Các lý thuyết công tác xã hội

Bản chất của con người bao gồm 3 hệ thống: id (bản năng), ego (bản ngã) và

siêu ngã.

Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh. Đây là phần chúng ta có

chung với loài vật. Bản năng họat động trên nguyên tắc khoái lạc, thỏa mãn tức

thời. Bản năng quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu sinh học như đói ăn, khát

uống Bản năng phát triển quá mạnh sẽ làm cho con người trở nên dã man, thú

tính.

 Hệ thống căn bản khởi thủy của nhân cách

 Mù quáng, chỉ biết đòi hỏi, trái với đạo đức

 Giải tỏa căng thẳng tức thì để trở về trạng thái cân bằng

 Tránh nỗi đau, tìm lạc thú

 Chỉ biết ước muốn và hành động

 Chủ yếu là phần vô thức, hoặc ngoài tầm ý thức

 Có thể ví như đứa con nít

Siêu ngã (cái Thiện): đối nghịch với bản năng, siêu ngã là phần cao cấp. Nơi

siêu ngã, những giá trị của cá nhân, những nguyên tắc đạo đức được hình thành

giúp con người phân biệt phải trái. Phần siêu ngã ở mỗi cá nhân khác nhau, tùy

thuộc vào những giá trị của xã hội, nền giáo dục của gia đình. Cha mẹ có siêu ngã

mạnh và phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành một siêu ngã

mạnh nơi con cái, giúp trẻ có cảm thức về tội lỗi.

