Ưu điểm:
- Phù hợp trong trường hợp mạng các vùng được triển khai theo công nghệ MPLS.
- Mạng đường trục thực hiện được chức năng hỗ trợ truyền tải các ứng dụng MPLS.
- Tài nguyên mạng truyền tải đường trục được sử dụng mềm dẻo và linh hoạt hơn.
Nhợc điểm:
- Chưa thực hiện mặt phẳng quản lý điều khiển mạng thống nhất.
- Hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ tốc độ cao trong mạng nội vùngvà trong toàn
mạng(dịch vụ cungcấp ở mức bước sóng).
11 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các mô hình triển khai mạng GMPLS cho mạng viễn thông Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các mô hình triển khai mạng GMPLS cho mạng viễn thông
Việt Nam
9:36, 01/10/2007
TS. Nguyễn Đức Thủy
I. Giới thiệu
Hiện trạng mạng viễn thông của các nhà khai thác trên thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng là sự trộn lẫn giữa các mạng hiện đang hoạt động trên cơ sở các công nghệ khác
nhau tại các phân lớp mạng, do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng tương lai cần phải
tính đến việc tận dụng cơ sở hạ tầng mạng đã có. Xét về khía cạnh này, công nghệ
GMPLS có thể thỏa mãn được những yêu cầu đặt ra nói trên. GMPLS cho phép người sử
dụng có thể tự mình kiến tạo các dịch vụ một cách linh hoạt, theo yêu cầu và không hạn
chế về khả năng như đối với mạng hiện tại.
2. Các mô hình triển khai mạng GMPLS trong mạng viễn thông Việt Nam
2.1. Mô hình tổ chức mạng GMPLS đường trục
Có ba phương án tổ chức mạng đường trục: mô hình chồng lấn (Overlay Model) và mô
hình ngang hàng (Peer Model) và mô hình lai ghép (Augmented Model).
Phương án triển khai mạng GMPLS đường trục theo mô hình chồng lấn (Overlay Model)
Hình 1: Tổ chức mạng GMPLS đường trục theo mô hình chồng lấn
Cấu trúc tô-pô mạng vẫn dựa trên cơ sở mạng đường trục hiện tại (Hình 1). Mạng bao
gồm 3 nút trục chính là nút Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Tại mỗi nút đặt một
thiết bị chuyển mạch quang OXC có chức năng GMPLS. Các nút OXC này đấu chéo
nhau thông qua hệ thống truyền dẫn quang DWDM để thực hiện chuyển mạch bước sóng
mang các tín hiệu với tốc độ có thể đạt tới tốc độ của STM 16/64 hoặc 10Gbit Ethernet.
Tại các nút mạng trục này còn đặt các bộ định tuyến Router đường trục (Backbone
Router) kết nối với các chuyển mạch OXC nút tương ứng. Giao diện kết nối điều khiển
báo hiệu giữa Router trục và OXC là giao diện UNI, giao diện điều khiển báo hiệu giữa
các OXC là là giao diện I-NNI. Thiết bị Router trục sử dụng để kết nối các mạng ngang
cấp hoặc kết nối với mạng cung cấp các loại hình dịch vụ/công nghệ khác nhau, chẳng
hạn như kết nối với các mạng PSTN, xDSL, PLMN, MAN khu vực với sự đa dạng về
công nghệ như TDM, ATM, Ethernet, MPLS….
Ưu điểm của phương án triển khai mạng đường trục theo mô hình chồng lấn:
- Phù hợp với việc kết nối mạng của nhiều nhà khai thác mạng khác nhau, thực hiện hệ
thống điều khiển báo hiệu và quản lý riêng theo từng nhà khai thác.
- Phù hợp cho thực hiện kết nối mạng định tuyến Router với mạng truyền tải quang có
hệ thống định tuyến, điều khiển báo hiệu riêng rẽ.
- Cho phép triển khai mở rộng quản lý mạng truyền tải quang mà không ảnh hưởng tới
mạng định tuyến Router hiện có.
Nhược điểm của phương án triển khai mạng đường trục theo mô hình chồng lấn:
- Thông tin điều khiển/báo hiệu và định tuyến bị “che dấu” ở ranh giới giữa các phạm vi
phân lớp mạng, do đó hạn chế hiệu quả sử dụng tài nguyên chung của mạng.
