Năm 1935, một bác sĩ người Ý là U. Cerletti tình cờ phát hiện tượng sốc
điện ứng dụng để xử trí những trường hợp kích động tâm thần vận động.
-Năm 1938, cũng một bác sĩ người Ý là L. Bini nghiên cứu sáng chế ra
máy sốc điện cơ bản gồm một bộ tạo ra các dòng xung điện gọi là bộ tạo xung
Trigơ.
-Sốc điện (electro -convulsive therapy -ECT). Về thực chất là đưa một
dòng xung điện ngoại lai gây cộng hưởng với dòng điện não. Dòng điện này làm
quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh thuỳ trán hoặc thuỳ thái dương, tạo
ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạng hôn mê ngắn, xoá đi toàn bộ những
chức năng hoạt động tâm thần được hình thành trong quá trình sống cũng như các
rối loạn tâm thần được hình thành trong quá trình bị bệnh. Sau một liệu trình gây
sốc thì chỉ có các chức năng hoạt động tâm thần bình thường được phục hồi trở lại
vì đó là các định hình khó làm thay đổi được trong quá trình sống.
-Nhiều nhà tâm thần học cho rằng phải hạn chế sử dụng ECT, Lý do chính
do việc sử dụng ECT không hợp lý, nó gây ra một cơn co giật, làm cho gia đình và
bệnh nhân rất lo ngại, nhiều khi còn hoang mang, thiếu tin tưởng vào phương pháp
điều trị này.
-Các tác giả đã dùng cura làm thuốc giãn cơ dự phòng gãy xương. Năm
1951, succinycholine (là loại thuốc giãn cơ ngắn) đã chính thức được sử dụng làm
thuốc giãn cơ cho ECT.
-Năm 1957, indokonlon đã xuất hiện như một thuốc mới làm giảm co giật.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các phương pháp điều trị rối loạn tâm thần (kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN TÂM THẦN
(Kỳ 2)
2. Liệu pháp sốc điện:
- Năm 1935, một bác sĩ người Ý là U. Cerletti tình cờ phát hiện tượng sốc
điện ứng dụng để xử trí những trường hợp kích động tâm thần vận động.
- Năm 1938, cũng một bác sĩ người Ý là L. Bini nghiên cứu sáng chế ra
máy sốc điện cơ bản gồm một bộ tạo ra các dòng xung điện gọi là bộ tạo xung
Trigơ.
- Sốc điện (electro - convulsive therapy - ECT). Về thực chất là đưa một
dòng xung điện ngoại lai gây cộng hưởng với dòng điện não. Dòng điện này làm
quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh thuỳ trán hoặc thuỳ thái dương, tạo
ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạng hôn mê ngắn, xoá đi toàn bộ những
chức năng hoạt động tâm thần được hình thành trong quá trình sống cũng như các
rối loạn tâm thần được hình thành trong quá trình bị bệnh. Sau một liệu trình gây
sốc thì chỉ có các chức năng hoạt động tâm thần bình thường được phục hồi trở lại
vì đó là các định hình khó làm thay đổi được trong quá trình sống.
- Nhiều nhà tâm thần học cho rằng phải hạn chế sử dụng ECT, Lý do chính
do việc sử dụng ECT không hợp lý, nó gây ra một cơn co giật, làm cho gia đình và
bệnh nhân rất lo ngại, nhiều khi còn hoang mang, thiếu tin tưởng vào phương pháp
điều trị này.
- Các tác giả đã dùng cura làm thuốc giãn cơ dự phòng gãy xương. Năm
1951, succinycholine (là loại thuốc giãn cơ ngắn) đã chính thức được sử dụng làm
thuốc giãn cơ cho ECT.
- Năm 1957, indokonlon đã xuất hiện như một thuốc mới làm giảm co giật.
3. Liệu pháp sốc insuline:
Năm 1935, một bác sĩ người ÁO là Sakel khi điều trị bệnh đái tháo
đường bằng insuline, đã nhận thấy người bệnh giảm cả trạng thái hưng phấn tâm
thần. Từ đó, ông đã đi sâu vào nghiên cứu và áp dụng insuline còn có nhiều ý kiến
khác nhau, nhất là về cơ chế tác dụng. Có một số giả thuyết về cơ chế tác dụng của
insuline trong lâm sàng tâm thần như sau:
- Giả thuyết về phản ứng toàn thân: gây sốc là gây cho cơ thể một stress,
bắt buộc cơ thể phải huy động các cơ chế tự vệ chống lại các stress đó đồng thời
cũng điều chỉnh các rối loạn trong hoạt động tâm thần.
- Giả thuyết về sự tiêu tan và tái tạo: gây sốc là làm tiêu tan các yếu tố bệnh
lý mới được hình thành, không bền vững, đồng thời tái tạo trở lại các chức năng
tâm thần bình thường được hình thành trong qúa trình sống đã bị lấn át trong khi
bị rối loạn tâm thần.
