Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính - Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp phù hợp là một yêu cầu quan trọng

đối với kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Để đưa ra được

những khuyến nghị quan trọng từ nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng cơ sở

dữ liệu được cung cấp bởi 163 trợ lý kiểm toán và kiểm toán viên đang hành nghề

kiểm toán trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia

và phân tích dữ liệu thông qua phần mềm SPSS 26.0 được sử dụng để đạt được mục

tiêu nghiên cứu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến

thái độ hoài nghi nghề nghiệp bao gồm: năng lực cá nhân, đặc điểm của kiểm toán

viên (tác động cùng chiều đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp); mối quan hệ giữa

kiểm toán viên và khách hàng và áp lực thời gian (tác động ngược chiều đến thái độ

hoài nghi nghề nghiệp). Từ đó nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm duy trì và

nâng cao thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên tại Hà Nội, Việt Nam.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính - Nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội, Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận Kết quả nghiên cứu cho thấy các giả thuyết nghiên cứu sau được chấp nhận: Năng lực KTV tác động cùng chiều đến thái độ HNNN của KTV; Đặc điểm cá nhân tác động cùng chiều đến thái độ HNNN của KTV; Mối quan hệ giữa KTV và khách hàng tác động ngược chiều đến thái độ HNNN của KTV; Áp lực thời gian tác động ngược chiều đến thái độ HNNN của KTV. 5.2. Hàm ý và chính sách - Đối với KTV/Nhóm kiểm toán Thứ nhất, đảm bảo KTV duy trì thái độ HNNN hợp lý trong suốt cuộc kiểm toán. Các trưởng nhóm kiểm toán cần có các giám sát kịp thời và thích hợp. Thứ hai, KTV phải luôn tập trung cao độ và tuân theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các quy định của pháp luật. KTV cần tham gia vào các lớp đào tạo bồi dưỡng do Bộ Tài Chính, Hội nghề nghiệp tổ chức. Thứ ba, KTV/Nhóm kiểm toán cần có ý thức nâng cao kiến thức nghề nghiệp nhằm duy trì sự uy tín nghề nghiệp của mình cũng như của CTKT. - Đối với CTKT Thứ nhất, xây dựng chính sách tuyển dụng phù hợp, đưa ra các yêu cầu về thái độ HNNN phù hợp với công ty. Trong quá trình tuyển dụng, các CTKT cần phải nêu rõ tầm quan trọng của các đặc điểm thái độ HNNN với chọn lọc những ứng cử viên có thái độ HNNN phù hợp với chính sách của Bảng 5. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc Biến quan sát Hệ số tải HN1 0,792 HN2 0,790 HN3 0,782 HN4 0,677 Phương sai trích 58,069% Eigenvalue 2,323 KMO 0,748 Sig. 0,000 Nguồn: Nhóm tác giả phân tích dữ liệu bằng SPSS 26 và tổng hợp lại Bảng 6. Kết quả kiểm định giả thuyết Mã Giả thuyết Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa Kết luận H1 Năng lực của KTV tác động cùng chiều đến thái độ HNNN 0,510 0,000 Chấp nhận H2 Đặc điểm cá nhân của KTV tác động cùng chiều đến thái độ HNNN 0,163 0,011 Chấp nhận H3 Mối quan hệ giữa KTV với khách hàng có tác động ngược chiều đến thái độ HNNN -0,132 0,033 Chấp nhận H4 Áp lực thời gian có tác động ngược chiều đến thái độ HNNN -0,153 0,015 Chấp nhận H5 Phí kiểm toán có tác động ngược chiều đến thái độ HNNN Loại bỏ từ bước kiểm định hệ số tương quan Nguồn: Nhóm tác giả phân tích dữ liệu bằng SPSS 26 và tổng hợp lại Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính - Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, Việt Nam 58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 230- Tháng 7. 