- Cơ chế thực hiện quản lý và điều khiển các sự cố hư hỏng mạng có thể rất phức tạp
- Không phù hợp với mạng có cấu trục kết nối Mesh đầy đủ (mạng cấu trúc kết nối O
(N2))
Phương án triển khai mạng GMPLS đường trục theo mô hình ngang hàng (Peer Model)
Về cơ bản cấu trúc kết nối của mô hình mạng ngang hàng tương tự như mô hình mạng
chồng lấn. Chỉ có một khác biệt đó là các Router trục kết nối với các OXC theo cơ chế
ngang hàng (hình 2), nghĩa là các OXC coi Router trục có chức năng hoạt động giống
như OXC và ngược lại. Trong trường hợp này, mặt điều khiển và quản lý giữa OXC và
Router trục là thống nhất. Các Router trục hiểu rõ cấu trúc tô-pô và có khả năng sử dụng
tài nguyên của mạng truyền tải quang và ngược lại. Để thực hiện điều này, giao diện kết
nối điều khiển báo hiệu giữa các Router trục và các OXC là giao diện I-NNI như giao
diện kết nối giữa các OXC với nhau. Các giao thức định tuyến được thực hiện xuyên suốt
qua các OXC và Router trục. Điều này khác với mô hình chồng lấn, giao thức định tuyến
GMPLS chỉ thực hiện trong miền truyền tải quang (giữa các OXC với nhau).
Hình 2: Tổ chức mạng GMPLS đường trục theo mô hình ngang hàng
Ưu điểm của phương án:
- Tối ưu hóa việc chọn lựa các tuyến kết nối qua các Router và các OXC, không phát
sinh hiện tượng chồng lấn về cấu trúc tô-pô giữa mạng truyền tải quang và mạng định
tuyến Router.
- Cho phép sử dụng tài nguyên mạng một cách hiệu quả trong môi trường không đồng
nhất các thiết bị mạng truyền tải quang và thiết bị định tuyến Router.
- Sử dụng một mặt điều khiển và quản lý thống nhất cho các phần tử mạng khác nhau
trong phân lớp truyền tải quang và định tuyến Router.
- Dễ dàng hơn trong việc phát hiện và điều khiển các sự cố trên mạng hỗn hợp IP và
quang.
Nhược điểm của phương án:
- Không hỗ trợ trong môi trường mạng bao gồm nhiều nhà khai thác mạng khác nhau do
bản thân các nhà khai thác mạng không muốn các nhà khai thác mạng khác biết thông
tin về mạng nội bộ của mình.
Phương án triển khai mạng GMPLS đường trục theo mô hình lai ghép (Augmented
Model)
Phương án triển khai mạng đường trục theo mô hình lai ghép (Hình 3) là sự kết hợp giữa
phương án triển khai theo mô hình chồng lấn và mô hình ngang hàng. Theo phương án
này phạm vi mạng theo công nghệ IP/MPLS và mạng OXC có một thiết bị định tuyến có
thể kết nối với mạng truyền tải quang theo mô hình ngang hàng đồng thời là phần tử đóng
vai trò định tuyến trong mạng IP/MPLS được gọi là thiết bị định tuyến ranh giới (Border
Router). Thiết bị này thực hiện chức năng định tuyến trong mạng truyền tải quang vừa
định tuyến trong mạng IP/MPLS. Mặt phẳng quản lý và điều khiển giữa mạng IP/MPLS
và mạng truyền tải quang OXC là tách biệt riêng rẽ, không có sự trao đổi thông tin định
tuyến, báo hiệu và điều khiển giữa hai mặt điều khiển quản lý nói trên.
Hình 3: Tổ chức mạng GMPLS đường trục theo mô hình lai ghép
Ưu điểm của phương án:
- Tận dụng được ưu điểm mạng ngang hàng xét về khía cạnh quản lý điều khiển mạng
theo phạm vi mạng.
- Cơ chế quản lý và điều khiển lỗi mạng đơn giản
- Tạo thuận lợi trong việc mở rộng mạng quang từ mạng hiện tại sang xây dựng mặt
phẳng điều khiển quản lý thống nhất.
Nhược điểm của phương án:
- Vẫn tồn tại hai mặt phẳng điều khiển quản lý: quang và mạng định tuyến IP/MPLS
- Phương án này không phù hợp với mạng có cấu trúc tô-pô tương đồng giữa mạng
truyền tải quang và mạng định tuyến Router IP/MPLS.
