Ý thức học tập là một trong những yêu tố quan trọng và hết sức cần thiết ở sinh viên ở các trường
đại học nói chung và các trường đại học ngoài công lập nói riêng. Nhờ có ý thức học tập mà sinh
viên luôn nhận thức đúng đắn về mục đích, vai trò tác dụng của hoạt động học tập, rèn luyện, từ đó
có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức khoa học, trong tu dưỡng rèn luyện.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng nhằm xác định các
nhân tố tác đông đến việc nâng cao ý thức học tập của sinh viên các Trường Đại học ngoài công
lập ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 nhân tố đều tác đông cùng chiều đến việc
nâng cao ý thức học tập của sinh viên, đó là: Yếu tố xã hội, Gia đình & bạn bè, Môi trường học tập,
Nhận thức của bản thân, Ý chí của bản thân và Quan điểm sống.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các nhân tố tác động đến việc nâng cao nhận thức học tập của sinh viên các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1314
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO NHẬN
THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGOÀI CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM
Đỗ Thị Trường Thọ*, Lê Trịnh Bích Nghi, Nguyễn Thị Kim Ngọc,
Ngô Thúy Liễu, Nguyễn Phúc Lợi
Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh
GVHD: PGS.TS. Tr n Văn Tùng
TÓM TẮT
Ý thức học tập là một trong những yêu tố quan trọng và hết sức cần thiết ở sinh viên ở các trường
đại học nói chung và các trường đại học ngoài công lập nói riêng. Nhờ có ý thức học tập mà sinh
viên luôn nhận thức đúng đắn về mục đích, vai trò tác dụng của hoạt động học tập, rèn luyện, từ đó
có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức khoa học, trong tu dưỡng rèn luyện.
Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng nhằm xác định các
nhân tố tác đông đến việc nâng cao ý thức học tập của sinh viên các Trường Đại học ngoài công
lập ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 6 nhân tố đều tác đông cùng chiều đến việc
nâng cao ý thức học tập của sinh viên, đó là: Yếu tố xã hội, Gia đình & bạn bè, Môi trường học tập,
Nhận thức của bản thân, Ý chí của bản thân và Quan điểm sống.
Từ khóa: Sinh viên, trường ngoài công lập, ý thức học tập.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, xã hội đang đổi thay từng ngày với tốc độ chóng mặt. Xu thế hội nhập,
phát triển với thế giới đã và đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia. Để quá trình này diễn
ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có thế hệ trẻ Việt
Nam đóng vai trò tiên phong, sinh viên là lớp người trẻ, là thế hệ nắm trong tay tri thức cùng với
những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển của đất nước nói riêng. Sinh viên là một
thế hệ trẻ năng động, đầy sáng tạo – những người nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cửa cho những
tiến bộ khoa học, công nghệ đầy triển vọng và đột phá. Nói cách khác họ là lớp thanh niên tri thức
đại diện và quyết định cho tương lai đất nước. Để sinh viên có thể đóng góp được nhiều sức lực và
trí tuệ vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời kì mới thì trước hết sinh viên
phải tự ý thức trang bị cho mình những tri thức, kĩ năng, thái độ phù hợp thông qua hoạt động học
tập tại trường và hơn thế nữa là xây dựng ý thức học tập đúng đắn và hiệu quả.
Ý thức học tập là cơ sở quan trọng để biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo trong mỗi bản thân
người sinh viên. Những năm qua, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của sinh viện các
trường đại học ngoài công lập đã không ngừng được nâng cao; đa số sinh viên đã nhận thức tốt
mục tiêu, yêu cầu đào tạo; có động cơ, mục đích học tập và rèn luyện đúng đắn. Tuy nhiên, vẫn
còn một số sinh viên nhận thức mục tiêu, yêu cầu đào tạo còn mơ hồ, động cơ học tập và rèn luyện
1315
chưa rõ ràng, thiếu tính tích cực, tự giác và cố gắng vươn lên, dẫn đến kết quả học tập, rèn luyện
còn hạn chế. Nhằm nâng cao ý thức học tập cho các bạn sinh viên nhóm tác giả đã chọn và
nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến việc nâng cao ý thức học tập của sinh viên các trường
đại học ngoài công lập tại Việt Nam”.
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái quát về ý thức học tập của sinh viên
Ý thức là trạng thái hay đặc tính của sự nhận thức, hoặc của việc nhận thức vật thể bên ngoài hay
điều gì đó bên trong nội tại.
