Nghiên cứu kiểm định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập
của sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, bằng việc khảo sát 603 sinh viên. Phương
pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA được sử dụng với phương tiện SPSS.
Kết quả cho thấy, mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất
lượng học tập – theo thứ tự từ tương quan lớn nhất đến bé nhất: nhận thức, games, giảng
viên, mối quan hệ, và trong đó nhận thức có ảnh hưởng nhất tới giá trị cảm nhận của sinh
viên về chất lượng học tập. Nghiên cứu đề ra một số biện pháp nâng cao và cải thiện cho
các yếu tố đã nêu trên giúp định hướng cho bộ máy giáo dục Việt Nam nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên tốt hơn và dễ hơn.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2436
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Minh Cường, Châu Mỹ Vân, Nguyễn Trương Hoài Phong
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Lê Cẩm Tú
TÓM TẮT
Nghiên cứu kiểm định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tập
của sinh viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, bằng việc khảo sát 603 sinh viên. Phương
pháp phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA được sử dụng với phương tiện SPSS.
Kết quả cho thấy, mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến giá trị cảm nhận của sinh viên về chất
lượng học tập – theo thứ tự từ tương quan lớn nhất đến bé nhất: nhận thức, games, giảng
viên, mối quan hệ, và trong đó nhận thức có ảnh hưởng nhất tới giá trị cảm nhận của sinh
viên về chất lượng học tập. Nghiên cứu đề ra một số biện pháp nâng cao và cải thiện cho
các yếu tố đã nêu trên giúp định hướng cho bộ máy giáo dục Việt Nam nâng cao chất lượng
học tập của sinh viên tốt hơn và dễ hơn.
Từ khóa: chất lượng học tập của sinh viên, cải thiện, giá trị cảm nhận của sinh viên về chất
lượng học tập, nhận thức, nâng cao.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ thì nhu cầu thị trường về
nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng cao. Nhằm đáp ứng nguồn cung nhân lực
cho thị trường thì sinh viên được xem là một trong những nguồn nhân lực chính, chủ chốt và
đầy tiềm năng của đất nước. Việc cải thiện môi trường học tập, nâng cao chất lượng giảng
dạy là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói
chung và sinh viên nói riêng.
Sinh viên là những “viên ngọc” sáng, qu giá của đất nước trong tương lai. Việc rèn dũa
những “viên ngọc” ấy chính là góp một phần sức lực giúp cho đất nước ngày càng trở nên
phồn vinh, phồn thịnh điều ấy cũng đã được chứng minh qua câu nói của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được
sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học
tập của các cháu”. Thế nên có thể nói học tập vừa giúp ích cho bản thân sinh viên vừa tạo
nên quang vinh cho đất nước. Chính bởi lẽ đó nên chất lượng học tập của sinh viên đã đạt
được một mức quan trọng đáng để mọi người trong nước quan tâm, nhưng việc quan tâm
không là chưa đủ bởi chúng ta chỉ đang quan tâm tới chất lượng sinh viên sau khi ra trường
(kết quả) mà quên đi cả quá trình đó là quãng thời gian học tập và trau dồi qu báu của các
sinh viên nói riêng và các nhân tài cho đất nước nói riêng, và nhóm các tác giả sở hữu bài
nghiên cứu này muốn nhấn mạnh lại điều này rằng: “Chất lượng sinh viên ngày càng cải
2437
thiện, nâng cao là sự khẳng định của nước ta đối với bạn bè các nước trên thế giới.”, thế
nên chính bởi sự cấp thiết của vấn đề chất lượng sinh viên mới càng nâng cao được tính
cấp thiết của vấn đề chất lượng học tập.
Việc nghiên cứu về nền giáo dục đại học Việt Nam nói chung và nền giáo dục tại khu vực
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng không phải là vấn đề mới, thực tế ra đã có rất nhiều các
bài nghiên cứu về vấn đề này ở các năm trước đó, nhưng sự thay đổi của đất nước ta là
“chóng mặt”, thế nên chúng ta cần phải tiếp thu tinh hoa của các bậc tiền bối đã tiên phong
trong lĩnh vực này và phát triển chúng hơn nữa. Và không chỉ vậy chúng ta nếu muốn cải
thiện hay nâng cao chất lượng học tập, thì việc chúng ta cần làm là xác định các yếu tố ảnh
hưởng tới chất lượng học tập là gì, chúng ta càng làm r được các yếu tố ảnh hưởng thì
việc chúng ta phân tích và nâng cao được chất lượng học tập không còn là vấn đề khó nữa.
