Mục tiêu
1. Nêu được giới hạn của 6 thời kỳ tuổi trẻ.
2. Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng thời kỳ.
3. Vận dụng được những đặc điể m sinh lý và bệnh lý của các thời kỳ vào việc
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phòng bệnh cho trẻ em .
294 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các thời kỳ phát triển của trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủng muộn hoặc bỏ không tiêm chủng đúng lịch, hãy
tiêm chủng cho trẻ những mũi cần thiết đã b ị bỏ qua, những mũi còn lại sẽ được tiêm
tiếp sau đó theo đúng khoảng cách thời gian quy định.
- Những trẻ bị tiêu chảy đúng vào ngày uống vắc xin phòng bại liệt vẫn uống
vắc xin nhưng không tính là một lần uống phòng. 4 tuần sau sẽ uống vắc xin bại liệt b ổ
sung, lúc đó mới tính là một lần phòng bại liệt. Tuy nhiên, nếu trẻ không uống vắc xin
bạu liệt mà tiêm vắc xin tetracoque (gồm BH -UV-HG-bại liệt) thì vẫn tính là một lần
phòng bại liệt.
Bài tập
Xác định xem những trường hợp sau đây có chống chỉ định tiê m chủng ngày
hôm nay không?
Nếu trẻ Chống chỉ định tiêm chủng hôm nay
Sẽ được điều trị kháng sinh tại nhà
Nhiễm khuẩn da tại chỗ
Co giật ngay sau khi tiêm BH -UV-HG 1,
hôm nay là ngày tiêm BH-UV-HG 2 và bại
liệt 2
Không tiêm vắc xin BH-UV-HG
tiêm vắc xin BH-UV + uống bại liệt 2
Có bệnh tim bẩm sinh
213
Sẽ được chuyển viện vì có phân loại bệnh
nặng
Được bú mẹ hoàn toàn
Cá anh trai mắc bệnh động kinh
Bị vàng da sơ sinh
Nhẹ cân
Bịnhiễm HIV nhưng chưa có triệu chứng
Có phân loại Không viêm phổi: Ho hoặc
cảm lạnh
Bài tập
Chi 3 tháng tuổi, không có dấu hiệu nguy hiểm toàn thân, được phân loại là
Tiêu chảy không mất nước và thiếu máu. Trẻ đã được tiêm chủng lao và VGB1 sau
sinh, BH-UV-HG và bại liệt lần 1, VGB 2 cách nay 5 tuần.
a. Chi có được tiêm chủng theo đúng lịch không?
b. Hôm nay Chi có cần tiêm chủng không? nếu có, là loại gì?
c. Khi nào mẹ phải mang Chi trở lại để tiêm chủng tiếp theo?
d. Lần trở lại, Chi cần tiêm chủng loại gì?
Chương 13
Những vấn đề khác
Đối với tất cả trẻ bệnh, hỏi bà mẹ về vấn đề của trẻ, kiểm tra những dấu hiệu nguy
hiểm chung, hỏi về ho hoặc khó thở, tiêu chảy, sốt, vấn đề ở tai và tiếp theo kiểm tra về
dinh dưỡng và thiếu máu, tình trạng tiêm chủng
Và
Đánh giá những vấn đề khác
Điều trị bất kỳ vấn đề nào khác theo những gì bạn được huấn luyện, theo kinh nghiệm,
theo khả năng giải quyết của phòng khám.
Tham khảo về mọi vấn đề khác của trẻ mà bạn không thể xử lý
Phác đồ đánh giá và phân loại nhắc bạn đánh giá mọi vấn đề khác của trẻ. Vì
phác đồ không ghi tất cả các vấn đ ề mà một trẻ bệnh có thể có, nên bạn sẽ đánh giá
những vấn đề khác hiện tại bà mẹ kể. Ví dụ bà có thể nói trẻ có nhiễm trùng da, ngứa
hoặc sưng các tuyến ở vùng cổ. Hoặc bạn có thể quan sát thấy một vấn đề khác trong
khi đánh giá. Phát hiện và điều trị bất kỳ vấn đề nào khác tuỳ theo những gì đã được
huấn luyện, theo kinh nghiệm, theo khả năng giải quyết của phòng khám. Tham khảo
mọi vấn đề khác của trẻ mà bạn không thể xử lý.
214
Bài số 4
Đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi
Mục tiêu:
1. Trình bày được mục tiêu của chiến lược IMCI.
2. Kể được nguyên tắc tiếp cận xử trí lồng ghép trẻ bệnh.
3. Trình bày được sơ đồ tóm tắt xử trí lồng ghép bệnh trẻ em.
Chương 14
Tổng quan về đánh giá và phân loại
Trong phần này, các bạn sẽ học cách đánh giá và phân loại một trẻ bệnh từ 1
tuần đến 2 tháng tuổi. Tiến trình tương tự như cách thức bạn đã học đối với trẻ bệnh từ
2 tháng đến 5 tuổi. Tất cả các bước được mô tả trong chương này có tiêu đề là: đánh
giá, phân loại và điều trị trẻ nhỏ bị bệnh.