2021 công ty. Hai là, cải thiện điều kiện làm việc của KTV. CTKT phải đưa ra các phương pháp kiểm toán thích hợp, các biện pháp giúp KTV đem lại hiệu quả như phương pháp kiểm toán chuyên sâu theo hướng tiếp cận rủi ro sẽ cần sự hỗ trợ từ hiệp hội (như VACPA). Ba là, khuyến khích KTV đạt được các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. Việc có được chứng chỉ hành nghề giúp cho KTV nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn từ đó duy trì được thái độ HNNN thích hợp trong cuộc kiểm toán. Bốn là, đào tạo và hỗ trợ cho KTV tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ. CTKT nên thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng hoặc tạo điều kiện để KTV tham gia vào các lớp đào tạo bồi dưỡng do Bộ Tài chính, Hiệp hội nghề nghiệp tổ chức để KTV liên tục bổ sung kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, luật và các quy định có liên quan. Năm là, xây dựng quy trình đánh giá kết quả làm việc của KTV. CTKT nên có các quy trình đánh giá kết quả làm việc. Đảm bảo nhân viên hiểu rằng thái độ HNNN cần được nhấn mạnh trong quá trình đánh giá kết quả hoạt động cũng như ảnh hưởng đến những chính sách khuyến khích nhân viên. - Đối với Bộ Tài chính: Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập và thực hiện công tác kiểm soát chất lượng từ bên ngoài các CTKT Việt Nam nhằm ngày càng làm tăng CLKT. Phối hợp cùng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước cũng như Hội nghề nghiệp (VACPA) để thực hiện công tác kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập có hiệu quả tốt hơn. - Đối với Hội nghề nghiệp - VACPA: VACPA tiếp tục cập nhật kiến thức mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo hơn nữa để KTV có thể hiểu rõ bản chất thái độ HNNN. - Đối với sinh viên: Các sinh viên ngành kiểm toán nên nhận thức được tầm quan trọng của thái độ HNNN thông qua các buổi học ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đối với sinh viên, việc rèn luyện thái độ HNNN là rất khó bởi trường đại học không phải là một môi trường làm việc thực tế. Vì vậy, sinh viên nên chủ động cập nhật các thông tin về kinh tế- xã hội và đồng thời tích cực tham gia các khóa học đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán- kiểm toán trong thực tế để có thể củng cố nền tảng cho công việc sau này. 5.3. Hạn chế nghiên cứu Thứ nhất, mẫu nghiên cứu định tính có thể chưa mang tính chất đại diện cho tổng thể và có thể bỏ sót các nhân tố ảnh hưởng tới thái độ HNNN của KTV khi tham gia kiểm toán BCTC. Thứ hai, về mẫu nghiên cứu định lượng, nhóm thực hiện khảo sát trực tuyến, số lượng phản hồi còn chưa cao. Thứ ba, mối tương quan giữa nhân tố FE và HN là không có ý nghĩa. Mô hình hồi quy giải thích được 55,9% sự biến động của biến phụ thuộc, tỷ lệ này cho thấy vẫn còn nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến thái độ HNNN của KTV mà mô hình chưa giải thích được. 5.4. Hướng nghiên cứu trong tương lai Thứ nhất, các nghiên cứu sau nên cẩn trọng khi lựa chọn mẫu khảo sát, nên chọn mẫu có tính đại diện, tính khách quan hơn và có thể tạo ra các câu hỏi bẫy để dễ dàng loại bỏ các khảo sát làm nhiễu kết quả. Thứ hai, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng trong một nghiên cứu có điều kiện thời gian cũng như điều kiện không gian lớn hơn. ■ HOÀNG TRUNG HIẾU - NGUYỄN DANH KIÊN - NGUYỄN THẾ DƯƠNG - VŨ NGỌC SƠN - HOÀNG VŨ ĐẠT - NGUYỄN THỊ LAN ANH 59Số 230- Tháng 7. