Trong môi trường cạnh tranh gay gắt của hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam thì sự tuyên truyền thương hiệu từ người học có vai trò rất quan trọng để thu hút học viên. Bài báo muốn tìm hiểu các yếu tố tác động đến sự tuyên truyền của người học. Trên cơ sở lý thuyết được kế thừa từ các nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước, mô hình nghiên cứu được hình thành thể hiện mối quan hệ giữa Danh tiếng tổ chức, Chất lượng dịch vụ, Sự khác biệt, Trải nghiệm đáng nhớ, Gắn kết xã hội và Sự tuyên truyền thương hiệu. Đơn vị nghiên cứu là ba trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng khảo sát là sinh viên năm 2 trở lên được chọn vào mẫu bằng phương pháp định mức thuận tiện. Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành để xây dựng, điều chỉnh thang đo và kiểm định các giả thuyết thể hiện các mối quan hệ trên. Phép phân tích nhân tố, phân tích hồi quy tuyến tính và phân tích phương sai được dùng cho phân tích dữ liệu. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronback alpha cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Tuy nhiên khi phân tích EFA thì có 10 biến quan sát không thoả mãn điều kiện và 36 biến thỏa mãn điều kiện. Thang đo mới được thiết lập lại bao gồm: Danh tiếng tổ chức, Chất lượng đào tạo, Cơ sở vật chất, Sự khác biệt, Trải nghiệm thương hiệu và Tuyên truyền thương hiệu. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đã ủng hộ các giả thuyết đã đặt ra. Cụ thể là có sự ảnh hưởng đáng kể của Danh tiếng tổ chức, Chất lượng đào tạo, Cơ sở vật chất, Sự khác biệt, Trải nghiệm thương hiệu đến Tuyên truyền thương hiệu
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuyên truyền thương hiệu tổ chức đào tạo đại học của người học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĐT, SKB và TNĐN.
Bảng 4. Kết quả ANOVA
Biến đo lường
Các tổ chức đào tạo
Khác biệt trị trung
bình trung
Mức ý nghĩa
ĐH Mở
(G1)
n = 202
ĐH Tài
Chính -
Marketing
(G2)
n = 171
ĐH Kinh Tế
(G3)
n = 199
Danh tiếng tổ chức 4.41 4.75 5.71
G1-G2* = -0.342
G1-G3* = -1.306
G2-G3* = -0.964
0.000
0.000
0.000
Chất lượng đào tạo 5.04 5.01 5.73
G1-G2* = 0.024
G1-G3* = -0.692
G2-G3* = -0.717
1.000
0.000
Cơ sở vật chất 4.61 3.83 5.21 Ns Ns
Sự khác biệt 4.48 4.10 5.66
G1-G2* = 0.376
G1-G3* = -1.183
G2-G3* = -1.559
0.003
0.000
0.000
Trải nghiệm 5.05 4.65 5.66
G1-G2* = 0.396
G1-G3* = -0.614
G2-G3* = -1.010
0.001
0.000
0.000
331
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
Tuyên truyền
thương hiệu
4.80 4.33 5.77 Ns Ns
3.2. Đánh giá
Trong các biến quan sát thì biến trải nghiệm thương hiệu ảnh hưởng lớn nhất đến việc tuyên
truyền thương hiệu với hệ số beta = 0,419. Nghiên cứu đã đáp ứng đúng với thực tế rằng: các trường
đại học ở Việt Nam hiện nay hầu như không có sự chênh lệch nhiều về chất lượng đào tạo, do vậy
muốn thu hút được sự quan tâm của học viên thì phải dựa vào sự khác biệt của mỗi tổ chức là chủ yếu.
Kế đến là các biến Sự khác biệt (beta = 0.174), Cơ sở vật chất (beta = 0.160), Danh tiếng tổ chức (beta
= 0.130). Biến ít ảnh hưởng nhất đến sự tuyên truyền thương hiệu của người học là biến Chất lượng
đào tạo (beta = 0.089). Mức độ hài lòng trung bình của sinh viên ở ba trường đều cao, chất lượng đào
tạo không là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến sự tuyên truyền thương hiệu so với sự trải nghiệm hay sự
khác biệt. Điều này có thể giải thích chất lượng đào tạo bao gồm chương trình đào tạo, đội ngũ giảng
viên, quản lý học vụ hiện nay ở các trường Đại học có thể được xem là như nhau nên đây không còn là
yếu tố để sinh viên tuyên truyền về thương hiệu tổ chức đào tạo mà chính sự khác biệt giữa các trường
mới khiến người học nói tốt về thương hiệu trường hay giới thiệu bạn bè, người thân cùng học.
