Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) đóng vai trò to lớn trong việc giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong
quản lý quỹ ngân sách, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Bên
cạnh đó, HTKSNB đảm bảo mọi cán bộ công chức, viên chức (CBCCVC) tuân thủ nội quy, quy chế của
ngành cũng như các quy định của pháp luật nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Bằng việc sử
dụng phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các kho bạc Nhà nước (KBNN)
trên địa bàn tình Bình Thuận, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp nâng cao tính
hữu hiệu của HTKSNB của các kho bạc, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các đơn vị.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các
KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và kết quả phân tích EFA cho thấy các nhân tố (1) Môi truồng kiểm
soát; (2) Đánh gái rủi ro; (3) Hoạt động kiểm soát; (4) Thông tin và truyền thông và (5) Hoạt động giám
sát ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Phương trình hồi quy: QĐ = β1 MTKS + β2 DGRR + β3 HDKS+ β4 TTTT + β5 HDGS + ε
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Bảng 7. Kiểm tra độ phù hợp của mô hình - Model Summaryb
Mô
hình
Hệ
số
R
Hệ
số
R
2
Hệ số
R2 -
hiệu
chỉnh
Sai số
chuẩn
của
ƣớc
lƣợng
Thống kê thay đổi Hệ số
Hệ số
R
2
sau
khi
đổi
Hệ số F
khi đổi
Bậc
tự do
1
Bậc
tự do
2
Durbin-
Watson
1 .662
a
.438 .420 .33928 .438 24.308 5 156 1.679
a Biến độc lập: (Constant) : MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, HDGS
b Biến phụ thuộc: QĐ
Bảng trên cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.662 > 0,5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng
đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
Ngoài ra hệ số xác định của mô hình hồi quy R2
hiệu chỉnh là 0.420. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính
đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 42.0%. Điều này cho biết khoảng 42.0%. sự biến thiên của biến phụ
thuộc (KSNB) là do tác động của các biến độc lập (MTKS, DGRR, HDKS, TTTT, HDGS), các phần còn
lại là do sai sót của các yếu tố khác. Kiểm định Durbin Watson = 1.679 trong khoảng 1< D < 3 nên không
có hiện tượng tự tương quan của các phần dư.
445
Bảng 8. Thống kê trong mô hình hồi qui bằng phương pháp Enter
Mô hình
Hệ số chƣa chuẩn hóa
Hệ số
chuẩn hóa
T Sig.
Thống kê đa cộng
tuyến
B
Sai số
chuẩn
Beta
Hệ số
Tolerance
Hệ số
VIF
(Constant) 1.404 .257 5.459 .000
MTKS .132 .025 .334 5.323 .000 .914 1.094
DGRR .101 .028 .230 3.536 .001 .854 1.171
HDKS .178 .033 .339 5.406 .000 .916 1.091
TTTT .257 .033 .490 7.781 .000 .908 1.101
HDGS .142 .023 .294 3.746 .000 .877 1.141
Biến phụ thuộc: (KSNB)
Trong bảng số liệu khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu và
các giá trị Sig thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 5%. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn
10 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra.
Phƣơng trình hồi quy:
KSNB = 0.334 x MTKS + 0.230 x DGRR + 0.339 x HDKS + 0.490 x TTTT + 0.294 x HDGS
Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN
trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 5
nhân tố ảnh hưởng tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và đều có tác
động cùng chiều, đó là nhân tố Thông tin và truyền thông ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của
HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với Beta = 0.490; nhân tố Hoạt động kiểm soát ảnh
hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.339; nhân tố Môi trường kiểm soát ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ
số Beta = 0.334; nhân tố Hoạt động giám sát ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.294 và nhân tố Đánh giá
rủi ro ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0.230. Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với các
nghiên cứu trước liên quan; đồng thời cũng phản ánh đúng thực trạng hoạt động của HTKSNB tại các
KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Thông qua các kiểm định của mô hình nghiên cứu, có thể khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu
hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
Biến độc lập Giá trị hệ số Beta chuẩn hóa Tỷ trọng (%) Thứ tự tác động
Môi trường kiểm soát 0.334 19.80% 3
Đánh giá rủi ro 0.230 13.63% 5
Hoạt động kiểm soát 0.339 20.01% 2
Thông tin và truyền thông 0.490 29.13% 1
Hoạt động giám sát 0.294 17.43% 4
446
Xuất phát từ kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ở trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp
nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận như sau:
Đối với công tác thông tin và truyền thông: Các KBNN cần cập nhật các thông tin liên quan đến người
nộp tiền của cơ quan thu một cách đầy đủ và kịp thời. Kết nối giữa chương trình ứng dụng trao đổi thông
tin thu nộp NSNN và chương trình thu thuế điện tử do các ngân hàng xây đựng còn rất chậm chứng từ
truyền sang kho bạc chưa kịp thời còn bị lỗi phải truyền đi, truyền lại nhiều lần. Các KBNN cần chủ động
thường xuyên duy trì sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Thuế - Hải quan - Kho bạc - Ngân hàng
thương mại, bởi phối hợp thu là sự tham gia gắn kết hữu cơ, tổ chức thực hiện và trao đổi thông tin giữa
các cơ quan trong đó các ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng. Mặt khác các kho bạc cần đẩy mạnh
thông tin truyền thông giữa khách hàng thực hiện mở và quản lý tài khoản tại kho bạc trong điều kiện áp
dụng TABMIS.
