Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các kho bạc nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến chất lượng thông tin

kế toán của các kho bạc nhà nước (KBNN) cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Dữ liệu được thu thập

từ một mẫu ngẫu nhiên các KBNN cấp huyện của tỉnh Bình Thuận. Bằng việc sử dụng kết hợp phương

pháp nghiên cứu định tính với phương pháp nghiên cứu định lượng, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng

các nhân tố cam kết của nhà quản lý; Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán; trình

độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng

dụng kế toán; chất lượng dữ liệu kế toán; đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán và thủ tục kiểm soát nội

bộ đều có ý nghĩa thống kê, và đều có tác động cùng chiều đến chất lượng thông thông tin kế toán của các

đơn vị.

pdf14 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các kho bạc nhà nước cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cipal components và phép xoay Varimax, có 7 yếu tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Điều này cũng có nghĩa 7 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 73.211% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. 414 Kết quả mô hình EFA: Bảng 4. Ma trận xoay Rotated Component Matrix a Component 1 2 3 4 5 6 7 KSNB4 .901 KSNB1 .857 KSNB3 .810 KSNB2 .792 KTCN2 .913 KTCN4 .861 KTCN1 .859 KTCN3 .509 DTBD1 .905 DTBD3 .878 DTBD2 .875 KNPM3 .959 KNPM2 .940 KNPM1 .709 CKQL1 .886 CKQL3 .826 CKQL2 .800 TDQL1 .816 TDQL2 .782 TDQL3 .748 CLDL2 .805 CLDL3 .775 CLDL1 .659 Kết quả phân tích EFA cho thấy các biến được gom thành 7 nhóm. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) của các biến đều lớn hơn 0.5 và hiệu số giữa các thành phần trong cùng yếu tố đều lớn hơn 0.3. Kết quả các nhóm yếu tố được gom lại thành 7 nhóm với 23 biến quan sát, cụ thể như sau: Nhóm 1 (nhân tố Thủ tục KSNB) gồm 4 biến: KSNB1, KSNB2, KSNB3, KSNB4. 415 Nhóm 2 (nhân tố Khả năng sử dụng CNTT của NVKT) gồm 4 biến: KTCN1, KTCN2, KTCN3, KTCN4. Nhóm 3 (nhân tố Đào tạo vào bồi dưỡng NVKT) gồm 3 biến: DTBD1, DTBD2, DTBD3. Nhóm 4 (nhân tố Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán) gồm 3 biến: KNPM1, KNPM2, KNPM3 Nhóm 5 (nhân tố Cam kết của nhà quản lý) gồm 3 biến: CKQL1, CKQL2, CKQL3. Nhóm 6 (nhân tố Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý) gồm 3 biến: TDQL1, TDQL2, TDQL3. Nhóm 7 (nhân tố Chất lượng dữ liệu kế toán) gồm 3 biến: CLDL1, CLDL2, CLDL3. 4.3. Kiểm định hồi quy bội Phương trình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có dạng CL = F (KSNB, KTCN, DTBD, KNPM, CKQL, TDQL, CLDL). Trong đó: CL: Chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Biến độc lập: (1) KSNB: Thủ tục KSNB, (2) KTCN: Khả năng sử dụng CNTT của NVKT, (3) DTBD: Đào tạo và bồi dưỡng NVKT; (4) KNPM: Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán, (5) CKQL: Cam kết của nhà quản lý, (6) TDQL: Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý, (6) CLDL: Chất lượng dữ liệu kế toán. Việc xem xét trong các nhân tố độc lập, nhân tố nào thật sự tác động đến chất lượng thông tin kế toán tại các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ được thực hiện bằng mô hình hồi quy tuyến tính sau: CL = b0 + b1KSNB + b2KTCN + b3DTBD + b4KNPM + b5CKQL + b6TDQL + b7CLDL Bảng 5. Thông số thống kê trong mô hình hồi quy Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Sig. Thống kế đa cộng tuyến B Sai số Beta Tolerance VIF 1 (Constant) .220 .266 .825 .411 CKQL .111 .024 .259 4.637 .000 .930 1.075 KTCN .141 .024 .323 5.808 .000 .936 1.068 TDQL .207 .034 .364 6.024 .000 .792 1.262 KNPM .029 .022 .078 1.337 .039 .852 1.174 KSNB .203 .030 .377 6.744 .000 .926 1.080 CLDL .163 .028 .329 5.771 .000 .895 1.118 DTBD .131 .024 .315 5.573 .000 .910 1.099 416 Kết quả từ bảng 5 cho thấy rằng các biến độc lâp CKQL, KTCN, TDQL, KNPM, KSNB, CLDL và DTBD có giá trị Sig nhỏ hơn 0.05 thể hiện độ tin cậy cao và có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và số Tolerance đếu >0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 4.4. