Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế: Khái niệm luận và phân loại

Bài viết được xây dựng dựa trên khuôn mẫu của một nghiên cứu khái niệm luận nhằm

đưa ra một cái nhìn khái quát về các cách thức phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học

trong lĩnh vực kinh tế, tập trung vào sự khác biệt giữa các phương pháp luận. Một số nghiên

cứu liên quan đến khoa học nghiên cứu và thống kê được sử dụng để làm cơ sở lý thuyết cho

việc phân tích, đánh giá khung phân loại. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến phương thức phân

loại phương pháp nghiên cứu gồm loại hình nghiên cứu, tính chất nghiên cứu, thiết kế nghiên

cứu và đặc điểm dữ liệu Trong đó, bài viết đi sâu vào trình bày các phương pháp nghiên cứu

thuộc phương pháp luận bộ môn kinh tế dưới góc nhìn hẹp. Hệ thống quan điểm và ứng dụng

thuộc phương pháp luận chung chỉ được đề cập dưới hình thức tổng quan.

pdf12 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế: Khái niệm luận và phân loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên nhanh chóng và ít tốn kém. Nghiên cứu tại hiện trư ng (Field research): là phương pháp nghiên cứu được thực hiện ngay tại địa điểm mà có thể tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần nghiên cứu và tiến hành thu thập thông tin thông qua quan sát, kiểm đếm, ghi hình, ghi âm hay phỏng vấn. Chất lượng của các kết quả thu được từ nghiên cứu này phụ thuộc vào sự am hiểu về lĩnh vực và địa điểm Nghiên cứu tại bàn Nghiên cứu tại bàn nội bộ Nghiên cứu tại bàn ngoại vi Nghiên cứu tại bàn trực tuyến Chính phủ công bố thông tin Nghiên cứu tại bàn khách hàng 177 thực hiện của người nghiên cứu cũng như trình độ, khả năng nhận thức của các đối tượng tham gia. Khi tiến hành nghiên cứu tại hiện trường, việc trình bày, lưu giữ một bản ghi chép các số liệu và thông tin khảo sát là điều hết sức cần thiết. Quá trình ghi chép hiện trường bắt đầu ngay khi nhà nghiên cứu tiếp cận thực địa và tiến hành quan sát đối tượng. Mọi hành vi, thái độ của đối tượng trước cuộc khảo sát cũng cần được nhận định nhằm kịp thời nắm bắt những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tương tác với họ. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (Research in laboratory): Là phương pháp thực nghiệm được tiến hành để nghiên cứu các đối tượng – sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên và x hội cũng như các hoạt động của con người bằng cách giả lập hoặc thực hiện bằng thiết bị chuyên môn, phương tiện kỹ thuật đặc biệt chỉ có trong các phòng thí nghiệm. Có 2 dạng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm bao gồm:  Thực nghiệm xác nhận: có hay không có hiện tượng nào khác ảnh hưởng đến đối tượng và quá trình nghiên cứu.  Thực nghiệm hình thành: nghiên cứu các hiện tượng trực tiếp xảy ra trong quá trình hình thành những đặc điểm của đối tượng và quá trình nghiên cứu. 4.5. Phân loại theo tính liên tục và cách thức thực hiện của nhà nghiên cứu Nghiên cứu đặc biệt ( d-hoc Research) (Bernard, 2006): Ad hoc (tiếng Latin nghĩa là cho “mục đích đặc biệt ) là dạng nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở duy nhất một lần với thiết kế linh hoạt và sử dụng quy mô mẫu phân tầng nhằm cung cấp những phản ánh tức thời về một vấn đề cụ thể hoặc để làm sáng tỏ một vấn đề đột xuất xuất hiện tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu đặc biệt bao gồm các loại hình nghiên cứu (Jim Riley, 2012):  Khảo sát việc sử dụng sản phẩm  Kiểm tra quá trình thử nghiệm sản phẩm mới  Xây dựng và phát triển chiến dịch quảng cáo (thu thập thông tin của người tiêu d ng về một chiến dịch quảng cáo cụ thể)  Khảo sát thương hiệu doanh nghiệp  Khảo sát sự hài lòng của khách hàng (có thể XD thành nghiên cứu liên tục) Nghiên cứu liên tục (Continuous Research) (Jim Riley, 2012): là dạng nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở liên tục hoặc định kỳ để theo d i những thay đổi theo thời gian của một đối tượng cụ thể. Cách phổ biến nhất để tiến hành nghiên cứu liên tục là sử dụng một nhóm cố định người tham gia, có tính chất đại diện cho quy mô dân số, khả năng thu thập thông tin đều đặn, ổn định. Dữ liệu liên tục cũng có thể được thu thập với quy mô mẫu c a toàn bộ dân số một quốc gia, mẫu đó sẽ được cập nhật sau mỗi lần khảo sát thực địa. Các nghiên cứu kết hợp (Omnibus Studies): là dạng nghiên cứu tổng hợp do cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp thực hiện định kỳ cho nhiều khách hàng c ng một lúc. Mỗi khách hàng (người muốn có được thông tin) sẽ đặt ra những yêu cầu cơ bản về dữ liệu mà mình cần có. Cơ quan nghiên cứu sẽ kết hợp các câu hỏi có c ng mục đích của nhiều khách hàng lại với 178 nhau và tiến hành khảo sát ở nhiều địa điểm khác nhau, quy mô khác nhau c ng một lúc. Phương pháp này có thể tiết kiệm được chi phí vì thông tin có thể chia s cho nhiều đối tượng c ng sử dụng, đồng thời với lợi thế đó, cơ quan nghiên cứu cũng dễ dàng tổ chức được một cuộc điều tra qui mô lớn hơn và có tính cách chuyên nghiệp cao hơn so với từng doanh nghiệp thực hiện riêng l . 