Đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học
viên Cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xác định những
nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên Cao học bằng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được
khảo sát 300 học viên cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu về 261
bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu thu thập được phân tích qua phần mềm SPSS 20.0. Các thang
đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá. Mô hình được
kiểm định bằng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ba
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học viên cao học, bao gồm: Ảnh
hưởng đến từ xung quanh, Danh tiếng và học phí, Cơ sở vật chất. Dựa trên kết quả nghiên
cứu thu thập được, nhóm tác giả đề xuất những hàm ý đối với các trường Đại học nhằm cải
thiện và phát huy những nhân tố có tác động tích cực nhằm thúc đẩy quyết định lựa chọn
của học viên.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2518
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC VIÊN CAO HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đặng Lê Hà Chi, Cao Kim Ngân, Nguyễn Phong Khải Bảo Trâm
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Hà Thị Thùy Trang
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học
viên Cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm xác định những
nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên Cao học bằng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được
khảo sát 300 học viên cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu về 261
bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu thu thập được phân tích qua phần mềm SPSS 20.0. Các thang
đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá. Mô hình được
kiểm định bằng phân tích mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ba
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học viên cao học, bao gồm: Ảnh
hưởng đến từ xung quanh, Danh tiếng và học phí, Cơ sở vật chất. Dựa trên kết quả nghiên
cứu thu thập được, nhóm tác giả đề xuất những hàm ý đối với các trường Đại học nhằm cải
thiện và phát huy những nhân tố có tác động tích cực nhằm thúc đẩy quyết định lựa chọn
của học viên.
Từ khóa: cơ sở vật chất, danh tiếng, học phí, quyết định lựa chọn, truyền thông.
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi đất nước phải có một
nguồn lao động trình độ cao thật dồi dào, chính vì thế, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực góp phần quan trọng trong việc tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế nước nhà.
Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh trong công việc ngày càng nhiều, đòi
hỏi mỗi người phải thường xuyên làm mới mình, chủ động tìm kiếm những kiến thức mới,
tích lũy thêm kinh nghiệm, trau dồi và phát triển bản thân. Vì vậy, nhu cầu học tập nâng cao
năng lực ngày càng gia tăng, nhất là đào tạo cao học. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo cao học, khiến cho học viên có nhiều sự lựa
chọn hơn khi ra quyết định. Điều này đòi hỏi Ban Quản trị của các trường đại học trên địa
bàn cần phải nắm được những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường
của các học viên.
2519
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
2.1 Cơ sở lý thuyết
Dịch vụ giáo dục và đào tạo: là một chuỗi hoạt động có ý thức, hướng tới mục tiêu khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, tình cảm và thái độ của người dạy và học theo hướng tích cực,
nhằm mục đích bồi dưỡng tài năng và nhân cách con người.
Quyết định: là quá trình cân nhắc và lựa chọn một phương án phù hợp từ những phương
án sẵn có. Người đưa ra quyết định phải lựa chọn phương án tốt nhất, dự đoán các tình
huống có thể xảy ra và phương án giải quyết các tình huống đó.
Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ: là quá trình người tiêu dùng cân nhắc để chọn ra
một đơn vị cung cấp dịch vụ phù hợp nhất để sử dụng dựa trên các hiểu biết của bản thân
về sản phẩm dịch vụ đó và các nguồn lực của bản thân.
2.2 Các yếu tố tác động
Nhóm tham khảo: nhóm tham khảo thể hiện học viên có phụ thuộc vào ý kiến của người
thân, bạn bè, cựu học viên hay cán bộ tuyển sinh hay không. Theo D.W.Chapman (1981),
Nhóm tham khảo có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của học viên.
Danh tiếng: là uy tín, sự nổi tiếng của trường đọng lại trong tâm trí của người học và cộng
đồng khi nói đến một trường đại học. Các nhân tố ảnh hưởng đến danh tiếng của một
trường đại học thường bao gồm: sự uy tín của đội ngũ giảng viên, cựu học viên; đánh giá
của các chuyên gia giáp dục về trường. Theo Võ Ngọc Bảo Châu (2015), độ nổi tiếng của
trường có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn của học viên.
Đánh giá về cơ sở vật chất: đào tạo cao học đòi hỏi các trường đại học phải trang bị đầy
đủ hệ thống cơ sở vật chất hiện đại: trường lớp khang trang, rộng rãi; thư viện luôn cập
nhật; trang thiết bị dạy và học hiện đại. Theo nghiên cứu của La Vĩnh Tín (2015), cơ sở vật
chất có ảnh hưởng cùng chiều với quyết định chọn trường của học viên cao học, tức là
trường đại học có cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại sẽ dễ dàng thu hút học viên hơn.
