Liệu pháp phục hồi chức năng tâm thần là một trong những liệu pháp vô
cùng quan trọng trong tâm thần học cũng như trong các chuyên nghành y học lâm
sàng khác. Đây là những liệu pháp nhằm phục hồi cả chức năng sức khoẻ thể chất
lẫn chức năng sức khoẻ tinh thần và tâm lý cho người bệnh. Người bệnh có thể
tham gia liệu pháp này một cách chủ động, tích cực hoặc tham gia một cách bị
động. Hiệu quả của liệu pháp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, vào
kinh nghiệm của thầy thuốc, vào trang bị vật chất của mỗi cơ sở phục hồi chức
năng và nhất là phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của người bệnh.
Liệu pháp phục hồi chức năng tâm thần gồm có nhiều loại, nhiềuphương
pháp như lao động liệu pháp, văn hoá liệu pháp, nghỉ ngơi và giải trí, tập luyện
thân thể.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần (kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN TÂM THẦN
(Kỳ 3)
6. Liệu pháp phục hồi chức năng tâm thần:
Liệu pháp phục hồi chức năng tâm thần là một trong những liệu pháp vô
cùng quan trọng trong tâm thần học cũng như trong các chuyên nghành y học lâm
sàng khác. Đây là những liệu pháp nhằm phục hồi cả chức năng sức khoẻ thể chất
lẫn chức năng sức khoẻ tinh thần và tâm lý cho người bệnh. Người bệnh có thể
tham gia liệu pháp này một cách chủ động, tích cực hoặc tham gia một cách bị
động. Hiệu quả của liệu pháp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, vào
kinh nghiệm của thầy thuốc, vào trang bị vật chất của mỗi cơ sở phục hồi chức
năng và nhất là phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật của người bệnh.
Liệu pháp phục hồi chức năng tâm thần gồm có nhiều loại, nhiều phương
pháp như lao động liệu pháp, văn hoá liệu pháp, nghỉ ngơi và giải trí, tập luyện
thân thể...
III. NHỮNG QUAN NIỆM MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM
THẦN
Từ những năm 60, tâm thần học có một bước chuyển biến quan trọng về
xây dựng mô hình tổ chức cứu chữa bệnh tâm thần và chăm sóc sức khoẻ tâm thần
(CSSKTT) trên cơ sở lồng ghép với y tế cộng đồng.
Không xây dựng các bệnh viện tâm thần lớn và tập trung mà xây dựng các
bệnh viện tâm thần cỡ nhỏ và trung bình 100 - 500 giường bệnh ở gần các khu vực
dân cư.
Giải toả các cơ sở nội trú gò bó, đưa tối đa bệnh nhân tâm thần trở về với
gia đình, giảm dường bệnh nội trú.
1. Khu vực tâm thần học:
Ở Pháp năm 1960 qui định khu vực tâm thần học, tương ứng với một khu
vực địa lý và dân số là 67000 dân.
+ Khu vực tâm thần học được xác định:
- Về địa lý: là khu vực quản lý một số dân cư nhất định.
- Về bệnh tật: các bệnh tâm thần, nghiện rượu, nghiện ma tuý.
- Về chính sách y tế: phát hiện sớm, phòng bệnh và chăm sóc sau khi ra
viện.
+ Thực hiện CSSKTT do nhiều bộ môn tham gia như bác sĩ tâm thần, cán bộ
tâm lý lâm sàng, cán sự xã hội, y tá điều dưỡng bệnh tâm thần.
+ Mỗi đơn vị tâm thần có một khoa nội trú 50 giường tại một bệnh viện tâm
thần gần nhất.
+ Xây dựng các khu vực tâm thần nhằm 3 mục đích:
- Làm cho mọi công dân được chăm sóc có chất lượng ở gần nhà mình
nhất.
- Tránh việc nằm viện hay tái nhập viện bằng cách tích cực phòng bệnh và
điều trị củng cố, duy trì kết quả điều trị sau đợt nằm viện.
- Cải thiện các điều kiện nằm viện và nhất là chuyển các nhân viên canh giữ
bệnh nhân thành những y tá làm việc chuyên môn.
+ Tương đương với 2 khu vực tâm thần chung lại có một khu vực tâm thần
dành cho trẻ em.
2. Khu vực dịch tễ học:
- Được thành lập ở Mỹ năm 1963, quản lý một khu vực địa lý với 200.000
dân. Nhiệm vụ cũng tương tự như của khu vực tâm thần của Pháp.
- Đây là mô hình CSSKTT tiên tiến nhưng chỉ có thể áp dụng cho các nước
kinh tế phát triển.
3. Về tổ chức mạng lưới CSSKTT trong nhà trường phổ thông:
- Theo tài liệu của nứơc Mỹ, các trường học đang nhân ra rằng: việc cộng
tác với các ngành khác trong cộng đồng là cần thiết trong việc CSSKTT cho học
sinh trong nhà trường.
- Người ta cũng đề nghị tăng cường các dịch vụ CSSKTT trong nhà trường
và có thể tư nhân hoá các dịch vụ này.
- Có các cơ cấu của mô hình mạng lưới nêu ra như: đội CSSKTT gồm các
thành viên như nhà trường, gia đình và cộng đồng.
a. Mô hình ở Australia:
+ Đã đưa ra những dự án quốc gia về một số khu vực nhà trường trong các
cấp học ở những vùng nông thôn và thành phố khác nhau. Mục đích của dự án là
gắn kết sự tiếp cận của nhà trường để tăng cường CSSKTT và phòng chống tự sát
ở các trường PTTH.
+ Bên cạnh đó người ta cũng thiết kế chương trình sức khoẻ ở trường tiểu
học và trung học cơ sở.
b. Mô hình ở Thái Lan:
+ Có hình thức hội CSSKTT học đường, bao gồm các thành phần tham gia:
- Bệnh viện: hoặc khoa tâm thần thanh - thiếu niên hoặc khoa tâm thần
cộng đồng có nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ học sinh ở các trường
học.
- Nhà trường: gồm hiệu trưởng, giáo viên tham vấn và giáo viên trực tiếp
hướng học sinh, đặc biệt là giáo viên giảng dạy cho các trẻ em có khuyết tật về
tâm thần.
+ Về nhà trường, để thực hiện những công việc cụ thể cho CSSKTT, họ
thành lập các đội công tác bao gồm giáo viên sư phạm, nhà Tâm thần học và cha
mẹ học sinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_phuong_phap_dieu_tri_roi_loan_tam_than_ky_3_.pdf