-
2.2. Mô hình tổ chức mạng GMPLS trong mạng Metro
Cấu trúc phân lớp mạng Metro tổ chức thành hai phân lớp mạng: Phân lớp mạng lõi
(Metro Core) và phân lớp mạng truy nhập (Access Metro). Trong mỗi một phân lớp mạng
có các thành phần mạng chủ yếu đó là các phần tử thuộc mạng định tuyến/chuyển mạch
(Router/Switch) và các phần tử thuộc mạng truyền tải quang (TDM/OXC). Lớp truyền tải
mạng truy nhập chủ yếu sử dụng các phần tử truyền tải dựa trên công nghệ TDM (các
thiết bị SDH-NG hoặc các thiết bị MSTP) và một số hình thức truy nhập khác. Lớp mạng
truyền tải mạng lõi có thể sử dụng các thiết bị OXC nếu như kích thước mạng lớn hoặc
sử dụng hỗn hợp các thiết bị TDM và OXC hay chỉ dùng các thiết bị TDM với mạng kích
cỡ trung bình hoặc nhỏ. Tương tự như đối với mạng đường trục, việc triển khai GMPLS
trong mạng Metro cũng có thể theo ba phương án tổ chức mạng khác nhau: mô hình
chồng lấn, mô hình ngang hàng và mô hình lai ghép.
2.2.1. Phương án triển khai mạng GMPLS Metro theo mô hình chồng lấn (Overlay
Model)
Mạng Metro tổ chức theo mô hình chồng lấn về cấu trúc phân lớp mạng vẫn gồm 2 lớp
mạng: Lớp mạng lõi và lớp mạng truy nhập như hình 4. Mạng truyền tải quang của phân
lớp mạng lõi Metro và mạng truy nhập Metro bao gồm các phần tử SDH-NG/MSTP hoặc
các phần tử OXC kết nối với nhau thông qua các giao diện I-NNI. Ranh giới giữa hai lớp
mạng này được kết nối với nhau thông qua các giao diện E-NNI. Và như vậy, mặt phẳng
điều khiển quản lý của mạng truyền tải quang và các Router biên là một mặt phẳng thống
nhất theo công nghệ GMPLS. Các giao diện vật lý kết nối thuộc mạng truyền tải có thể là
các giao diện STM-n, FE (100 Mbit/s), GE (1/10 Gbit/s) hoặc cũng có thể là các giao
diện với tốc độ luồng VC-n đơn lẻ hay chuỗi liên kết luồng (VC Concatenation) để cung
cấp các kênh truyền tải với nhiều tốc độ khác nhau.
Hình 4: Tổ chức mạng GMPLS Metro theo mô hình chồng lấn
Ưu điểm:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các phần tử mạng hoặc mạng cung cấp các
loại hình dịch vụ khác nhau có các hệ thống điều khiển và quản lý bằng hệ thống có
sẵn.
- Phù hợp cho thực hiện kết nối mạng định tuyến Router với mạng truyền tải quang có
hệ thống định tuyến, điều khiển báo hiệu riêng rẽ.
- Cho phép triển khai mở rộng quản lý mạng truyền tải quang mà không ảnh hưởng tới
mạng định tuyến Router hiện có.
Nhược điểm:
- Hạn chế hiệu quả sử dụng tài nguyên chung của mạng do thông tin về định tuyến và
tình trạng tài nguyên chỉ có ý nghĩa trong phạm vi mạng GMPLS, cụ thể là lớp định
tuyến Router chỉ thực hiện yêu cầu kết nối dịch vụ với lớp truyền tải quang qua các
giao thức báo hiệu mà không có quyền nhận và xử lý thông tin về tài nguyên trên
mạng.
- Cơ chế thực hiện quản lý và điều khiển các sự cố hư hỏng mạng có thể rất phức tạp
- Không phù hợp với mạng có cấu trúc kết nối Mesh đầy đủ
- Không thực hiện chức năng thống nhất điều khiển, quản lý (GMPLS) trên phạm vi
toàn mạng.
Phương án triển khai mạng GMPLS Metro theo mô hình ngang hàng (Peer Model)
Về cơ bản cấu trúc kết nối của mô hình mạng ngang hàng trong mạng GMPLS Metro
tương tự như mô hình mạng ngang hàng áp dụng cho đường trục như hình 5. Phương án
triển khai mạng ngang hàng cho mạng GMPLS Metro cho phép tạo mặt phẳng điều khiển
quản lý thống nhất theo bộ giao thức GMPLS của IETF và mô hình kiến trúc mạng
ASON/ G.8080 do ITU-T đề xuất.