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Tài liệu tham khảo Ali, O. & Nesrine, A. (2015), ‘Factors Affecting Auditor Independence in Tunisia: The Perceptions of Financial Analysts’, Journal of Finance and Accounting, 3(3). 42-49. American Institute of Certified Public Accountants, (1997), Due Care in the Performance of Work. Statement on Auditing Standards No. 1, New York. Anisme, Y., Abidin, Z. & Cristina (2011). ‘Faktor yang Mempengaruhi Sikap Skeptisme Profesional Seorang Auditor pada Kantor Akuntan Publik di Sumatera’, Pekbis, 3(2). 490–497. Asthana, S.C. & Boone, J.P. (2012), ‘Abnormal Audit Fee and Audit Quality’, AUDITING: A Journal of Practice & Theory, 31(3). 1–22. Bamber, E.M. & Iyer, V.M. (2007), ‘Auditors’ Identification with Their Clients and Its Effect on Auditors’ Objectivity’, AUDITING: A Journal of Practice & Theory, 26(2). 1–24. Bauer, T.D. (2015), ‘The Effects of Client Identity Strength and Professional Identity Salience on Auditor Judgments’, The Accounting Review, 90(1). 95–114. Bitsch, V. (2005), ‘Qualitative Research: A Grounded Theory Example and Evaluation Criteria’, Journal of Agribusiness, 23. 75-91. Bộ Tài chính, (2012), Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành ngày 06/12/2012 về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Brazel, J. F., Jackson, S. B., Schaefer, T. J. & Stewart, B. W. (2016), ‘The Outcome Effect and Professional Skepticism’, The Accounting Review, 91(6). Choi, J.-H., Kim, J.-B. & Zang, Y. (2010), ‘Do Abnormally High Audit Fees Impair Audit Quality?’, AUDITING: A Journal of Practice & Theory, 29(2). 115–140. Enofe, A.O., Ukpebor, I. & Ogbomo, N. (2015), ‘The Effect Of Accounting Ethics In Improving Auditor Professional Skepticism’, International Journal of Advanced Academic Research – Social Sciences and Education, 1(2). Hawkins, E.M. (2017), ‘When Auditors’ Skeptical Judgments do not lead to Skeptical Actions’, doctoral dissertation, retrieved on April 24th 2021, from . Hurtt, R.K. (2010), ‘Development of a scale to measure professional skepticism. Auditing: A Journal of Practice & Theory’, 29(1). 149-171. Hurtt, R.K., Brown-Liburd, H., Earley, C.E. & Krishnamoorthy, G. (2013), ‘Research on Auditor Professional Skepticism: Literature Synthesis and Opportunities for Future Research’, AUDITING: A Journal of Practice & Theory, 32(1). 45-97. IFAC, (2006), Basis for Conclusions: IES 8 - Competence Requirements for Audit Professionals. Kim, S., & Trotman, K.T. (2014), ‘The comparative effect of process and outcome accountability in enhancing professional scepticism’, Accounting & Finance, 55(4). 1015–1040. Lê Đoàn Minh Đức (2019), ‘Các nhân tố tác động đến tính độc lập của kiểm toán viên- Nghiên cứu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam’, luận án tiến sĩ, thành phố Hồ Chí Minh. Low, K.Y. & Tan, H.T. (2011), ‘Does time constraint lead to poorer audit performance? Effects of forewarning of impending time constraints and instructions’, Auditing: A Journal of Practice & Theory, 30(4). 173-190. Maulina, M., Anggraini, R. & Anwar, C. (2010), ‘Pengaruh Tekanan Waktu dan Tindakan Supervisi terhadap Penghentian Prematur atas Prosedur Audit’, Simposium Nasional Akuntansi XIII, Purwokerto, Indonesia. McGarry, D. (2012), ‘Independence, Professional Skepticism, and the Financial Statement Audit’, Spring report 2012. Nelson, M.W. (2009), ‘A model and literature review of professional skepticism in auditing. AUDITING: A Journal of Practice & Theory’, 28(2). 