Norodom Sihanouk : Norodom Sihanouk : Sinh năm 1922, ông đã chiếm ưu thế
trong đời sống chính trịcủa Campuchia và đã trởthành quốc vương năm 1941.
Ông thoái vịvào năm 1955 và trởthành quốc trưởng vào năm 1960. Sựnghiệp
chính trịcủa ông đã chấm dứt khi ông bịlật đổtrong cuộc đảo chính vào năm
1970. Sau hai thập niên sống lưu vong, ông đã được khôi phục chức vịvào năm
1993. Sihanouk là đối thủhàng đầu của Hun Sen trong suốt các cuộc đàm phán
hòa bình bắt đầu vào thập niên 1980. Dần dần với những bước thăm dò, Sihanouk
đã nảy nởsựcảm mến Hun Sen và thậm chí còn đánh giá cao vai trò lãnh đạo đất
nước của con người này, ông đã thấy rõ con người xuất chúng ấy đã đem lại sự ổn
định cần thiết cho đất nước ông và không thểloại bỏông ta ra khỏi chính trường
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1543 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các nhân vật và mối quan hệ của họ với hun sen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC NHÂN VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
CỦA HỌ VỚI HUN SEN
Các nhân vật chính
Norodom Sihanouk : Norodom Sihanouk : Sinh năm 1922, ông đã chiếm ưu thế
trong đời sống chính trị của Campuchia và đã trở thành quốc vương năm 1941.
Ông thoái vị vào năm 1955 và trở thành quốc trưởng vào năm 1960. Sự nghiệp
chính trị của ông đã chấm dứt khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào năm
1970. Sau hai thập niên sống lưu vong, ông đã được khôi phục chức vị vào năm
1993. Sihanouk là đối thủ hàng đầu của Hun Sen trong suốt các cuộc đàm phán
hòa bình bắt đầu vào thập niên 1980. Dần dần với những bước thăm dò, Sihanouk
đã nảy nở sự cảm mến Hun Sen và thậm chí còn đánh giá cao vai trò lãnh đạo đất
nước của con người này, ông đã thấy rõ con người xuất chúng ấy đã đem lại sự ổn
định cần thiết cho đất nước ông và không thể loại bỏ ông ta ra khỏi chính trường.
Các tướng lĩnh Việt Nam, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà và Lê Đức Anh : Ba
vị tướng đã giúp Hun Sen gây dựng lực lượng nổi dậy. Họ đã lên kế hoạch và phát
động cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam vào Khơme Đỏ năm 1978-1979. Sau này,
tướng Lê Đức Anh đã trở thành Chủ tịch nước và vẫn giữ mối quan hệ thân hữu
với Hun Sen, sau đó nhờ vào các mối liên hệ với các vị tướng này, Hun Sen đã có
được sự ủng hộ ngoại giao ở Việt Nam.
Heng Samrin : Sinh năm 1934, ông gia nhập Khơme Đỏ và giữ chức Tư lệnh sư
đoàn 4 bộ binh của Khơme Đỏ từ 1976-1978. Ông lãnh đạo cuộc đảo chính Pol
Pot nhưng đã sớm thất bại và phải chạy sang Việt Nam vào năm 1978. Sau khi
Việt nam lật đổ chế độ Pol Pot vào năm 1979, ông đã trở thành Chủ tịch Hội đồng
Nhân dân Cách mạng để điều hành đất nước và là người đứng đầu Nhà nước trong
nhiều năm. Heng Samrin là một trong những vị cố vấn dày kinh nghiệm đầu tiên
của Hun Sen và đã ủng hộ cho ngôi sao đang lên này.