Ưu điểm:
- Tối ưu hóa việc chọn lựa các tuyến kết nối qua các Router và các SDH-
NG/MSTP/OXC, không phát sinh hiện tượng chồng lấn về cấu trúc tô-pô giữa mạng
truyền tải quang và mạng định tuyến Router.
- Cho phép sử dụng tài nguyên mạng một cách hiệu quả trong môi trường không đồng
nhất các thiết bị mạng truyền tải quang và thiết bị định tuyến Router.
- Sử dụng một mặt điều khiển và quản lý thống nhất cho các phần tử mạng khác nhau
trong phân lớp truyền tải quang và định tuyến Router.
- Dễ dàng hơn trong việc phát hiện và điều khiển các sự cố trên mạng hỗn hợp IP và
quang.
- Linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn và nhanh chóng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng
để cung cấp và kiến tạo dịch vụ.
Hình 5: Tổ chức mạng GMPLS Metro theo mô hình ngang hàng
Nhược điểm:
- Không hỗ trợ trong môi trường mạng bao gồm nhiều nhà khai thác mạng khác nhau do
bản thân các nhà khai thác mạng không muốn các nhà khai thác mạng khác biết thông
tin về mạng nội bộ của mình.
Phương án triển khai mạng GMPLS Metro theo mô hình lai ghép (Augmented Model)
Triển khai mạng GMPLS Metro theo mô hình lai ghép cũng tương tự như triển khai
mạng GMPLS đường trục theo mô hình lai ghép. Điểm khác biệt ở đây là phạm vi mạng
GMPLS bao gồm các phần tử mạng truyền tải quang của cả hai phân lớp mạng truy nhập
và mạng lõi Metro tới các Router biên đóng vai trò cổng liên kết với mạng định tuyến
IP/MPLS (Hình 6). Các Router biên thực hiện hai chức năng: đối với phạm vi mạng
GMPLS nó hoạt động như một phần tử mạng GMPLS kết nối với các phần tử mạng
GMPLS khác thông qua giao diện NNI (I-NNI hoặc E-NNI) thực hiện các chức năng
quản lý, điều khiển và định tuyến trong mạng GMPLS. Đối với phạm vi mạng IP/MPLS
nó thực hiện chức năng quản lý, điều khiển và định tuyến thông qua các giao thức áp
dụng cho mạng IP/MPLS. Mặt phẳng quản lý và điều khiển giữa mạng IP/MPLS và
mạng GMPLS là tách biệt riêng rẽ, không có sự trao đổi thông tin định tuyến, báo hiệu và
điều khiển giữa hai mặt điều khiển quản lý nói trên.
Hình 6: Tổ chức mạng GMPLS Metro theo mô hình lai ghép
Ưu điểm:
- Tận dụng được ưu điểm mạng ngang hàng xét về khía cạnh quản lý điều khiển mạng
theo phạm vi mạng.
- Cơ chế quản lý và điều khiển lỗi mạng đơn giản vì được phân biệt rõ tại ranh giới giữa
mạng IP/MPLS và mạng quang
- Tạo thuận lợi trong việc mở rộng mạng quang từ mạng hiện tại sang tạo mặt phẳng
điều khiển quản lý thống nhất.
- Vẫn tồn tại hai mặt phẳng điều khiển quản lý: Quang và mạng định tuyến IP/MPLS
- Phương án này không phù hợp với mạng có cấu trúc tô-pô tương đồng giữa mạng
truyền tải quang và mạng định tuyến Router IP/MPLS.
-
2.3. Mô hình tổ chức mạng GMPLS tổng thể
Xét về mặt thực tế, triển khai mạng GMPLS sẽ thực hiện trên cơ sở các thành phần chính
cấu thành của mạng đó là thành phần mạng GMPLS đường trục và thành phần mạng
Metro hay có thể gọi là mạng vùng. Các phương án triển khai các thành phần mạng nói
trên đã được trình bày ở mục trước. Vấn đề triển khai mạng GMPLS tổng thể thực chất sẽ
là vấn đề xây dựng phương án kết nối và lộ trình triển khai các thành phần mạng như thế
nào.