Hỏi bà mẹ lý do đến khám của trẻ. Hãy xác định đây là lần khám đầu tiên hay
khám lại đối với các vấn đề này. Nếu đây là lần khám lại, bạn nên xử trí theo những
hướng dẫn riêng cho lần khám lại. Những hướng dẫn này nằm trong các khung khám
lại ở cuối phác đồ trẻ nhỏ, và sẽ được mô tả chi tiết hơn trong chương 30.
Trẻ nhỏ có những đặc điểm riêng cần được xem xét khi phân loại bệnh. Bệnh
của trẻ có thể nặng hơn và trẻ có thể tử vong rất nhanh chóng khi bị nhiễm khuẩn nặng.
Các dấu hiệu toàn thân thường gặp là giảm cử động, sốt hoặc hạ thân nhiệt. ở trẻ nhỏ,
rút lõm lồng ngực nhẹ được xem là bình thường bởi vì thành ngực của trẻ mềm. Vì thế,
việc đánh giá, phân loại và điều trị trẻ nhỏ khác với trẻ lớn ở một số điểm. Phác đồ
đánh giá phân loại và điều t rị trẻ nhỏ liệt kê các dấu hiệu đặc trưng để đánh giá, phân
loại và điều trị cho trẻ nhỏ.
Phác đồ này không dùng cho những trẻ sơ sinh dưới một tuần tuổi. Trong tuần
lễ đầu tiên, trẻ mới sinh thường mắc các bệnh liên quan tới chuyển dạ và cuộc sinh
hoặc có những vấn đề đặc biệt cần xử trí. Sơ sinh có thể bị ngạt, nhiễm trùng huyết do
vỡ ối sớm hoặc do nhiễm trùng trong tử cung hoặc sang chấn sản khoa hoặc trẻ có thể
có những rối loại nhịp thở do phổi còn non. Vàng da cùng cần có những xử trí riêng
trong tuần tuổi đầu tiên. Vì những lý do vừa nêu, xử trí trẻ sơ sinh bị bệnh có khác biệt
so với trẻ nhỏ từ 1 tuần đến 2 tháng tuổi.
Những điều mà bạn đã được học trong phần xử trí các bệnh ở trẻ 2 thá ng đến 5
tuổi rất hữu ích đối với trẻ nhỏ. Chương tiếp theo sẽ tập trung vào những thông tin mới
và những kỹ năng bạn dùng để xử trí cho trẻ nhỏ. Phác đồ này tương tự như ở trẻ lớn,
liệt kê các dấu hiệu cho việc đánh giá trẻ nhỏ.
215
Tóm tắt đánh giá và phân loại trẻ nhỏ
Hỏi bà mẹ về các vấn đề của trẻ
Nếu đây là lần khám đầu, hãy theo các bước sau:
(Nếu đây là lần khám lại, hãy theo các bước phần VII)
Kiểm tra Khả năng nhiễm khuẩn và phân loại bệnh
Hỏi về tiêu chảy
Nếu có tiêu chảy:
Đánh giá các dấu hiệu có liên quan và
Phân loại bệnh tuỳ theo có hoặc k hông
có các dấu hiệu
Kiểm tra Vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân
và phân loại tình trạng dinh dưỡng của trẻ
Kiểm tra tình trạng tiêm chủng của trẻ
và quyết định trẻ có cần được tiêm chủng hôm nay không
Đánh giá các vấn đề khác
Tiếp theo: Xác định điều trị (Phần IV), điều trị (Phần V), tham vấn cho bà mẹ (Phần
VI)
Chương 15
Đánh giá và phân loại trẻ nhỏ bị bệnh
Chương này sẽ mô tả các bước đánh giá và phân loại trẻ nhỏ bệnh trong lần
khám đầu tiên. Các bước bao gồm:
Kiểm tra các dấu hiệu của khả năng nhiễm khuẩn. Sau đó phân loại dựa trên
các dấu hiệu lâm sàng phát hiện được.
Hỏi về tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy, đánh giá các dấu hiệu có liên quan.
Phân loại tình trạng mất nước của trẻ. Phân loại tiêu chảy kéo dài và lỵ nếu
có.
Kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân. Có thể bao gồm cả đánh giá bú
mẹ. Sau đó phân loại về nuôi dưỡng.
Kiểm tra tình trạng tiêm chủng của trẻ.
Đánh giá các vấn đề khác.