Học phí: học phí là khoản chi phí phải chi trả khi học viên học tập tại một trường đại học nào
đó. Theo nghiên cứu của Võ Ngọc Bảo Châu (2015), các chính sách về học phí của trường
càng hấp dẫn thì sẽ càng thu hút học viên.
Truyền thông: truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, chia
sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,
thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của
cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai
(2015), truyền thông có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn trường của học viên.
2520
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: nhóm tác giả đề xuất
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Đối với nghiên cứu định
tính, dựa vào các nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả tiến hành xây dựng thang đo, sau đó
kết hợp ý kiến của các chuyên gia để điều chỉnh lại thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho
nghiên cứu chính thức. Đối với nghiên cứu định lượng, nhóm tác giả sử dụng phương pháp
lấy mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 1 và tiến hành khảo sát những học viên Cao học
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua khảo sát trực tuyến. Các thang đo trong mô
hình lần lượt được đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và để kiểm
định mô hình, nghiên cứu này sử dụng hồi quy tuyến tính bội. Việc phân tích dữ liệu được
thực hiện bằng phần mềm SPSS 20.0.
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo
Trong lần chạy Cronbach’s Alpha đầu tiên, nhóm phát hiện nhân tố Học phí có biến HP2 có
hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha tổng. Nhóm tiến hành
loại biến và chạy lại đánh giá Cronbach’s Alpha. Sau lần chạy này, các nhân tố Nhóm tham
khảo, Danh tiếng, Cơ sở vật chất, Học phí, Truyền thông đều có hệ số Cronbach’s Alpha >
0,6 và hệ số tương quan biến – tổng > 0,3. Vậy tất cả 5 nhân tố đều đủ điều kiện để thực
hiện phân tích nhân tố khám phá. Khi xem xét tương quan trong tổng thể của từng biến quan
sát có 24 biến có thể tiến hành trong phân tích nhân tố khám phá.
2521
4.2. Kết quả sau phân tích khám phá (EFA)
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn
Ở lần chạy EFA đầu tiên, kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có
mối tương quan với nhau (sig. = 0,000 0,5
chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp
với việc phân tích nhân tố. Tổng phương sai trích cho thấy, 4 nhân tố đều có giá trị
Eigenvalue >1, tổng phương sai trích là 57.079% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp
rút trích Principal Components Analysis và phép quay Varimax, có 4 nhân tố được rút trích ra
và 4 nhân tố này giải thích được 57.079% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể.
Qua ma trận xoay cho thấy thang đo được chấp nhận và phân thành 4 nhóm. Tất cả các
biến của các thành phần thang đo đều có trọng số (Factor loading) lớn hơn 0,50. Riêng biến
DT4 có giá trị phân biệt < 0,3 nên biến DT4 sẽ bị loại ở lần phân tích thứ nhất.
Tương tự như vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành chạy lại EFA thêm 6 lần nữa. Lần phân tích
thứ bảy, các điều kiện là trọng số (Factor loading) ≥ 0,50 và hiệu số > 0,3 đều đạt. Kết quả
phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần cuối như sau:
Bảng 1. KMO and Bartlett’s Test (lần cuối)
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ,894
Kiểm định Barlett
Giá trị Chi-Square 1505.310
Bậc tự do 105
Sig. 0,000
Bảng 2. Kiểm định EFA – EIGENVALUES (lần cuối)
Nhân tố
Hệ số Eigenvalues khởi tạo Chỉ số sau khi trích
Tổng
Phương
sai trích
(%)
Tổng
phương
sai trích
(%)
Tổng
Phương
sai trích
(%)
Tổng
phương
sai trích
(%)
1 6.033 40.222 40.222 6.033 40.222 40.222
2 1.474 9.826 50.048 1.474 9.826 50.048
3 1.023 6.821 56.869 1.023 6.821 56.869
2522
Bảng 3. Ma trận xoay (lần cuối)
Nhân tố
1 2 3
TK5 ,805 ,133 ,131
TT5 ,725 ,164 ,210
TK2 ,714 ,307
TK3 ,675 ,311 ,142
TK4 ,667 ,252 ,220
TT1 ,641 ,251 ,164
DT5 ,151 ,785
HP1 ,668 ,261
DT2 ,175 ,623 ,189
HP3 ,206 ,609 ,280
DT3 ,251 ,575 ,217
CSVC4 ,197 ,257 ,757
CSVC1 ,270 ,137 ,719
CSVC2 ,204 ,274 ,718
CSVC5 ,248 ,312 ,621
Sau lần phân tích EFA cuối cùng, các nhân tố được phân thành 3 nhóm, trong đó: Nhóm 1
gồm các biến TK5, TT5, TK2, TK3, TK4, TT1. Nhóm này bao gồm các biến nói lên sự ảnh
hưởng của ý kiến của những người xung quanh đối với học viên Cao học, vì vậy nhóm tác
giả đặt tên là Ảnh hưởng đến từ xung quanh, tên biến là AHXQ; Nhóm 2 gồm các biến DT5,
HP1, DT2, HP3, DT3, nhóm tác giả đặt tên là Dánh tiếng và Học phí, tên biến là DTHP;
Nhóm 3 gồm các biến CSVC4, CSVC1, CSVC2, CSVC5, nhóm vẫn giữ nguyên tên nhân tố
là Cơ sở vật chất, tên biến là CSVC.
