Các tổn thương cổ tử cung (kỳ 1-6)

Cổ tử cung hình nón cụt, ống cổ tử cung được giới hạn bởi lỗ trong và lỗ

ngoài.

Lỗ ngoài cổ tử cung được phủ bởi biểu mô lát tầng khôngsừng hoá, có bề

dày khoảng 0,5mm.

Ống cổ tử cung được phủ bởi một lớp biểu mô trụ có tác dụng chế nhầy

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các tổn thương cổ tử cung (kỳ 1-6), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC TỔN THƯƠNG CỔ TỬ CUNG (Kỳ 1) 1. Cấu tạo giải phẫu, mô học và sinh lý cổ tử cung. 1.1 Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung: Cổ tử cung hình nón cụt, ống cổ tử cung được giới hạn bởi lỗ trong và lỗ ngoài. Lỗ ngoài cổ tử cung được phủ bởi biểu mô lát tầng không sừng hoá, có bề dày khoảng 0,5mm. Ống cổ tử cung được phủ bởi một lớp biểu mô trụ có tác dụng chế nhầy. 1.2. Cấu trúc mô học của niêm mạc âm đạo cổ tử cung Bình thường niêm mạc âm đạo và mặt ngoài cổ tử cung là biểu mô lát tầng không sừng hoá, thay đổi phụ thuộc vào nồng độ estrogen theo từng lứa tuổi của người phụ nữ. Ở người phụ nữ đang hoạt động sinh dục bình thường, niêm mạc âm đạo và cổ tử cung(lớp liên bào gai) gồm 5 lớp tế bào - Lớp tế bào đáy (C1) - Lớp tế bào đáy nông (C2) - Lớp tế bào trung gian (C3) - Lớp tế bào gần bề mặt hay zone de Dierks (C4) - Lớp bề mặt (C5): gồm những tế bào to, dẹt, nhân đông. Lớp này thường thay đổi có chu kỳ dưới ảnh hưởng của các nội tiết buồng trứng. Đặc điểm: - Giới hạn từ lớp này sang lớp khác rất từ từ. - Càng đi lên phía bề mặt, các lớp tế bào càng dẹt lại, nguyên sinh chất càng lớn và nhân tế bào càng nhỏ lại. - Nhân tế bào các lớp dưới ưa kiềm, càng lên phía bề mặt càng ưa axit. - Glycozen tăng dần từ lớp C2 đến lớp C5. Trong thực hành thường được phân thành 3 lớp chính - Lớp đáy(C1,C2) - Lớp trung gian(C3) - Lớp bề mặt(C4, C5) 1.3. Đặc điểm sinh lý cổ tử cung: - Phía ngoài cổ tử cung được bao phủ bởi biểu mô lát tầng (biểu mô kép dẹp gai) giống biểu mô âm đạo nhưng không có nếp gấp. - Ống cổ tử cung được phủ bởi biểu mô trụ với tế bào cao, tiết dịch nhầy và có nhiều rãnh gồ ghề. - Vùng tiếp giáp giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ gọi là vùng chuyển tiếp (transformation zone). - Phía dưới vùng chuyển tiếp có những tế bào dự trữ, có khả năng tăng sinh và biệt hoá thành biểu mô lát tầng hoặc biệt hoá thành biểu mô trụ - Ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ: . Có thể vượt ra bề mặt cổ ngoài tạo nên hình ảnh lộ tuyến bẩm sinh. . Thời kỳ thiếu niên ranh giới này tụt sâu vào ống cổ tử cung. . Thời kỳ dậy thì ranh giới này lại từ từ tiến ra ngoài. . Thời kỳ hoạt động sinh dục thì ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ ở vị trí bình thường (lỗ ngoài cổ tử cung) . Thời kỳ mãn kinh ranh giới đó lại chui sâu vào ống cổ tử cung và niêm mạc ngoài teo đét lại - Bình thường pH dịch cổ tử cung kiềm nhẹ pH = 7 - 7,5, dịch âm đạo có tính axit nhẹ và thay đổi từ 3,8 - 4,6 nhờ trực khuẩn Doderlein có trong âm đạo chuyển glycogen thành axit lactic 2. Các tổn thương cổ tử cung: Các tổn thương cổ tử cung bao gồm các tổn thương sinh lý và bệnh lý ở cổ tử cung mà đặc biệt thường xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ. Nhiều tác giả chia các tổn thương ra làm 3 loại: - Tổn thương lành tính cổ tử cung - Tổn thương nghi ngờ - Ung thư cổ tử cung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_ton_thuong_co_tu_cung_ky_1_8119.pdf
  • pdfcac_ton_thuong_co_tu_cung_ky_6_7786.pdf
Tài liệu liên quan