5. Kết luận Việc phân loại phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế theo phương pháp luận cho phép nhà nghiên cứu có thể lựa chọn thiết kế nghiên cứu và khuôn mẫu trình bày thích hợp. Theo đó, các phương pháp nghiên cứu thuộc phương pháp luận chung có thể được triển khai dưới dạng nghiên cứu khái niệm luận kết hợp phân tích meta-analysis, trong khi phương pháp luận bộ môn hỗ trợ nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu từng khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, khi sử dụng phương pháp nghiên cứu phân loại theo phương pháp luận bộ môn, khả năng ứng dụng liên ngành cũng dễ dàng hơn khi sự kết hợp nghiên cứu hai khái niệm thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng có phạm vi và tương quan tiệm cận nhau. Tuy nhiên, bài viết chỉ tập trung trình bày các phương pháp nghiên cứu theo phương pháp luận bộ môn, chưa giải thích về sự khác biệt rõ ràng giữa hai phương pháp phân loại này. Đây cũng là hướng nghiên cứu có thể mở rộng trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Baral, U. (2017). ‘Research Data’ in Social Science Methods. Journal of Political Science, 17, 82-104. doi: 10.3126/jps.v17i0.20515 Bernard, R. (2006). Research Methods in Anthropology. Oxford, UK: AltaMira Press Bhattacherjee, Anol (2012). Social Science Research: Principles, Methods, and Practices. Textbooks Collection. 3. Retrieved from Blessing L.T.M., Chakrabarti A., Wallace K.M. (1998). An Overview of Descriptive Studies in Relation to a General Design Research Methodology. In: Frankenberger E., Birkhofer H., Badke-Schaub P. (eds). London, UK: Springer. doi: 10.1007/978-1-4471- 1268-6_4 Cluttler, C., Jhangiani, R. & Leighton, D. (2019). Research Methods in Psychology - 4th American Edition. Canada: Kwantlen Polytechnic University. Creswell, J. W. (2011). Research Method. UK: Fullbright Program. Dawson, Catherine (2007). A Practical Guide to Research Methods, 3rd Edition. Oxford, UK: How To Content, How To Books Ltd. Debus, M. (1992). Tổng quan về nghiên cứu định tính. Tạp chí Xã hội học, 4. Viện Xã hội học Việt Nam. Dissanayake, L. (2016). Basic and applied scientific research, innovation and economic development. Ceylon Journal of Science, 45(1), 1-2. doi:10.4038/cjs.v45i1.7368. 179 Dudovskiy, J. (2016). The Ultimate Guide to Writing a Dissertation in Business Studies: A Step-by-Step Assistance. Retrieved from https://research-methodology.net/ Hall, R. (1955). Methodology in Medical Reseacrh - The Need for Controlled Clinical Studies. Calif Med., 82(6), 447–449. Hegel, G.W.F. (2010). The Science of Logic (Cambridge Hegel Translations). In George Di Giovanni (Ed). Cambridge, UK: Cambridge University Press. Jaakkola, Elina (2020). Designing conceptual articles: four approaches. Academy of Marketing Science Review, 10, 18-26. Jemna, Ligia M. (2016). Qualitative and mixed research methods in economics: the added value when using qualitative research methods. Journal of Public Administration, Finance and Law, (9), 154-167 Mahrer, Alvin R. (1988). Discovery-oriented psychotherapy research: Rationale, aims, and methods. American Psychologist, 43(9), 694-702. Nguyen, N. D. (2014). Phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Việt Nam: Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Neill, J. (2007). Analysis of professional literature class 6: Qualitative research I . Retrieved on February, 13, 2007. Nelson, R. (1959). The Simple Economics of Basic Scientific Research. Journal of Political Economy, 67(3), 297-306. Nguyen, Tuan (2013). Từ nghiên cứu đến công bố - Kỹ năng mềm cho nhà khoa học. Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam: NXB Tổng hợp. Nguyen, Tuan (2015). Đi vào nghiên cứu khoa học. Tp. HCM, Việt Nam: NXB Tổng hợp. Ryan, B., Scapens, W. & Theobold, M. (2002). Research Method and Methodology in Finance and Accounting 2 nd Edition. Padstow, UK: TJ Digital. Ryan, B., Scapens, R. & Theobold M. (1992). Research Method and Methodology in Finance and Accounting. Padstow, UK: TJ Digital. Saint-Simon, H. (1825). Nouveau Christianisme – Dialogues entre un conservateur et un novateur. Premier dialogue. Paris, France: Bossange Père, A. Sautelet et Cie Tran, T. K. X., Tran, T. B. L. (2012). Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Việt Nam: Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Tran, T. K., Truong, D. T., Luong, V. Q. D., Nguyen, T. S. A., Nguyen, H. L. (2009). Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Việt Nam: Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Tran, T.H. (2014). Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Việt Nam: Đại học kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. UNESCO (2013). The International Standard Classification of Education (ISCED). Quebec, Canada: UNESCO Institute for Statistics. 180 Wanous, John P.; Sullivan, Sherry E.; Malinak, Joyce (1989). The role of judgment calls in meta-analysis. Journal of Applied Psychology, 74(2), 259–264. doi:10.1037/0021- 9010.74.2.259. Žukauskas, P., Vveinhardt, J. & ndriukaitienė, R. (2018). Management Culture and Corporate Social Responsibility. London, UK: IntechOpen.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_linh_vuc_kinh_te_k.pdf
Tài liệu liên quan