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá Quyết định lựa chọn
Thang đo Quyết định lựa chọn gồm 4 biến quan sát, sau khi đạt độ tin cậy bằng phân tích hệ
số Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
2523
Bảng 4. KMO and Bartlett’s Test của Quyết định lựa chọn (lần 1)
Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0,863
Kiểm định Barlett
Giá trị Chi-Square 736.850
Bậc tự do 10
Sig. 0,000
Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau
(Sig. = 0,000 0,5 chứng tỏ phân tích nhân tố để
nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố.
Bảng 5. Tổng phương sai trích của Quyết định lựa chọn (lần 1)
Nhân tố
Hệ số Eigenvalue khởi tạo Chỉ số sau khi trích
Tổng
Phương
sai trích
(%)
Tổng
phương
sai trích
(%)
Tổng
Phương
sai trích
(%)
Tổng
phương
sai trích
(%)
1 3,515 70.309 70.309 3.515 70.309 70.309
2 ,500 9.997 80.306
3 ,430 8.606 88.912
4 ,312 6.241 95.153
5 ,242 4.847 100.000
Kết quả phân tích cho thấy giá trị Eigenvalues > 1, tổng phương sai trích là 70.309% >
50% là đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều lớn hơn bằng 0,5. Vậy
thang đo này chấp nhận được. Nhân tố Quyết định lựa chọn gồm 5 biến quan sát là Y1,
Y2, Y3, Y4, Y5.
4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy bội
Mô hình
Hệ số hồi quy
chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy
đã chuẩn hóa T Sig.
Thống kê đa cộng
tuyến
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1
Hằng số ,103 ,199 ,515 ,607
AHXQ ,182 ,041 ,211 4.433 ,000 ,615 1.626
DTHP ,498 ,057 ,425 8.797 ,000 ,596 1.677
CSVC ,336 ,055 ,307 6.084 ,000 ,546 1.830
2524
Các giá trị Sig. tương ứng với các biến AHXQ, DTHP, CSVC đều nhỏ hơn 0,05 nên các biến
này có ý nghĩa trong mô hình. Cả 3 nhân tố: Ảnh hưởng đến từ xung quanh, Danh tiếng và
học phí, Cơ sở vật chấtđều có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định chọn trường của học
viên cao học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, nhân tố Danh tiếng và Học phí có mức
ảnh hưởng cao nhất (β = 0,425), yếu tố Cơ sở vật chất giữ vị trí thứ 2 (β = 0,307), yếu tố
Ảnh hưởng đến từ xung quanh xếp vị trí thứ 3 (β = 0,211).
Bảng 7. Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Mô
hình
Hệ số R
Hệ số R bình
phương
Hệ số R bình
phương hiệu
chỉnh
Sai số chuẩn
của ước
lượng
Hệ số Durbin-
Watson
1 ,747a ,558 ,549 ,40122 1.889
Giá trị hệ số R² hiệu chỉnh là 0,549, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù
hợp với dữ liệu 54,9% hay nói cách khác, hơn 54,9% quyết định chọn trường của học viên
cao học tại Hồ Chí Minh là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và
các nhân tố khác.
4.4 Mô hình hồi quy
Y= 0,103 + 0,498 × DTHP + 0,336 CSVC + 0,182 × AHXQ
Hay Quyết định lựa chọn trường của học viên Cao học tại Thành phố Hồ Chí Minh =
= 0,103 + 0,498 Danh tiếng học phí + 0,336 Cơ sở vật chất + 0,182
Ảnh hưởng xung quanh
Nghiên cứu cho thấy, quyết định chọn trường của học viên cao học phụ thuộc vào ba yếu tố
là: Danh tiếng học phí, Cơ sở vật chất, Ảnh hưởng xung quanh. Trong đó, ảnh hưởng mạnh
nhất là Danh tiếng học phí, kế đến là Cơ sở vật chất và sau cùng là Ảnh hưởng xung quanh.
