Các phương pháp bào chế dược liệu

Mỗi cây t h u ốc, v ị t h u ốc có cách t rồn g h oặc n u ôi dưỡn g ri ên g .

- T h ời đi ểm t rồn g có t h ể sẽ m an g t h êm h i ệu qu ả. T h í dụ có n h ữn g cây t rồn g v ào đầu m àu x u ân ,

có cây l ai t rồn g v ào dị p h è t h u Nếu t rồn g sai t h ời v ụ , kết qu ả t h u h oạch sẽ kém h ơn .

- Cách ch ăm sóc ch o cây si n h t rưởn g cũ n g sẽ g i ú p t h u h oạch đạt n ăn g su ất h ơn . T h í dụ , cũ n g

cù n g m ột l oại cây , n ếu bi ết ph ân bón đú n g t h ời đi ểm , l ượn g t h u h oạch ch o 4- 5 t ấn / h ect a so v ới 1

t ấn / h ect a n ếu kh ôn g ch ăm sóc, ph ân bót .

pdf22 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các phương pháp bào chế dược liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên thuốc trong khi đó vẫn tiếp tục lắc cho bột Hoạt thạch bám vào viên thuốc. Làm như vậy cho đến khi thấy bột Hoạt thạch bao một lớp trắng bóng dầy đều hết các viên thuốc thì thôi. - Bao bằng đường: Cho viên thuốc vào thúng lắc, vừa lắc vừa dùng bình xịt tia sương Xi rô đường lên đều viên thuốc cho đến khi đường bám đều mặt ngoài viên thuốc là được. + Bảo quản: Thuốc sau khi sấy xong, để thật nguội, cho vào chai hoặc túi nhựa. Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng. 5- THUỐC TÁN ( Bột ) Thuốc tán là loại thuốc thể rắn, rời. Điều chế bằng cách tán dược liệu từ động vật, khoáng vật, thực vật thành bột vừa hay bột mịn để uống trong hoặc để xoa ngoài thì gọi là thuốc tán. Thuốc tán là những loại thuốc không thể chịu lửa, hoặc có vị sắc thuốc thang uống sẽ bị nôn, thuốc tán còn 13 có tác dụng hấp thụ nhanh. Thuốc uống trong như Ngũ Linh Tán, Ngân Kiều Tán. Thuốc tán dùng ngoài như: Ngoại khoa: Như Ý Kim Hoàng Tán. Hầu Khoa: Tích Loại Tán. Ngoài ra có loại thuốc thổi vào mũi cũng là một loại thuốc tán như Thông Quan Tán. Khi chế biến, thuốc bột thường có hai loại: - Thuốc chỉ có một dược chất độc nhất, gọi là bột đơn. Thí dụ: Bột Cam thảo, bột Hoạt thạch - Thuốc gồm nhiều dược chất gọi là bột kép. Thí dụ Lục Nhất Tán (Cam thảo + Hoạt thạch), Tam Vật Bạch Tán (Ba đậu, Cát cánh, Bối mẫu) + Cách chế biến: Lấy dược liệu đã sơ chế sẵn, tán nhuyễn, rây lọc lấy thuốc thật nhuyễn. + Bảo quản: Nên phân chia thành liềâu lượng cần dùng, cho vào túi nhựa hàn kín miệng lại, khi sử dụng sẽ tiện và nhanh hơn. Nếu không phân thành gói nhỏ thì phải cho vào lọ đậy kín. 6) THUỐC RƯỢU (Tửu Dược) a- Đại cương: Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách dùng rượu để rút hoạt chất của thuốc, như đem các vị thuốc ngâm vào rượu hoặc dùng rượu nhưng cách thủy, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay để xoa bóp bên ngoài. b- Phân Loại Thuốc rượu có hai loại: + Rượu thuốc độc vi: Chỉ có một dược chất như Rượu Ngũ Bì, Rượu Rết + Rượu hỗn hợp nhiều vị: Như Tam xà, Cửu xà, Hoàng Đế Tửu Cũng có loại “Rượu thuốc “ dùng cho khai vị hoặc để xoa bóp bên ngoài trị đau nhức hoặc do chấn thương. c- Thành phần 1- Dược Chất: có thể là: + Thảo mộc: lá cây, vỏ rễ, củ như Đương quy, Đảng sâm, Nhân sâm + Động vật như Rắn, Tắc kè, Hải mã + Hóa chất như tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Bưởi 2- Chất dung môi: Thường dùng nhất là rượu 30 – 900. 