Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp

Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi

trường của Việt Nam.

2. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao

động ở Việt Nam.

3. Trình bày các ứng dụng của các tiêu

chuẩn vệ sinh môi trường và lao động

trong việc đánh giá nguy cơ môi trường

và nghề nghiệp.

pdf5 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và nghề nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/13/2012 1 CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ NGHỀ NGHIỆP TS. Nguyễn Duy Bảo Mục tiêu 1. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh môi trường của Việt Nam. 2. Trình bày hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động ở Việt Nam. 3. Trình bày các ứng dụng của các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và lao động trong việc đánh giá nguy cơ môi trường và nghề nghiệp. Một số khái niệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (1) Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Một số khái niệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (tiếp) (2) Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng Một số khái niệm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (tiếp) • Trị số giới hạn ngưỡng (TLVs) bao gồm: – Nồng độ trung bình theo thời gian: tiếp xúc 8 giờ/ngày (40 giờ/tuần) không bị tác hại gì. – Nồng độ giới hạn tiếp xúc ngắn hạn: là nồng độ khi tiếp xúc ngắn hạn không gây ra hậu quả gì đối với cơ thể. • Nồng độ giới hạn đỉnh: Nồng độ không được vượt quá trong bất cứ thời gian nào của sự tiếp xúc nghề nghiệp. Phân loại tiêu chuẩn (1) Tiêu chuẩn cơ bản quy định các đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng những quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể. (2) Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (3) Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. 2/13/2012 2 (4) Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn. (5) Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản, quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá. (Theo Điều 12, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật-Số 68/2006/QH 11, ngày 29/6/2006). Phân loại tiêu chuẩn (Tiếp) Phân loại quy chuẩn kỹ thuật (1) Quy chuẩn kỹ thuật chung: quy định về kỹ thuật và quản lí áp dụng cho một lĩnh vực quản lí hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình. (2) Quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn nhiệt, hoá học, an toàn bức xạ hạt nhân, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.... (3) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường, quy định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải (nước thải, khí thải,...). Phân loại quy chuẩn kỹ thuật (Tiếp) (4) Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá. (5) Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ, quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải và dịch vụ trong các lĩnh vực khác. (Theo Điều 28, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật- Số 68/2006/QH 11, ngày 29/6/2006). Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam A - Tiêu chuẩn về môi trường không khí: Bao gồm 12 tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí xung quanh, tiêu chuẩn khí thải công nghiệp, khí thải lò đốt chất thải rắn y tế, khí thải phương tiện giao thông đường bộ. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam (tiếp) B - Tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn và rung động, chấn động: Bao gồm 5 tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư, tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ, rung động và chấn động: Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuẩt công nghiệp- Mức tối đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam (Tiếp) C - Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nước: Bao gồm 15 tiêu chuẩn liên quan đến nước mặt, nước biển ven bờ, nước ngầm, nước dùng cho thuỷ lợi, nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh, nước thải công nghiệp. 