Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn (Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh)

Nghiên cứu này tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, trong phương pháp định lượng sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố: Khả năng đáp ứng, Năng lực của sinh viên, Sự đáng tin cậy của sinh viên, Sự gắn bó với doanh nghiệp, Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp và Phong cách ngoại hình phù hợp là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng Khách sạn Trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh

pdf7 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn (Nghiên cứu tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1341 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN NGÀNH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN (NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Nguyễn Huỳnh Mai Xuân Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Nghiên cứu này tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM. Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, trong phương pháp định lượng sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố: Khả năng đáp ứng, Năng lực của sinh viên, Sự đáng tin cậy của sinh viên, Sự gắn bó với doanh nghiệp, Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp và Phong cách ngoại hình phù hợp là các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng Khách sạn Trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, sự hài lòng, sinh viên, nhà hàng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới và được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2012, “Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển du lịch bền vững ngành du lịch Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế). Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết định số 235/TTg của Thủ Tướng Chính phủ. Sau 23 năm hoạt động và phát triển, trường đã trở thành một đơn vị có thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực giáo dục Đại học về đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ nền kinh tế - xã hội hiện đại của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên Ngành Nhà hàng Khách sạn tại Trường ĐH Công Nghệ Tp.HCM giúp nhà Trường hiểu hơn về nhu cầu của doanh nghiệp và ngày càng cho ra đời nhiều hơn những sản phẩm đào tạo đáp ứng được nhu cầu của họ. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận Doanh nghiệp là nhà tuyển dụng lao động. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Luật doanh nghiệp, 2005). Sự hài lòng của khách hàng chính là cảm nhận của khách hàng đối với nhà cung cấp dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ. Theo Kotler (2000) thì sự hài lòng 1342 được xác định trên cơ sở so sánh giữa kết quả nhận được từ dịch vụ và mong đợi của khách hàng. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự hài lòng của khách hàng là sự đánh giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của họ. Quan điểm thị trường cho rằng các cơ sở đào tạo chính là những nhà cung cấp sản phẩm còn các doanh nghiệp là khách hàng chính và là người thụ hưởng sản phẩm của quá trình đào tạo. Quan điểm này được đông đảo các nhà nghiên cứu, (Harvey & Green, 1993), (Van Damme, 2003), (Eshan, 2004) cũng như các trường đại học trên thế giới thừa nhận. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp là sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, trong đó phương pháp định lượng là chính, định tính là phụ. Các phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn phi cấu trúc được sử dụng nhằm hoàn thiện cơ sở lí luận, mô hình nghiên cứu ban đầu, thang đo. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá nhằm nhận diện những nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp, Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng nhằm phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hài lòng của doanh nghiệp. 2.2.1. Mô hình nghiên cứu Lưu Tiến Dũng (2013) “Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn”, đã chỉ ra các nhân tố: Kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng chuyên môn, kĩ năng mềm và thái độ làm việc, giá trị gia tăng tạo ra, kinh nghiệm làm việc, khả năng hòa nhập là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển (2015) “Đánh giá của ngƣời sử dụng lao động về chất lƣợng đào tạo đại học: Một nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ” đề xuất các tiêu chí kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với các công việc mà người sử dụng lao động yêu cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt về chất lượng là đặc biệt lớn đối với các kĩ năng như khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế, trình độ ngoại ngữ, năng lực tư duy sáng tạo, tính kỉ luật trong công việc Từ kết quả tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước và dựa trên các lí thuyết liên quan đến chất lượng