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3. Như vậy, hoàn
thành phân tích nhân tố khám phá với 7 nhân tố TTAC, XH, CX, TTIEN, TT, TD, NT.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc có hệ số KMO = 0.821 tương đối
cao. Mức ý nghĩa Sig. của kiểm định Bartlett test nhỏ hơn 0.05 nên thang đo biến phụ thuộc
Y có độ tin cậy cao. Tổng phương sai rút trích cho các biến đó thành 1 nhân tố đạt 64,48%
là tốt vì lớn hơn 60%. (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy, biến phụ thuộc Y được gom thành
một nhân tố gồm các biến quan sát: Y1, Y2, Y3, Y4, Y5.
4.2 Mô hình hồi quy
Y= 0,881 + 0,133 TTAC + 0,409 CX + 0,122 TTIEN + 0,131 NT
Hay hiệu quả học tập của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công Nghệ
TP.HCM = 0,881 + 0,133 Tính tương tác + 0,409 Tính cảm xúc + 0,122 Sự thuận tiện
+ 0,131 Tính nhận thức.
Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM khi
sử dụng mạng xã hội phụ thuộc vào bốn tác nhân của MXH đó là: (1) Tính tương tác; (2)
Tính cảm xúc; (3) Sự thuận tiện; (4) Tính nhận thức. Trong đó, xếp theo thứ tự các tác nhân
ảnh hưởng mạnh nhất là Tính cảm xúc, kế đến là Tính tương tác, Tính nhận thức và sau
cùng là Sự thuận tiện.
5 HÀM Ý CHO CÁC NHÀ QUẢN TRỊ
Thứ nhất, các giảng viên cần tăng tương tác với sinh viên bằng cách tạo các nhóm kín trên
Facebook, hay các nhóm chat trên Zalo hoặc Messenger vào đầu học kì để sinh viên có thể
linh hoạt về thời gian và địa điểm trao đổi bài tập hay giải đáp các thắc mắc. Vì sinh viên có
xu hướng hơi e dè khi giao tiếp trực tiếp với giảng viên, điều này sẽ giúp cho sinh viên thoải
mái hơn, và mạnh dạn hơn để trao đổi thông tin có liên quan đến học tập, thậm chí là các
vấn đề trong cuộc sống.
Thứ hai, khi truy cập vào mạng xã hội, người dùng nên biết rằng mạng xã hội sẽ mang lại
cảm xúc tích cực khi người dùng truy cập vào các trang mạng lành mạnh, chính vì điều này,
nhà trường nên có những người đội nhóm truyền thông để quay các video, clip truyền động
lực học tập, sinh viên có thể nhờ vào đó mà có thêm động lực học tốt hơn, hay các câu
chuyện vui mang tính chất giáo dục để tuyên truyền về những tác hại của mạng xã hội để
sinh viên có thể né tránh. Ngoài ra nhà trường có thể mời các giảng viên khoa tâm lý để mở
các buổi hội thảo nhằm mục đích ra lời khuyên, dạy cho sinh viên các kĩ năng để tận dụng
triệt để những lợi ích mà mạng xã hội mang lại.
2425
Thứ ba, nhà trường cần lắp đặt hệ thống mạng chung quanh khuôn viên nhà trường để sinh
viên dễ dàng truy cập vào mạng tham khảo các tài liệu học ngay cả trên lớp. Ngoài ra, hệ
thống wifi tại khu A, B, E cần được cải thiện vì tình hình chung, wifi các khi này rất yếu. Tuy
nhiên, để hạn chế việc lạm dụng wifi trong giờ học khi không cần thiết, nhà trường đồng thời
khóa truy cập vào các đường dẫn không liên quan.
Thứ tư, nhà trường cần có các buổi học liên quan đến kỹ năng khi tham gia mạng xã hội để
sinh viên có thể đủ nhận thức về mặt tích cực, tiêu cực của các trang mạng, bên cạnh đó
sinh viên cũng cần phải cân đối thời gian học tập và sử dụng mạng xã hội như đăng xuất
khỏi ứng dụng để hạn chế tối đa tính tò mò về thông báo trên “newfeed” hay kiểm tra tin
nhắn trong giờ học. Hãy cố gắng chỉ mở các trang này khi thật sự rãnh hoặc giờ giải lao, sau
đó lại tiếp tục đăng xuất để đảm bảo chất lượng công việc sau. Bạn nên lập thời gian biểu
cho bản thân, những việc cần làm bắt buộc phải hoàn thành theo đúng tiến độ, sau đó mới
đến sử dụng mạng xã hội.
Mạng xã hội là phương tiện, công cụ rất phổ biến không chỉ của người trẻ mà cả những
người trung niên trở lên vẫn có thói quen sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên, việc sử dụng đó
mang lại kết quả tốt hay xấu là do mỗi người chúng ta. Hãy thực hiện các bước trên để có
thể biến mạng xã hội thành công cụ hữu ích cho bạn, đặc biệt là hỗ trợ tối đa việc học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dan Zarrella (2009), The social media marketing book, Publisher: O'Reilly Media, Inc
[2] Điều 3, chương 1, Nghị định 7/ /NĐ-CP của Chính phủ.
[3] Luật Giáo dục Đại học số: 08/2012/QH13.
[4] Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng đại học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_cua_mang_xa_hoi_tac_dong_tich_cuc_den_hieu_qua_ho.pdf