Các qui định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt

hại ngoài hợp đồng;

2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng;

3. Phân biệt trách nhiệmdân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự;

4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính;

5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi

thường thiệt hại theo hợp đồng;

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các qui định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC QUI ĐỊNH CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 1. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 2. Phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 3. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hình sự; 4. Phân biệt trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính; 5. Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 6. Phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng; 7. Phân biệt giữa hành vi gây thiệt hại và hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 8. Phân biệt trách nhiệm dân sự giữa người gây thiệt hại có lỗi cố ý với người gây thiệt hại có lỗi vô ý; 9. Phân loại thiệt hại và ý nghĩa của việc phân loại thiệt hại; 10. Nguyên tắc xác định thiệt hại gián tiếp và thiệt hại trực tiếp; 11. Nguyên tắc xác đinh thiệt hại trong trường hợp tài sản vô hình bị xâm phạm; 12. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tài sản hữu hình bị xâm phạm; 13. Nguyên tắc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; 14. Nguyên tắc xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; 15. Nguyên tắc xác định thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; 16. Phân tích mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp luật với thiệt hại; 17. Xác định định người có nghĩa vụ chứng minh lỗi, thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 18. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người bị thiệt hại không khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại đã quá 2 năm kể từ thời điểm thiệt hại; 19. Xác định các trường hợp gây thiệt hại không bị xác định là trái pháp luật; 20. Xác định năng lực chủ thể dân sự trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 21. Tìm một tranh chấp điển hình về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm và bình luận; 22. Xác định mối liên hệ giữa trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự; 23. So sánh lỗi trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đòng với lỗi trong trách nhiệm hình sự; 24. Xác định các trường hợp chấm dứt trách nhiêm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 25. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp người gây thiệt hại chết; 26. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp cả gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi; 27. Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp một thiệt là do tác động của nhiều hành vi; 28. Xác định thiệt hại trong trường hợp do thời tiết các phương tiện giao thông va chạm nhau mang tính dây chuyền; 29. Chị A sau khi đi làm thẩm mỹ hết 100 triệu đồng thì bị anh B gây tai nạn xe máy thiệt hại 80% sức khỏe. Xác định những thiệt mà B gây ra cho A và trách nhiệm dân sự của B; 30. Nhân dịp ngày 8/3, X mua 200 sản phẩm quà lưu niệm với giá 50.000 đồng/sản phẩm để bán lại cho người có nhu cầu về quà lưu niệm. X đã bán được 20 sản phẩm với giá 200.000 đồng thì bị Y gây thiệt hại toàn bộ. Xácddinhj trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Y; 31. Nguyên tắc xác định lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 32. Xác định thời hạn bồi thường trong trường hợp người bị xâm phạm tính mạng có con dưới 15 tuổi và con trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự; 33. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp M gây tai nạn xe máy cho chị H đang mang thai 8 tháng và thuộc một trong các trường hợp sau: - Chị H chết nhưng bào thai được cứu sống; - Chị H chết và bào thai không được cứu sống; - Chị được cứu sống nhưng bào thai đã bị chết. 2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO? 1. Người không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại; 2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng và trách nhiệm hình sự đều là các trách nhiệm phát sinh theo qui định của pháp luật; 3. Cũng như trách nhiệm hình sự, người có lỗi vô ý chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhẹ hơn người gây thiệt hại có lỗi cố ý; 4. Trách nhiêm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 5. Trách nhiệm bồi thường thiệt haị ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 6. Chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là nghĩa vụ của bên bị thiệt hại; 7. Chứng minh thiệt hại là nghĩa vụ của người gây thiệt hại; 8. Sét đánh vào cột điện, dây điện dứt văng xuống đường làm giật chết người đi đường. Trường hợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 9. Thời hiệu khởi kiện bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ tính từ thời điểm người bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản có thiệt hại; 10. Dù gây thiệt hại với lỗi vô ý hay cố ý, người có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như nhau; 11. Chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe mà người gây thiệt hại phải chi trả cho bên bị thiệt hại chỉ căn cứ vào hóa đơn bệnh viện; 12. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm chỉ áp dụng đối với cá nhân; 13. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng trách nhiệm đối với cá nhân; 14. Thiệt hại do sự kiện bất khả kháng không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 15. Khi một thiệt hại xảy ra do tác động bởi nhiều hành vi khác nhau sẽ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhiều người; 16. Người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thực hiện trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của mình; 17. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho những chủ thể không là chủ thể trong cùng một quan hệ hợp đồng; 18. Do A xúi giục B đã gây thiệt hại cho C. Trường hợp này chỉ có B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; 19. A đang nuôi B bị mất năng lực hành vi dân sự, C gây tai nạn xe máy cho A là A chết. Trường hợp này C phải nuôi B đến khi B chết; 20. Trách nhiệm bồi thường thiệt là trách nhiệm gắn liền với nhân thân người bị thiệt hại; 21. Tổ chức bảo hiểm phải thanh toán bảo hiểm, khi người mua bảo hiểm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; 22. Nghĩa vụ chi trả tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại chỉ áp dụng trong trường hợp người bị thiệt hại chết khi đang nuôi dưỡng con chưa thanh thành niên; 23. Các bên trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không thể tự thỏa thuận làm thay đổi trách nhiệm; 24. Nếu được người bị thiệt hại đồng ý, bên gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại; 25. Người đã nhận bồi thường thu nhập bị giảm hoặc mất thì không có quyền yêu cầu người gây thiệt hại chi trả tiền cấp dưỡng cho con chưa thành niên của mình; 26. Lỗi không phải là điều kiện quyết định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại; 27. Không có thiệt hại thì không có bồi thường thiệt hại; 28. Người có lỗi vô ý thì được giảm mức bồi thường; 29. Người nào tước đoạt tính mạng của người khác mà đã bị xử lý hình sự thì không bị xử lý về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng; 30. Chỉ có chủ thể là cá nhân mới là người gây thiệt hại; 32. Giá trị tài sản bị thiệt hại tính tại thời điểm bị thiệt hại; 33. Người đã được bồi thường thiệt hại về sức khỏe thì không được bồi thường thiệt hại về tính mạng sau khi họ chết; 34. Trách nhiệm bồi thường thiệt ngoài hợp đồng chỉ áp dụng cho người có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật; 35. Thiệt hại phải do hành vi con người gây ra thì mới được bồi thường; 36. Người có hành vi trực tiếp gây thiệt hại mới phải bồi thường; 37. Thời hạn bồi thường phụ thuộc vào thiệt hại còn hay mất; 38. Nếu người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà chậm thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì bị áp dụng lãi suất quá hạn tính theo giá trị nghĩa vụ bồi thường; 39. Người nào có hành vi xâm phạm tài sản bị hủy hoại thì phải bồi thường toàn bộ giá trị táiarn bị hủy hoại; 40. Nếu A gây thiệt hại tài sản cho B và tài sản đó là tài sản bảo hiểm thì B được tổ chức bảo hiểm thanh toán giá trị tài sản bị thiệt hại, còn A có trách nhiệm hoàn lại giá trị đó cho tổ chức bảo hiểm;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf193_9002.pdf
Tài liệu liên quan