Nếu tìm thấy lý do cần chuyển gấp đi bệnh viện, bạn nên tiếp tục đánh giá
nhưng bỏ qua đánh giá việc bú mẹ vì sẽ gây mất thời gian.
216
Đối với tất cả trẻ nhỏ bị bệnh, cần kiểm tra các dấu hiệu đối với
Khả năng nhiễm khuẩn
Kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
Hỏi:
* Trẻ có co giật
hay không?
* Trẻ có bỏ bú
hoặc bú kém hay
không?
Khám:
Đếm nhịp thở trẻ trong một phút
Đếm lại nếu thấy thở nhanh
Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực nặng Trẻ phải nằm
yên
Tìm dấu hiệu phập phồng cánh mũi
Tìm và nghe tiếng thở rên
Tìm và khám dấu hiệu thóp phồng
Tìm dấu hiệu chảy mủ tai
Quan sát rốn. Xem có chảy mủ không? Có những quầng đỏ
trên da không?
Đo nhiệt độ (hoặc sờ xem có sốt hay hạ thân nhiệt không)
Tìm các mụn mủ ở da. Có nhiều mụn mủ hay những mụn nhiễm
khuẩn nặng không?
Xem trẻ có ngủ li bì hay khó đánh thức không?
Quan sát cử động của trẻ có ít hơn bình thường không?
Phân loại bệnh của trẻ bằng cách sử dụng bảng phân loại ba màu cho khả năng cho
nhiễm khuẩn
hỏi về tiêu chảy. Kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân,
tình trạng tiêm chủng và các vấn đề khác
15.1. Cách kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
Bước đánh giá này được thực hiện cho tất cả trẻ nhỏ bị bệnh. Trong bước này
bạn sẽ tìm các dấu hiệu của nhiễm khuẩn, đặcbiệt là nhiễm khuẩn nặng. ở trẻ nhỏ bệnh
tiến triển và tử vong rất nhanh do các nhiễm khuẩn nặng như viêm phổ i, nhiễm trùng
huyết và viêm màng não.
Việc đánh giá các dấu hiệu theo thứ tự của phác đồ và giữ trẻ nằm yên là rất
quan trọng. Trẻ phải nằm yên và có thể ngủ trong khi bạn đánh giá bốn dấu hiệu đầu
tiên, đó là đếm nhịp thở và tím dấu hiệu rút lõm lồng ngự c nặng, cánh mũi phập phồng
và tiếng thở rên.
Để đánh giá các dấu hiệu tiếp theo,bạn hãy bế trẻ lên và sau đó cởi quần áo của
trẻ, quan sát da toàn thân và đo nhiệt độ của trẻ. Lúc này có thể đánh thức trẻ và bạn có
thể xem trẻ có li bình hoặc khó đánh thứ c không và quan sát cử động của trẻ.
Kiểm tra khả năng nhiễm khuẩn ở tất cả trẻ nhỏ.
Hỏi: Trẻ có co giật không?
Sau đó,
Hỏi: Trẻ có bỏ bú hoặc bú kém không?
Nhìn: Đếm nhịp thở trong một phút. Đếm lại nếu thấy thở nhanh.
217
Đếm nhịp thở như bạn đã làm với những trẻ lớn hơn. Trẻ nhỏ thường thở nhanh
hơn trẻ lớn. Thông thường nhịp thở của một trẻ khoẻ mạnh trên 50 nhịp trong một phút.
Vì vậy, 60 nhịp thở trong một phút hoặc hơn là giới hạn để xác định là trẻ thở nhanh.
Nếu lần đầu đếm được 60 nhịp hoặc hơn, hãy đếm lại. Đó là điều quan trọng vì
nhịp thở ở trẻ nhỏ thường không đều. Thỉnh thoảng trẻ ngưng thở vài giây và sau đó
thở nhanh hơn. Nếu lần thứ hai cũng đếm được 60 nhịp hoặc hơn thì nghĩa là trẻ thở
nhanh.
Tìm: Dấu hiệu rút lõm lồng ngực nặng
Hãy tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực giống như khi bạn tìm dấu rút lõm lồng
ngực ở trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, co kéo lồng ngực nhẹ ở trẻ nhỏ là bình thường bởi vì
thành ngực trẻ rất mềm. Rút lõm lồng ngực nặng nghĩa là rút lõm rất sâu và dễ nhìn.
Rút lõm lồng ngực nặng là dấu hiệu của viêm phổi và bện h nặng ở trẻ nhỏ.
Tìm: Dấu hiệu phập phồng cánh mũi
Cánh mũi phập phồng là sự nở rộng của lỗ mũi khi trẻ thở vào.
(tranh)
Tìm và nghe: tiếng thở rên
Tiếng thở rên là một âm thanh nhẹ, ngắn do trẻ tạo nên khi thở ra. Tiếng thở rên
xuất hiện khi trẻ có vấn đề ở đường hô hấp.