Chea Sim : Sinh năm 1932 trong một gia đình nông dân ở huyện Ponhia Krek
thuộc tỉnh Kompong Cham, Chea Sim được các đảng viên cộng sản Việt Nam
chiêu mộ theo cách mạng trong thời kỳ ct chống Pháp vào thập niên 1950. Ông gia
nhập Khơme Đỏ và trở thành Bí thư huyện ủy Ponhia Krek. Sau khi chế độ Pol
Pot bị sụp đổ, ông lên làm Bộ trưởng Nội vụ và sau đó là Chủ tịch Quốc hội nước
Campuchia . Tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quốc hội sau cuộ bầu cử Quốc hội vào
tháng 5 năm 1993, và trở thành người đứng đầu cơ quan lập pháp này vào năm
1999. Giống như Heng Samrin, Chea Sim đã chuẩn bị cho Hun Sen giữ vai trò
chính trong chính phủ vào thập niên 1980. Nhưng về mặt nhận thức vẫn còn tồn
tại sự ganh đua giữa Chea Sim và Hun Sen, và nhân vật này chưa hoàn toàn đánh
giá cao Hun Sen. Theo cấp bậc trong đảng, Chea Sim là cấp trên của Hun Sen và
dù giữa họ có sự khác biệt nhưng họ vẫn là những người bạn thân thiết của nhau.
Pen Sovann : Sinh năm 1935, ông tham gia phong trào độc lập Issarak ( Bắt cóc
để đòi độc lập ) khi mới 13 tuổi và sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương
vào năm 1951. Sovann làm vệ binh cho Ta Mok, rồi sau này tiếp tục trở thành một
tướng hung tợn của Pol Pot chịu trách nhiệm diệt chủng. Sau ngày độc lập năm
1953, Sovann bỏ Ta Mok đi sang học tại các trại huấn luyện cộng sản ở Việt Nam.
Ông đã cố gắng vận động người dân Campuchia sống dọc biên giới Lào lật đổ Pol
Pot. Sau khi lật đổ Khơme Đỏ , Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa Sovann lên làm
Tổng bí thư Đảng cách mạng nhân dân . Vào tháng 7 năm 1981, ông được bầu giữ
chức Thủ tướng, nhưng không bao lâu sau bị cách chức do những sự bất đồng về
chính sách với Heng Samrin. Sovann được xem là không trung thành với Việt
Nam. Ông đã được đưa bằng máy bay sang Hà Nội, nơi ông đã bị giam trong 7
năm. Sovann đã đổ lỗi cho Hun Sen về chuyện ông bị giam cầm này. Năm 1992,
trở về Campuchia, ông đã được chấp thuận cho gia nhập Đảng Nhân dân
Campuchia , nhưng đã bị khai trừ sau các đồn đại là ông có thể tham gia đảng đối
lập do Sam Rainsy, một người chỉ trích chính phủ cầm đầu.
Hun Neng : Sinh năm 1949 ở Kongpong Cham, Hun Neng là anh của Hun Sen.
Sự nổi trội vượt bậc của ông diễn ra đồng thời với Hun Sen. Bị Khơme Đỏ nhốt tù
vào giữa thập niên 1970, Hun Neng đã bị đầy ải 9 tháng trong vùng đồi núi của
tỉnh Kompong Thom. Ông đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân nổi dậy
được động viên ở tỉnh Komping Cham để lật đổ Pol Pot. Sau này, Hun Neng học
ngành kinh tế ở Phnom Penh và làm cố vấn kinh tế cho chính quyền tỉnh
Kompong Cham. Ông lên giữ chức chủ tịch của một huyện và được bổ nhiệm làm
chủ tịch tỉnh năm 1985 – cùng thời gian đó Hun Sen trở thành Thủ tướng. Hun
Sen và Hung Neng không chỉ là anh em với nhau mà còn là liên minh chính trị.