- Giả thuyết về sự tăng tiết các hormone: gây sốc là tạo ra các yếu tố tác
động đến vùng dưới đồi và tuyến yên, có tác dụng điều chỉnh hoạt động của toàn
bộ các tuyến nội tiết trong cơ thể, làm tăng cường các yếu tố bảo vệ, qua đó làm
tăng sự bảo vệ của tổ chức não, chống lại tác động của các yếu tố bệnh lý. Insuline
gây sốc là loại insuline tác dụng nhanh và đào thải nhanh, Insuline không có tác
dụng trực tiếp lên tế bào thần kinh mà tác dụng điều trị chủ yếu của nó là tình
trạng hôn mê do giảm glucose máu.
4. Liệu pháp bơm khí não:
- Năm 1918, một nhà phẫu thuật người Anh là Dandy đã đề xuất phương
pháp chụp não bơm khí (pneumoencephalography). Phương pháp này nhanh
chóng được áp dụng vào lâm sàng thần kinh - tâm thần với mục đích chẩn đoán
bệnh.
- Năm 1926, Fischer nhận thấy phương pháp chụp não bơm khí còn có tác
dụng điều trị một số trạng thái rối loạn tâm thần.
- Năm 1939, Paulian và chilimal đã đưa ra thuật ngữ” liệu pháp khí não”
(pneumoencephalotherapy).
- Ở Việt Nam, từ năm 1964, khoa tâm thần - bệnh viện 103 đã áp dụng
phương pháp này để điều trị cho một số trạng thái rối loạn tâm thần. Sau khi bơm
không khí, ở bệnh nhân xuất hiện một loạt phản ứng tâm - sinh lý và thần kinh
thực vật giống như hiện tượng “sốc”. Do vậy bác sĩ Lê Hải Chi đề nghị dùng thuật
ngữ “sốc không khí” (pneumoshock). Năm 1979, khoa Tâm thần - Bệnh viện 103
đã thống nhất gọi là “liệu pháp bơm khí não” (pneumoencephalotherapy).
Về cơ chế tác dụng: hiện nay chưa rõ ràng mà mới chỉ là những giả thuyết.
Một trong những giả thuyết được nhiều người đồng ý là giả thuyết của Rey -
Ardid. Theo giả thuyết này thì tác dụng của bơm khí não là:
+ Dẫn lưu các chất độc có chứa trong DNT.
+ Bóc tách các chỗ dính trong màng não và trong hệ thống não thất.
+ Kích thích tuyến yên và thông qua đó điều chỉnh lại hệ thống nội tiết
trong cơ thể.
+ Với áp dụng không khí cao thì oxy có thể thấm qua hàng rào máu não, cải
thiện thêm vào các tổ chức não bị thiếu oxy.
+ Kích thích các trung khu thực vật ở thành não thất và gian não nhất là
vùng dưới đồ thị, điều chỉnh lại hoạt động của hệ thống thần kinh - thực vật, hệ
thần kinh - nội tiết.
Thông qua 5 tác dụng trên mà bơm khí não có khả năng làm ổn định trở lại
một số trạng thái rối loạn tâm thần.
5. Liệu pháp tâm lý:
Từ thời xa xưa, con người đã biết cách tác động lên tâm lý nhằm mục
đích chữa bệnh. Nhưng trong một thời gian dài, liệu pháp tâm lý lại không được
thừa nhận trong giới y học. Liệu pháp tâm lý (LPTL) chỉ thực sự phát triển từ cuối
thể kỷ thứ XIX trở lại đây.
Cho đến nay, LPTL không chỉ dừng lại trong lĩnh vực tâm thần học mà
nó còn thâm nhập vào tất cả các bộ môn lâm sàng khác.
Người ta đã thành lập các trung tâm liệu pháp tâm lý để tư vấn cho các hoạt
động tâm lý - xã hội khác nhau như tư vấn về hôn nhân, gia đình, giáo dục con cái,
người cao tuổi.
Hiện nay, ở nước ta chưa có bác sĩ chuyên khoa liệu pháp tâm lý và việc tổ
chức các hoạt động TLLP cũng chưa được chú ý đúng mức.
Dù có sự khác nhau, song ở tất cả các nước đều có những yêu cầu cao,
nghiêm ngặt về hành vi và đạo đức của người thực hiện LPTL, không được phép
làm nặng thêm chấn thương tâm thần của bệnh nhân.
Một số liệu pháp tâm lý thường gặp như giải thích hợp lý, ám thị, thôi
miên, tự ám thị, tâm lý nhóm, tâm lý gia đình, liệu pháp nghệ thuật, đã trở nên
quen thuộc với các bác sĩ chuyên nghành tâm thần cũng như các bác sĩ đa khoa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_phuong_phap_dieu_tri_roi_loan_tam_than_ky_2_3904.pdf