Theo định nghĩa của triết học Mác - Lênin ý thức là một phạm trù song song với phạm trù vật
chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự
cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
– Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới quan.
– Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới.
– Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người.
– Khả năng tự ý thức học.
Ý thức học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về về vai trò, lợi ích của việc học đối
với tương lai của mình. Ý thức học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn
đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp, trong xã hội. Ý thức học tập tích cực
chính là động lực đưa con người đến thành công.
Trường Đại học ngoài công lập (dân lập) là một cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân, về tuyển sinh, đào tạo thì tuân theo quy chế của Bộ GD ĐT, văn bằng có giá trị
tương đương như văn bằng công lập. Là trường tư do cá nhân hoặc tổ chức trong một nước xin
phép thành lập và tự đầu tư.
2.2 T ng quan các nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016): Đề tài nghiên cứu về
nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ. Mô hình bao
gồm nhóm biến kiểm soát và 7 nhóm nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên và các
nhóm biến này sẽ mang dấu kỳ vọng dương.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Tài chính-Ngân hàng
Trường Đại học Thương mại khóa 49,50,51 (2016): Để có thể đưa ra cái nhìn khách quan cho sinh
viên về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính họ. Từ đó đưa ra các kết luận, giải
pháp thích hợp nhằm cải thiện và nâng cao kết quả học tập của sinh viên đại học nói chung và
sinh viên khoa tài chính ngân hang nói riêng. Đồng thời có đề xuất với nhà trường có nhiều chính
sách phù hợp, kịp thời tạo điều kiện cho sinh viên đạt được kết quả tốt nhất.
1316
Nghiên cứu của Phan Hữu Tín và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2011): Đề tài nghiên cứu về
các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt. Nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước đã xác định được những yếu tố trong môi trường giáo dục có tác động đến
thái độ học tập của người học. Một môi trường giáo dục bao gồm nhiều yếu tố cả bên trong vẫn
bên ngoài tác động đến người học, phong cách học của người học từ đó hình thành nên cấu trúc
của hoạt động học tập (Phạm Hồng Quang, 2006).
Tác giả Getinet Haile và Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả học tập ở Hoa Kỳ, phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm tra”: Các tác giả đã khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở các môn toán, đọc, khoa học ở Hoa
Kỳ đặc biệt chú trọng đến các ảnh hưởng khác nhau có thể có của các yếu tố chủng tộc, hoàn cảnh
gia đình và các yếu tố điểm kiểm tra của sinh viên.
3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1 Mô hình nghiên cứu
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Mô hình bao gồm biến kiểm soát và 6 nhóm yếu tố tác động đến việc nâng cao ý thức học tập của
sinh viên của các trường đại học ngoài công lập tại Việt Nam. 6 nhóm yếu tố này được đo lường
bằng sự đánh giá của sinh viên với 21 biến được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn
không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Rất đồng ý).
Bảng 1: Diễn giải các biến trong mô hình
Yếu tố xã hội (XH)
XH1 Sự phát triển của ngành học mà bạn đang theo đuổi
XH2 Tiêu chuẩn cần thiết của ngành học mà bạn đang theo đuổi
XH3 Có hình mẫu lý tưởng để noi theo
Gia đình và bạn bè (GĐ)
GD1 Định hướng nghề nghiệp của gia đình
Nhân tố xã hội
Nâng cao ý thức học
tập của sinh viên ở
các trường ĐH ngoài
công lập tại Việt Nam
Gia đình và bạn bè
Môi trường học tập
Nhận thức của bản thân
Ý chí của bản thân
Quan điểm sống
1317
GD2 Truyền thống học tập của gia đình
GD3 Sự động viên, giúp đỡ từ bạn bè
GD4 Sự cạnh tranh giữa các cá nhân trong lớp
ôi trường học tập (MT)
MT1 Cơ sở vật chất nơi học tập
MT2 Chương trình đào tạo
MT3 Trình độ, năng lực của giảng viên
MT4 Uy tín của Khoa, Ngành, Trường đào tạo
MT5 Phong trào nghiên cứu khoa học, hỗ trợ việc làm, tổ chức Đoàn - Hội SV
Nhận thức của bản thân (NT)
NT1 Khả năng học tập của bản thân
NT2 Đam mê về ngành học
NT3 Hứng thú học tập
NT4 Tôi có thể học tốt hơn nếu tôi cảm thấy xã hội công bằng
Ý chí của bản thân (YC)
YC1 Lòng quyết tâm
YC2 Bản lĩnh vượt qua khó khăn và thử thách
YC3 Mục tiêu của bản thân
YC4 Ý thức tự giác
uan điểm sống ( Đ)
Đ1 Sống phải biết cống hiến chứ không chỉ hưởng thụ
Đ2 Làm mọi việc bằng cái tâm và cái đức
Đ3 Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gồm: Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu tiến hành theo hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương
pháp định tính và nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu định tính tổng quan nội dung của các nghiên cứu trước, các lý thuyết liên quan đến việc
nâng cao ý thức học tập, các nhân tố ảnh hưởng đồng thời kết hợp với việc phỏng vấn xin ý kiến
giảng viên. Thông qua nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình và các thang đo để đo lường khái
niệm nghiên cứu.