2/13/2012 3 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam (tiếp) D - Tiêu chuẩn về đất: – TCVN 5941:1995 Chất lượng đất- Giới hạn tối đa cho phép dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật. – TCVN 6945:1995 Chất lượng đất-Từ vựng. – TCVN 7209:2002 Chất lượng đất- Giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường của Việt Nam E - Tiêu chuẩn về chất thải rắn: Bao gồm các tiêu chuẩn về chất thải nguy hại, tiêu chuẩn lưu chứa, thu gom, vận chuyển, bảo quản, tái chế và xử lý chất thải nguy hại. Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam • Các tiêu chuẩn quốc gia: – TCVN 3743-83 Tiêu chuẩn chiếu sáng-Phương pháp đo và đánh giá mức độ chiếu sáng. – TCVN 5126-90: Rung động. Giá trị cho phép tại chỗ làm việc. – TCVN 5127-90: Rung động cục bộ. Giá trị cho phép và phương pháp đánh giá. – TCVN 3985:1999 Âm học - Mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc. – TCVN 6561:1999 An toàn bức xạ ion hoá tại các cơ sở X quang y tế. – TCVN 5508:2009 Không khí vùng làm việc. Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo. – TCVN 5509:2009 Không khí vùng làm việc. Silic dioxit trong bụi hô hấp. Giới hạn tiếp xúc tối đa. Hệ thống tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Việt Nam (tiếp) • Các tiêu chuẩn của Bộ Y tế: Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số về vệ sinh lao động. Phần thứ nhất: 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động 1. Tiêu chuẩn cơ sở vệ sinh-phúc lợi. 2. Tiêu chuẩn khoảng cách bảo vệ vệ sinh. 3. Lao động thể lực-Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tiêu hao năng lượng. 4. Lao động thể lực-Tiêu chuẩn phân loại thao tác theo tần số nhịp tim. 5. Tiêu chuẩn mang vác-Giới hạn trọng lượng cho phép. 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động (tiếp) 6. Tiêu chuẩn chiếu sáng. 7. Tiêu chuẩn vi khí hậu. 8. Tiêu chuẩn bụi silic. 9.Tiêu chuẩn bụi không chứa silic. 10. Tiêu chuẩn bụi bông. 11. Tiêu chuẩn bụi amiăng. 2/13/2012 4 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động (tiếp) 12. Tiêu chuẩn tiếng ồn. 13. Tiêu chuẩn rung. 14. Tiêu chuẩn từ trường tĩnh-Mật độ từ thông. 15. Tiêu chuẩn từ trường tần số thấp-Mật độ từ thông. 16. Tiêu chuẩn cường độ từ trường tần số thấp và điện trường tĩnh. 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động (tiếp) 17. Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường dải tần số 30KHz-300GHz. 18. Bức xạ tử ngoại-Giới hạn cho phép. 19. Tiêu chuẩn phóng xạ. 20. Bức xạ tia X-Giới hạn cho phép. 21. Hoá chất-Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc. Phần thứ hai: 5 nguyên tắc – Nguyên tắc 1-Ecgônômi thiết kế các hệ thống lao động. – Nguyên tắc 2-Ecgônômi thiết kế vị trí lao động. – Nguyên tắc 3-Ecgônômi thiết kế máy móc công cụ. – Nguyên tắc 4-Bố trí vùng làm việc. – Nguyên tắc 5-Vị trí lao động với máy vi tính. 7 thông số vệ sinh lao động • Thông số 1-Vị trí lao động với máy vi tính. • Thông số 2-Chiều cao bề mặt làm việc. • Thông số 3-Khoảng cách nhìn từ mắt tới vật. • Thông số 4-Góc nhìn. • Thông số 5-Không gian để chân. • Thông số 6-Chiều cao nâng nhấc vật. • Thông số 7-Thông số sinh lý về căng thẳng nhiệt- Trị số giới hạn. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn KT để đánh giá nguy cơ môi trường và NN • Sử dụng các thiết bị đo nhanh, hiện số điện tử (được gọi là dụng cụ đọc trực tiếp) để đo đạc, quan trắc môi trường sau đó so sánh kết quả với tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá và nhận định  Kết quả là mẫu đo đó không mang tính đại diện vì có 2 khả năng xảy ra là vào thời điểm đo, nồng độ hay yếu tố độc hại đó quá cao hoặc quá thấp so với thực tế tiếp xúc trong 8 giờ lao động hoặc 24 giờ (một ngày-đêm) hoặc lâu hơn xây dựng các giới hạn cho phép với thời gian đánh giá càng dài càng tốt. Tiêu chuẩn dài • Tiêu chuẩn dài: tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép của yếu tố độc hại trong môi trường lao động mà con người được phép làm việc hàng ngày với thời gian một ca làm việc dài hơn 8 giờ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. • Tiêu chuẩn dài thể hiện tính chất ít độc hại của môi trường lao động hoặc nói một cách khác là môi trường lao động tốt và giá trị đo được thực tế của các yếu tố độc hại tại môi trường lao động là thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. 