Tìm và khám dấu hiệu thóp phồng
Thóp là một vùng mềm ở trên đỉnh đầu của trẻ, nơi xương sọ chưa hoàn toàn
đóng kín. Giữ trẻ ở vị trí thẳng đứng. Khám thóp phồng khi trẻ không khóc. Sau đó
nhìn và sờ thóp. Nếu thấy thóp phồng, có thể là trẻ bị viêm màng não.
Tìm: Dấu hiệu chảy mủ tai
Chảy mủ tai là dấu hiệu của nhiễm khuẩn tai. Khám bên trong tai trẻ để xem có
chảy mủ hay không?
Quan sát rốn – xem có đỏ và chảy mủ không? Có những quầng đỏ lan rộn g trên da
hay không?
Có thể có đỏ ở chân rốn hoặc rốn có thể chảy mủ. (Cuống rốn rụng trong vòng
một tuần tuổi). Độ lan rộng của những quầng đỏ quanh rốn xác định tính chất trầm
trọng của nhiễm khuẩn. Nếu quầng đỏ lan rộng trên da bụng, đó là nhiễm khuẩn nặng.
sờ: Đo nhiệt độ (hoặc sờ xem trẻ có sốt hay hạ thân nhiệt)
Sốt (khi nhiệt độ nách > 37,50C hoặc nhiệt độ hậu môn > 380C ít gặp ở trẻ dưới
hai tháng tuổi. Nếu một trẻ nhỏ bị sốt, có thể trẻ bị nhiễm khuẩn nặng. Thêm vào đó,
sốt có thể chỉ là một dấu hiệu duy nhất của nhiễm khuẩn nặng. Trẻ nhỏ cũng có thể
phản ứng lại tình trạng nhiễm khuẩn bằng cách hạ thân nhiệt < 35,50C (< 360C ở nhiệt
độ hậu môn). Nhiệt độ cơ thể thấp được gọi là hạ thân nhiệt. Nếu bạn không có nhiệt
kế, hãy sờ bụng hoặc nách trẻ và xác định xem có nóng hay lạnh hơn bình thường
không.
Tìm các mụn mủ ở da. Có nhiều mụn mủ hoặc các mụn nhiễm khuẩn nặng không?
Khám da toàn bộ cơ thể. Mụn mủ ở da là những chấm đỏ hoặc mụn nước chứa
đầy mủ.
218
Nếu bạn nhìn thấy mụn mủ, thì có nhiều hay ít? Mụn mủ nhiễm khuẩn nặng
nghĩa là một mụn lớn hoặc có quầng đỏ lan ra ở chung quanh. Nhiều mụn hoặc mụn
mủ nhiễm khuẩn nặng là dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng.
Quan sát: Xem trẻ có ngủ li bì hay khó đánh thức không?
Trẻ nhỏ thường ngủ cả ngày, và đó khô ng phải là dấu hiệu của bệnh. Thậm chí
khi bị đánh thức, một trẻ khoẻ mạnh cũng thường không quan sát người mẹ của mình
và cán bộ y tế khi họ nói chuyện với nhau, trong khi những trẻ lớn hơn sẽ làm như vậy.
Một trẻ nhỏ ngủ li bì là trẻ không thể bị đánh th ức và không thức những khi lẽ
ra trẻ phải thức. Trẻ có thể ngái ngủ và không tỉnh táo sau khi bị đánh thức. Nếu trẻ
không thức dậy trong suốt thời gian đánh giá, hãy đề nghị người mẹ đánh thức trẻ.
Quan sát xem trẻ có thức dạy khi người mẹ hỏi chuyện hoặc lay nhẹ hoặc khi bạn vỗ
tay. Hãy quan sát nếu trẻ thức dậy.
Một trẻ khó đánh thức thì không thể đánh thức được bất cứ lúc nào. Trẻ không
đáp ứng khi chạm vào người hoặc khi được nói chuyện.
Quan sát cử động của trẻ. Có ít hơn bình thường không?
Khi trẻ nhỏ thức dậy sẽ cử động tay, chân bình thường hoặc quay đầu một vài
lần trong một phút nếu bạn quan sát trẻ kỹ lưỡng. Quan sát cử động của trẻ trong khi
bạn đánh giá.
15.2. Cách phân loại khả năng nhiễm khuẩn
Hãy phân loại tình trạng nhiễm khuẩn cho tất cả các trẻ nhỏ bị bệnh. So sánh
các dấu hiệu tìm được ở trẻ với các dấu hiệu trong phác đồ màu và chọn ra phân loại
thích hợp. Có hai khả năng phân loại đối với tình trạng nhiễm khuẩn: Có khả năng
nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn tại chỗ (Xem ví dụ 19).