1-34. Nguyễn Thị Phước (2018), ‘Thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên’, Tạp chí kế toán kiểm toán. Nguyễn Vĩnh Khương (2020), ‘Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Hoài Nghi Nghề Nghiệp Hướng Đến Chất Lượng Kiểm Toán: Nghiên Cứu Tại Việt Nam’, luận án tiến sĩ, thành phố Hồ Chí Minh. Oktarini, K. & Ramantha, I.W. (2016), ‘Pengaruh pengalaman kerja dan kepatuhan terhadap kode etik pada kualitas audit melalui skeptisisme profesional auditor’, E-Jurnal Akuntansi Universitas Udayana. Peecher, M.E., Solomon, I. & Trotman, K.T. (2013), ‘An accountability framework for financial statement auditors and related research questions’, Accounting, Organizations and Society, 38(8). 596–620. Persellin, J., Schmidt, J.J. & Wilkins, M.S. (2014), ‘Auditor Perceptions of Audit Workloads, Audit Quality, and the Auditing Profession’, SSRN Electronic Journal. Phan Thanh Hai, Le Duc Toan, Nguyen Le Dinh Quy & Nguyen Thanh Tung (2020), ‘Research Factors Affecting Professional Skepticism and Audit Quality: Evidence in Vietnam’, International Journal of Innovation, Creativity and Change, 13(1). Putra, P.T.A.S. (2017), ‘Pengalaman Auditor Aparat Pengawas Intern Pemerintah (APIP) Terhadap Pendeteksian Fraud Dengan Skeptisisme Profesional Sebagai Variabel Intervening Pada Perwakilan BPKP Provinsi Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ hoài nghi nghề nghiệp của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính - Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, Việt Nam 60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 230- Tháng 7. 2021 Kepulauan RIAU’, Coopetition, 3(1). 67–83. Quadackers, L., Groot, T. & Wright, A. (2014), ‘Auditors’ Professional Skepticism: Neutrality versus Presumptive Doubt’, Contemporary Accounting Research, 31. 639–657. Robinson, S.N., Curtis, M.B. & Robertson, J.C. (2018), ‘Disentangling the trait and state components of professional skepticism: Specifying a process for state scale development’, Auditing: A Journal of Practice and Theory, 37(1). 215-235. Said, L.L., Munandar, A. (2018), ‘The influence of auditor’s professional skepticism and competence on fraud detection: The role of time budget pressure’, Jurnal Akuntansi dan Keuangan Indonesia, 15(1). 104-120. Silalahi, S.P. (2013), ‘Pengaruh etika, kompetensi, pengalaman audit dan risiko audit terhadap skeptisisme Profesional Auditor’, Jurnal Ekonomi, 21(3). Tran Tu Uyen (2020), ‘Factors Affecting the Audit Quality of Financial Statements of Listed Businesses’, VNU Journal of Science: Economics and Business, 36(1). 34-48 U.S. Securities and Exchange Commission (2013), SEC Charges Two KPMG Auditors for Failed Audit of Nebraska Bank Hiding Loan Losses During Financial Crisis, retrieved on April 13th 2021, from <https://www.sec.gov/ news/press-release/2013-2013-2htm>. Westermann, K., Cohen, J. & Trompeter, G. (2014), ‘The influence of accountability on professional skepticism’, Working Paper, Florida International University, Boston College and University of Central Florida. Winantyadi, N. & Waluyo, I. (2014), ‘Pengaruh pengalaman, keahlian, situasi audit, dan etika terhadap skeptisisme profesional auditor (Studi kasus pada KAP di Provinsi Daerah Istimewa Yogyakarta)’, Jurnal Nominal, 3(1). Wood, David, A. (2004), ‘Increasing value through internal and external auditor coordination’, The IIA Research Foundation. Yustina, A.I., Gonadi, S.A. (2019), ‘The Negative Effect of Time Budget Pressure to Auditor Independence and Professional Skepticism’, Jurnal Akuntansi dan Keuangan, 21(1). 38-48.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_thai_do_hoai_nghi_nghe_nghiep_cua.pdf