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan
điểm khác nhau về chất lượng. Thêm vào đó trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích
khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Và chính vì lẽ đó nên nhóm
các tác giả đưa ra khái niệm về chất lượng một cách khái quát như sau: “Chất lượng là tập
hợp các thuộc tính nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối tượng mà chất lượng đang hướng tới”,
ở đây đối tượng có thể được xem là các sinh viên trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Học tập thường được hiểu là quá trình đạt được sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng,
giá trị và thái độ. Quá trình học tập của con người bắt đầu từ khi mới sinh cho đến khi chết
do hệ quả của những tương tác liên tục giữa con người và môi trường. Bản chất và các quá
trình của học tập được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm tâm lý học giáo dục, tâm lý
học thần kinh, tâm lý học thực nghiệm và sư phạm. Việc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực đã
dẫn đến sự xuất hiện vô số những khái niệm về học tập. Trên cơ sở tham khảo các khái
niệm về học tập, nhóm các tác giả đưa ra khái niệm về học tập trong môi trường đại học như
sau: “Học tập là một loại hoạt động nhận thức cơ bản, được thực hiện dưới sự hướng dẫn
của cán bộ giảng dạy. Nhằm nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng về một loại nghề nghiệp
nào đó, làm cơ sở cho hoạt động nghề nghiệp tương lai”.
Chất lượng học tập là một lĩnh vực phức tạp là mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ mà
học sinh đạt được sau khi kết thúc khoá học so với các chuẩn được đề ra trong mục tiêu
dạy học.
Theo Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục) quan niệm: “Chất lượng học tập
được đánh giá qua mức độ đạt trước mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình
đào tạo và chất lượng học tập là kết quả của quá trình dạy học được phản ánh ở các đặc
trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của
người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ
thể”. Và từ quan niệm về chất lượng học tập được nêu trên, nhóm các tác giả đưa ra quan
niệm chất lượng học tập của người học như sau: “Chất lượng học tập của người học là tổng
hợp các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và thái độ được hình thành và phát triển trong quá trình
học tập rèn luyện ở nhà trường, đáp ứng với mục tiêu yêu cầu đào tạo và nhiệm vụ chức
trách sau khi ra trường”.
Khi nghiên cứu khái niệm giá trị cảm nhận, xác định ba phương pháp chính để định nghĩa
giá trị cảm nhận. Đầu tiên, giá trị cảm nhận là đánh đồng giá trị với giá cả. Các nhà triết học
2438
trước thế kỷ XVI đã xem giá trị và giá cả là tương đương với nhau (Sewall, 1901). Phương
pháp thứ hai, định nghĩa giá trị cảm nhận là khái niệm gồm hai phần, một phần là các lợi ích
thu được (kinh tế, xã hội và quan hệ) và một phần là những hi sinh (giá, thời gian, nỗ lực, rủi
ro và sự tiện lợi) của khách hàng (Cronin Jr và cộng sự, 2000). Giá trị cảm nhận là sự đánh
giá tổng thể của người tiêu dùng về tiện ích của một sản phẩm hay dịch vụ dựa vào nhận
thức của họ về những gì nhận được và những gì phải bỏ ra (Zeithaml, 2018). Do đó, nó
được hiểu là một khái niệm mang tính cá nhân và chủ quan (Parasuraman và cộng sự,
1991). Ngoài ra, giá trị cảm nhận còn được thể hiện cụ thể hơn ở việc cảm thấy lợi ích nhận
được lớn hơn rất nhiều so với những gì bỏ ra khi mua hàng trực tuyến, các sản phẩm mua
tại một trang thương mại điện tử rất đáng với giả cả phải trả, hay việc mua sắm tại trang
thương mại điện tử này được xem là ý định khôn ngoan (Dodds và cộng sự, 1991) hay ví dụ
như giáo dục lượng kiến thức được xem như hàng hóa và những gì người giảng dạy truyền
tải đã vượt quá số chi phí bạn bỏ ra để mua lượng hàng hóa ấy, đấy được xem là lợi ích của
việc học và tăng giá trị cảm nhận của người đang theo học (Sanchez và cộng sự, 2006).
Phương pháp thứ ba dựa vào khái niệm giá trị cảm nhận như là đánh giá tổng thể về giá trị
chủ quan xem xét tất cả tiêu chí đánh giá có liên quan (Sweeney và Soutar, 2001). Trong
trường hợp này, giá trị được cảm nhận bởi người tiêu dùng khi họ ước tính giữa chi phí và
lợi ích để đưa ra nhận xét, đánh giá tổng quan về các khía cạnh của hoạt động giao dịch.