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy nhà trường nên đặc biệt chú ý đến hoạt động tạo ra sự trải
nghiệm cho người học. Do sinh viên rất năng động và sáng tạo, môi trường đại học chính là nơi để họ
thể hiện, bộc lộ những khả năng, mong muốn của mình thông qua việc tham gia vào các câu lạc bộ,
chương trình tình nguyện và cũng như các buổi giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các diễn giả. Một quá
trình tự tham khảo như vậy, lần lượt sản sinh ra nhiều ảnh hưởng cũng như những kỷ niệm dễ dàng có
thể phục hồi được (Escalas, 2004). Qua thời gian, những kỷ niệm như vậy thậm chí có thể trở nên sâu
sắc với những cảm xúc mạnh mẽ của nỗi nhớ (Brown et al 2003; Holbrook, 1993; Holt, 2005; Moore
& Wilkie, 2005; Muehling & Sprott, 2004). Thương hiệu như vậy có nhiều khả năng để đóng một vai
trò quyết định trong cảm giác của một người bởi vì sự tăng sự hòa trộn của những suy nghĩ liên quan
tới thương hiệu với suy nghĩ tự liên quan (Davis, 1979; Moore & Wilkie, 2005). Chính sự trải nghiệm
này tạo ra sự gắn kết xã hội, bạn bè, hình thành nên những kỷ niệm đẹp, ký ức khó quên trong tâm trí
người học và điều này tạo nên sự gắn kết tình cảm giữa người học và nhà trường, khiến họ nói tốt về
Trường hay giới thiệu bạn bè, người thân cùng học. Thấy được yếu tố tiềm năng này, các trường đại
học nên đẩy mạnh nâng cao các hoạt động đoàn hội, các chương trình học thuật cũng như các chương
trình tình nguyện nhằm đạt được sự tuyên truyền tốt về thương hiệu của người học.
Chất lượng đào tạo là yếu tố vốn được các tổ chức đào tạo quan tâm để thu hút người học. Tuy
nhiên, khi chất lượng đào tạo không có gì khác biệt giữa các trường thì đây không còn là yếu tố chính
để sinh viên nói tốt về trường. Cho nên bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo thì nhà trường cần
sáng tạo, tạo ra sự khác biệt giữa trường mình với các trường khác và sự khác biệt này phải có ý nghĩa
với người học và được người học nhìn nhận. Chính sự khác biệt đó làm cho sinh viên có ấn tượng hết
sức sâu sắc về nhà trường và họ cũng mong muốn bạn bè, người thân sẽ tiếp tục được đào tạo trong
môi trường giáo dục tốt, họ sẽ đi nói tốt về thương hiệu của trường.
Cơ sở vật chất cũng được người học quan tâm thứ ba, với kết quả khi chạy mô hình hồi quy
tuyến tính b=0,16 cho thấy nhà trường nên bố trí các địa điểm học gần nhau và thuận tiện cho việc đi
lại sẽ thi hút được sự lựa chọn của người học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bennett và Kottasz 2000, “Practitioner perceptions of corporate reputation: an empirical
332
Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD
investigation”, Corporate Communication: An International Journal, Vol.5 No 4, pp.224-35.
[2] Brown et al 2003, "Seeking success through strategic management development", Journal of
European Industrial Training, Vol. 27 Iss: 6, pp.292 – 303.
[3] Cornelissen và Thorpe, 2002, “Measuring a business school’s reputation: perspectives, problems
and prospects”, European Management Journal, Vol. 2 No 2, pp. 172-8.
[4] Cretu, A.E and Brodie, R. J. (2005), “The influence of brand image and company reputation
where manufacturers market to small firm : a customer value perspective”, Industrial Markeing
Management, Vol. 36, pp.230-40.
[5] Davis, (1979) "Current Survey of Reference Sources in Botany", Reference Services Review, Vol.
7 Iss: 1, pp.7 – 12.
[6] Diamond et al, 2009, "The tribological behavior of modified diamond nanoparticles in liquid
paraffin", Industrial Lubrication and Tribology, Vol. 61 Iss: 4, pp.213 – 219.
[7] Escalas & Bettman (2003) " Brand experiences and Social benefits", The Concept of consumer
brand identification.