pdf30 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 2107 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các lý thuyết công tác xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gia, và cả thế giới. Thí dụ bão lụt, động đất, chiến tranh, bệnh dịch… Khủng hoảng xảy ra cho tất cả mọi người nhưng mỗi người có khả năng ứng phó riêng đối với cùng một khủng hoảng. Khủng hoảng xảy ra trong một thời gian có giới hạn, thường không quá sáu đến tám tuần lễ, sau thời gian này các hậu quả tiêu cực của nó giảm dần. Mặc dù vậy, tùy theo cường độ lúc xảy ra, khủng hoảng có thể để lại những di chứng lâu dài (có khi suốt đời) cho nạn nhân, thí dụ những nạn nhân của hội chứng hậu chấn tâm lý/PTSD, post-traumatic stress disorder. Theo Caplan (1990), kinh nghiệm khủng hỏang có 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất xuất hiện sự căng thẳng mạnh mẽ và bất ngờ gia tăng. Trong giai đoạn thứ hai, người ta cố gắng đối phó với căng thẳng nhưng không thành công, và điều này làm cho đương sự thêm phần căng thẳng. Lúc này, người ta cần tìm sự trợ giúp. Ở giai đoạn thứ ba, trong vòng khoảng 4 tuần, khủng hỏang được giải quyết theo chiều hướng tiêu cực (giải pháp đối phó không lành mạnh) hay tích cực (quản lý thành công khủng hỏang và gia tăng khả năng của cá nhân). Cảm xúc trỗi lên trong giai đoạn khủng hỏang bao gồm lo lắng, cảm giác tội lỗi, xấu hổ, buồn rầu, ganh tị, ghê tởm (Lazarus, 1993) Một thân chủ bị khủng hỏang có thể phản ứng theo 3 loại sau. Loại Phát triển: thân chủ vực dậy từ biến cố và sau đó, với sự trợ giúp của chuyên gia, học những kỹ năng mới và phát triển các điểm mạnh. Loại Quân bình: thân chủ trở lại mức độ tiền/trước khủng hỏang nhưng không phát triển thêm các chức năng xã hội. Loại Đóng băng khủng hỏang: thân chủ không cải thiện nhưng tập thích nghi bằng cách dính vào các thứ độc hại như sử dụng chất gây nghiện. Điều này làm cho thân chủ ở trong tình trạng có vấn đề kinh niên. 5.2 Đánh giá và can thiệp CTXH 5.2.1 Đánh giá Mục đích của đánh giá là thu thập thong tin từ thân chủ và những người khác để hiểu rõ khủng hoảng thân chủ đang gặp phải và để giúp thân chủ vận động tài nguyên nhanh chóng. Các câu hỏi có thể hỏi gồm:  những yếu tố nào thân chủ cho là có lien quan đến khủng hoảng?  Hiện tại, chức năng nhận thức và hành vi của thân chủ ra sao? Bị ảnh hưởng thế nào?  Thân chủ có tự hủy hoại mình không?  Lúc này Thân chủ có cần bác sĩ hay nhà tư vấn tâm lý không?  Tình trạng của thân chủ hiện tại so với giai đoạn tiền khủng hoảng thế nào?  Trong quá khứ, thân chủ có từng sử dụng các chất gây nghiện, từng bệnh tật nặng, hay khủng hoảng nặng chưa?  Đâu là điểm mạnh của thân chủ? Các lãnh vực ưu điểm của thân chủ?  Thân chủ đã sử dụng những biện pháp gì để đối phó với khủng hoảng?  Các mạng lưới hỗ trợ thân chủ?  Có những trở ngại về tài chánh, xã hội hay của cá nhân thân chủ không? 5.2.2 Can thiệp Như đã phân tích ở trên, một kinh nghiệm căng thẳng có thể trở nên khủng hỏang hay không là do khả năng đương đầu của mỗi người. Tuy nhiên, xã hội có thể giúp con người tránh né khủng hoảng hoặc hồi phục sau khi bị khủng hỏang bằng những cách thức sau đây:  Nuôi dưỡng và gia tăng một thế giới quan phù hợp  Gia tăng niềm hy vọng  Tăng cường khả năng rút lui đúng lúc và tạo sáng kiến kịp thời  Hướng dẫn  Tạo kênh giao tiếp xã hội  Xác nhận giá trị bản thân  Trợ giúp vật chất  Tạo môi trường thư giãn, nghỉ ngơi  Vận động sự hỗ trợ của những cá nhân khác (yêu cầu thân chủ a) liệt kê tất cả những người họ có tương quan trong vòng 1,2 tuần trước đó, b) chọn ra từ danh sách những người có thể giúp và mô tả những gì những người này có thể giúp, c) đánh giá các nguồn trợ giúp khác) Can thiệp khủng hỏang của nhân viên xã hội Corwin (2002) và Dixon (1987) đưa ra những bước cần làm sau đây:  Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ tích cực: nhân viên xã hội phải mau chóng tạo ra tương quan tốt với thân chủ bằng cách tỏ ra chấp nhận, thấu cảm với thân chủ và phải xác nhận điều này bằng ngôn từ rõ ràng. Nhân viên xã hội phải truyền cho thân chủ tính lạc quan và niềm hy vọng, đồng thời khơi gợi khả năng giải quyết khủng hoảng của thân chủ  Gợi lên và khuyến khích thân chủ diễn tả những tình cảm, cảm xúc tổn thương và hướng đến mục tiêu giúp thân chủ bình tĩnh hơn, quản lý cảm xúc và tập trung những thách đố trước mắt  Đánh giá: phải nhanh chóng nhưng đầy đủ để có thể lên kế hoạch can thiệp. nhân viên xã hội điều tra các yếu tố lien quan đến biến cố gây khủng hoảng, khả năng đương đầu của thân chủ và mạng lưới hỗ trợ có thể có cũng như các nhu cầu khác của thân chủ  Phục hồi chức năng nhận thức: sau khi đánh giá, nhân viên xã hội chia sẻ những đúc kết, nhận định của mình cho thân chủ như nguyên nhân gây nên khủng hoảng, phản ứng của thân chủ có ý nghĩa gì. Điều này giúp thân chủ phần nào đó cảm thấy vấn đề của mình là chuyện bình thường để từ đó thân chủ có thái độ tích cực giải quyết vấn đề thay vì né tránh nó.  