5 HÀM Ý QUẢN TRỊ
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, quyết định chọn trường của học viên Cao học tại Hồ Chí
Minh Hồ Chí Minh chịu sự tác động bởi nhân tố mà nhóm tác giả đã đề ra. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu, nhóm tác giả xin được trình bày các hàm quản trị để nâng cao quyết định
lựa chọn của học viên cao học tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, xây dựng chế độ học phí hợp lý và nâng cao danh tiếng nhà trường: Các trường
cần xây dựng chế độ học phí tương xứng với điều kiện học tập, nhưng cũng cần phải cạnh
tranh với các trường khác. Bên cạnh đó, các trường cần phải có kế hoạch xây dựng chế độ
ổn định học phí qua các năm, có kế hoạch rõ ràng về thời gian nộp học phí để tạo được sự
chủ động cho các học viên. Các trường Đại học đã có danh tiếng nên tận dụng thế mạnh
này để thu hút học viên, còn các trường Đại học mới bắt đầu đào tạo Cao học hoặc đã đào
tạo nhưng chưa thực sự có danh tiếng thì nên thu hút thêm các giảng viên uy tín và nổi tiếng
công tác tại trường.
2525
Thứ hai, thúc đẩy tính tích cực của ảnh hưởng xung quanh học viên: vì ý kiến của những
người cho ý kiến tham khảo mang tính chất chủ quan, dựa trên các kinh nghiệm có được
hoặc những thông tin mà họ nắm bắt được qua nhiều kênh truyền tải khác nhau, cho nên
các trường Đại học cần đẩy mạnh công tác truyền thông. Trong bối cảnh internet và mạng
xã hội phát triển như hiện nay, các trường cần đẩy mạnh công tác quảng bá trường trên
mạng internet, xây dựng website thân thiện, dễ sử dụng, xây dựng fanpage với nội dung trẻ
trung và dễ tiếp cận.
Thứ ba, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất: các trường đại học cần có kế hoạch nâng cao
cơ sở vật chất của trường: nâng cấp các thiết bị dạy và học sẵn có, thay thế những thiết bị
dạy học đã lỗi thời, cải tiến chất lượng thư viện, v.v. để có thể rút ngắn sự cách biệt về cơ
sở vật chất với các trường khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, 2004, trang 256, NXB. Đà Nẵng.
[2] La Vĩnh Tín (2015). “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để
học tiếng Anh ở một số trung tâm ngoại ngữ tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính – Marketing, số 26, Trường Đại học Tài chính – Marketing.
[3] Nguyễn Phương Mai, (2015). “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Đại
học Tài chính – Marketing”. Luận án Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Tài
chính – Marketing Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1-26.
[4] Nguyễn Phương Toàn, (2011). “Các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của
học sinh lớp 12 Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Luận án Thạc sĩ Đo
lường và đánh giá trong giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Trần Văn Quí và Cao Hào Thi, (2009). “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
trường Đại học của học sinh Trung học phổ thông”. Tạp chí Phát triển Khoa học và
Công nghệ, tập 12, số 15/2009, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Võ Ngọc Bảo Châu (2015). “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học
cao học của các học viên thuộc khối ngành kinh tế - nghiên cứu các trường tại Thành
phố Hồ Chí Minh”. Luận án Thạc sỹ Kinh tế. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Thành phố Hồ Chí Minh, trang 1-32.
[7] Chapman, D. W., 1981. A model of student college choice. The Journal of Higher
Education, 52(5), pp 490-505.
[8] Conklin, M. E., & Dailey, A. R. (1981)., “Does consistency of parental educational
encouragement matter for secondary school students"”, Sociology of Education. 54, pp
254-262.
[9] Freeman K. (1999), “The Race Factor in African Americans’ College Choice”, Urban
Education, 34(1), pp 4-25.
2526
[10] Hayden, M. (2000), “ actors That Influence the College Choice Process for African
American Students”.
[11] Marvin J. Burns, (2006), “ actors influencing the college choice of african-american
students admitted to the college of agriculture, food and natural resources. A Thesis
presented to the Faculty of the Graduate School”, University of Missouri-Columbia.
[12] Ruth E.Kallio, (1995), “ actors influencing the college choice decisions of graduate
students. Research in Higher Education”, Vol. 36, No. 1.
[13] Shannon G.Washburn, Bryan L. Garton and Paul R. Vaughn (2000), “ actors
influencing college choice of Agriculture Students College - Wide Compared with
students majoring in Agricultural Education”, University of Florida, USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_nhan_to_anh_huong_den_quyet_dinh_chon_truong_cua_hoc_vie.pdf