Định nghĩa này công nhận tính chất chủ quan của giá trị rõ ràng. Ở đây, giá trị được cung
cấp bởi “cảm nhận về chất lượng học tập của sinh viên”, không chỉ đơn giản như học phí,
giảng viên mà còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiên cứu định tính
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, để xây dựng cơ sở lý luận của vấn
đề nghiên cứu.
3.2 Nghiên cứu định lượng
Phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp thống kê toán học
3.2.1 Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được xây dựng dựa vào cơ sở lý thuyết và được kế thừa từ một số các công
trình nghiên cứu trước đây. Cụ thể như sau: “Giảng viên” được đo lường bằng thang đo kế
thừa từ nghiên cứu của Phạm Thị Liên (2016) và Võ Văn Việt (2017); “Hội thảo” được đo
lường bằng thang đo kế thừa từ nghiên cứu của Võ Văn Việt (2017) và Nguyễn Văn Vũ An
và cộng sự (2014); “Cơ sở vật chất” được đo lường bằng thang đo kế thừa từ nghiên cứu
của Nguyễn Văn Vũ An và cộng sự (2014) và Phạm Thị Liên (2016).
Các biến được đo lường bằng thang đo Likert 5. Về cơ bản, phiếu điều tra được chấp nhận
chỉ điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến ngữ nghĩa để tránh người đọc hiểu sai câu hỏi.
3.2.2 Thu thập dữ liệu và đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tổng thể nghiên cứu là sinh viên đang học tập tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, bảng
câu hỏi được gửi trực tiếp thông qua mạng Internet đến các đối tượng nghiên cứu. Kết quả
thu được 608 phiếu trả lời, trong đó 603 phiếu đạt yêu cầu, còn lại 5 phiếu bị loại bỏ do
2439
không trả lời. Do đó số lượng bảng câu hỏi được sử dụng cho phân tích là 603 phiếu. Đặc
điểm mẫu nghiên cứu như sau:
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu được thực hiện bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo, phân
tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, kiểm định các giả thuyết.
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Độ tin cậy của các thang đo được xác định bằng hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6,
hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3, điều này cho thấy thang đo các khái niệm đều
đảm bảo yêu cầu về độ tin cậy.
Bảng 2. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo
Nhân tố Số biến quan sát
Hệ số Cronbach’s
Alpha
Hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất
Mối quan hệ xã hội 5 0,710 0,345
Nhận thức 5 0,856 0,638
Giảng viên 6 0,895 0,664
2440
Nhân tố Số biến quan sát
Hệ số Cronbach’s
Alpha
Hệ số tương quan
biến tổng nhỏ nhất
Cơ sở vật chất 6 0,880 0,633
Hội thảo 6 0,899 0,681
Games 6 0,846 0,592
Cảm nhận của sinh
viên
3 0,811 0,649
4.2 Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá cho các biến độc lập được kết quả như sau: hệ số KMO đạt
được là 0,913 nằm trong khoảng cho phép từ 0,5 đến 1. Ngoài ra các biến quan sát hội tụ
thành 4 nhân tố, đều có trọng số nhân tố lớn hơn 0,5 và phương sai đạt 67.331%. Như vậy
phân tích nhân tố khám phá là phù hợp.
Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá
4.3 Phân tích tương quan
Hệ số Pearson được sử dụng để phân tích mối tương quan giữa các biến định lượng. Các
hệ số tương quan cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập đều có ý nghĩa
thống kê.
4.4 Kiểm định giả thuyết
Từ kết quả hồi quy cho thấy, 4 biến độc lập gồm: Nhận thức, Games, Giảng viên và Mối
quan hệ có hệ số B lần lượt là 0,327; 0,266; 0,251 và 0,074. Hệ số VIF đề bé hơn 2 và sig
2441
nhỏ hơn 0,05. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H6 được chấp nhận. Mô hình hồi quy thể
hiện sự cảm nhận của sinh viên đối với chất lượng học tập được xác định như sau: Y =
0.513+ 0,327NT+ 0,266G+ 0,251GV+ 0,074MQH
Bảng 4. Kết quả hồi quy
Model Unstandardized
Coefficients
Standardized
Coefficients
T Sig. Collinearity Statistic
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .513 .116 4.424 .000
NT .327 .034 .337 9.527 .000 .528 1.896
G .266 .030 .278 8.830 .000 .668 1.498
GV .251 .034 .259 7.431 .000 .543 1.841
MQH .074 .024 .090 3.032 .003 .758 1.319
5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu ta có thể thấy nhận thức của sinh viên tác động lớn đến chất
lượng học tập. Để nâng cao được chất lượng học tập ta có thể thay đổi tỷ lệ điểm giữa điểm
thi và điểm quá trình thành 50-50% từ đó tạo ra động lực cho sinh viên đến lớp nhiều hơn,
khi đó kiến thức mà sinh viên nhận được trong quá trình học tập sẽ nhiều hơn là việc không
đến lớp mà chỉ dựa vào điểm thi cuối cùng để qua môn học đó.