đào tạo đại học. Chuẩn đầu ra của sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn tại trường ĐH Công Nghệ TP.HCM tập trung vào 3 yếu tố chính là yếu tố kiến thức, yếu tố kỹ năng và yếu tố thái độ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động cũng đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, các kỹ năng cần thiết cho công việc, thái độ làm việc và kinh nghiệp thực tế của ứng viên. Tác giả dùng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng khách sạn có sử dụng lao động là sinh viên ngành Nhà hàng khách sạn trường ĐH Công Nghệ TP.HCM đến từ Công ty Đầu tư thương mại quốc tế Mặt Trời Đỏ, Công ty cố phần Maison, Công ty Huy Việt Nam, Công ty QSR Việt Nam, khách sạn Caravelle Sài Gòn, Khách sạn Lotte Legend Sài Gòn, khách sạn EquatorialCác buổi phỏng vấn nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và mức độ hài lòng của những doanh nghiệp này đối với sinh vinh viên ngành Nhà hàng khách sạn trường ĐH Công Nghệ Tp.HCM. Qua đó hoàn thiện cơ sở lý luận, mô hình và bảng câu hỏi khảo sát định lượng. Tác giả dựa vào lý thuyết mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng (Parasuraman, 2002). Cùng với việc phân tích dữ liệu định tính thu được từ việc phỏng vấn chuyên gia, tác giả đưa ra được 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp để hình thành mô hình nghiên cứu: 1343 Hình 1. Mô hình nghiên cứu 2.2.2. Dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là các doanh nghiệp có sử dụng lao động là sinh viên ngành Nhà hàng Khách sạn trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM. Cỡ mẫu là 198 mẫu. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất. Dữ liệu thu thập bằng bảng câu hỏi. Bảng hỏi gồm 28 câu thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ từ 1 - hoàn toàn không đồng ý đến 5 - hoàn toàn đồng ý. Chia làm 2 phần: phần 1 là các câu hỏi đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp và phần 2 là thông tin tổng quan của người được phỏng vấn. Bảng câu hỏi được gửi đến các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, số bảng câu hỏi hợp lệ là 198. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.3. Kiểm định chất lƣợng thang đo Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo tiêu chuẩn là hệ số Cronbach’s Alpha >0,6 và tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Yếu tố “Sự tin cậy của doanh nghiệp đối với sinh viên Hutech” có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0,794, các biến đều được giữ lại trong mô hình. Yếu tố “Khả năng đáp ứng của sinh viên” đạt 0,848, các biến đều được giữ lại mô hình. Yếu tố “Hình ảnh của sinh viên” đạt 0,642, nhưng biến HH2 có tương quan biến tổng là 0,294<0, 3 nên bị loại. Sau khi loại HH2 thì yếu tố “Hình ảnh của sinh viên” đạt 0,739 và 3 biến còn lại được giữ lại mô hình. Yếu tố “Năng lực của sinh viên” đạt 0,799, các biến đều được giữ lại trong mô hình. Yếu tố “Sự đồng cảm của sinh viên” đạt 0,807, các biến đều được giữ lại trong mô hình. Yếu tố “Giá trị gia tăng tạo ra” đạt 0,772, các biến đều được giữ lại trong mô hình. Yếu tố “Sự hài lòng chung” đạt 0,850, các biến đều được giữ lại trong mô hình. 3.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1: Biến quan sát TC2 có hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.55 (Đinh Phi Hổ, 2014) nên sẽ loại ra khỏi mô hình và tiến hành lại phân tích nhân tố khám phá. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá (lần 2) các biến quan sát đều đạt và được được giữ lại. Phân tích yếu tố là thích hợp với dữ liệu thực tế với kết quả hệ số KMO: 0.5<0.702<1, giá trị sig trong kiểm định Bartlett 0.000<0.05, phương sai trích 68.175%. Đặt lại tên các yếu tố mới ở Bảng 1. 1344 Bảng 1. Ma trận xoay nhân tố Nhân tố Sự gắn bó với doanh nghiệp Năng lực của sinh viên Sự đáng tin cậy của sinh viên Sự đáng tin cậy của sinh viên Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp Phong cách, ngoại hình phù hợp Sự nhiệt tình trong công việc .817 Chấp nhận bắt đầu ở vị trí thấp .770 Có thể làm việc theo ca .737 Sẵn sàng làm việc trong thời gian cao điểm .719 Năng lực chuyên môn của sinh viên .810 Kỹ năng cần thiết cho công việc .718 Trình độ ngoại ngữ .684 Kinh nghiệm thực tế .648 Tận tình phục vụ khách hàng .783 Lý lịch rõ ràng .748 Uy tín về đào tạo của Hutech .693 Tuân thủ nội quy lao động .644 Đồng hành với doanh nghiệp lúc khó khăn .880 Tinh thần trách nhiệm với công việc .827 Sự gắn bó với doanh nghiệp .818 1345 Nhân tố Sự gắn bó với doanh nghiệp Năng lực của sinh viên Sự đáng tin cậy của sinh viên Sự đáng tin cậy của sinh viên Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp Phong cách, ngoại hình phù hợp Quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp .844 Hiệu quả công việc cao .781 Tiết kiệm chi phí đào tạo .723 Phong cách đúng tiêu chuẩn .816 Ngoại hình phù hợp .769 Ngôn ngữ cơ thể phù hợp .732 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với yêu tố “Sự hài lòng của doanh nghiệp” cho kết quả như sau: Kiểm định tính thích hợp của EFA: 0,5 ≤ KMO = 0,719≤ 1. Phân tích yếu tố là thích hợp với dữ liệu thực tế. Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát: Sig. =0,000 ≤ 0,05. Các biến quan sát có tương quan trong mỗi nhân tố. Kiểm định phương sai trích: Phương sai cộng dồn của các yếu tố là 74.7%. Yếu tố “Sự hài lòng của doanh nghiệp” bao gồm các biến: Tài trợ cho việc đào tạo sinh viên, tiếp tục tuyển dụng và giới thiệu tuyển dụng với các doanh nghiệp khác. 3.5. Kết quả phân tích hồi quy Mô hình hồi quy tuyến tính bội có phương trình như sau: HL = β0 + β1 DU + β2 NL + β3 TC + β4 GB + β5 GT + β6 NH + ε. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy bằng 0, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.Giả thuyết: H0: các hệ số hồi quy đều bằng không, H1: Có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.Kết quả kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa sig = 0.00 < 5%, chấp nhận giả thuyết H1. Vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được. Như vậy, có thể kết luận mô hình được kiểm định. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng Khách sạn trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần là: Khả năng đáp ứng của sinh viên, Năng lực của sinh viên, Sự đáng tin cậy của sinh viên, Sự gắn bó với doanh nghiệp, Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp, Phong cách ngoại hình phù hợp. 1346 Bảng 2. Kết quả phân tích hồi quy Yếu tố/ Chỉ tiêu Hệ số hồi quy chuẩn hóa Mức ý nghĩa Khả năng đáp ứng 0.394 0.000*** Năng lực của sinh viên 0.301 0.000*** Sự đáng tin cậy của sinh viên 0.282 0.000*** Sự gắn bó với doanh nghiệp 0.098 0.019** Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp 0.090 0.049** Phong cách ngoại hình phù hợp 0.015 0.749** Số quan sát 198 Kết quả kiểm định ANOVA (sig.) 0.000*** Hệ số xác định R2 68.6% Ghi chú: (***) có ý nghĩa ở mức 1% (**) có ý nghĩa mức 5% 4. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với sinh viên ngành Nhà hàng Khách sạn Trường ĐH Công Nghệ Tp.HCM theo mức độ quan trọng giảm dần là: Khả năng đáp ứng của sinh viên, Năng lực của sinh viên, Sự đáng tin cậy của sinh viên, Sự gắn bó với doanh nghiệp, Giá trị tạo ra cho doanh nghiệp và Phong cách ngoại hình phù hợp. Do đó, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cũng cần xậy dựng theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này. Yếu tố sự đáp ứng ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của doanh nghiệp nói về khả năng thích nghi và khả năng làm việc theo ca, trong quá trình đào tạo tại nhà trường cần quan tâm rèn luyện tinh thần làm việc này cho sinh viên. Giảng viên luôn quan tâm cập nhật kiến thức, kỹ năng thực tế để truyền dạy cho sinh viên góp phần nâng cao sự hài lòng về yếu tố Năng lực của sinh viên. Đối với yếu tố sự tin cậy của sinh viên, cần quan tâm đến việc nâng cao tinh thần trách nhiệm của sinh viên từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hạn chế thay đổi công việc, cần gắn bó với doanh nghiệp để nâng cao sự hài lòng của họ. Đối với yếu tố giá trị gia tăng tạo ra cho doanh nghiệp mặc dù phần lớn do sự nỗ lực của sinh viên khi ra trường, tuy nhiên nó cũng chỉ có được khi sinh viên được cung cấp một môi trường học tập hiện có đầy đủ điều kiện, phương tiện tiếp xúc với thực tế. Cùng với một nền tảng kiến thức phong phú, mang tính thực tiễn cao cùng với kĩ năng chuyên môn vững vàng. Đây là trách nhiệm của nhà trường trong việc cho ra đời nguồn nhân lực có chất lượng. Với yếu tố ngoại hình phù hợp, Nhà trường cần định hướng cho sinh viên tầm quan trọng của Tác phong và ngoại hình trong cuộc sống và công việc bằng cách đưa ra các quy định, quy tắc cần tuân thủ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Phi Hổ (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ. [2] Lưu Tiến Dũng (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cử nhân các ngành khoa học xã hội và nhân văn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục, Tập 29, Số 2, p1‐9. 1347 [3] Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập Số 22(32), p.84-85. [4] Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển (2015). “Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: Một nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 2, p1-14 [5] Phùng Xuân Nhạ (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, 24, p.1-8. [6] Trịnh Thị Hoa Mai (2008), Liên kết đào tạo giữa nhà trường đại học với doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25, p.1-8 [7] Cronin, J. J., Taylor, S. A. (1992), “Measuring service quality: a reexamination and extension”, Journal of Marketing, 6, p.55-68. [8] Thongsamark (2001), “Service Quality: Its measurement and relationship with customer satisfaction”, ISE 5016, Thailand.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_doanh_nghiep_doi_vo.pdf
Tài liệu liên quan