Trong phần IV, V và VI bạn sẽ đọc cách xác định điều trị và điều trị trẻ nhỏ với
cách phân loại trên.
Ví dụ 19: Bảng phân loại đối với khả năng nhiễm khuẩn
Các dấu hiệu Phân loại xác định điều trị
(Điều trị gấp trước khi chuyển viện được
in đậm)
Một trong các dấu hiệu sau:
Co giật
Bỏ bú hoặc bú kém
Thở nhanh (> 60 nhịp thở
trong một phút)
Rút lõm lồng ngực nặng
Phập phòng cánh mũi
Thở rên
Thóp phồng
Chảy mủ tai
Tấy đỏ quanh rốn
Nhiều mụn hoặc mụn mủ
Có khả
năng
nhiễm
khuẩn
nặng
Cho liều kháng sinh tiêm bắp đầu tiên
Điều trị để phòng hạ đường huyết
Hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm trẻ
trên đi đi bệnh viện
Chuyển gấp đi bệnh viện.
219
nhiễm khuẩn nặng ở da
Ngủ li bì hoặc khó đánh thức
Cử động ít hơn bình thường
Rốn đỏ hoặc chảy mủ
Mụn mủ ở da Nhiễmkhuẩn tại
chỗ
Cho uống một kháng sinh thích hợp
Hướng dẫn bà mẹ điều trị nhiễm
khuẩn tại chỗ ở nhà
Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ
tại nhà
Khám lại sau 2 ngày
có khả năng nhiễm khuẩn nặng
Trẻ có một trong các dấu hiệu trong bảng phân loại này có thể bị mộ t bệnh nặng
và có nguy cơ tử vong cao. Trẻ có thể bị viêm phổi, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng
não. ở trẻ nhỏ rất khó phân biệt các loại nhiễm khuẩn này. Nhưng rất may là không cần
phải phân biệt.
Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào trong ô có khả năng nhiễm khuẩn nặng cần
chuyển gấp đi bệnh viện. Trước khi chuyển, cho một liều kháng sinh bắp và điều trị để
phòng hạ đường huyết. Sốt rét không thường gặp ở trẻ trong độ tuổi này vì vậy không
cần điều trị khả năng sốt rét nặng, hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm cho trẻ bị bệnh. Trẻ
nhỏ rất khó giữ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt đơn thuần cũng có thể làm trẻ bị tử vong.
Nhiễm khuẩn tại chỗ
Những trẻ nhỏ được xếp vào phân loại này có thể bị viêm rốn hoặc viêm da. Trẻ
được điều trị bằng kháng sinh đường uống thích hợp tại nhà trong5 ngày. Các bạn sẽ
được học nhiều hơn nữa về cách điều trị trẻ nhỏ và tham vấn cho bà mẹ trong các
chương kế tiếp.
15.3. Cách đánh giá và phân loại tiêu chảy
Với tất cả trẻ bện được kiểm tra dấu hiệu về khả năng nhiễm khuẩn và kế đó
Hỏi: Trẻ có bị tiêu chảy không?
Nếu có: đánh giá và phân loại tiêu chảy ở trẻ nhỏ bằng việc sử dụng khung Tiêu chảy
trong phác đồ trẻ nhỏ. Trình tự cũng giống như ở phác đồ trẻ lớn (xem chương 8)
Sau đó Kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân, tình trạng tiêm chủng
và các vấn đề khác của trẻ.
Nếu bà mẹ nói rằng trẻ bị tiêu chảy, hãy đánh giá và phân loại bệnh tiêu chảy. ở
trẻ bú mẹ, phân nhiều nước và trẻ đi ngoài thường xuyên không phải là tiêu chảy.
Những bà mẹ cho con bú có thể nhận ra bệnh tiêu chảy vì tính chất và số lượng phân
khác bình thường. Quá trình đánh giá tương tự đánh giá bệnh tiêu chảy ở những trẻ lớn
hơn, nhưng không đanh sgiá dấu hiệu khát. Đó là do không thể phân biệt những trường
hợp khát do đói ở trẻ nhỏ.
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ được phân loại tương tự như ở trẻ lớn hơn. So sánh các dấu
hiệu ở trẻ với các dấu hiệu trong phác đồ và chọn 1 phân loại đối với tình trạng mất
nước. Chọn thêm phân loại nếu trẻ tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn, hoặc có máu trong
phân.
