Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng

Mục tiêu của nghiên cứu là nhận diện các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tư nhằm giúp các chính quyền địa phương đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong vấn

đề thu hút đầu tư FDI của mình. Nghiên cứu tiến hành điều tra 120 doanh nghiệp

có vốn đầu tư FDI trên địa bàn TP Đà Nẵng nhằm thu thập và phân tích số liệu.

Dựa vào mô hình phân tích khám phá và phân tích hồi quy bội, nhóm tác giả đã

nhận diện các yếu tố và mức độ ảnh hưởng như sau: (1) Nhóm nhân tố cơ sở

hạ tầng; (2) Nhóm nhân tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa

phương; (3) Nhóm nhân tố về sự hình thành và phát triển của cụm ngành; (4)

Nhóm nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực; và (5) Nhóm nhân tố về vị trí địa lý

và tài nguyên thiên nhiên.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 10/05/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu điển hình tại thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối với từng biến quan sát (nhân tố thành phần) trong từng nhóm nhân tố kể trên thì sự quan trọng của nó cụ thể được đánh giá thông qua trọng số đã tiến hành trong quá trình phân tích nhân tố, trọng số càng lớn thì vai trò của yếu tố càng quan trọng. Kết luận: Thông qua kiểm định mô hình hồi quy, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng lần lượt như sau: Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng ; nhóm nhân tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; nhóm nhân tố về sự hình thành và phát triển của cụm ngành; nhóm nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực và cuối cùng là nhóm nhân tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. 3. Một số gợi ý chính sách 3.1. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là yếu tố tác động nhiều nhất đến sự hài lòng của các nhà đầu tư nước ngoài, nó thể hiện: (1) Hệ thống giao thông (cầu đường, cảng, xe...) thuận lợi; (2) Hệ thống cấp điện ổn định; (3) Hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo; và (4) Hệ thống bưu chính viễn thông, ngân hàng thuận tiện. Do vậy, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải chú trọng vào: (i) Đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển, cảng hàng không đủ để tiếp nhận hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, nâng cấp hóa và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đô thị, mạng lưới giao thông thông minh, và phát triển hệ thống giao thông công cộng thành phố; (ii) Nâng cấp hệ thống điện bằng cách xây thêm các trạm hạ thế trung gian để tránh quá tải nhằm đảm bảo cung cấp điện liên tục, ốn định cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; (iii) Hệ thống xử lý nước thải cần phải được nâng cấp nhằm đáp ứng đầy đủ và thuận tiện hoạt động sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường; và (iv) Cải thiện hệ thống bưu chính viễn thông, ngân hàng. TP cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, nâng cấp, xây dựng cổng nối Internet trực tuyến cung cấp những thông tin đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. 3.2. Hoàn thiện công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền thể hiện qua: (1) Thủ tục hành chính được thực hiện nhanh gọn; (2) Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ; (3) Cơ quan nhà nước sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp; (4) Các thắc mắc, phản ánh của doanh nghiệp luôn được giải đáp thỏa đáng. Do vậy chính quyền địa phương cần: (i) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm cơ chế “một cửa, một đầu mối” trong công tác xúc tiến đầu tư tại Trung tâm xúc tiến đầu tư; (ii) Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở TP để giải quyết nhanh Bảng 4: Tóm tắt mô hình Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 0,837a 0,700 0,682 0,30303 Nghiên Cứu & Trao Đổi PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 11 (21) - Tháng 07-08/201378 các vấn đề có liên quan trực tiếp đến FDI nhằm loại bỏ sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo thời gian giải quyết, phòng chống tệ nạn quan liêu, tham nhũng, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, thông thoáng, cởi mở, minh bạch; (iii) Tiếp tục đơn giản các tiêu chí xem xét, thẩm định các dự án, rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, và cấp giấp phép đầu tư; và (iv) Cán bộ cần nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm vững chính sách, quy định hiện hành, nhanh chóng cập nhập những thay đổi bổ sung trong chính sách để giải đáp những thắc mắc, giải quyết các vấn đề mà DN đang gặp phải trong khuôn khổ của pháp luật. Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi đầu tư mà Chính phủ quy định, nhưng cũng biết vận dụng linh hoạt phù hợp với sự phát triển của địa phương. 3.3. Hình thành các cụm ngành tại địa phương Yếu tố hình thành cụm ngành công nghiệp thể hiện qua: (1) Hình thành các khu, cụm tập trung cho doanh nghiệp hoạt động; (2) Các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp cung cấp linh kiện phù hợp tập trung gần nhau; (3) Các nhà cung cấp linh kiện đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, thành phố Đà Nẵng cần chú trọng vào một số hoạt động sau: (i) Thành phố hoàn thiện các KCN đã đi vào hoạt động và tiếp tục triển khai hạ tầng tại các KCN mới. TP cần tiếp tục khảo sát, định hướng hình thành các cụm ngành một cách rõ ràng, xem xét nhóm các khu, cụm công nghiệp gần nhau và xác định rõ ngành nghề ưu tiên phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cắt giảm chi phí cho DN, cũng như công tác quản lý của chính quyền địa phương; (ii) Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cho các ngành công nghiệp chủ lực. Chính quyền địa phương cũng phải chú trọng hỗ trợ khuyến khích các ngành công nghiệp phụ trợ đổi mới công nghệ từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. 3.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Yếu tố về nguồn nhân lực thể hiện: (1) Nguồn lao động dồi dào; (2) Lao động có tay nghề; và (3) Doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nhân lực có trình độ cao. Như vậy, Chính quyền Đà Nẵng cần chú trọng vào một số vấn đề sau: (i) Tạo môi trường lao động, chính sách nhập cư thuận lợi nhằm thu hút lực lượng lao động phổ thông, lao động có tay nghề từ các tỉnh thành ở các khu vực lân cận tạo điều kiện cho doanh nghiệp trên địa bàn TP Đà nẵng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình; và (ii) Chú trọng phát triển và hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng hội nhập từ cấp phổ thông, dạy nghề đến bậc đại học nhằm cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ lao động có tay nghề cao, có trình độ chất lượng có thể làm chủ công nghệ mới. 4. Kết luận Bài viết đã xây dựng mô hình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với 8 nhóm nhân tố và 26 biến quan sát. Kết quả vận dụng thực tiễn vào Đà Nẵng cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm: Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng; nhóm nhân tố về công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương; nhóm nhân tố về sự hình thành và phát triển của cụm ngành; nhóm nhân tố về chất lượng nguồn nhân lực và cuối cùng là nhóm nhân tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Trong đó, nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng có tác động mạnh nhất, tiếp theo lần lượt là nhóm nhân tố công tác quản lý và hỗ trợ chính quyền địa phương, nhóm nhân tố về sự hình thành và phát triển cụm ngành, nhóm yếu tố về chất lượng nguồn nhân lực và nhóm yếu tố về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Do vậy để thu hút nguồn vốn đầu tư trực nước ngoài, chính quyền cần phải áp dụng các giải pháp tích cực tác động đến các nhóm yếu tố trên nhất là yếu tố cơ sở hạ tầng, quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực l TÀI LIỆU THAM KHẢO Agniezka Chidlow and Stephen Young (2008), Regional Determinants Of Fdi Distribution in Poland, William Davidson Institute, The University of Michigan: wdi.umich.edu/files/ publications/workingpapers/wp943.pdf (dowload ngày 15.8.2012) Blomstrom, Magnus & Kokko, Ari (1997), How Foreign Investment Affects Host Countries Bradbury, Kodrzycki, Tannenwald (1997), Incentives’ Role In Site Location Dunning J.H (1988b), The Electic Paradigm Of International Production http;//sdocument.ishlyon.cnrs.fr/cnrs_cas2/ site/www.iconf.org.cnrs_cass2/files/16_ Li_Xingzhong.pdf (Xem tiếp trang 83) Nghiên Cứu & Trao Đổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_cua_doanh_nghiep_dau_tu.pdf
Tài liệu liên quan