Từ cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, “Thế giới thứ ba” là cách gọi đối với các nước đang phát triển với hàm ý đề cập đến các nước không thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũng như tư bản chủ nghĩa.
Đa số quốc gia trong Thế giới thứ ba (77 nước) tập hợp trong diễn đàn chung gọi là Phong trào không liên kết nhằm phối hợp đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, giành chủ quyền kinh tế, chính trị.
55 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 10 CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển 1.1 Khái quát về các nước đang phát triển Các nước đang phát triển là hầu hết các nước nghèo ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Căn cứ chủ yếu vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người để phân biệt giữa các nước nghèo với các nước giàu. Các nhà kinh tế học còn gọi các nước nghèo là các nước Nam, các nước giàu là các nước Bắc. Từ cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, “Thế giới thứ ba” là cách gọi đối với các nước đang phát triển với hàm ý đề cập đến các nước không thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũng như tư bản chủ nghĩa. Đa số quốc gia trong Thế giới thứ ba (77 nước) tập hợp trong diễn đàn chung gọi là Phong trào không liên kết nhằm phối hợp đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân, giành chủ quyền kinh tế, chính trị. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Ngày nay, do cục diện chính trị của thế giới đã có nhiều thay đổi quan trọng nên việc gọi tên “Thế giới thứ ba” không phản ánh được thực chất diện mạo thế giới hôm nay. Ngoài ra, một tên gọi khác là các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong phạm vi trình bày ở đây, thuật ngữ các nước đang phát triển bao gồm cả các nước đang phát triển và kém phát triển 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Việc phân loại các nước đang phát triển dựa trên những căn cứ chủ yếu sau đây: - Một là, thu nhập quốc dân tính theo đầu người. + Năm 1986 Ngân hàng Thế giới (WB) đã dựa vào mức thu nhập quốc dân theo đầu người để phân loại các nước đang phát triển thành 3 nhóm: Nước thu nhập thấp ( 6.000 USD). + Từ đầu những năm 1990, WB đã thay đổi tiêu chí phân loại các nước dựa trên bình quân GNP như sau: Nước có thu nhập thấp (từ 750 USD trở xuống); Nước có thu nhập trung bình được phân thành hai cấp độ là thu nhập trung bình thấp (từ 786 USD đến 3.115 USD) và thu nhập trung bình cao (từ 3.116 USD đến 9.635 USD); Nước có thu nhập cao (từ 9.636 USD trở lên). 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển + Cũng căn cứ vào chỉ số thu nhập quốc dân đầu người, OECD lại phân chia các nước đang phát triển thành 5 nhóm: Những nước thu nhập quá thấp (dưới 200USD/ người); thu nhập thấp (dưới 400 USD/người); thu nhập trung bình (từ 400 USD/người trở lên); thu nhập cao (các nước NIC) (Newly Industrializing Countries-Các nước mới công nghiệp hóa) và những nước có thu nhập rất cao (các nước thuộc nhóm xuất khẩu dầu mỏ). 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển - Hai là, dựa vào việc kết hợp một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản như tổng sản phẩm nội địa, thu nhập bình quân tính trên đầu người; tỷ lệ giữa tiêu dùng và tích lũy hay còn gọi là mức độ thỏa mãn các nhu cầu mà xã hội coi là cơ bản; cơ cấu của nền kinh tế. Một nước đang phát triển là một nước mới ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa, đại bộ phận dân cư sống nhờ bằng nghề nông và chưa đạt được những nhu cầu được coi là cơ bản. 1.2 Các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Mức sống thấp: - Mức sống của đa số dân chúng ở các nước đang phát triển đều rất thấp. Điều này thể hiện cả về lượng lẫn về chất như thu nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, không được hoặc ít được học hành, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ và thâm niên lao động không cao. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp: Khoảng 83% tổng thu nhập của thế giới được tạo ra trong những khu vực kinh tế phát triển, nơi có chưa được ¼ dân số thế giới. Trong khi đó, trên ¾ dân số thế giới thuộc các nước đang phát triển chỉ sản xuất ra được 17% sản lượng của toàn thế giới. Thu nhập bình quân đầu người tổng cộng của các nước đang phát triển tính trung bình chỉ bằng 1/16 thu nhập bình quân đầu người của các nước giàu. