Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu và đo lường tác động của các yếu

tố đặc điểm doanh nghiệp lên hành vi tránh thuế đối với các doanh nghiệp tại Việt

Nam được niêm yết trên sàn giao dịch UPCOM từ năm 2015 đến năm 2019. Mẫu

sử dụng trong nghiên cứu gồm 3.105 quan sát từ một mẫu gồm 621 doanh nghiệp

trong thời gian 5 năm. Các kỹ thuật phân tích được sử dụng là phân tích hồi quy

tuyến tính, mô hình ước lượng OLS, FEM-REM và GLS. Kết quả của nghiên cứu

này cho thấy rằng các yếu tố quy mô doanh nghiệp, tuổi đời doanh nghiệp, hệ số

đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời và chất lượng kiểm toán đều có ảnh hưởng đối

với việc tránh thuế. Trong đó, hệ số đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đến

hành vi tránh thuế còn các yếu tố còn lại có ảnh hưởng ngược chiều với việc tránh

thuế của doanh nghiệp.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trái lại, các doanh nghiệp lâu năm sẽ ít động cơ thực hiện hành vi tránh thuế hơn vì nếu phải cân nhắc giữa việc giảm thiểu gánh nặng thuế và việc ảnh hưởng uy tín khi bị rò rỉ thông tin về hành vi tránh thuế thì các nhà quản lý sẽ có mong muốn bảo vệ danh tiếng doanh nghiệp hơn. Đối với tác động của biến chất lượng kiểm toán, Bảng 4 cho thấy biến BIG4 và ETR có quan hệ đồng biến ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này phù hợp với kết quả của Lestari & Nedya (2019) và Damayanti và Susanto (2015) khi cho rằng chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng ngược chiều với hành vi tránh thuế. Lý do là các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán Big Four có xu hướng được cơ quan thuế tin tưởng. Kiểm toán viên của Big Four thường được đánh giá với năng lực và chuyên môn tốt, do đó họ có thể có kinh nghiệm và khả năng nhận diện các hành vi tránh thuế. Điều này khiến các doanh nghiệp được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán Big Four sẽ ít động cơ thực hiện hành vi tránh thuế hơn. Đối với biến quy mô, kết quả hồi quy cho thấy biến SIZE và ETR có mối tương quan đồng biến ở mức ý nghĩa 1%. Điều này hàm ý rằng quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng ngược chiều đến hành vi tránh thuế. Kết quả này phù hợp với kết luận của các nghiên cứu trước đó (Alfina, Nurlaela & Wijayanti, 2018; Sunarsih, Haryo &Yahya, 2019; Jihene & Moez, 2019, Zhang và cộng sự, 2012). Các doanh nghiệp với quy mô lớn, danh tiếng và nguồn lực dồi dào có thể ít động cơ sử dụng các nguồn lực của riêng mình để thực hiện hành vi tránh thuế vì không muốn trở thành mục tiêu ‘để mắt’ của Chính phủ cũng như bị chú ý bởi truyền thông và công chúng. 4. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả kiểm định từ mô hình hồi quy GLS đã chứng minh rằng về mặt thống kê, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính tài chính, độ tuổi của doanh nghiệp, kiểm toán bởi Big Four và quy mô doanh nghiệp đều có mức ý nghĩa 1% và đều có ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế. Trong đó, hệ số đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi tránh thuế, các yếu tố như khả năng sinh lời, độ tuổi doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp thì có ảnh hưởng ngược chiều với hành vi tránh thuế. Một vài hàm ý chính sách có thể rút ra từ kết quả nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, Nhà nước nên đưa ra chính sách minh bạch, rõ ràng như giám sát thuế thường xuyên để lường trước việc tránh thuế và thúc đẩy nguồn thu ngân sách nhà nước cao hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu này có thể khuyến khích các nhà chính sách đưa ra điều chỉnh luật mới nhằm tăng cường quản lý thuế tốt ở Việt Nam. Thứ hai, đối với cơ quan thuế, nghiên cứu này gợi ý các động cơ xuất phát từ đặc điểm của doanh nghiệp có thể thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các chiến lược tránh thuế; từ đó tạo động lực để Nhà nước thực hiện một số thay đổi các quy tắc và quy định để giải quyết và thắt chặt hơn trong vấn đề tránh thuế doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng có một số hạn chế. Thứ nhất, trong quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn UPCOM, có nhiều doanh NGUYỄN HOÀNG ANH - VŨ HOÀNG PHÚC Số 234- Tháng 11. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 79 nghiệp bị loại khỏi mẫu nghiên cứu do không đáp ứng đủ tiêu chí hoạt động và có số liệu báo cáo tài chính được kiểm toán đầy đủ và liên tục từ năm 2015- 2019. Thứ hai, chỉ tiêu ETR không phải là thước đo duy nhất về tránh thuế. Ngoài ra, thời gian nghiên cứu chỉ thực hiện trong giai đoạn từ năm 2015- 2019 nên không thể khái quát cho hành vi tránh thuế của các năm trước. Các nghiên cứu tiếp theo có thể làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tránh thuế của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc sử dụng đa dạng các thước đo về tránh thuế cũng như khung thời gian nghiên cứu ■ Tài liệu tham khảo Alfina, I. T., Nurlaela, S., & Wijayanti, A. (2018, August). The Influence of Profitability, Leverage, Independent Commissioner, and Company Size to Tax Avoidance. In PROCEEDING ICTESS (Internasional Conference on Technology, Education and Social Sciences). Aminah, A., Chairina, C., & Sari, Y. Y. (2018). The Influence of Company Size, Fixed Asset Intensity, Leverage, Profitability, and Political Connection To Tax Avoidance. AFEBI Accounting Review, 2(02), 30-43. Armstrong, C. S., Blouin, J. L., & Larcker, D. F. (2012). The incentives for tax planning. Journal of accounting and economics, 53(1-2), 391-411. Cahyono, D. D., Andini, R., & Raharjo, K. (2016). Pengaruh komite audit, kepemilikan institusional, dewan komisaris, ukuran perusahaan (Size), leverage (DER) dan profitabilitas (ROA) terhadap tindakan penghindaran pajak (tax avoidance) pada perusahaan perbankan yang listing BEI periode tahun 2011–2013. Journal Of Accounting, 2(2), 1-10. Chen, S., Chen, X., Cheng, Q., & Shevlin, T. (2010). Are family firms more tax aggressive than non-family firms?. Journal of financial economics, 95(1), 41-61. Damayanti, F., & Susanto, T. (2015). Pengaruh komite audit, kualitas audit, kepemilikan institusional, risiko perusahaan dan return on assets terhadap tax avoidance. Esensi: Jurnal Bisnis dan Manajemen, 5(2). DeAngelo, L. E. (1981). Auditor size and audit quality. Journal of accounting and economics, 3(3), 183-199. Desai, M. A., & Dharmapala, D. (2009). Corporate tax avoidance and firm value. The review of Economics and Statistics, 91(3), 537-546. Dewinta, I. A. R., & Setiawan, P. E. (2016). Pengaruh ukuran perusahaan, umur perusahaan, profitabilitas, leverage, dan pertumbuhan penjualan terhadap tax avoidance. E-Jurnal Akuntansi, 14(3), 1584-1615. Dormann, C. F., Elith, J., Bacher, S., Buchmann, C., Carl, G., Carré, G., ... & Lautenbach, S. (2013). Collinearity: A review of methods to deal with it and a simulation study evaluating their performance. Ecography, 36(1), 27-46. Fadhilah, R. (2014). Pengaruh good corporate governance terhadap tax avoidance (Studi empiris pada perusahaan manufaktur yang terdaftar di BEI 2009-2011). Jurnal akuntansi, 2(1). Frank, M. M., Lynch, L. J., & Rego, S. O. (2009). Tax reporting aggressiveness and its relation to aggressive financial reporting. The Accounting Review, 84(2), 467-496. Gujarati, D.N. & Porter, D.C. (2009). Basic econometrics. (5th ed.). New York: McGraw Hill/Irwin Gulzar, M. A., Cherian, J., Sial, M. S., Badulescu, A., Thu, P. A., Badulescu, D., & Khuong, N. V. (2018). Does Corporate Social Responsibility Influence Corporate Tax Avoidance of Chinese Listed Companies? Sustainability, 10(12), 4549. Jihene, F., & Moez, D. (2019). The moderating effect of audit quality on CEO compensation and tax avoidance: Evidence from Tunisian context. International Journal of Economics and Financial Issues, 9(1), 131. Kurniasih, T., & Sari, M. M. R. (2013). Pengaruh return on assets, leverage, corporate governance, ukuran perusahaan dan kompensasi rugi fiskal pada tax avoidance. Buletin Studi Ekonomi, 18(1): 58-66. Law, T., Elyzabeth, I. M., & Setiawan, S. (2012). Pengaruh Kompetensi Dan Independensi Terhadap Kualitas Audit. Jurnal Akuntansi, 4(1), 35-34. Lestari, N., & Nedya, S. (2019, October). The effect of audit quality on tax avoidance. In International Conference on Applied Science and Technology 2019-Social Sciences Track (iCASTSS 2019) (pp. 72-76). Atlantis Press. Lin, S., Tong, N., & Tucker, A. L. (2014). Corporate tax aggression and debt. Journal of Banking & Finance, 40, 227- 241. Maharani, I. G. A. C., & Suardana, K. A. (2014). Pengaruh Corporate Governance, Profitabilitas, dan Karakteristik Eksekutif pada Tax Avoidance Perusahaan Manufaktur. E-jurnal Akuntansi, 9(2), 525-539. Merslythalia, D. R., & Lasmana, M. S. (2016). Effect of Competence Executive, Company Size, Independent Commissioner, and Institutional Ownership Against Tax Avoidance (Empirical Study Manufacturing Companies Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tránh thuế của doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 234- Tháng 11. 