2.3.1. Phương án triển khai mạng với mạng trục là GMPLS
Hình 7: Phương án triển khai mạng với mạng trục là GMPLS
Phương án này được thực hiện với việc triển khai công nghệ GMPLS trên toàn bộ phạm
vi đường trục với việc trang bị các thiết bị OXC cho 3 nút đường trục tại Hà Nội, Đà
Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong tương lai gần mạng đường trục có thể phát triển thêm
các nút mạng trục mới để hình thành cấu trúc tô-pô dạng Mesh song song với việc phát
triển mới hoặc nâng cấp các hệ thống truyền dẫn WDM nhằm đáp ứng yêu cầu kết nối
mạng đường trục. Hệ thống này được triển khai với đầy đủ chức năng điều khiển, quản
lý, định tuyến của mạng GMPLS để tạo thành một mặt phẳng điều khiển quản lý thống
nhất toàn mạng theo công nghệ GMPLS. Trong khi đó các mạng vùng 1, vùng 2 và vùng
3 chưa triển khai mạng hoàn chỉnh theo công nghệ MPLS. Giải pháp kết nối mạng vùng
với mạng đường trục trong kịch bản này là mạng GMPLS đường trục sẽ chỉ thực hiện
chức năng cung cấp kết nối vật lý cho các thiết bị Router vùng, đồng thời thực hiện các
chức năng bảo vệ và phục hồi các kết nối đó một cách tối ưu theo cấu trúc tô-pô cụ thể
của mạng đường trục. Ngoài ra, mạng đường trục còn thực hiện cung cấp dịch vụ cung
ứng bước sóng (theo phương thức kết nối cứng hoặc kết nối mềm) khi có nhu cầu từ
khách hàng, mạng cung cấp dịch vụ hoặc nhà khai thác khác. Việc cung cấp các dịch vụ
kết nối nói trên có thể hoàn toàn tự động hoặc thiết lập từ hệ thống quản lý đường trục tập
trung (OAM). Cơ chế định tuyến của mạng PSC được thực hiện qua chức năng định
tuyến của các Router vùng và Router trục (thực hiện các giao thức định tuyến IP hoặc
IP/MPLS). Như vậy việc kết nối giữa mạng vùng và mạng đường trục chỉ đơn thuần là
kết nối về mặt truyền tải vật lý, không áp dụng các giao thức định tuyến, báo hiệu, quản
lý và điều khiển giữa mạng vùng và mạng truyền tải trục.
Ưu điểm:
- Phương án này phù hợp với hiện trạng và lộ trình phát triển mạng theo kích bản chồng
lấn (hay phương thức “Top-Down”).
- Phương thức kết nối giữa các mạng vùng và mạng đường trục đơn giản, không đòi hỏi
các giao thức báo hiệu định tuyến giữa phạm vi mạng đường trục và mạng vùng, phù
hợp với việc kết nối mạng hiện tại với mạng đường trục dựa trên cơ sở công nghệ mới.
Nhược điểm:
- Chưa thực hiện mặt phẳng quản lý điều khiển mạng thống nhất.
- Mạng đường trục chưa thực hiện hỗ trợ, phối hợp cung cấp dịch vụ GMPLS cho mạng
các vùng.
- Tài nguyên mạng giữa các thành phần mạng bị phân tách, sử dụng tài nguyên mạng
truyền tải quang đường trục theo cơ chế cung cấp các kết nối cố định giữa các bộ định
tuyến vùng theo cơ chế cung ứng kết nối nhân công
Khả năng áp dụng:
Phương án triển khai này phù hợp cho giai đoạn đầu phát triển mạng theo công nghệ
GMPLS, trong khi mạng các vùng vẫn được giữ nguyên hoặc phát triển theo lộ trình
được qui hoạch theo từng giai đoạn (hướng tới IP/MPLS ở giai đoạn hiện tại)
Phương án triển khai mạng với mạng trục là GMPLS mạng vùng là mạng IP/MPLS
Trong phương án này, chức năng GMPLS được thực hiện trên phạm vi toàn bộ mạng
đường trục (hình 8). Các mạng vùng 1, vùng 2 và vùng 3 đã triển khai hoàn chỉnh theo
công nghệ IP/MPLS. Như vậy, xét về kiến trúc mạng có thể nói các mạng vùng được
xem như là các “đám mây” IP/MPLS. Giải pháp để kết nối mạng vùng trong trường hợp
này là: các bộ định tuyến đường trục tại vùng 1, vùng 2 và vùng 3 thực hiện chức năng
GMPLS client (nghĩa là thực hiện được chức năng UNI) kết nối với mạng đường trục.
Chức năng này có thể thực hiện bằng nâng cấp phần mềm tại các bộ định tuyến vùng
hoặc là bổ sung tại mỗi vùng một bộ định tuyến có thêm chức năng GMPLS. Giải pháp
này cho phép phạm vi mạng GMPLS mở rộng tới các bộ định tuyến vùng để thực hiện
chức năng quản lý, điều khiển và cung cấp các dịch vụ mạng GMPLS.
