Các thể đái tháo đường đặc biệt hiếm gặp

Đặc điểm lâm sàng của thể MODY:

- Bệnh khởi phát trước 25 tuổi

- Glucose máu tăng thường ở mức nhẹ

- Di truyền theo tính trội của nhiễm sắc thể thường

- Không cần can thiệp bằng insulin trong 5 năm (hoặc hơn), kể từ khi

bệnh được phát hiện.

Đặc điểm chung của thể bệnh này là giảm khả năng tiết insulin của tế bào

beta, nhưng mỗi type của thể MODY lại bị tổn thương những chức năng điều hòa

khác nhau.

Thí dụ:

- MODY type 1: Tổn thương chức năng điều hòa gen vận chuyển

glucose và gen chuyển hóa. Biểu hiện gen HNF-1α.

- MODY type 2: Tổn thương chức năng điều hòa phosphoryl hóa

glucose.

- MODY type3: Tổn thương chức năng điều hòa gen chuyển hóa và gen

đặc hiệu của tế bào beta.

Vai trò của glucose máu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả

năng bài tiết insulin. Cơ chế điều hòa này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi, người

ta mới chỉ biết điều này qua thực nghiệm.

Bước đầu tiên của quá trình chuyển hóa glucose cũng là bước đầu tiên của

quá trình phân hủy glucose ở các tế bào gan và tụy, nhờ enzyme glucokinase.

Trong tế bào beta, sự phân hủy glucose làm thay đổi hàm lượng ATP. Hậu

quả của sự thay đổi này dẫn đến đóng kênh kali nhạy cảm với ATP và mở kênh

calci, dòng calci đi vào trong tế bào, kích thích bài tiết insulin.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các thể đái tháo đường đặc biệt hiếm gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các thể đái tháo đường đặc biệt hiếm gặp (Kỳ 1) Kiểm tra lượng dường trong máu Đái tháo đường khởi phát ở người trẻ tuổi ĐTĐ khởi phát ở người trẻ tuổi gọi tắt là thể MODY (Maturity Onset – Diabetes of the Young) được mô tả lần đầu vào năm 1960, sau này chia ra hai nhóm khác nhau. Điểm đặc biệt của MODY Đặc điểm lâm sàng của thể MODY: - Bệnh khởi phát trước 25 tuổi - Glucose máu tăng thường ở mức nhẹ - Di truyền theo tính trội của nhiễm sắc thể thường - Không cần can thiệp bằng insulin trong 5 năm (hoặc hơn), kể từ khi bệnh được phát hiện. Đặc điểm chung của thể bệnh này là giảm khả năng tiết insulin của tế bào beta, nhưng mỗi type của thể MODY lại bị tổn thương những chức năng điều hòa khác nhau. Thí dụ: - MODY type 1: Tổn thương chức năng điều hòa gen vận chuyển glucose và gen chuyển hóa. Biểu hiện gen HNF-1α. - MODY type 2: Tổn thương chức năng điều hòa phosphoryl hóa glucose. - MODY type3: Tổn thương chức năng điều hòa gen chuyển hóa và gen đặc hiệu của tế bào beta. Vai trò của glucose máu rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bài tiết insulin. Cơ chế điều hòa này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi, người ta mới chỉ biết điều này qua thực nghiệm. Bước đầu tiên của quá trình chuyển hóa glucose cũng là bước đầu tiên của quá trình phân hủy glucose ở các tế bào gan và tụy, nhờ enzyme glucokinase. Trong tế bào beta, sự phân hủy glucose làm thay đổi hàm lượng ATP. Hậu quả của sự thay đổi này dẫn đến đóng kênh kali nhạy cảm với ATP và mở kênh calci, dòng calci đi vào trong tế bào, kích thích bài tiết insulin. Các thể lâm sàng của MODY MODY type 1: Đây là type MODY thuần chủng nhất, cũng là type hay gặp. Ở Mỹ loại tổn thương bệnh lý này được theo dõi liên tục từ 1958 cho tới 2002, có 455 người mắc bệnh, với 7 thế hệ khác nhau, trong số này có 74 người đã bị mắc bệnh có biểu hiện ĐTĐ lâm sàng. Năm 1991, người ta đã phát hiện những người ĐTĐ MODY1 có liên quan đến AND trên nhiễm sắc thể 20. Trước kia HNF-1α đã được xác định là gen của MODY3, còn HNF-4α ở MODY1l ại được xem như một yếu tố lạ vì nó có vai trò điều hòa ngược với HNF-1α. HNF-4α là một receptor hormone liên họ ở nhân không rõ nguồn gốc, nó gắn với AND như một nhị hợp tử người, có vai trò điều hòa sự biểu hiện gen chịu trách nhiệm về sự chuyển vận và chuyển hóa glucose. Cho đến nay, người ta xác định có tới 6 đột biến có liên quan đến HNF-4α ở người ĐTĐ thể MODY1. Điều thú vị là điểm đột biến (V3931) đã được xác định trong gia đình những người mắc bệnh ĐTĐ type 2 khởi phát muộn. MODY1 có đặc tính là suy giảm tịnh tiến cân bằng glucose nội môi. Một số người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hoặc dùng sulfonylurea đã đủ cân bằng glucose máu, nhưng cũng có trường hợp buộc phải sử dụng insulin với liều tăng dần do thuốc uống hạ glucose máu không hiệu quả. Tỷ lệ biến chứng của MODY1 tương tự như ở người ĐTĐ type 2 khởi phát muộn và tình trạng biến chứng cũng phụ thuộc vào mức độ kiểm soát glucose máu tốt hay xấu. (Còn tiếp)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_the_dai_thao_duong_dac_biet_hiem_gap_ky_1_5625.pdf
  • pdfcac_the_dai_thao_duong_dac_biet_hiem_gap_ky_4_3641.pdf
  • pdfcac_the_dai_thao_duong_dac_biet_hiem_gap_ky_5_2543.pdf
  • pdfdau_hieu_bat_thuong_khi_mang_thai_va_sau_khi_sinh_5776.pdf
Tài liệu liên quan