Đào tạo theo tín chỉ là một hình thức đào tạo tiên tiến, mang lại
hiệu quả cao đối với cả người học lẫn người dạy hiện nay. Yêu cầu cơ bản
và quan trọng đối với sinh viên khi học theo học chế tín chỉ đó là vấn đề tự
học. Tự học có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên trong môi trường dạy học,
vì nếu không có tự học thì sinh viên không thể hoàn thành nhiệm vụ học tập
theo phương châm “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tự học của sinh viên như năng lực,
động cơ hứng thú học tập, phương pháp tự học của sinh viên, phương pháp
giảng dạy của giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất trường học, và các yếu
tố liên quan đến tổ chức và quản lý hoạt động tự học cho sinh viên từ phía
các trường đại học.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ tập trung tổng quan các nghiên
cứu phân tích vai trò của các yếu tố về tổ chức và quản lý hoạt động tự học
cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học.
13 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iúp
sinh viên nắm kiến thức lý thuyết và thực tiễn của môn học tốt hơn, nhất là buộc
sinh viên phải tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên cứu để phục vụ cho việc thảo
luận. Trong thảo luận, thuyết trình, giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh
luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên; có nhận xét, đánh giá tinh thần
làm việc, chất lượng bài thảo luận, thuyết trình; khích lệ, động viên đúng mức, tạo
động lực cho sinh viên.
Bốn là, tích cực hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận môn học, làm các bài tập
lớn. Hình thức này có tác dụng giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học,
hiểu sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực
tiễn, góp phần rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên, qua đó góp phần nâng cao năng
lực tự học.
Năm là, thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên cần làm cho sinh viên có
nhận thức đúng về vai trò to lớn của hoạt động tự học, tự nghiên cứu và truyền đam
mê cho họ. Đồng thời, chủ động và tích cực hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên
cứu, đây là một nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện khi áp dụng đào tạo theo tín
chỉ. Theo đó, khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra của sinh viên, không dừng lại ở việc
xem xét mức độ thuộc bài của người học, mà phải nhìn nhận và đánh giá cao sự
hiểu biết bản chất vấn đề, năng lực tư duy và khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn, nhất là những kiến thức mà người học có được nhờ việc tự học, tự nghiên cứu.
4. 3. Nhóm giải pháp từ phía Nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức
xã hội khác
Đối với Nhà trường, trước hết cần tiếp tục hoàn thiện phương thức đào tạo
theo tín chỉ; tổ chức những hội thảo khoa học, những buổi tọa đàm, trao đổi xoay
quanh vấn đề nâng cao năng lực tự học của sinh viên, qua đó giúp sinh viên có thể
học hỏi được những phương pháp và kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình tự
học của bản thân. Giảm tải các thủ tục hành chính, áp dụng chính sách 1 cửa vào
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
272
quản lý sinh viên, đồng thời, tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ sở vật chất trang
thiết bị phục vụ học tập cho sinh viên trong học chế tín chỉ, đặc biệt ứng dụng công
nghệ thông tin trong hỗ trợ học tập cho sinh viên như hệ thống học trực tuyến cả về
nội dung và hình thức, bảo đảm tính chính xác, hệ thống, lôgic, phong phú và cập
nhật; nâng cao tính tiếp cận của website E-learning, tức là biến việc học trực tuyến
trở thành phổ cập như học trên lớp. Để thu hút nhiều sinh viên hơn tham gia vào
website, phát huy được tính tự học, tự nghiên cứu của họ.
Mặt khác, tăng cường hỗ trợ sinh viên về nguồn sách vở, tài liệu học tập bằng
cách tiếp tục phát triển hệ thống thư viện đọc và thư viện online với nguồn tài liệu
phong phú và cập nhật, khai thác thuận tiện và dễ dàng, đáp ứng được nhu cầu học
tập của sinh viên. Cùng với đó, hỗ trợ sinh viên về mặt cơ sở vật chất, trang thiết bị,
môi trường học tập thông qua việc tiếp tục mở rộng không gian tự học (phòng đọc,
phòng tự học,) với môi trường yên tĩnh, tiện nghi và học thuật cần thiết; nâng cấp
hệ thống trang thiết bị, bảo đảm hệ thống wifi, phòng máy dành cho tra cứu trực
tuyến. Ngoài ra, có các chính sách, hoạt động cổ vũ phong trào tự học trong sinh
viên, động viên, khen thưởng những tấm gương tự học. Tất cả những điều này sẽ
tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên,
thu hút họ đến với không gian học tập, nghiên cứu của Nhà trường nhiều hơn, qua
đó góp phần nâng cao năng lực tự học của sinh viên.