[8] Escalas, 2004, Brand Extension Research, in Naresh K. Malhotra (ed.) Review of Marketing
Research (Review of Marketing Research, Volume 4) Emerald Group Publishing Limited, pp.92 –
122.
[9] Ewing và cộng sự (1999), “Coporate reputation and perveied risk in professional engineering
services”, Coporate communication an International Journal, Vol. 4,Iss: 3, pp. 121-128.
[10] Hoàng Thị Phương Thảo, 2014, “Các nhân tố tạo dựng danh tiếng tổ chức đào tạo sau đại học”.
[11] Holbrook, 1993, "The Effect of Price and Oak Flavor on Perceived Wine Quality", International
Journal of Wine Marketing, Vol. 5 Iss: 2/3, pp.13 – 25.
[12] Holt, 2005, "Library myths that affect performance", The Bottom Line, Vol. 18 Iss: 2, pp.87 – 91.
[13] Jevons, 2006, "Universities: a prime example of branding going wrong", Journal of Product &
Brand Management, Vol. 15 Iss: 7, pp.466 – 467.
[14] Kim et al .., 2001, "Creative strategies of Super Bowl commercials 2001-2009: an analysis of
message strategies", International Journal of Sports Marketing and Sponsorship, Vol. 13 Iss: 1,
pp.2 – 17.
[15] Kotler & Keller, 2006, “Marketing Management 12e”, Pearson Prentice Hall, 206 - 729 pp.
[16] Laverie, Kleine, & Kleine, 2002, "The influence of involvement, following sport and fan
identification on fan loyalty: an Australian perspective", International Journal of Sports Marketing
and Sponsorship, Vol. 13 Iss: 3, pp.57 – 71.
[17] Mael và Ashforth, 1992, Journal of Organizational Behavior, Vol 13, Issue 2, pages 103–123.
[18] Mitchell J.Lovett, Renana Peres and Ron Shachar, 2011, “On Brands and Word of Mouth”.
[19] Mitchell J. Lovett, Renana Peres and Ron Shachar, 2013, On Brands and Word of Mouth. Journal
of Marketing Research: August 2013, Vol. 50, No. 4, pp. 427-444.
[20] Moore & Wilkie, 2005, Consumer Information Acquisition, in Naresh K. Malhotra (ed.) Review
of Marketing Research (Review of Marketing Research, Volume 1).
[21] Nicola Stokburger-Sauer, S. Ratneshwar và Sankar Sen, 2012, Identity-based consumer behavior,
International Journal of Research in Marketing, Volume 32, Issue 4, Pages 333-460.
[22] Rosser Reeves, 1960, "Advertising planning, ad‐agency use of advertising models, and the
academic practitioner divide", Marketing Intelligence & Planning, Vol. 24 Iss: 5, pp.505 – 527.
333
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
[23] Sevier, 1994, "Timings and trade‐offs in the marketing of higher education courses: a conjoint
approach", Marketing Intelligence & Planning, Vol. 19 Iss: 3, pp.179 – 187.
[24] Sharon Morrison & Frederick G Crane (2007) “Building the service brand by creating and
managing an emotional brand experience”, Journal of Brand Management (2007) 14, pp. 410–
421.
[25] Sweeney và cộng sự, 2008, "Factors influencing word of mouth effectiveness: receiver
perspectives", European Journal of Marketing, Vol. 42 Iss: 3/4, pp.344 – 364.
[26] Tajfel & Turner, 1985 " Brand experiences and Social benefits", The Concept of consumer-brand
identification, Antecedents of CBI.
[27] Tas & Ergin, 2012, "Performance analysis and improvement of a typical telephone response
system of VA hospitals: A discrete event simulation study", International Journal of Operations &
Production Management, Vol. 35 Iss: 8, pp.1098 – 1124.
[28] Thompson et al., 2006 " Brand experiences and Social benefits", Brand distinctiven.
[29] Wang, 2009, "Entrepreneurship and leadership in hospitality: Insights and implications for
hospitality and tourism education – Mr Harris Rosen in conversation with Drs Sandra Naipaul and
Youcheng Wang", International Journal of Contemporary Hospitality Management, Vol. 21 Iss: 6,
pp.639 – 658.
[30] Zeithaml và cộng sự (1996) "The behavioral consequences of service quality", Journal of
Marketing.
[31]
334
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_su_tuyen_truyen_thuong_hieu_to_chuc.pdf