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến Bảng 6 cho thấy, giá trị hệ số tương quan là 0.807 > 0.5. Do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngoài ra, hệ số xác định của mô hình hồi quy R 2 hiệu chỉnh là 0.632. Nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 63,2%. Điều này cho thấy 63,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc là do tác động của các biến độc lập CKQL, KTCN, TDQL, KNPM, KSNB, CLDL và DTBD. Kiếm định Durbin-Watson = 1.977 trong khoảng 1 < D < 3 nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư. Bảng 6. Mức độ phù hợp của mô hình Mod el R R Squar e Adjust ed R Squar e Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 .807 a .652 .632 .28313 .652 32.109 7 120 .000 1.977 5. KẾT LUẬN & HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 7 nhân tố chính gồm CKQL, KTCN, TDQL, KNPM, KSNB, CLDL và DTBD tác động đến chất lượng tông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước (Kevin Baird & ctg, 2007, 2004, Gosselin, 1997). Các hệ số hồi quy được chuẩn hóa như sau: Bảng 7. Giá trị hệ số beta chuẩn hóa Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ % Thứ tự tác động Cam kết của nhà quản lý 0.259 12.66% 6 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên kế toán 0.323 15.80% 4 Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý 0.364 17.80% 2 Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán 0.078 3.81% 7 Chất lượng dữ liệu kế toán 0.329 16.09% 3 Đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán 0.315 15.40% 5 Thủ tục kiểm soát nội bộ 0.377 18.44% 1 Cộng 2.045 100% 417 Như vậy, theo số liệu của bảng 7 ta thấy, nhân tố Thủ tục KSNB có tác động mạnh nhất và nhân tố Khả năng đáp ứng của phần mềm về các trình ứng dụng kế toán có tác động yếu nhất đến đến chất lượng tông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 5.2. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng chất lượng thông tin kế toán là một vấn đề quan trọng và cần được quan tâm của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Chất lượng thông tin kế toán của các đơn vụ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, theo đó theo kết quả nghiên cứu của tác giả có 7 nhân tố tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1) KSNB: Thủ tục KSNB, (2) TDQL: Trình độ quản lý và sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý; (3) CLDL: Chất lượng dữ liệu kế toán; (4) KTCN: Khả năng sử dụng CNTT của NVKT, (5) DTBD: Đào tạo và bồi dưỡng NVKT; (6) CKQL: Cam kết của nhà quản lý và (7) KNPM: Khả năng đáp ứng của phần mềm và các trình ứng dụng kế toán. Mặt khác, theo kết quả của bảng 6 ta có tất cả giá trị Sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do vậy các giả thuyết nghiên cứu đưa ra ban đầu đều được chấp nhận. Dựa vào kết quả kiển định mô hình hồi quy về mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm góp phần nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các đơn vị như sau: Đối với thủ tục KSNB. Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến chất lượng thông tin kế toán của đơn vị. Theo đó, lãnh đạo của các KBNN cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cần quan tâm hơn nữa đến việc phân chia trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị đầy đủ, rõ ràng; xây dựng và phổ biến rộng rãi trong toàn đơn vị về tiêu chuẩn chất lượng thông tin; cần tiến hành chặt chẽ khâu xét duyệt trước khi công bố thông tin cá nhân khách hàng và quy định cách công bố và sử dụng thông tin cá nhân trong toàn đơn vị. Đối với nhà quản lý: cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng thông tin kế toán của đơn vị, xem đây là công việc cần làm và phải làm nhằm nâng cao uy tín của đơn vị khi công bố thông tin kế toán khi có yêu cầu nhằm mục đích giải trình. Theo đó nhà quản lý cần nâng cao hơn nữa sự am hiểu về lĩnh vực kế toán tài chính, có kiến thức tốt về lĩnh vực quản