Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Trung cấp Á Châu

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên Trường Trung cấp Á Châu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 250 sinh viên tham gia

chương trình học liên kết đào tạo của Trường Trung cấp Á Châu. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s

Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được tác giả sử

dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 6 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên, bao gồm: Sự đam mê kinh doanh; Kinh nghiệm làm việc; Sự sẵn sàng kinh doanh; Quy

chuẩn chủ quan; Nguồn vốn; Giáo dục. Trong đó, yếu tố Sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định

khởi nghiệp của sinh viên Trường Trung cấp Á Châu.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Trung cấp Á Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 39 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP Á CHÂU Factors affecting the startup intentions of student of Asia College Hồ Duy Xuyên 1 1 Chủ tịch HĐQT Trường Trung cấp Á Châu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Giáo dục hoduyxuyen.avc@gmail.com Tóm tắt — Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Trung cấp Á Châu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 250 sinh viên tham gia chương trình học liên kết đào tạo của Trường Trung cấp Á Châu. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 6 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, bao gồm: Sự đam mê kinh doanh; Kinh nghiệm làm việc; Sự sẵn sàng kinh doanh; Quy chuẩn chủ quan; Nguồn vốn; Giáo dục. Trong đó, yếu tố Sự đam mê có tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Trung cấp Á Châu. Abstract — The objective of the study is to identify factors affecting the startup intentions of Asia College in Vietnam students. Data for the study was collected from 250 students participating affiliate training program of Asia College in Vietnam. Test methods Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis (EFA) and multivariate linear regression were used in this study. The research results show that there are 6 factors affecting the startup intentions of students, including: Business passion; Work experience; Business readiness; Master's standards Agency; Capital Resources; Education. In which, the passion factor has the strongest impact on the startup intentions of Asia College in Vietnam students. Từ khóa — Ý định khởi nghiệp, sinh viên, Trường Trung cấp Á Châu, start-up intension, student. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh nền giáo dục có nhiều thay đổi nhanh trên thế giới cũng như tại khu vực, ban lãnh đạo Trường Trung cấp Á Châu luôn chú trọng đến vấn đề khởi nghiệp trong sinh viên. Tuy nhiên theo kết quả thống kê cho thấy, chỉ có 1,8% sinh viên tốt nghiệp tại Trường Trung cấp Á Châu tự tạo cơ hội khởi nghiệp cho bản thân. Đa số sinh viên có xu hướng nộp đơn tuyển dụng vào các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc đang làm việc và tiếp tục học liên thông, văn bằng 2 theo chương trình liên kết đào tạo tại trường. Sinh viên ra trường còn khá rụt rè trong việc lên ý tưởng khởi nghiệp cũng như chưa đủ tự tin để hình thành và bắt đầu việc kinh doanh của bản thân, cho dù là việc kinh doanh nhỏ. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả thực hiện nghiên cứu này để xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Trung cấp Á Châu. Kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp đề xuất một số khuyến nghị nâng cao nhận thức, phát triển, hỗ trợ, tạo điều kiện, tạo động lực cho sinh viên của Nhà trường có cơ hội khởi nghiệp thành công. 2. Mô hình nghiên cứu Nhiều công trình nghiên cứu trước đã cho thấy các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thanh Chi (2013) thực hiện nghiên cứu các nữ học viên cao học ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm cá nhân chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của nhóm học viên này, bên cạnh đó nguồn vốn cho khởi nghiệp, các động cơ đẩy kéo, hỗ trợ và những rào cản gia đình cũng ảnh hưởng đến ý định ý định khởi nghiệp. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 40 Nghiên cứu của Fatoki (2010), các yếu tố bao gồm tham gia các khóa học kinh doanh, ảnh hưởng từ truyền thống kinh doanh của các thành viên trong gia đình và đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kinh tế tại quốc gia Nam Phi. Rueda (2011) thực hiện nghiên cứu với sinh viên ngành kinh tế tại Pakistan, ý định khởi nghiệp chịu tác động bởi các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm, nền tảng giáo dục và công việc của gia đình. Bên cạnh các yếu tố hành vi như sự thu hút chuyên nghiệp (Professional Attraction), năng lực kinh doanh, đánh giá xã hội, kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh, giáo dục kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến ý định khởi nghiệp. Trong đó, sự thu hút chuyên nghiệp có tác động mạnh mẽ nhất đến ý định khởi nghiệp. Tham khảo các nghiên cứu trước của Wenjun và cộng sự (2011), Francisco và cộng sự (2011), Pereka và cộng sự (2011), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Trung cấp Á Châu thông qua các nhân tố: (1) Sự đam mê kinh doanh; (2) Kinh nghiệm làm việc; (3) Sự sẵn sàng kinh doanh; (4) Quy chuẩn chủ quan; (5) Giáo dục; (6) Nguồn vốn. Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả Các giả thuyết nghiên cứu: H1 +: Sự đam mê kinh doanh có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H2 +: Kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H3 +: Sự sẵn sàng kinh doanh có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H4 +: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H5 +: Giáo dục có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. H6 +: Nguồn vốn có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu của tác giả thực hiện thông qua 2 bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tác giả sử dụng phương pháp thảo luận nhóm với 09 giảng viên và chủ doanh nghiệp đã khởi nghiệp thành công trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Trong nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập thông tin mẫu nghiên cứu bằng kỹ thuật phỏng vấn đáp viên với bảng câu hỏi soạn sẵn bằng giấy gửi đến 250 sinh viên đang tham gia chương trình liên kết đào tạo thuộc Khoa Kinh tế - Luật của Trường Trung cấp Á Châu. Sự đam mê kinh doanh Kinh nghiệm làm việc Sự sẵn sàng kinh doanh Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN H1+ H2 + H4+ Quy chuẩn chủ quan H5+ Giáo dục H6+ Nguồn vốn H3+ TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 41 Để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến được đưa vào phân tích (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Mẫu tối thiểu là 50 tốt nhất là 100; Tỷ lệ biến quan sát (Observations) trên biến đo lường (Items) là 5:1 và tốt nhất là 10:1 trở lên. Dựa vào tổng số biến quan sát trong mô hình là 31. Tác giả chọn mẫu thuận tiện với kích thước là 250 > (n=31*5=155), có dự phòng những phiếu trả lời không đạt yêu cầu. Kết quả sau khi loại bỏ các phiếu khảo sát không hợp lệ, tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 xử lý. Thang đo được đánh giá bằng phương pháp độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy được tác giả sử dụng kiểm định mô hình. 4. Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị 4.1. Kết quả nghiên cứu Bảng 1. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS của tác giả Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhân tố “Giáo dục”: Cronbach’s Alpha = 0,847; N = 5 GD3 0,669 0,812 GD4 0,674 0,811 GD5 0,671 0,812 GD6 0,658 0,815 GD7 0,604 0,829 Nhân tố “Kinh nghiệm làm việc”: Cronbach’s Alpha = 0,764; N = 4 KN1 0,512 0,737 KN2 0,612 0,681 KN3 0,606 0,685 KN4 0,538 0,724 Nhân tố “Sự sẵn sàng kinh doanh”: Cronbach’s Alpha = 0,731; N = 4 SS1 0,560 0,650 SS2 0,501 0,684 SS3 0,481 0,695 SS4 0,552 0,655 Nhân tố “Quy chuẩn chủ quan”: Cronbach’s Alpha = 0,848, N = 4 QC1 0,667 0,815 QC2 0,703 0,799 QC3 0,701 0,800 QC4 0,671 0,813 Nhân tố “Sự đam mê kinh doanh”: Cronbach’s Alpha = 0,877; N = 5 KD1 0,678 0,857 KD2 0,760 0,837 KD3 0,723 0,847 KD4 0,712 0,849 KD5 0,662 0,861 Nhân tố “Nguồn vốn”: Cronbach’s Alpha = 0,753; N = 3 NV1 0,579 0,673 NV2 0,626 0,617 NV3 0,540 0,716 Biến phụ thuộc “Ý định khởi nghiệp”: Cronbach’s Alpha = 0,799; N = 3 YDKN1 0,641 0,729 YDKN2 0,649 0,721 YDKN3 0,641 0,729 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 42 Từ bảng 1, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng đạt yêu cầu (≥ 0,3). Kiểm định Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” cho thấy độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt 0,799 trong ngưỡng được chấp nhận và hệ số tương quan biến tổng đều đạt yêu cầu là ≥ 0,3 thang đo đạt được độ tin cậy cần thiết so với ban đầu. Bảng 2. KMO and Bartlett's Test các biến độc lập Kaiser-Meyer-Olkin Measure of SamKDing Adequacy. 0,848 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2.375,380 Df 276 Sig. 0,000 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS của tác giả Từ số liệu bảng 2 cho thấy hệ số KMO = 0,848 thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05 (đạt yêu cầu). Bảng 3. Ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrixa Component 1 2 3 4 5 6 KD2 0,822 KD3 0,791 KD5 0,783 KD1 0,773 KD4 0,766 GD4 0,789 GD6 0,782 GD3 0,780 GD5 0,775 GD7 0,731 QC2 0,824 QC3 0,809 QC4 0,784 QC1 0,771 SS4 0,765 SS1 0,715 SS3 0,677 SS2 0,675 NV1 0,783 NV3 0,775 NV2 0,739 KN3 0,793 KN2 0,792 KN4 0,780 Eigenvalues 6,084 2,674 2,350 1,700 1,516 1,343 Phương sai trích % 25,349 36,490 46,280 53,365 59,682 65,278 Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra của tác giả Tại mức giá trị Eigenvalue = 1,343 với phương pháp trích Principal Component, phép quay Varimax cho phép trích được 6 nhân tố từ biến quan sát và phương sai trích được là 65,278% (>50%). Như vậy là phương sai trích đạt yêu cầu. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 43 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc lần đầu cho thấy hệ số KMO = 0,711 thỏa điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1. Kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05. Phương pháp trích nhân tố Principal component, phép quay Varimax cho phép trích được 01 nhân tố với 3 biến quan sát và phương sai trích đạt 75,356% (> 50%), giá trị Eigenvalue là 2,141 (lớn hơn 1), các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5. Giá trị Sig của kiểm định F = 0,000 < 0,05. Như vậy mô hình hồi quy có ý nghĩa và đáng tin cậy có thể được sử dụng để phân tích. Bảng 4. Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1 0,826a 0,682 0,675 0,28832 1,877 a. Predictors: (Constant), SS, KN, QC, GD, NV, KD b. Dependent Variable: YDKN Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS của tác giả R2 hiệu chỉnh là 0,675 = 67,50%. Như vậy, các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy có ảnh hưởng tới 67,50% sự thay đổi của biến phụ thuộc (bảng 4). Bảng 5. Kết quả hồi quy mô hình Coefficientsa Mô hình Hệ số chưa điều chỉnh Hệ số điều chỉnh Kiểm định t Mức ý nghĩa thống kê Sig. Collinearity Statistics B Độ lệch chuẩn Beta chuẩn hóa Tolerance VIF 1 (Constant) -0,297 0,183 -1,617 0,107 Quy chuẩn chủ quan 0,156 0,030 0,210 5,113 0,000 0,778 1,286 Nguồn vốn 0,128 0,030 0,175 4,234 0,000 0,762 1,312 Sự sẵn sàng kinh doanh 0,094 0,036 0,110 2,646 0,009 0,761 1,315 Giáo dục 0,292 0,035 0,327 8,392 0,000 0,858 1,165 Kinh nghiệm làm việc 0,104 0,032 0,125 3,249 0,001 0,888 1,126 Sự đam mê kinh doanh 0,269 0,032 0,351 8,502 0,000 0,767 1,305 Biến phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp của sinh viên Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu SPSS của tác giả Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá sự phù hợp của mô hình hồi quy ở bảng 4 và bảng 5 cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc đánh giá chung và 6 nhân tố hồi quy (theo hệ số beta chưa chuẩn hóa) như sau: YDKNi = - 0,297 + 0,156 * QCi + 0,128 * NVi + 0,094 * SSi + 0,292 * GDi + 0,104 * KNi + 0,296 * KDi Ý định khởi nghiệp của sinh viên = - 0,297 + 0,156 *Quy chuẩn chủ quan + 0,128*Nguồn vốn + 0,094*Sự sẵn sàng kinh doanh + 0,292*Giáo dục + 0,104*Kinh nghiệm làm việc + 0,296*Sự đam mê kinh doanh Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 đều được chấp nhận với mức ý nghĩa (Sig. < 0,05). Kết quả hồi quy mô hình cho thấy tác động của các nhân tố, trong đó nhân tố “Sự đam mê kinh doanh” có tác động nhiều nhất và nhân tố “Sự sẵn sàng kinh doanh” tác động ít nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Trường Trung cấp Á Châu. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 28 – Tháng 07/2021 44 4.2. Kết luận và một số khuyến nghị Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Trường Trung cấp Á Châu như sau: Thứ nhất, Nhà trường cần thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm kinh doanh, tạo ra sân chơi để phát triển ý tưởng khởi nghiệp. Việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động này sẽ tạo động lực cho sinh viên chủ động tham gia và góp phần gia tăng mong muốn khởi nghiệp của sinh viên. Không những thế, các hoạt động hỗ trợ nâng cao tinh thần khởi nghiệp còn tạo ra động lực, kích thích sinh viên sáng tạo ý tưởng và hành động với tinh thần tự tin “tự thân lập nghiệp”. Thứ hai, Nhà trường cần cải tiến chương trình đào tạo, phát triển phương pháp giảng dạy và đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa. Nhà trường nên phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận, tương tác thực tiễn hoạt động kinh doanh, quan tâm đến việc giáo dục tinh thần và ý chí kinh doanh thông qua việc bổ sung đào tạo thêm các học phần về khởi nghiệp vào khung chương trình đào tạo theo “hướng mở”. Ngoài chương trình đào tạo chính thức, Nhà trường có thể lồng ghép các hoạt động ngoại khóa, hoạt động thực tế, giao lưu với doanh nghiệp trong quá trình học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có nhận thức và thực hành kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng liên quan đến nghệ thuật lãnh đạo, điều hành, quản lý nhóm. Thứ ba, Nhà trường cần nghiên cứu thành lập các trung tâm hỗ trợ, trung tâm thực hành, trung tâm tư vấn về khởi nghiệp. Trung tâm này ngoài việc giúp cho sinh viên hình thành, phát triển ý định khởi nghiệp mà còn hỗ trợ cho sinh viên những thông tin chính xác, đầy đủ và cần thiết về các chủ trương, chính sách, luật doanh nghiệp cũng như thông tin về thị trường, đầu tư và các lĩnh vực mà sinh viên quan tâm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005). Phân tích dữ liệu với SPSS. Hà Nội: NXB Thống kê. [2] Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thanh Chi (2013). Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 271. [3] Nguyễn Đình Thọ (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính TPHCM. [4] Fatoki, O.O. (2010) Graduate Entrepreneurial Intention in South Africa: Moti- vations and Obstacles. Department of Business Management, University of Fort Hare. [5] Francisco, L., Juan, C.R.C & José, M. R.C. (2011). Factors affecting entrepreneurial intention levels: a role for education. International Entrepreneurship and Management Journal, Volume 7, Issue 2: pp.195-218. [6] Perera, K. H., Jayarathna, L.C.H. & Gunarathna, R.R.P.K. (2011). The Entrepreneurial Intention of Undergraduates in Sri Lankan Universities. Faculty of Commerce and Management Studies, University of Kelaniya. Sri Lanka. [7] Wenjun, W., Wei, L. & John, K. M. (2011). Determinants of Entrepreneurial In- tention among College Students in China and USA. Journal of Global Entrepreneurship Re- search. Winter & Spring. 2011, Vol.1, No.1: pp. 35-44. Ngày nhận: 07/04/2021 Ngày duyệt đăng: 18/06/2021

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_y_dinh_khoi_nghiep_cua_sinh_vien_t.pdf
Tài liệu liên quan