1318
Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo
sát chính thức. Sau đó dữ liệu được thống kê phân tích qua phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định
thang đo và mô hình nghiên cứu.
4 KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
Thống kê mô tả mẫu cho khái quát về đặc điểm mẫu điều tra. Nghiên cứu xác định cỡ mẫu tối
thiểu là 130 mẫu, để đạt được cỡ mẫu này, 250 phiếu điều tra đã được gửi đi, và thu về được 245
phiếu, trong đó có 225 phiếu hợp lệ, đạt yêu cầu. Kết quả thống kê mẫu như sau:
Bảng 2: Thống kê mô tả mẫu khảo sát
Chỉ tiêu Số ượng (phiếu) Tỷ ệ (%)
Trường Đại học 225 100,00
Uef 50 22.22
Hutech 120 53.33
Fpt 30 13.33
Duy Tân 25 11.11
Trình độ học vấn 225 100,00
Sinh viên năm nhất 60 26.67
Sinh viên năm hai 90 40
Sinh viên năm ba 52 23.11
Sinh viên năm tư 23 10.22
Bảng 3: Bảng trọng số hồi quy
Model
Unstandardize
d Coefficients
Standar
dized
Coeffici
ents T Sig.
Correlations
Collinearity
Statistics
B
Std.
Error
Beta
Zero-
order
Partial Part
Tolera
nce
VIF
1 (Constant) -1.486 .163 -9.108 .000
XH .193 .035 .186 5.472 .000 .683 .347 .144 .596 1.678
GD .251 .035 .256 7.189 .000 .746 .438 .189 .547 1.827
MT .219 .037 .196 5.864 .000 .676 .369 .154 .618 1.619
NT .163 .035 .152 4.688 .000 .622 .303 .123 .655 1.526
YC .245 .039 .205 6.247 .000 .651 .390 .164 .644 1.553
QD .339 .046 .246 7.288 .000 .693 .443 .192 .609 1.641
Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy ý thức học tập của sinh viên các trường đại học ngoài công
lập chịu tác động từ các nhân tố: nhân tố xã hội, gia đình & bạn bè, môi trường học tập, ý chí của
bản thân, nhận thức của bản thân và quan điểm sống. Cụ thể là nhân tố Gia đình và bạn bè ảnh
hưởng mạnh nhất; nhân tố Quan điểm sống ảnh hưởng mạnh thứ hai; nhân tố Ý chí của bản thân
1319
ảnh hưởng mạnh thứ ba; nhân tố Môi trường học tập ảnh hưởng thứ tư; tiếp đến là nhân tố xã hội
ảnh hưởng thứ năm; tiếp theo là nhân tố Nhận thức của bản thân ảnh hưởng thứ sáu. Từ đó nhóm
tác giả đưa ra một số kiến nghị liên quan tới các nhân tố tác động như sau: Xây dựng bầu không
khí học tập tích cực, xây dựng cặp đôi cùng tiến, nâng cao chất lượng giảng viên, cải tiến cơ sở vật
chất, sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực tế trong chương trình đào tạo và tăng cường các
hoạt động phong trào Hội, Đoàn, Đảng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghiên cứu của Phan Hữu Tín và Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2011).
[2] Nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt (2016).
[3] Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên khoa Tài chính-Ngân
hàng Trường Đại học Thương Mại khóa 49,50,51 (2016).
[4] Tác giả Getinet Haile và Nguyễn Ngọc Anh (2008) trong đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả học tập ở Hoa Kỳ, phân tích hồi quy điểm phân vị cho điểm kiểm tra”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_tac_dong_den_viec_nang_cao_nhan_thuc_hoc_tap_cua.pdf