Ưu điểm:
- Phù hợp trong trường hợp mạng các vùng được triển khai theo công nghệ MPLS.
- Mạng đường trục thực hiện được chức năng hỗ trợ truyền tải các ứng dụng MPLS.
- Tài nguyên mạng truyền tải đường trục được sử dụng mềm dẻo và linh hoạt hơn.
Nhược điểm:
- Chưa thực hiện mặt phẳng quản lý điều khiển mạng thống nhất.
- Hạn chế trong việc cung cấp các dịch vụ tốc độ cao trong mạng nội vùng và trong toàn
mạng (dịch vụ cung cấp ở mức bước sóng).
Khả năng áp dụng:
Trong trường hợp mạng các vùng được xây dựng hoàn toàn dựa trên cơ sở công nghệ
MPLS thì giải pháp triển khai mạng MPLS qua mạng GMPLS đường trục như phương án
đưa ra sẽ được coi là giải pháp phù hợp.
Hình 8. Phương án triển khai mạng với mạng trục là GMPLS mạng vùng là mạng
IP/MPLS
Phương án triển khai GMPLS hoàn toàn
Phương án triển khai mạng GMPLS hoàn toàn được thực hiện khi toàn bộ các mạng vùng
được triển khai hoàn toàn trên cơ sở công nghệ GMPLS (Hình 9). Các mạng GMPLS
vùng 1, vùng 2 và vùng 3 được triển khai theo một trong các phương án như đã mô tả ở
các mục trên. Phương thức kết nối giữa mạng GMPLS đường trục và mạng GMPLS các
vùng được thực hiện thông qua các giao diện truyền tải, giao thức điều khiển, báo hiệu và
quản lý đầy đủ theo chuẩn G.ASON/ GMPLS. Cụ thể là giao diện kết nối sử dụng giữa
mạng đường trục và mạng các vùng sẽ là giao diện E-NNI/GMPLS. Như vậy, mặt phẳng
điều khiển báo hiệu và quản lý trên phạm vi toàn mạng. Đồng thời, các ứng dụng và dịch
vụ mạng MPLS/GMPLS được cung cấp trên toàn bộ mạng.
Hình 9: Phương án triển khai GMPLS hoàn toàn
Ưu điểm:
- Phù hợp trong trường hợp mạng các vùng được triển khai theo công nghệ GMPLS.
- Mạng đường trục thực hiện được chức năng hỗ trợ truyền tải toàn bộ các ứng dụng
dich vụ IP-MPLS/GMPLS.
- Tài nguyên mạng được quản lý, sử dụng hiệu quả, mềm dẻo và linh hoạt trên phạm vi
toàn mạng.
- Chức năng quản lý điều khiển mạng được thực hiện thông qua mặt phẳng quản lý điều
khiển mạng thống nhất trên toàn mạng.
- Cung cấp mọi loại hình dịch vụ trên toàn mạng (kể cả dịch vụ cung ứng bước sóng).
Nhược điểm:
- Giá thành xây dựng mạng rất đắt.
Khả năng áp dụng:
Là phương án xây dựng mạng phù hợp với kiến trúc mạng theo mô hình chuẩn
GMPLS/G.ASON khuyến nghị cho mạng tương lai.
3. Kết luận
Triển khai mạng GMPLS trên phạm vi mạng toàn quốc (bao gồm cả mạng đường trục và
mạng các vùng) tại thời điểm khởi đầu là một phương án không có tính khả thi về hiện
trạng của công nghệ, nhu cầu thực tế, giá thành xây dựng mạng, cũng như khả năng phối
hợp với mạng hiện có. Do vậy cần phải vạch ra một lộ trình hợp lý cho tiến trình xây
dựng mạng hướng tới GMPLS được đề xuất.
Tài liệu tham khảo
[1]. Đề tài mã số: 031-2005-TCT-RDS-VT-09: Giải pháp công nghệ phát triển mạng viễn
thông NGN của VNPT giai đoạn 2006-2010
[2]. Đề tài mã số 52-04-KHKT-RD: Nghiên cứu các tiêu chuẩn của các tổ chức tiêu
chuẩn trên thế giới về mạng quang thế hệ sau và đề xuất định hướng phát triển mạng
quang trong tương lai của Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- udaoighaowjgihaskgd;lígfpowoighiedjg (11).pdf