Đối với Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội khác - những tổ chức gần gũi
và có ảnh hưởng khá lớn đến sinh viên trong trường, trước hết cần quan tâm giúp
sinh viên có được những nhận thức đúng đắn về mục đích học tập, về sự cần thiết
phải tăng cường tự học ở bậc đại học, về những tác động nhiều mặt của môi trường
xung quanh đến sinh viên khi phần đông họ phải sống tự lập, xa gia đình. Đồng
thời, bằng hoạt động của mình, Đoàn và các tổ chức xã hội với sự tham gia của các
câu lạc bộ vừa về chuyên môn vừa về nghệ thuật, hoàn toàn có thể khai thác ưu thế
này để triển khai các biện pháp khuyến khích tinh thần tự học trong sinh viên và
nâng cao năng lực tự học của họ. Cùng với đó, tạo ra sân chơi, môi trường, kể cả
môi trường cạnh tranh (cạnh tranh cá nhân, cạnh tranh nhóm trong lớp hoặc trong
câu lạc bộ, hay rộng hơn là toàn trường,...) để sinh viên học tập, rèn luyện, góp
phần nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu. Ví như: phát động phong trào tự học
trong sinh viên; thành lập các nhóm bạn cùng tiến và thi đua với nhau để kích thích
quá trình tương tác, tự học có hiệu quả hơn và trở thành một thói quen tốt trong sinh
viên; các câu lạc bộ tích cực tổ chức các cuộc thi chuyên môn. Những hoạt động
này không chỉ giúp sinh viên mở mang kiến thức và rèn luyện kỹ năng mà còn kích
thích họ có thêm hứng thú và động lực đối với hoạt động tự học, tự nghiên cứu.
273
Kết luận
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, hoạt động tự học của sinh viên là một đòi
hỏi thiết yếu, có vai trò đặc biệt quan trọng. Kết quả và hiệu quả của hoạt động tự
học phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến bản
thân người học, gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể và xã hội. Để nâng cao
chất lượng hoạt động tự học của sinh viên trong học chế tín chỉ, cần thực hiện đồng
bộ hàng loạt các giải pháp trong việc tổ chức và quản lý hoạt động này, từ phía bản
thân sinh viên đến phía giảng viên, Nhà trường, Đoàn thanh niên, gia đình và xã
hội, trong đó bản thân sinh viên giữ vai trò quyết định.
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg
ngày 13 tháng 6 năm 2012 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục
2011-2020.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
3. Phạm Minh Hạc (2002), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá; Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đặng Xuân Hải (2007), “Tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của giảng viên và
của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Tạp chí Giáo dục, số 15/
10-2007, tr.5-7.
5. Đặng Xuân Hải (2011), Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ đạo quá
trình chuyển đổi từ niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, Đề tài NCKH
cấp đặc biệt ĐHQGHN.
6. Nguyễn Mai Hương (2013), Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ
trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Sách chuyên khảo,
NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Lê Hoàng Việt Lâm (2010), Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
giáo dục đại học và co đẳng Việt Nam”, Ban Liên lạc các trường ĐH&CĐ Việt
Nam (tr.188-201)
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC CHẾ TÍN CHỈ
PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL
KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI
274
8. Lâm Quang Thiệp (2008), “Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở
Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học Vinh
9. Eli Mazur & Phạm Thị Ly (2006) “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những
gợi ý cho cải cách giáo dục đại học Việt Nam” (tr.89).
10. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2007),
Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
11. Vygotsky S.L.(2004). Imagination and Creativity in Childhood, Journal of
Russian and East European Psychology, vol. 42, no. 1, January–February
2004, pp. 7–97, M.E. Sharpe, Inc.
12. Dominique Rabine-Bucknor (2010), Adult Teaching and Learning: Self
Directed Learning, Application Paper, Colorado State University.
275
FACTORS INFLUENCEING SELF- STUDY ACTIVITIES
OF THE STUDENTS IN CREDIT SYSTEM IN HIGHER
EDUCATION
Ha Thi Thanh Thuy, PhD student1
Abstract: Credit-based training is an advanced form of training which is
highly effective for both students and teachers. The basic and important
requirement for students in credit system is self-study. Self-study activities
is very important for students in the teaching environment, because without
self-study, students can not complete the task of learning under the motto
“turn the training process into self-training process”. There are many factors
that influence the quality of students’ self-study, such as their competencies,
motivation for studying, self-study methods, teaching methods, conditions
of school facilities, and factors related to organization and management of
training for students in higher education.
Within the framework of this article, the author focuses only on the
overview of the study of analysis of the role of organizational factors and
the management of self-study activities for students to improve the quality of
training in higher education.
Keywords: Self-study, credit system, higher education
1 VNU, University of Education;
Email: thuyhtt@vnu.edu.vn;
Tel: 0974348680.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_hoat_dong_tu_hoc_cua_sinh_vien_tron.pdf