Ví dụ 20: Bảng phân loại đối với tiêu chảy ở tr ẻ nhỏ bị bệnh
220
Các dấu hiệu Phân loại xác định điều trị
(Điều trị gấp trước khi chuyển viện được
in đậm)
Hai trong các dấu hiệu sau:
Ngủ li bì hoặc khó đánh thức
Mắt trũng
Nếp véo da mất rất chậm
Mất nước
nặng
Nếu trẻ không có khả năng nhiễm
khuẩn nặng:
Nhanh chóng truyền dịch (Ringer lacfat
hoặc NaCl 9%O) 30ml/kg trong 1 giờ và
sau đó chuyể n gấp đi bệnh viện
Nếu trẻ có khả năng nhiễm khuẩn
nặng:
Chuyển gấp đi bệnh viện. Dặn bà mẹ
cho uống thường xuyên từng thìa ORS
trên đường đi và tiếp tục cho bú.
Hai trong các dấu hiệu sau:
Vật vã, kích thích
Mắt trũng
Nếp véo da mất chậm
Có mất
nước
Bù dịch và cho ăn đối với mất nước
(phác đồ B) chỉ trong 4 giờ và sau đó
chuyển gấp đi bệnh viện.
Nếu trẻ có khả năng nhiễm khuẩn
nặng:
Chuyển gấp đi bệnh viện. Dặn bà mẹ
cho uống từng thìa ORS trên đường đi và
tiếp tục cho bú.
Không đủ các dấu hiệu để
phân loại có mất nước hoặc mất
nước nặng.
Không mất
nước
Uống thêm dịch để điều trị tiêu chảy
tại nhà (Phác đồ A)
Khám lại sau 2 ngày
Tiêu chảy 14 ngày hoặc hơn Tiêu chảy
kéo dài
nặng
Nếu trẻ bị mất nước, điều trị tình
trạng mất nước trước khi chuyển trừ
trường hợp trẻ có khả năng nhiễm khuẩn
nặng
Chuyển đi bệnh viện
Có máu trong phân Lỵ Nếu trẻ bị mất nước, điều trị tình
trạng mất nước trước khi chuyển ngoại
trừ trẻ có khả năng nhiễm khuẩn nặng .
Chuyển gấp đi bệnh viện
Lưu ý: Đối với tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ chỉ có một phân loại. Bởi vì bất cứ trẻ
nhỏ nào bị tiêu chảy kéo dài, tức là đã tiêu chảy một khoảng thời gian dài so với số
ngày tuổi của trẻ và nên được chuyển viện.
15.4. Cách kiểm tra vấn đề dinh dưỡng hoặc nhẹ cân
Chế độ nuôi dưỡng đầy đủ là rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phá triển của
trẻ. Nuôi dưỡng kém trong thời kỳ nhỏ tuổi có thể ảnh hưởng lâu dài đến đời sống của
trẻ. Sự tăng trưởng được đánh giá thông qua cân nặng theo tuổi. Việc đánh giá chế độ
nuôi dưỡng và cân nặng của trẻ rất quan trọng để có thể cải thiện chế độ nuôi dưỡng
nếu cần.
Biện pháp tốt nhất đối với trẻ nhỏ là cho bú sữa mẹ hoàn toàn. Bú sữa mẹ hoàn
toàn nghĩa là trẻ chỉ bú mẹ mà không dùng thêm thức ăn hay nước uống gì khác (trừ
trường hợp cho trẻ uống thuốc và vitamin khi cần thiết).
221
Với tất cả trẻ bệnh được kiểm tra dấu hiệu về khả năng nhiễm khuẩn, hỏi về tiêu chảy
và sau kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân
Kiểm tra vấn đề nuôi dưỡng hoặc nhẹ cân
Hỏi Khám:
Có khó khăn khi nuôi dưỡng trẻ không? Xác định cân nặng theo tuổi
Trẻ có bú mẹ không? Nếu có, bao nhiêu
lần trong 24 giờ?
Trẻ có thường xuyên ăn thức ăn hoặc
nước uống gì khác không? Nếu có, mấy
lần một ngày?
Chị cho trẻ ăn bằng gì?
Nếu trẻ có: KHó khăn khi nuôi dưỡng trẻ,
Bú mẹ dưới 8 lần trong 24 giờ,
Đang ăn bất cứ thức ăn hoặc uống gì khác, hoặc
nhẹ cân so với tuổi,
và
không có chỉ định chuyển gấp đi bệnh viện
Hãy đánh giá một bữa bú:
Trẻ có được bú
mẹ 1 giờ trước
không?
Nếu trẻ không được bú mẹ 1 giờ trước, hãy đề nghị bà mẹ cho trẻ bú,
Quan sát trẻ bú trong 4 phút
( Nếu trẻ được cho bú 1 giờ trước, hãy hỏi bà mẹ xem có thể chờ và
gọi bạn khi trẻ muốn bú lại không?)
Trẻ ngậm bắt vú được không?