Pol Pot : Điều bí ẩn chung quanh ngày sinh của Pol Pot. Một số sử gia cho rằng
ông ta sinh năm 1925, nhưng hồ sơ của Pháp thì ghi ngày sinh của ông vào năm
1928. Tên thưở nhỏ thường gọi là Saloth Sar, ông lớn lên trong một gia đình phú
nông ở Kompong Thom. Ông đoạt được học bổng sang học ngành vô tuyến điện ở
Paris năm 1949, nhưng lại say mê chủ nghĩa cộng sản hơn là khoa học và việc học
của ông đã bị dở dang. Ông trở về quê hương năm 1953 để gia nhập Đảng Cộng
sản Campuchia và trở thành Tổng bí thư vào năm 1962. Ông tự đặt tên cho mình
là bâng Pol ( bâng có nghĩa là lớn tuổi ) và sau này thêm tên Pot. Một đầu óc bệnh
hoạn đã biểu lộ khi ông là người lãnh đạo tối cao của quân du kích Khơme Đỏ ,
ông đã ra tay tàn sát khoảng 1,7 triệu người dân vô tội Campuchia . Hun Sen theo
Khơme Đỏ năm 1970, nhưng chưa bao giờ gặp Pol Pot. Năm 1977, Hun Sen đã
rời bỏ Khơme Đỏ và nhanh chóng trở thành kẻ thù nguy hiểm và quan trọng nhất
của Pol Pot. Nhiều lần Khơme Đỏ đã cố lùng bắt Hun Sen để giết ông nhưng
không thành công. Cuối cùng, Hun Sen đã có thể lật đổ Pol Pot với sự giúp đỡ của
Việt Nam vào năm 1979. Khi đá chuyển sang giai đoạn chính trị thuận lợi cho
nhân dân Campuchia , Pol Pot phải sống chui lủi trong các cánh rừng ở biên giới
Thái Lan. Sau khi bị chính các cán bộ sát cánh ông giam cầm, những người này đã
kết án ông tội giết đồng sự của mình và ông đã chết vào tháng 4 năm 1998. Cái
chết đã lấy mất cơ hội của nhân dân Campuchia đưa tên tội phạm khét tiếng này ra
tòa xét xử.
Khieu Samphan : Sinh năm 1932 ở tỉnh Svay Rieng, ông được cho sang học tại
Đại học Paris. Trở về Phnom Penh ( Thủ đô của Campuchia : ‘ phnom’ có nghĩa là
núi, ghép với Penh : núi bà Penh ), ông thành lập tờ L’Observateur, một tờ báo
bằng tiếng Pháp. Ông là một nghị sĩ Quốc hội khi là một đảng viên của đảng
Sangkum Reastyr Nyum của Sihanouk, và làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Năm
1967, ông gia nhập Khơme Đỏ và vào các giai đoạn khác nhau đã từng là người
đứng đầu nhà nước của Khơme Đỏ và Thủ tướng chính phủ của phe Khơme Đỏ,
chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam từ năm 1979 tới 1991. Samphan là một trong
những người lớn tiếng chỉ trích Hun Sen nhất và đã đụng độ với ông ta trong suốt
các cuộc đàm phán hòa bình vào đầu thập niên 1990.
Son Sann : sinh năm 1911 ở Phnom Penh, ông đã được cho sang Paris học và sau
này làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Campuchia từ năm 1954 – 1968, Bộ
trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế từ năm 1961 tới 1962. Sau khi chế độ Pol Pot sụp
đổ, ông thành lập Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme. Ông giữ chức
Thủ tướng trong Chính phủ Liên hiệp dân chủ Campuchia , một chế độ lưu vong
từ năm 1982 tới 1991. Ông vẫn không ngớt chỉ trích thậm tệ Hun Sen, quy trách
nhiệm cho Đảng Nhân dân Campuchia về những điều bất hạnh đã giáng xuống đất
nước Campuchia .
Norodom Ranariddh : Sinh năm 1944, người con trai này của Sihanouk đã được
đưa sang học ở Paris và Aix-en-Provence ( một thành phố khác ở Pháp ). Ông trở
về quê hương với bằng Tiến sĩ Luật. Ông đã trở thành Thủ tướng thứ nhất của
Campuchia sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Vào thời gian đó, Hun Sen là
Thủ tướng thứ hai và hai người này đã cộng tác với nhau chặt chẽ. Nhưng họ đã
tan rã và Ranariddh bị quân đội Hun Sen lật đổ, tiếp quản vào năm 1997. Sau cuộc
bầu cử vào năm 1998, hai ông lại tiếp tục hợp tác để thành lập chính phủ liên hiệp
và có quan hệ giao hảo trở lại.