Đối với hoạt động kiểm soát: Lãnh đạo các kho bạc cần nâng cao các hoạt động kiểm soát nghiệp vụ
tại các đơn vị, đây là công việc cần thực hiện định kỳ và đôi khi đột xuất. Thông thường, có thể lãnh
đạo kiểm tra theo định kỳ hằng tháng và hàng quý nhưng đôi lúc thời gian kiểm kê không được cố định,
điều này hạn chế việc CBCCVC kiểm soát các quy trình nghiệp vụ các ngày gần ngày kiểm kê kỹ hơn
và lơ là với các ngày sau ngày kiểm kê. Vì vậy, lãnh đạo cần tổ chức các kỳ kiểm kê đột xuất để phát
hiện các sai sót tại các nghiệp vụ phát sinh để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, lãnh đạo thường xuyên mở
các lớp tập huấn về kỹ năng cũng như các lớp nghiệp vụ để CBCCVC có điều kiện trao dồi kỹ năng,
học tập nâng cao trình độ.
Đối với môi trƣờng kiểm soát: Các kho bạc cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho những
CBCCVC làm nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ. Yêu cầu CBCCVC phải tự
hoàn thiện bản thân, đưa ra các tiêu chuẩn để mỗi CBCCVC tự phấn đấu đạt được trình độ chuyên môn
theo yêu cầu, nếu không đạt yêu cầu tiêu chuẩn đưa ra thì phải có biện pháp xử lý Thường xuyên tổ
chức các cuộc thi kiến thức về nghiệp vụ nhằm tạo cho CBCCVC có tinh thần học tập, lao động sáng tạo
trong công tác. Luân chuyển CBCCVC có kinh nghiệm để rèn luyện, bồi dưỡng CBCCVC có điều kiện
tiếp cận và thông thạo nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí khác nhau. Mặt khác, cần ban hành chế độ khen thưởng,
kỷ luật rõ ràng, công bằng và khuyến khích mọi người luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đối với hoạt động giám sát: Ban lãnh đạo kho bạc cần tăng cường và nâng cao công tác kiểm tra giám
sát nội bộ trên các lĩnh vực nghiệp vụ nhằm chủ động phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa những sai phạm
trong công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Mặt khác, cần tăng cường công tác tự kiểm tra bằng cách xây
dựng kế hoạch kiểm tra giám sát các mặt nghiệp vụ hàng quý. Các tồn tại, lỗi phát hiện trong quá trình
kiểm tra giám sát sau khi được lãnh đạo đơn vị đánh giá nguyên nhân, tìm ra biện pháp khắc phục cần
được thông báo đến các phòng bộ phận để từng cá nhân học tập không để xảy ra sai sót tương tự.
Đối với hoạt động đánh giá rủi ro: Cần ban hành quy định tạm thời khung quản lý rủi ro trong các hoạt
động nghiệp vụ tại KBNN và cần phải sinh hoạt thường xuyên để CBCCVC trong đơn vị nắm vững. Định
kỳ phải có sự kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để có biện pháp phòng ngừa, khắc phục. Định kỳ cần
phải tổ chức rà soát, kiểm tra, tự kiểm tra công tác kế toán không những theo nội dung trong khung quản
lý rủi ro mà qua thực tế sẽ có những sai sót ngoài những nội dung đã ban hành đề nghị đơn vị đưa vào
những nội dung đó để kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị. KBNN cần ban hành tiêu thức đánh giá chất lượng
hoạt động kế toán và thanh toán nhằm mục đích chỉ ra những sai sót, vi phạm phổ biến thường gặp của
cán bộ nghiệp vụ tại đơn vị.
447
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Afiah N.N & Azwari P.C (2015), “The effect of the Implementation of Government internal control
system on the Quality of Financial reporting of The local Government and its impact on the
Principles of good Governance: A Research in District, city, and Provincial Government in south
Sumatera”, 2nd Global Conferrence on Business and Social Science – 2015, GCBSS – 2015, 17 –
18 September 2015, Bali, Indonesia.
[2] Amudo, A & Inanga, E.L (2009), “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from
Uganda”, Interational Research Journal of Fiance and Econmics
[3] Báo cáo Intosai, 2013.
[4] COSO (1992), Internal Control Report.
[5] Hair J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L., and Black, W.C. (2006). Multivariate data analysis.
Prentice-Hall, International, Inc.
[6] Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016), “Khảo sát hệ thống kiểm soát
nội bộ tại các cơ quan hành chính”, Tạp chí tài chính kỳ I, số tháng 8/2016.
[7] Lê Thị Minh Thảo (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi
ngân sách tại Sở Tài chính Phú Yên", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
[8] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nghiên cứu thị trường, TPHCM: NXB ĐH
Quốc gia TPHCM.
[9] Nguyễn Thị Hoàng Anh (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng GTVT
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM)”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
[10] Phạm Huyền Trang (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại
kho bạc nhà nước trên địa bàn TP.HCM”, Luận văn thạc sĩ kinh tế
[11] Phạm Thị Hoàng (2013), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ
thông tin Tp.HCM”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM
[12] Quốc Hội, Luật số: 88/2015/QH13, Luật Kế toán, 20 tháng 11 năm 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_huu_hieu_cua_he_thong_kiem_so.pdf