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Khoảng cách thu nhập quốc dân bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng: Trong giai đoạn 1960-1987 thì tốc độ tăng GNP trung bình của 31 nước nghèo nhất mà Liên hợp quốc liệt vào hàng “kém phát triển nhất” là 3,6% những nước “đang phát triển” có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 4,7%. Nhìn chung, các nước thuộc Thế giới đang phát triển có tốc độ tăng GNP trung bình hàng năm vào khoảng 4,2%. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Bất bình đẳng cao trong phân phối thu nhập quốc dân: Trong những năm 60 của thế kỷ trước, một số nước như Braxin, Êcuađo, Côlômbia, Pêru, Mêhicô, Vênêxuêla, Kênia, Xiêra, Philipin…có độ bất bình đẳng rõ rệt trong thu nhập. Các nước khác như Ấn Độ, Tanzania, Chilê, Đan Mạch và New Zealand thì có độ bất bình đẳng ở mức trung bình. Đài Loan có mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tương đối thấp hơn. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Mức độ nghèo đói cao: Theo báo cáo của WB, nếu những người sống với mức dưới 1 USD/1 ngày là nghèo đói. Nhìn chung trên toàn thế giới, số người nghèo đói đã tăng từ 1,2 tỷ người năm 1987, lên 1,5 tỷ người năm 1999 và dự kiến sẽ tăng lên 1,9 tỷ người vào năm 2015. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Tình trạng suy dinh dưỡng cao, bệnh tật cao và sức khỏe kém: Nhiều người ở các nước đang phát triển thường xuyên phải chống chọi với nạn suy dinh dưỡng và bệnh tật hoành hành . Trong số 42 nước “kém phát triển nhất” của thế giới, thì tuổi thọ trung bình năm 1988 là vào khoảng 49 tuổi so với 74 tuổi ở các nước công nghiệp phát triển. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trung bình vào khoảng 118/1000 trẻ em ở các nước kém phát triển nhất so với khoảng 73/1000 ở các nước đang phát triển và 12/1000 ở các nước phát triển. Có thể nói rằng, tình trạng suy dinh dưỡng và sức khỏe kém ở các nước đang phát triển là một vấn đề về nghèo đói nhiều hơn là một vấn đề về sản xuất lương thực, mặc dù hai vấn đề này có mối quan hệ gián tiếp với nhau. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Dịch vụ y tế rất khan hiếm: Các số liệu mới đây cho thấy rằng vào đầu những năm 90, trung bình chỉ có 9,4 bác sĩ tổng số 100.000 dân ở các nước đang phát triển so với con số 161 bác sĩ ở các nước phát triển. Tương tự như vậy, tỷ lệ giường bệnh so với số dân cũng rất chênh lệch giữa hai nhóm nước nói trên. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Các cơ sở y tế ở các nước đang phát triển lại tập trung ở các khu vực thành thị, nơi chỉ có 25% số dân sinh sống. (Ở Ấn Độ, có đến 80% số bác sĩ hành nghề ở thành thị, nơi chỉ có 20% số dân sinh sống. Ở Kênia, tỷ lệ dân số trên số bác sĩ là 672/1 ở thủ đô Naiôbi và 20.000/1 ở vùng nông thôn, nơi có 85% số dân sinh sống). 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Tỷ lệ người biết chữ thấp: Trong số 31 nước kém phát triển nhất, thì tỷ lệ người biết chữ chỉ chiếm có 34% dân số. Tỷ lệ này đối với các nước đang phát triển là khoảng 65% so với khoảng 99% đối với các nước phát triển. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Năng suất thấp Nguyên nhân là các nước này không có hoặc thiếu trầm trọng các đầu vào bổ sung như vốn vật chất hoặc đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Có thể nói, mức sống thấp và năng suất thấp đang làm trầm trọng thêm những vấn đề kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển, đó là những biểu hiện chủ yếu của tình trạng kém phát triển của họ. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Tốc độ tăng dân số cao và gánh nặng người ăn theo Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong rất khác biệt nhau: tỷ lệ sinh đẻ ở các nước đang phát triển thường là ở mức rất cao, khoảng từ 35 đến 45/1000 người hoặc hơn nữa, trong khi tỷ lệ trên ở các nước phát triển chưa bằng một nửa. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần một nửa tổng số dân, trong khi ở các nước phát triển chỉ gần bằng ¼ tổng số dân. Toàn bộ gánh nặng ăn theo (tức là cả già lẫn trẻ) ở các nước phát triển chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, so với một nửa số dân ở các nước đang phát triển. Ở những nước đang phát triển có trên 90% số người ăn theo là trẻ em, trong khi đó ở các nước giàu có là 66%. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Mức thất nghiệp và bán thất nghiệp cao và ngày càng gia tăng Nguyên nhân chủ yếu là việc sử dụng lao động chưa hết hoặc chưa có hiệu quả so với các nước phát triển. Trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ thất nghiệp hiện tại ở các khu vực thành thị thuộc các nước đang phát triển trung bình ở mức từ 10% đến 15% lực lượng lao động thành thị. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Số thanh niên thất nghiệp tuổi từ 15 đến 24, mà nhiều người trong số họ có học vấn đáng kể, thường là cao gần gấp đôi mức trung bình chung. Nếu số nhân công bán thất nghiệp được bổ sung vào số người thất nghiệp công khai, thì gần 30% toàn bộ lực lượng lao động nông thôn cũng như thành thị này ở các nước đang phát triển là chưa được sử dụng hết mức. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Dân số của các nước đang phát triển tăng nhanh, thì lực lượng lao động của họ cũng sẽ tăng lên. Hơn nữa, ở những khu vực thành thị, tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị khiến cho lực lượng lao động “bùng nổ” với mức tăng hàng năm từ 5 đến 7% ở nhiều nước (đặc biệt là những nước ở châu Phi), do đó việc giải quyết có hiệu quả tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng tăng là điều rất khó khăn. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Trên 65% số dân của các nước đang phát triển sống ở nông thôn so với chưa đầy 27% ở các nước phát triển. Xét tỷ lệ lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp, thì ở các khu vực đang phát triển là 62% so với 7% ở các nước phát triển. Hơn nữa, nông nghiệp chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm quốc dân của các nước đang phát triển, trong khi tỷ lệ này chỉ là 3% ở các nước phát triển. Sự chênh lệch khá lớn về số dân lao động trong nông nghiệp giữa châu Phi và Nam Á (75 và 63%) so với Bắc Mỹ (5%). Mặt khác, ở Bắc Mỹ, chưa đầy 1% số lao động nói trên (4,5 triệu người) lại sản xuất được trên ¼ tổng sản lượng. Điều này có nghĩa là, năng suất trung bình của lao động trong nông nghiệp ở Bắc Mỹ cao gấp gần 35 lần so với ở châu Á và châu Phi cộng lại. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Nền nông nghiệp của các nước đang phát triển có năng suất thấp, sử dụng các loại công nghệ lỗi thời, tổ chức kém và bị hạn chế về các đầu vào là vật lực và nhân lực. Ở nhiều nước, nhất là ở châu Á và châu Mỹ Latinh, nhà nông thường phải đi thuê, chứ không được sở hữu những mảnh đất nhỏ của mình. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Sự phân chia không bình đẳng về quyền lực kinh tế và chính trị giữa các nước giàu và nước nghèo là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mức sống thấp, thất nghiệp tăng và sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng. Những tiêu chuẩn kinh tế và xã hội của các nước giàu tác động tới mức lương, lối sống thượng lưu và những thái độ đối với việc tích lũy của cải của cá nhân ở những nước đang phát triển. Những thái độ như vậy có thể tiếp tay cho nạn tham nhũng và tham ô trong một số người có đặc quyền đặc lợi và “tình trạng chảy máu chất xám” ở các nước đang phát triển. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển Hiện tượng phổ biến đang xảy ra đối với một vài nước đang phát triển là người giàu trở nên giàu hơn và thường là với sự trả giá của người nghèo. Những nhóm giàu có và thống trị khu vực nông công nghiệp “hiện đại”, các chủ đất, lãnh đạo các nghiệp đoàn, giới công nghiệp, các chính trị gia, giới công chức ở những vị trí có quyền lực cũng ngày càng giàu hơn do sự trả giá của số đông nhân dân nghèo khổ, ít có quyền lực hơn về kinh tế và chính trị. 1. Khái quát và các đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 2.1 Lý thuyết về “Cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói và “Cú huých” từ bên ngoài Lý thuyết này do nhiều nhà kinh tế học tư sản sáng lập, trong đó tiêu biểu là Paul A. Samuelson nhà kinh tế học người Mỹ đưa ra. Theo thuyết này, để tăng trưởng kinh tế, phải bảo đảm bốn nhân tố là nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ cấu tư bản và kỹ thuật. Về nhân lực: Ở những nước nghèo, tuổi thọ trung bình thấp, đạt khoảng 57-58 tuổi. Trong khi đó, ở các nước tiên tiến là 72-75 tuổi. Do vậy, phải kiểm soát bệnh tật, nâng cao sức khỏe và chất dinh dưỡng để họ làm việc có năng suất cao hơn. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng bệnh viện, hệ thống bảo vệ sức khỏe, coi đó là những vốn xã hội có lợi ích sống còn chứ không phải là hàng xa xỉ phẩm. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Ở các nước đang phát triển, số người biết chữ chỉ chiếm 32-52%. Do vậy, phải đầu tư cho chương trình xóa nạn mù chữ, trang bị cho con người những kỹ thuật mới trong nông nghiệp, công nghiệp; gửi những người thông minh nhất đi nước ngoài để lấy về kiến thức và kỹ thuật kinh doanh. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Về tài nguyên thiên nhiên: Các nước nghèo thường cũng nghèo tài nguyên thiên nhiên. Đất đai chật hẹp, khoáng sản ít ỏi so với số dân đông đúc. Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của các nước đang phát triển là đất nông nghiệp. Do vậy, việc sử dụng đất đai có hiệu quả sẽ có tác dụng làm tăng sản lượng quốc dân. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Về cơ cấu tư bản: Ở các nước nghèo, công nhân có ít tư bản, năng suất của họ thấp. Muốn có tư bản phải có tích lũy vốn. Song các nước nghèo năng suất lao động thấp, chỉ đảm bảo cho dân cư có mức sống tối thiểu, không có tiết kiệm. Do đó, không có vốn để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, để có tư bản, các nước này phải vay nước ngoài. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Trước đây các nước giàu cũng có đầu tư vào nước nghèo và quá trình này cũng mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhưng gần đây, do phong trào giải phóng dân tộc đe dọa sự an toàn của tư bản đầu tư, nhiều nhà đầu tư ngần ngại không muốn gửi tiền ra nước ngoài. Thêm vào đó, hầu hết các nước đang phát triển là những con nợ lớn và không có khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Vì vậy, tư bản đối với nước này là vấn đề nan giải 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Về kỹ thuật: Các nước đang phát triển có trình độ kỹ thuật rất kém, nhưng có lợi thế là có thể bắt chước kỹ thuật và công nghệ của các nước đi trước. Đây là con đường rất hiệu quả để nắm được khoa học công nghệ, quản lý và kinh doanh vì sự nghiệp phát triển. Nhìn chung ở các nước đang phát triển, bốn nhân tố trên đây là khan hiếm. Việc kết hợp chúng đang gặp trở ngại lớn. Ở nhiều nước khó khăn lại càng thêm trong “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Để phát triển phải có “cú huých từ bên ngoài” nhằm phá “cái vòng luẩn quẩn” ở nhiều điểm. Điều này có nghĩa là, phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy, phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tính tích cực đầu tư của tư bản nước ngoài. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 2.2 Lý thuyết về các giai đoạn phát triển kinh tế Lý thuyết điển hình của nhà kinh tế học người Mỹ là Ross Tow, nhằm nhấn mạnh những giai đoạn phát triển kinh tế. Theo ông quá trình tăng trưởng kinh tế đối với một nước phải trải qua năm giai đoạn: Trong phạm vi ở đây chỉ trình bày lý thuyết điển hình của nhà kinh tế học người Mỹ là Ross Tow, nhằm nhấn mạnh những giai đoạn phát triển kinh tế. Theo ông quá trình tăng trưởng kinh tế đối với một nước phải trải qua năm giai đoạn: 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn xã hội truyền thống: Giai đoạn này sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do trình độ phát triển còn mang tính chất sơ khai, năng suất lao động còn rất thấp cuộc sống vật chất thiếu thốn chưa đủ để đáp ứng mức sống tối thiểu của con người. Quan hệ xã hội và sinh hoạt xã hội còn đơn giản. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn tiền cất cánh: là giai đoạn chuẩn bị cho giai đoạn cất cánh. Ở giai đoạn này hai khu vực kinh tế nông nghiệp truyền thống và kinh tế tư bản chủ nghĩa tồn tại song song với nhau. Ngoài ra còn nhiều nhân tố từ bên ngoài tác động có tính thúc đẩy nền kinh tế. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn cất cánh: Sau khi hoàn thành giai đoạn tiền cất cánh xã hội chuyển sang giai đoạn cất cánh. Ở giai đoạn này phát triển mạnh trong cơ cấu hạ tầng. Hệ thống giao thông thông tin liên lạc phát triển. Trong xã hội xuất hiện nhiều nhân tố có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn trưởng thành: Sau giai đoạn cất cánh nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển cơ cấu xã hội thay đổi. Ngành công nghiệp đã bước sang giai đoạn “trưởng thành” hiện đại. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Các chủ tư bản tham gia vào công việc quản lý kinh tế Nhà nước, điều khiển sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn tiêu dùng cao: Đến giai đoạn này công nghiệp đã phát triển cao, kinh tế xã hội đã đạt đến mức phát triển, các nhu cầu về vật chất cũng như văn hóa tinh thần đã đáp ứng đầy đủ đối với cuộc sống con người. Con người làm việc hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, lao động đã trở thành nhu cầu của con người. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Trong sơ đồ của Ross Tow, giai đoạn cất cánh là trọng tâm, là then chốt nhất tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển. Giai đoạn tiền cất cánh tùy theo từng quốc gia có thể dài ngắn khác nhau, giai đoạn này có khi phải kéo dài hàng trăm năm mới chuyển được sang giai đoạn cất cánh, giai đoạn tiền cất cánh là giai đoạn chuẩn bị cho sự cất cánh. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn tiền cất cánh tồn tại sự bất bình đẳng trong phân phối và thu nhập. Sự tích lũy của nền kinh tế được hình thành và phát triển. Nền kinh tế được thúc đẩy bởi những khu vực mũi nhọn của quốc gia. Thị trường xuất, nhập khẩu phát triển nhanh, công nghiệp phát triển. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Giai đoạn cất cánh chỉ xảy ra với ba điều kiện: - Tỷ lệ đầu tư mới đạt trên 10% thu nhập quốc dân. - Phát triển được tốc độ cao một vài ngành công nghiệp chế biến nông sản hoặc khoáng sản dẫn đầu và đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. - Phải xây dựng một cơ cấu xã hội, một thể chế chính trị phù hợp để khai thác được tiềm năng của đất nước cho sự phát triển các khu vực kinh tế hiện đại bảo đảm sự tăng trưởng liên tục. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Ở giai đoạn này nền kinh tế chuyển sang một bước mới, một số ngành công nghiệp nặng và các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp hiện đại, công nghiệp nhẹ, dịch vụ phát triển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật – công nghệ mới hiện đại. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Các nước đang phát triển có thể tiếp thu được các nguồn vốn, học tập được về quản lý kỹ thuật, công nghệ một cách nhanh chóng mà các nước phát triển trước đây đạt được phải đi từ nghiên cứu cơ bản mất hàng mấy trăm năm mới đạt được. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ nên con đường phát triển nhanh hơn không nhất thiết phải trải qua từng giai đoạn phát triển từ thấp lên cao một cách thứ tự. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển Tuy còn một số hạn chế nhất định, song lý thuyết của Ross Tow đã đóng góp rất lớn cho kinh tế học phát triển, cũng như giúp cho các nước đang phát triển rút ra tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Những vấn đề như tiêu chuẩn cất cánh hay chọn ngành công nghiệp dẫn đầu, những điều kiện cho nền kinh tế cất cánh là những yếu tố vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế và cất cánh của các nước đang phát triển. 2. Một số lý thuyết về tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển 3. Lý thuyết nền kinh tế nhị nguyên Athus Lewis nêu lên, được John Fei và Gustab Ranis phát triển. Lý thuyết này bàn về sự phát triển ở các nước nghèo có tỷ trọng nông nghiệp lớn. Để phát triển vấn đề có tính chất quyết định là chuyển lao động nông nghiệp thành lao động công nghiệp có năng suất cao. Điều kiện để thực hiện được là duy trì một chế độ tiền lương thấp trong công nghiệp để trợ giúp tích lũy mở rộng sản xuất cho nông nghiệp, tạo nên chu trình liên tục cho đến khi lao động nông nghiệp được sử dụng tương đối đầy đủ, công nông nghiệp phát triển cân đối hiệu quả. 3. Lý thuyết nền kinh tế nhị nguyên Tư tưởng cơ bản của mô hình này là chuyển số lao động dư thừa trong nông nghiệp sang các ngành hiện đại của khu vực công nghiệp thành thị do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. 3. Lý thuyết nền kinh tế nhị nguyên Ưu điểm: Tận dụng nguồn lực trong nước, mở rộng thị trường nội địa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. Kích thích lòng tự tôn dân tộc thành động lực phát triển kinh tế. Hạn chế: Do chính sách bảo hộ có thể gây sự ỷ lại của các nhà sản xuất trong nước, sản xuất không được đổi mới, quy mô thị trường nhỏ bé hạn chế phát triển sản xuất (Không đồng nghĩa với “đóng cửa” nền kinh tế). 3. Lý thuyết nền kinh tế nhị nguyên Đối với những mặt hàng cần thiết vẫn nhập khẩu (một mặt hạn chế, thậm chí ngăn cấm đối với hàng hóa trong nước có khả năng sản xuất, mặt khác cho phép nhập khẩu các yếu tố để sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu). Mối giao lưu kinh tế giữa các nước vẫn phát triển. 3. Lý thuyết nền kinh tế nhị nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bg_lich_su_cac_htkt_chuong_10_4888.ppt