Nhậm bắt vú kém Ngậm bắt vú tốt
Để kiểm tra tình trạng ngậm bắt vú, hãy tìm các dấu hiệu:
- Cằm chạm vào vú
- Miệng mở rộng
- Môi dưới hướng ra ngoài
- Nhìn rõ quầng vú phía trên nhiều hơn phía dưới
(Nếu ngậm bắt vú tốt thì phải có tất cả các dấu hiệu này)
Trẻ bú có hiệu quả không? (mút sâu, chậm, thỉnh thoảng nghỉ)
Bú không hiệu quả Bú có hiệu quả
Làm sạch mũi nếu tắc mũi cản trở việc bú mẹ
Tìm các vết loét hoặc các vết trắng trong miệng (nấm miệng)
Phân loại tình trạng nuôi dưỡng bằng việc sử dụng phác đồ màu đối với vấn đề nuôi
dưỡng và nhẹ cân
Kiểm tra tình trạng tiêm chủng và các vấn đề khác
Bú mẹ hoàn toàn cung cấp cho trẻ chất dinh dưỡng tốt nhất và bảo vệ cơ thể
tránh bệnh tật. Nếu bà mẹ hiểu rằng bú mẹ hoàn toàn sẽ tạo cơ hội tốt nhất cho sự tăng
trưởng và sự phát triển của trẻ, họ sẽ mong muốn cho trẻ đ ược bú mẹ nhiều hơn. Họ có
thể tăng cường cho con bú để cung cấp cho trẻ một sự khởi đầu tốt đẹp mặc dù các lý
do cá nhân hoặc xã hội có thể cản trở việc bú mẹ hoàn toàn.
Quá trình đánh giá gồm hai phần. ở phần đầu tiên, bạn sẽ hỏi bà mẹ một số câu
hỏi. Bạn xác định xem bà mẹ có gặp khó khăn trong khi cho trẻ bú không. Trẻ được bú
222
mẹ hay ăn thức ăn khác, và nếu ăn thức ăn khác thì bao nhiêu lần trong ngày. Bạn cũng
nên đối chiếu cân nặng theo tuổi.
Trong phần hai, nếu trẻ có bất cứ vấn đề gì về bú mẹ hoặc n hẹ cân so với tuổi,
bạn hãy đánh giá xem trẻ được bú mẹ như thế nào.
15.5. Cách hỏi về việc nuôi dưỡng và xác định cân nặng theo tuổi
Hỏi: Có khó khăn khi nuôi dưỡng trẻ không?
Bất cứ khó khăn nào được bà mẹ nói đến cũng quan trọng. Bà mẹ có thể cần
được tham vấn hoặc cần được giúp đỡ đặc biệt khi gặp khó khăn. Nếu bà mẹ nói rằng
trẻ không thể bú được, hãy đánh giá một bữa bú hoặc quan sát bà mẹ thử cho trẻ ăn
bằng cốc để xem xét vấn đề mà bà mẹ nói. Một trẻ không thể bú được có thể trẻ đang
bị nhiễm khuẩn nặng hoặc vấn đề khác đe doạn tính mạng và nên được chuyển gấp đi
bệnh viện.
Hỏi: Trẻ có bú mẹ không? Nếu có, bao nhiêu lần trong 24 giờ?
Theo khuyến nghị, tất cả trẻ nhỏ phải được bú mẹ thường xuyên và theo nhu cầu
của trẻ, cả ngày và đêm. Thông thường nên cho trẻ bú 8 lần hoặc hơn trong 24 giờ.
Hỏi: Chị có thường xuyên cho trẻ ăn các thức ăn hay uống nước gì khác không? Nếu
có, thì mấy lần một ngày?
Trẻ nhỏ nên được bú mẹ hoàn toàn. Xác định xem trẻ có được cho ăn bất cứ
thức ăn hay nước uống gì khác không như các loại sữa khác, nước quả, chè, cháo loãng
hay thậm chí nước. Hỏi xem trẻ được cho ăn mấy lần một ngày và số lượng. Bạn cần
phải biết trẻ được bú mẹ là chủ yếu hay ăn các thức ăn khác là chủ yếu.
Hỏi: Chị thường dùng dụng cụ gì để cho trẻ ăn?
Nếu trẻ được cho ăn các thức ăn hoặc nước uống khác, xác định xem bà mẹ cho
ăn bằng chai hay bằng cốc.
Xác định: Cân nặng theo tuổi
Trẻ từ 1 tuần đến dưới 1 tháng tuổi được tính vào tháng thứ nhất. Do vậy, điểm
chấm liên tục tuổi sẽ là vạch nhỏ ở giữa, phía trên số 1.
Trẻ từ 1 tháng đến dưới 2 tháng tuổi được tính vào tháng thứ 2. Do vậy, điểm
chấm liên tục tuổi sẽ là vạch nhỏ ở giữa, phía trên số 2.