202180 Listed on Bei Years 2012-2014). Scientific Journal of Accounting and Business, 11(2), 117-124 Mills, L. F. (1998). Book-tax differences and Internal Revenue Service adjustments. Journal of Accounting research, 36(2), 343-356. Nguyễn Tấn Lượng. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc né tránh thuế của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE. Tạp chí Công Thương, truy cập tại https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-anh-huong-den-viec- ne-tranh-thue-cua-cac-doanh-nghiep-duoc-niem-yet-tren-san-hose-68267.htm Nguyễn Tấn Tiến. (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc né tránh thuế của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn HOSE. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại Học Mở TP.HCM. Permata, A. D., Nurlaela, S., & Wahyuningsih, E. M. (2018). Pengaruh Size, Age, Profitability, Leverage dan Sales Growth Terhadap Tax Avoidance Pada Perusahaan Sektor Industri Dasar dan Kimia di BEI. Seminar Nasional dan the 5th Call for Syariah Paper (SANCALL) 2018. Phillips, J. D. (2003). Corporate tax‐planning effectiveness: The role of compensation‐based incentives. The Accounting Review, 78(3), 847-874. Putri, T. R. F., & Suryarini, T. (2017). Factors affecting tax avoidance on manufacturing companies listed on IDX. Accounting Analysis Journal, 6(3), 407-419. Rego, S. O. (2003). Tax‐avoidance activities of US multinational corporations. Contemporary Accounting Research, 20(4), 805-833. Sunarsih, S., Haryono, S., & Yahya, F. (2019). Pengaruh Profitabilitas, Leverage, Corporate Governance, dan Ukuran Perusahaan Terhadap Tax Avoidance (Studi Kasus Pada Perusahaan Yang Tercatat Di Jakarta Islamic Index Tahun 2012-2016). INFERENSI: Jurnal Penelitian Sosial Keagamaan, 13(1), 127-148. Titisari, K. H., & Mahanani, A. (2016). Pengaruh Ukuran Perusahaan Dan Sales Growth Terhadap Tax Avoidance. In Seminar Nasional UNIBA Surakarta, Vol. 2, No. 1, pp. 212-223. Viện Chiến Lược và Chính Sách Tài Chính (NIF), 2021. Hiệu quả thu thuế ở Việt Nam- Báo cáo kết quả nghiên cứu của NIF tại cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính, truy cập ngày 15/04/2021 từ https://www.mof.gov.vn/webcenter/ portal/vclvcstc/r/m/nckh/ctnc/nckhctnc_chitiet?dDocName=MOFUCM197200&dID=205543&_afrLoop=239 3545113985830#%40%3FdID%3D205543%26_afrLoop%3D2393545113985830%26dDocName%3DMOFU CM197200%26_adf.ctrl-state%3Dxyie7xw7d_29 Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), 2020. Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu của VEPR ngày 28/04/2020, truy cập ngày 15/04/2021 từ org.vn/533/news-detail/1802080/su-kien-gan-day/hoi-thao-cong-bo-ket-qua-nghien-cuu-tron-va-tranh-thue-cua- thue-thu-nhap-doanh-nghiep-fdi-tai-viet-nam-.html Wilson, R. J. (2009). An examination of corporate tax shelter participants. The Accounting Review, 84(3), 969-999. Wooldridge, J.M. (2009). Introductory econometrics: A modern approach. (4th ed.). Canada: South Western CENGAGE Learning. Yuniarwati, I., Dewi, S. P., & Lin, C. (2017). Factors That Influence Tax Avoidance in Indonesia Stock Exchange. Chinese Business Review, 16(10), 510-517. Zeng, T. (2010). Ownership concentration, state ownership, and effective tax rates: Evidence from China’s listed firms. Accounting Perspectives, 9(4), 271-289. Zhang, H., Li, W., & Jian, M. (2012). How does state ownership affect tax avoidance? Evidence from China. Singapore Management University, School of Accountancy, 13-18.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_yeu_to_anh_huong_den_hanh_vi_tranh_thue_cua_doanh_nghiep.pdf