Games là yếu tố có mức ảnh hưởng cao đến chất lượng học tập của sinh viên. Với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học - công ngệ thì games đã không còn xa lạ đối với mọi người.
Sử dụng game một cách hợp l kết hợp vào bài giảng để những bài học có sức hút hơn với
sinh viên, biến nó trở thành một công cụ hiêu quả để giúp cho bài giảng không bị nhàm
chán, tăng tương tác của sinh viên với giảng viên và tăng khả năng ghi nhớ kiến thức.
Giảng viên là yếu tố ảnh hưởng c đến gía trị cảm nhận của sinh viên chỉ sau yếu tố nhận
thức. Là người trực tiếp truyền đạt với sinh viên, giảng viên cần đảm bảo về kiến thức
chuyên môn giảng dạy, có thái độ gần gũi, thân thiện với sinh viên cùng khả năng kết nối
kiến thức với thực tiễn và lồng gh p vào bài vở trong quá trình giảng dạy.
Mối quan hệ là điều cơ bản nhất của mỗi con người. Việc giữ vững được mối quan hệ là cần
thiết, các sinh viên cần chuẩn bị cho mình kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, quan trọng
nhất là tinh thần thoải mái, tích cực trong mỗi mối quan hệ để giúp cải thiện và nâng cao các
mối quan hệ.
2442
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Văn Vũ An, Lê Quang Trung, Bùi Hoàng Nam (2014). Các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với công tác đào tạo tại Khoa Kinh tế, Luật.
[2] Nguyễn Lan Phương (2015). Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục
ở thành phố Hồ Chí Minh theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể. Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thắng (1 7). Tâm l học lứa tuổi và tâm l
học sư phạm, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Bộ giáo dục và đào tạo (1 5). Tâm l học đại cương, Hà Nội.
[5] Kaoru Ishikawa ( 1990). Quản lý chất lượng theo phương pháp Nhật, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
[6] Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - NXB
Kinh Tế TP.HCM
[7] Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng (2015), Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2005 -
Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng, Hà Nội
[8] Lê Thị Bích Diệp (2020). Phân tích dữ liệu. Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí
Minh.
[9] Phạm Thị Liên (2015). Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học
Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
[10] Võ Văn Việt (2017). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào
tạo Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
[11] Hoàng Thị Thu Hà (2003). Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm. Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội.
[12] Bùi Thành Khoa (2020). Nghiên cứu sự cảm nhận về lợi ích tinh thần, giá trị cảm nhận
tiêu khiển, Và lòng tin trực tuyến ảnh hưởng đến lòng trung thành trực tuyến: xét trong
mức độ lo âu của khách hàng. Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
[13] Dodds, W. B. Monroe, K.B & Grewal, D. 1991. Effects of price, brand, and store
information on buyer’s product evaluations. Journal of marketing research, 307-319.
[14] Joseph M. Juran, A.Blanton Godfrey (1998), Juran’s quality handbook, Fifth Edition,
McGraw-Hill Companies.
[15] Parasuraman, A., Berry, L. L. & Zeithaml, V. A. 1991. Understanding customer
expectations of service. MIT Sloan Management Review, 32, 39.
[16] Petrick, J. F. 2002. Development of a multi-dimensional scale for measuring the
perceived value of a service. Journal of leisure research, 34, 119-134.
[17] Philip B. Crosby (1980), Quality is free. New York: Penguin Books.
2443
[18] Rokeach, M. 2008. Understanding human values, Simon and Schuster.
[19] Sanchez, J. Callarisa, L. Rodriguez, R. M. & Moliner, M. A. 2006. Perceived value of
the purchase of a tourism product. Tourism management, 27, 394-409.
[20] Sweeney, J. & Soutar, G.2001. Consumer perceive value: The development of a
multiple item scale. Journal of retailing. 77,203-220.
[21] Zeithaml, V. A. 2018. Consumer Perceptions of Price, Quality, and Value: A Means-
End Model and Synthesis of Evidence. Journal of Marketing, 52, 2-22.
[22] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics (3rd ed.). New
York.
[23] Armand V.Feigenbaum, 1961, Total Quality Control, MCGraw-Hill Companies
Tiếng Trung
[24] 中国大百科词典, 中国大百科词典出版社, 北京, 上海 1991-1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_chat_luong_hoc_tap_cua_sinh_vien_ta.pdf