Nếu điểm giao nhau giữa cân nặng và tuổi trùng nhau hoặc ở phía dưới đường
cong ranh giới giữa vùng bình thường và vùng nhẹ cân trong biểu đồ cân nặng là trẻ có
dấu hiệu nhẹ cân.
Ví dụ: Một trẻ 27 tháng tuổi và cân nặng 8,0kg. Dưới đây là cách cán bộ y tế đã
xác định cân nặng của trẻ so với tuổi.
****
15.6. Cách đánh giá một bữa bú mẹ
Đầu tiên xác định xem có cần đánh giá một bữa bú của trẻ không:
Nếu trẻ được bú mẹ hoàn toàn không gặp khó khăn gì và không nhẹ cân so
với tuổi, không cần đánh giá một bữa bú.
Nếu trẻ hoàn toàn không bú mẹ, không cần đánh giá một bữa bú.
Nếu trẻ có một vấn đề nghiêm trọng cần chuyển gấp đi bệnh viện, không cần
đánh giá một bữa bú.
Trong các trường hợp, phân loại chế độ nuôi dưỡng của trẻ dựa trên những
thông tin mà bạn có.
223
Nếu câu trả lời của bà mẹ hoặc cân nặng của trẻ cho thấy có một vấn đề khó
khăn, hãy quan sát trẻ bú mẹ th eo các bước dưới đây. Nhẹ cân so với tuổi thường do
cân nặng lúc sinh thấp. Đặc biệt những trẻ có cân nặng lúc sinh thấp thường có vấn đề
khi bú mẹ. Cần quan sát thật cẩn thận khi đánh giá một bữa bú.
Hỏi: Trẻ có được bú mẹ trong 1 giờ trước không?
Nếu trẻ đã được bú trong vòng 1 giờ trước, hãy đề nghị bà mẹ chờ và gọi bạn
khi trẻ muốn bú lại. Trong thời gian đó hoàn thành việc đánh giá bằng cách đánh giá
tình trạng tiêm chủng. Bạn có thể bắt đầu điều trị nếu cần, như cho kháng sinh đối với
Nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc ORS đối với có mất nước.
Nếu trẻ không được bú mẹ trong 1 giờ trước, có thể trẻ sẽ muốn bú mẹ. Hãy đề
nghị bà mẹ cho trẻ bú. Quan sát trẻ bú ít nhất trong 4 phút.
Nhìn: Trẻ có thể ngậm bắt vú không?
Bốn dấu hiệu ngậm bắt vút tốt là (nếu có tất cả bốn dấu hiệu nghãi là trẻ ngậm
bắt vú tốt):
- Cằm chạm vào vú (hoặc rất gần).
- Miệng mở rộng.
- Môi dưới hướng ra ngoài
- Nhìn rõ quầng vú ở phía trên nhiều hơn ở phía dưới.
Nếu trẻ ngậm bắt vú không tốt, bạn có thể nhìn thấy bất cứ dấu hiệu nào sau
đây:
- Cằm không chạm vào vú
- Miệng không mở rộng, môi bị đẩy ra trước
- Môi dưới hướng vào trong
- Quầng vú ở phía dưới miệng trẻ nhiều hơn (hoặc bằng) phía trên.
Nếu trẻ ngậm bắt vú không tốt có thể gây đau và tổn thương đầu vú. Hoặc là trẻ
bú không hiệu quả, có thể gây nên ứ động sữa ở vú. Trẻ có thể sẽ không hài lòng sau
bữa bú và muốn bú thường xuyên hoặc bú trong thời gian dài. Trẻ nhận được quá ít sữa
và không tăng cân, hoặc lượng sữa mẹ sẽ giảm dần. Tất cả các vấn đề này đều có thể
được cải thiện nếu việc ngậm bắt vú được tốt hơn.
Nhìn: Trẻ bú có hiệu quả không? (bú chậm, sâu, thỉnh thoảng nghỉ)
Trẻ bú có hiệu quả nghĩa là trẻ bú chậm sâu, thỉnh thoảng nghỉ. Bạn có thể nhìn
hoặc nghe tiếng trẻ nuốt. Nếu bạn có thể quan sát trẻ ngừng bú như thế nào, hãy tìm
các dấu hiệu cho thấy trẻ hoàn toàn thoả mãn. Nếu đã được thoả mãn, trẻ sẽ tự nhả vú
mẹ (nghĩa là người mẹ không làm cho trẻ ngừng bú bằng bất kỳ cách nào). Trẻ sẽ cảm
thấy thư giãn, ngủ và không quan tâm đến vú mẹ nữa.
Trẻ bú không hiệu quả nghĩa là trẻ bú nhanh, bú không sâu. Bạn cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_duong_nhi_khoa_6726.pdf