14 d- Chế Biến Cho dược liệu đã chế biến vào bình (to nhỏ tùy yêu cầu). Cho rượu vào. Thường tỉ lệ giữa rượu và dược liệu là: Dược liệu một phần, rượu 5 phần. Nếu dược liệu có độc như Phụ tử thì tỉ lệ là Dược liệu một phần, Rượu 10 phần. Ngâm ít nhất 10 ngày đến 100 ngày. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng nên khuấy, lắc cho đều thuốc và luôn phải đậy kín bình đựng để khỏi bị bay hơi. e- bảo quản Đậy kín, để nơi mát. Rượu thuốc để lâu thường có cặn. d-Tác dụng: Tính rượu ôn thông, giúp thuốc đi nhanh, đi khắp cơ thể, có công hiệu khu phong, hoạt huyết, uống trong thường dùng để chữa bịnh tê thấp hoặc bồi bổ cơ thể hoặc xoa ngoài cho máu huyết lưu thông. PHỤ LỤC Để giúp cho việc bào chế được dễ dàng, dưới đây chúng tôi xin trích dẫn một số kinh nghiệm bào chế của Viện YHCT Việt Nam về từng thể loại, phổ biến trong sách “Hướng Dẫn Chế Biến và Bào Chế Thuốc Nam”, xuất bản năm 1979. DẠNG CHÈ HÃM CHÈ GIẢI CẢM Bạc hà 8g Kinh giới 4g Cam thảo đất 12g Lá tre 12g Kim ngân hoa (lá, cành, hoa) 12g Cách làm: Bạc hà, Kinh giới, Kim ngân phơi khô, thái nhỏ, tán nhuyễn. Cam thảo đất, Lá tre, thái nhỏ, sao thơm, vò nát vụn. Trộn đều, cho vào túi nhựa, hàn kín. Công dụng: Trị cảm nắng, say nắng, sốt cao. Cách dùng: Cho thuốc vào ly, đổ 1 lít nước sôi vào, đậy nắp hãm khoảng 15 phút, uống trong ngày. CHÈ AN THẦN 15 Tim Sen 5g Táo nhân 10g Lá Vông Nem 20g Hoa Nhài tươi 1,2g Cách làm: Tim Sen sao thơm; Táo nhân sao đen, tán bột; Lá Vông sấy khô, tán bột. Trộn đều. Cho vào gói, hàn kín. Công dụng: An thần, trị mất ngủ. Cách dùng: Thêm hoa Nhài vào, hãm với 1 lít nước sôi khoảng 15 phút, uống trong ngày. CHÈ NHUẬN TRƯỜNG Lá Muồng trâu 20g Cách làm: Lá Muồng trâu phơi khô, tán ra. Cho vào bao, đóng gói kín. Tác dụng: Nhuận trường, trị táo bón. Cách dùng: Hãm với 1 lít nước sôi khoảng 15 phút, uống trong ngày. DẠNG THUỐC TÁN 1- LỤC NHẤT TÁN Bột Cam thảo 4g Bột Hoạt thạch 24g Cách làm: Rễ Cam thảo, cạo sạch vỏ, thái lát mỏng, sấy khô, tán thành bột mịn, trộn đều với bột Hoạt thạch thành bột mầu trắng ngà, có vị ngọt. Công dụng: Thanh nhiệt, trị sốt, nước tiểu vàng. Cách dùng: Mỗi làn uống 4g với nước nóng. Bảo quản: Để nơi khô ráo, đậy kín. 2- TIÊU THỰC TÁN Vỏ quýt (sao thơm) 25g Vỏ Vối (sao vàng) 25g Củ Sả (sao vàng) 25g Củ Gấu (sao ) 40g Hoắc hương 16g Vỏ Rụt (sao) 30g Gừng khô 4g Cách làm: Các vị tán bột, trộn đều. Tác dụng: Tiêu thực,kiện Tỳ. trị bụng đầy, bụng đau, ợ hơi, nôn mửa, tiêu chảy kèm sốt do ăn uống quá độ, Tỳ Vị không tiêu hóa được gây nên. 16 Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). DẠNG VIÊN TRÒN (HOÀN CỨNG LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN Thục địa 320g Sơn thù 160g Sơn dược 160g Đơn bì 120g Phục linh 120g Trạch tả 120g Mật ong đủ dùng. Cách làm: Thục địa: thái mỏng, nấu thành cao lỏng, bã sấy khô, tán bột. Sơn thù: tẩm rượu, sao. Sơn dược: sao vàng. Đơn bì: tẩm rượu, sao. Phục linh: đồ mềm, thái lát mỏng, sấy khô. Trạch tả: ngâm nước muối nhạt 4 giờ, bào mỏng, tẩm rượu, sao. Bào chế xong, tán nhuyễn, trộn với nước cao Thụ địa và Mật ong, chế thành viên theo phương pháp thúng lắc. Tác dụng: Bổ Thận âm. Trị suy nhược, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, âm hư hỏa vượng. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước muối loãng hoặc với nước đun sôi để nguội. Bảo quản: Đóng chai kín, để nơi khô mát. BỔ HUYẾT ĐIỀU KINH HOÀN Ngải cứu 1kg Ích mẫu 2kg Lá Sung non 500g Hương phụ tứ chế 1kg Cách làm: Hương phụ sau khi tứ chế, tán thành bột mịn. Lá Sung non thái nhỏ, sao qua, tán bột. Ngải cứu, Ích mẫu nấu thành cao lỏng. Trộn thuốc bột với cao thuốc, dùng phương pháp lắc thúng làm thành viên. Tác dụng: Điều kinh, bổ huyết. Trị kinh nguyệt không đều. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 12 viên. Bảo quản: Đóng lọ kín, để nơi khô mát. 17 DẠNG THUỐC TỄ (HOÀN MỀM) BỔ THẬN ÂM HOÀN Thục địa 500g Hoài sơn 300g Tang thầm 200g Khiếm thực 400g Tỳ giải 200g Thạch hộc 300g Mật ong vừa đủ làm thành tễ. Cách làm: Thục địa thái mỏng, chưng cách thủy cho mềm. Các thứ khác sấy khô, sao vàng, tán bột. Trộn chung với Thục địa. Cho vào cối, thêm Mật ong (đã chế thành châu), giã, luyện kỹ thành khối dẻo, không dính vào cối. Làm thành viên 10 – 12g. dùng giấy bóng bọc hoặc cho vào quả sáp, quả nhưạ. Đóng gói 6 – 10 viên. Tác dụng: Tư âm, bổ Thận. Trị Thận âm hư, khát, váng đầu, ù tai, nước tiểu vàng, âm hư hỏa vượng, trong người lúc nào cũng cảm thấy nóng. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 – 2 viên với nước hoặc nước muối loãng. BỔ THẬN DƯƠNG HOÀN Thục địa 500g Hoài sơn 300g Nhục táo 200g Khiếm thực 400g Tỳ giải 200g Thạch hộc 300g Phụ tử (chế, tẩm Gừng, sao) 100g Nhục quế 100g Mật ong vừa đủ làm thành Tễ. Cách làm: Thục địa thái mỏng, thêm Nhục Táo vào chưng cách thủy cho mềm. Các thứ khác sấy khô, sao vàng, tán bột. Trộn chung với Thục địa và Nhục Táo. Cho vào cối, thêm Mật ong (đã chế thành châu), giã, luyện kỹ thành khối dẻo, không dính vào cối. Làm thành viên 10 – 12g. dùng giấy bóng bọc hoặc cho vào quả sáp, quả nhưạ. Đóng gói 6 – 10 viên. Tác dụng: Bổ Thận, tráng dương. Trị lưng đau, chân lạnh, nhức đầu, hoa mắt, tai ù, ăn không ngon, tiêu lỏng, tinh thần mỏi mệt. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 hoàn với nước muối nhạt. Bảo quản: Để nơi khô ráo 18 BỔ TÂM HOÀN Long nhãn 500g Liên nhục 500g Mật ong vừa đủ làm thành tễ. Cách làm: Long nhãn: sấy nhẹ cho khô hết nước, giã nhuyễn. Liên nhục: sấy khô, tán bột Mật ong: cô thành châu. Cho tất cả vào cối, trộn, giã nhuyễn thành khối dẻo không dính cối. Làm thành hoàn, mỗi hoàn 10 – 12g. dùng giấy bóng bọc hoặc đựng trong quả sáp, quả nhựa. Tác dụng: Bổ Tâm, an thần. Trị mất ngủ, mệt mỏi, thần kinh suy nhược. Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 hoàn. DẠNG CAO LỎNG CAO ÍCH MẪU Ích mẫu 800g Ngải cứu 200g Hương phụ (tứ chế) 250g Cách làm: B loại trên thái, giã nát, cho vào thùng, đổ ngập nước 3 – 5cm, đậy vỉ. Nấu sôi 4 giờ (cạn thì thêm nước sôi). Gạn lấy nước đầu, để riêng. Cho thêm nước sôi nấu lần thứ hai, nấu sôi trong 3 giờ. Gạn lấy nước lần hai. Trộn chung với nước lần I, đem cô cách thủy. Bã còn lại, thêm nước nấu trong 2 giờ. Đem ép bã lấy hết nước. Lọc, đem cô với 2 nước trên cho đến khi thành dạng cao lỏng. Lọc lại. Cứ mỗi lít cao, thêm 600g đường trắng và 10ml cồn Acid Benzoic 20%, đóng vào chai. Đậy nút, đem hấp nước sôi ½ giờ, để nguội. Tác dụng: Điều kinh, bổ huyết. Trị kinh nguyệt không đều, khí huyết suy nhược. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 40-50ml, trước bữa ăn. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai: không nên dùng. CAO HY THIÊM Hy thiêm 1kg Thiên niên kiện 50g Rễ cỏ xước 200g Cách làm: Rễ cỏ Xước tẩm rượu) thái mỏng, sao vàng. Hy thiêm + Thiên niên kiện thái nhỏ. Cho vào nồi, đổ nước ngập trên thuốc 15cm, đun sôi liên tục trong 5 giờ. Gạn nước, ép lấy hết nước, bỏ bã. Đun nhỏ lửa cô cho đến khi thành cao lỏng. Cứ một lít thuốc thêm 130g đường cát trắng và 100ml cồn 900.lọc trong, đóng vào chai. Đậy nút, hấp nước sôi ½ giờ, để nguội. Công dụng: Khu phong, trừ thấp. Trị phong tháp, khớp xương đau nhức, gân cơ tê mỏi. 19 Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 15-20ml, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. CÁCH NẤU CAO QUY BẢN Các cách nấu xương động vật khác cũng có thể theo cách thức nấu mẫu này. Dược liệu: Yếm rùa (Quy bản). Bào chế: Đem ngâm Quy bản vào nước phèn 5% để gân thịt còn sót lại rữa ra, cạo cho hết. Rửa sạch cho hết mùi tanh, hôi. Phơi khô, đập nhỏ. Xếp dược liệu vào thùng nhôm hoặc vại bằng sành, ở giữa đặt một ống nhôm có đục nhiều lỗ nhỏ để múc dịch chiết ra. Đổ nước cho ngập dược liệu chừng 10cm. Đun sôi liên tục trong 24 giờ. Hễ nước cạn thì lại đổ thêm nước sôi vào, luôn giữ cho mực nước ngập dược liệu. Sau 24 giờ, rút nước chiết lần thứ nhất, đem cô riêng. Đổ tiếp nước sôi vào và đun sôi liên tục như trên trong 24 giờ. Rút lấy dịch chiết lần thứ hai, đem cô riêng (Cô ngay và cô liên tục cho thành cao đặc 2 dịch chiết đầu). lại tiếp tục thêm nước sôi vào thùng thuốc, đun sôi 24 giờ nữa, rút lấy dịch chiết lần thứ ba, đem cô cho đến khi gần được thì trộn với số cao của hai nước chiết đầu, quấy thật đều, tiếp tục cô cho đến khi được cao. Khi cao đã được, bắc ra, đổ vào khay đã bôi dầu (dừa, phộng) cho khỏi dính. Để vừa nguội thì cắt ngay thành miếng110g (vì cao còn tiếp tục bốc hơi sẽ còn lại 100g). Bảo quản: Gói kín, để nơi khô, mát. Nguồn: Tác giả: Lương y bác sĩ Hoàng Duy Tân Làm prc : Cuonglx Thuvien-ebook.com 20 Table of Contents PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ THUỐC 2 1- CÁCH TRỒNG 3 2- THU HÁI 3 3- CHẾ BIẾN 3 A- SƠ CHẾ 3 THÁI, BÀO 4 TÁN 4 RÂY 4 SAO 5 TẨM 5 Ủ 7 THỦY PHI 7 THỦY BÀO 7 CHÍCH 7 ĐỐT 7 LÙI 8 NUNG 8 SẮC 8 NGÂM 8 HÃM 8 ĐỒ 8 CHƯNG 9 XÔNG 9 Một vài lưu ý khi chế biến thuốc: 9 CÁC DẠNG THUỐC BÀO CHẾ 9 1- THUỐC THANG 10 2- THUỐC CAO 10 21 + Phân loại: 10 + Phương pháp bào chế. 10 3) THUỐC TỄ ( Hoàn mềm ) 11 4- ĐƠN (ĐAN) THUỐC VIÊN 12 5- THUỐC TÁN ( Bột ) 13 6) THUỐC RƯỢU (Tửu Dược) 14 a- Đại cương: 14 b- Phân Loại 14 c- Thành phần 14 d- Chế Biến 15 e- bảo quản 15 PHỤ LỤC 15 DẠNG CHÈ HÃM 15 CHÈ GIẢI CẢM 15 CHÈ AN THẦN 15 CHÈ NHUẬN TRƯỜNG 16 DẠNG THUỐC TÁN 16 1- LỤC NHẤT TÁN 16 2- TIÊU THỰC TÁN 16 DẠNG VIÊN TRÒN (HOÀN CỨNG 17 LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN 17 BỔ HUYẾT ĐIỀU KINH HOÀN 17 DẠNG THUỐC TỄ (HOÀN MỀM) 18 22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_phuong_phap_bao_che_duoc_lieu_6954.pdf
Tài liệu liên quan