2/13/2012 5 Tiêu chuẩn ngắn • Tiêu chuẩn ngắn: là tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép của yếu tố độc hại trong môi trường lao động mà con người được phép làm việc hàng ngày với thời gian một ca làm việc ngắn trong 8 giờ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. • Tiêu chuẩn ngắn thể hiện tính độc hại cao hơn của môi trường lao động và giá trị đo được thực tế của các yếu tố độc hại tại môi trường lao động cao hơn giới hạn tiêu chuẩn cho phép. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn KT để đánh giá nguy cơ môi trường và NN (tiếp) Nồng độ tối đa cho phép là giới hạn tối đa của các yếu tố độc hại là hoá chất, chất độc trong không khí nơi làm việc của môi trường lao động mà con người được phép làm việc hàng ngày với thời gian một ca lao động trung bình là 8 giờ mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Công thức tính tiêu chuẩn giới hạn cho phép tiếp xúc C1 C2 C3 Cn C = ------------------ + ---------------- + ------------------ + . ------------------- ≤ 1 NĐTĐCP A NĐTĐCP B NĐTĐCP C NĐTĐCP N Trong đó: • C: giá trị giới hạn cho phép của hỗn hợp các chất (các yếu tố trong môi trường). • C1: nồng độ chất A trong môi trường. • NĐTĐCP A: Nồng độ tối đa cho phép chất A trong môi trường. • C2: nồng độ chất B trong môi trường. • NĐTĐCP B: Nồng độ tối đa cho phép chất B trong môi trường. • C3: nồng độ chất C trong môi trường. • NĐTĐCP C: Nồng độ tối đa cho phép chất C trong môi trường. • Cn: nồng độ chất N trong môi trường. • NĐTĐCP N: Nồng độ tối đa cho phép chất N trong môi trường. Nếu tổng giá trị lớn hơn 1 thì hỗn hợp các yếu tố vượt quá giới hạn cho phép. Đánh giá mức độ độc hại của môi trường theo chỉ số • Các chỉ số được xác định là 1,0-0,8-0,5-0,2-0,0. Chỉ số càng cao thì mức độ độc hại càng thấp. Cụ thể: – Chỉ số 1: Không tiếp xúc độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ, không ảnh hưởng đến khả năng lao động (vùng tiếp xúc an toàn). – Chỉ số 0,8: Có tiếp xúc độc hại, không ảnh hưởng đến sức khoẻ, ít ảnh hưởng đến khả năng lao động. – Chỉ số 0,5: Có tiếp xúc độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao động nhưng có thể hồi phục nhanh chóng. – Chỉ số 0,2: Có tiếp xúc độc hại, ảnh hưởng rõ rệt đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động nhiều, gây bệnh rõ rệt. – Chỉ số 0,0: Có tiếp xúc độc hại (mức độ độc hại lớn), ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, và khả năng lao động, không thể hồi phục được. Đánh giá mức độ độc hại của môi trường theo chỉ số (tiếp) Chỉ số độc hại NĐCP NĐĐĐ NĐĐĐ 1,0 NĐĐĐ < 0,5 NĐCP 0,8 < 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 1,0 NĐCP 0,5 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 2,0 NĐCP 0,2 2,0 NĐCP ≤ NĐĐĐ < 4,0 NĐCP 0,0 NĐĐĐ > 4,0 NĐCP Bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp Năm 1968, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Lao động quốc tế đã đưa ra bảng phân loại tiếp xúc nghề nghiệp về mặt tác hại sinh học do hoá chất độc trong không khí như sau: • Loại A: Sự tiếp xúc không gây ra bất cứ một sự biến đổi nào về sức khoẻ và khả năng thích ứng trong suốt cuộc đời của người lao động (gọi là vùng tiếp xúc an toàn). • Loại B: Sự tiếp xúc có gây tác hại đến sức khoẻ và khả năng lao động nhưng có thể hồi phục nhanh chóng, không gây bệnh rõ rệt. • Loại C: Sự tiếp xúc gây bệnh có thể hồi phục được. • Loại D: Sự tiếp xúc gây bệnh không thể hồi phục được hoặc gây tử vong.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_tieu_chuan_ve_sinh_moi_truong_slide_4176.pdf