Norodom Chakrapong : Sinh năm 1945, người con trai đầy khí thế này của
Sihanouk đã lóe sáng và vụt tắt giống như ánh sao băng. Một người con trai của
Sihanouk với một bà vợ khác, ông là em cùng cha khác mẹ với Ranariddh. Hai
anh em cùng cha khác mẹ đã trở thành đối thủ chính trị quyết liệt của nhau.
Chakrapong đã bỏ đảng của cha mình để gia nhập chính phủ của Hun Sen vào đầu
thập niên 1990. Ông nhanh chóng trở nên thân cận với Hun Sen, người đang
muốn lôi cuốn hoàng gia của ông để giành được nhiều phiếu trong cuộc tổng tuyển
cử. Nhưng họ đã chia rẻ không thể hòa giải được sau khi Chakraong cố gắng thành
lập vùng tự trị của quân nổi dậy sau cuộc bầu cử 1993. Ranariddh và Hun Sen cói
Chkrapong như kẻ thù chung và cùng tìm cách trục xuất ông. Chakrapong tin chắc
là mình đã bị Đảng nhân dân Campuchia bội phản.
Norodom Sirivudhdh : Sinh năm 1952, người em cùng cha khác mẹ này của
Sihanouk cũng chóng nổi sớm tàn. Một thành viên của Đảng Funcinpec ( Mặt trận
thống nhất dân tộc vì độc lập, hòa bình, trung lập và hòa hợp Campuchia ), ông
được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Ngoại giao năm 1993. Khẳng định ông có các
bất đồng sâu sắc với Thủ tướng thứ hai Hun Sen và đã từ chức vào tháng 10 năm
1994. Sirivudhdh bị trục xuất sang Pháp vào tháng 12 năm 1995 theo sau lý lẽ
viện dẫn là ông có âm mưu giết Hun Sen. Kịch liệt chống đối Hun Sen, Sirivudhdh
đã trở thành người chỉ trích gay gắt Hun Sen và chính phủ của Hun Sen. Năm
1999, ông được phép cho trở về Campuchia và chính thức tuyên bố không quay lại
hoạt động chính trị nữa.
Sam Rainsy : Sinh năm 1949, con trai của Sam Sary, một cựu quan chức của
chính phủ cao cấp, năm 1965 ông sang Pháp học. Ở đấy, Rainsy đã lấy được bằng
về khoa chính trị học, kinh tế học và quản trị doanh nghiệp. Trong khi ở Pháp vào
giữa thập niên 1970, Rainsy và vợ là Tioulong Saumura đã phát hành tờ Tiếng nói
Campuchia Tự do, một tạp chí nêu bật những hành động tàn bạo của Khơme Đỏ .
Rainsy làm cho một ngân hàng Pháp thuộc sở hữu của công ty Michelin. Năm
1991, ông trở về Campuchia để xuất hiện lần đầu tiên trong hoạt động chính trị
trước công chúng bằng việc gia nhập Đảng Funcinpec của Ranariddh. Ông được
bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhưng đã bị cách chức khỏi chính phủ vào
năm 1994, sau đó bị khai trừ khỏi đảng này và Quốc hội vào năm sau. Ông đã trở
thành người chỉ trích Hun Sen và chính phủ của ông ta thậm tệ, và thành lập đảng
phái riêng, Đảng Sam Rainsy.
Yasushi Akashi : Một nhà ngoại giao hàng đầu Nhật Bản, Akashi được bổ nhiệm
là Trưởng phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia ( UNTAC), một
cơ quan được ủy nhiệm để tổ chức và giám sát cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia
vào năm 1993. Chức vụ chính thức của Akashi là người đại diện đặc biệt của Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc. Sau khi hoàn tất sứ mệnh của ông ở Campuchia , ông đã
được bổ nhiệm là Trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Tư. Ông vẫn duy trì
quan điểm trung lập đối với Hun Sen và các nhà lãnh đạo chính trị khác.
Trung tướng John Sanderson : Một vị tướng quân đội Úc giữ chức Tư lệnh lực
lượng của UNTAC ở Campuchia .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_828.pdf