trị kế toán và sự am hiểu tường tận về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Đối với chất lượng dữ liệu kế toán: Đây là yếu tố có tính chất quyết định đến chất lượng thông tin kế toán của đơn vị. Theo đó, các KBNN cấp huyện của tỉnh Bính Thuận cần ban hành những quy định nhằm đảm bảo nội dung dữ liệu được nhập đầy đủ và phù hợp nhu cầu thông tin người sử dụng và đảm bảo dữ liệu được nhập chính xác và kịp thời. Cần nâng cao khẳ năng sử dụng CNTT của NVKT trong đơn vị như nâng cao khả năng hiểu biết và vận hành quy trình sử dụng hệ thống khi có sự thay đổi; NVKT cần hiểu rõ các tiêu chuẩn chất lượng thông tin và am hiểu, thành thạo các phần mềm ứng dụng trong kế toán. Đơn vị luôn yêu cầu nhân viên kế toán phải luôn nâng cao trình độ về kế toán với sự chủ động hỗ trợ việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về kế toán và có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng liên tục cán bộ công chức, viên chức và nhà quản lý của các kho bạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] [1] Aguayo, R. 1990, Dr Deming: The American Who Taught the Japanese about Quality, Carol Publishing Group, Secaucus, NJ. [2] [2] Anthony, R. S., Reese, J. S. & Herrenstein, J. H. 1994, Accounting Text and Cases, Irwin. 418 [3] [3] Attawell, P. (1992) Technology Diffusion and Organizational Learning: The Case of Business Computing, Organization Science, 3, 1, 1-19. [4] [4] Bailey, J.E. and Pearson, S.W. (1983) Development of a Tool for Measuring and Analyzing Computer User Satisfaction, Management Science, 29, 5, 530-545. [5] [5] Ballou, D. P. & Pazer, H. L. 1982, „The Impact of Inspector Fallibility one the Inspection Policy Serial Production System‟, Management Science, vol. 28, no. 4, pp.387- 399. [6] [6] Ballou, D. P. & Pazer, H. L. 1985, „Modeling Data and Process Quality in Multiinput, Multi- output Information Systems‟, Management Science, vol. 31, no. 2, pp. 150-162. [7] [7] Ballou, D. P. & Pazer, H. L. 1987, Cost/quality Tradeoffs of Control procedures in [8] Information Systems, OMEGA: International Journal of Management Science, vol.15, no. 6, pp. 509-521. [9] [8] Ballou, D. P., Wang, R. Y., Pazer, H. L. & Tayi, K. G. 1993, Modeling Data Manufacturing Systems to Determine Data Product Quality, In Total Data Quality Management Research Program, MIT Sloan School of Management, (No. TDQM-93-09), Cambridge, Mass. [10] [9] Barney, J.B., Wright, P. M., (1998). On becoming a strategic partner: the role of human resources in gaining competitive advantage, Human Resource management, Vol. 37, No. 1, Pp. 31– 46. [11] [10] Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 107/2017/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. [12] [11] DeLone, W. H. and McLean, E. R. (1992) „Information Systems Success: The Quest for the Dependent Variable‟, Information Systems Research, 3(4), pp. 60–95. Doi: 10.1287/isre.3.1.60. [13] [12] DeLone, W. H. and McLean, E. R. (2003) „The DeLone and McLean Model of Information Systems Success : A Ten-Year Update‟, Journal of Management Information Systems, 19(4), pp. 9–30. [14] [13] Fitriati, A. and Mulyani, S. (2015) „Factors That Affect Accounting Information System I and its Implication on Accounting Information Quality‟, Asian Journal of Information Technology, 14(5), pp. 154–161. Doi: 10.3923/ajit.2015.154.161. [15] [14] Karanja, J. G. (2014) „Factors Influencing Implementation of Intergrated Financial Management Information System in Kenya Government Ministries‟, Research Journal of Finance and Accounting, 5(7), pp. 10–18. [16] [15] Nguyễn Bích Liên (2012) Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. [17] [16] Rapina, R. (2015) „The Effect of Organizational Commitment and Organizational Culture on Quality of Accounting Information mediated by Quality of Accounting Information System‟, IJABER, 13(7), pp. 6163–6183.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_nhan_to_anh_huong_den_chat_luong_thong_tin_ke_toan_cua_c.pdf
Tài liệu liên quan