Lên kế hoạch và thực hiện can thiệp: kế hoạch can thiệp phải xác định thời gian, phải có cấu trúc hợp lý, có định hướng rõ ràng và chuyên nghiệp bảo đảm cho thân chủ được khuyến khích để thực hiện các phương pháp đối phó với khủng hoảng với sự hỗ trợ của mạng lưới xã hội sẵn có  Chấm dứt và theo dõi: nhân viên xã hội so sánh giữa giai đoạn thân chủ bị khủng hoảng với giai đoạn sau khi được trị liệu để xem chiến lược can thiệp có hiệu quả không và liệu thân chủ có thể tự thân đối phó với các khủng hoảng khác trong tương lai không. Thân chủ cũng có thể đề nghị kế hoạch theo dõi sau khi quá trình trị liệu chấm dứt Các chiến lược can thiệp khủng hoảng phải dựa vào các thuyết thực hành khác vì khủng hoảng thường đa dạng và thuyết khủng hoảng không đưa ra một biện pháp can thiệp độc nhất nào. Thong thường nhân viên xã hội thường làm quản lý ca với các trường hợp thân chủ gặp khủng hoảng. Theo Kanter (1996), việc quản lý ca này được thực hiện trên 4 lãnh vực với 13 hoạt động như sau: - giai đoạn khởi đầu: hẹn gặp, đánh giá, và lên kế hoạch - tập trung vào môi trường: nối kết thân chủ với các tài nguyên trong cộng đồng, hỏi ý kiến của gia đình, người chăm sóc, duy trì và mở rộng các mạng lưới xã hội, cộng tác với bác sĩ và bệnh viện, và làm công tác biện hộ - tập trung vào thân chủ: thỉnh thoảng trị liệu tâm lý, giúp thân chủ phát triển các kỹ năng sống, và giáo dục tâm lý - tập trung vào môi trường thân chủ: giám sát Như vậy, việc quản lý ca phải là thiết lập tương quan tích cực với thân chủ bằng mọi cách, nêu gương các hành vi lành mạnh để thân chủ có thể chuyển từ thế phụ thuộc sang thế tự chủ động và biến đổi môi trường thể lý của thân chủ để tạo điều kiện cho thân chủ thích nghi dễ dàng. Muốn vậy, nhân viên xã hội làm công tác quản lý ca phải có các khả năng:  nhận ra những khả năng lúc ẩn lúc hiện và những nhu cầu đa dạng của thân chủ  có cái nhìn thực tế về điểm mạnh, giới hạn và các triệu chứng của thân chủ  không ngừng phán đoán tốt về mức độ tương tác cần thiết của mình đối với thân chủ  xác định đúng mức độ trợ giúp cần thiết sao cho có thể tận dụng hết khả năng tự định hướng hành vi của thân chủ  phân biệt rõ đâu là khía cạnh sinh học đâu là khía cạnh tâm lý trong các phản ứng của thân chủ đối phó với khủng hoảng  đánh giá đúng các tác động của những yếu tố xã hội lên khuynh hướng năng lực của thân chủ  đánh giá đúng các động cơ hành động vô thức và ý thức của thân chủ  duy trì tương quan phù hợp với thân chủ trong suốt quá trình can thiệp Sau đây là sáu chiến lược can thiệp khủng hoảng tương ứng với sáu thuyết * Theo tâm lý bản ngã Kỹ thuật gia cố bản ngã có thể giúp thân chủ nên mạnh mẽ để giải quyết khủng hoảng của họ và hiểu các động cơ và hành vi của họ rõ rang hơn. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích đối với các thân chủ cần tương quan trợ giúp ở mức độ cao và cần có cơ hội để giải tỏa và nhìn thấu vấn đề. Một cách cụ thể, nhân viên xã hội sẽ thực hiện việc gia cố (phát triển và duy trì một tương quan tích cực với thân chủ), khám phá/ bày tỏ/giải tỏa (khuyến khích thân chủ bày tỏ cảm xúc để giải tỏa stress và có cái nhìn khách quan về các vấn đề), và phản ánh/xét lại thế thái nhân tình để đạt đến những giải pháp cho vấn đề hiện tại. nhân viên xã hội cũng có thể dạy cho thân chủ tìm kiếm các tài nguyên môi trường hay can thiệp trực tiếp nếu thân chủ tạm thời không có khả năng phán đoán đúng không thể tự chăm sóc bản thân. Trong nhiều trường hợp, Nhân viên xã hội sử dụng phương pháp kiến tạo để phá vỡ những bận tâm của thân chủ và đưa vào những đơn vị có thể kiểm soát được * Theo thuyết hành vi Can thiệp theo thuyết hành vi phù hợp với những ai gặp khủng hoảng lien quan đến vấn đề thưởng phạt. kỹ thuật này hữu dụng khi hành vi của thân chủ hay hành vi của những người tương quan gần gũi với thân chủ góp phần tạo ra khủng hoảng và cì thế cần phải điều chỉnh để giải quyết vấn đề. Nhân viên xã hội có thể đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng thư giãn, kỹ năng đối phó, kỹ năng kiên định * Theo thuyết nhận thức Khủng hoảng có thể đến từ những phản ứng giàu cảm xúc bắt nguồn từ những nhận định các vấn đề cuộc sống hết sức tiêu cực và chủ quan của thân chủ. Các khủng hoảng phát triển như bỏ nhà ra đi, mất bạn thân thuộc dạng này. Trong trường hợp này, niềm tin cốt lõi của thân chủ về bản thân mình và về thế giới sẽ ảnh hưởng đến khả năng đối phó khủng hoảng của thân chủ. Can thiệp khủng hoảng theo trường phái nhận thức bao gồm các bước sau đây:  đánh giá những giả định nhận thức của thân chủ và xác định những nhận thức lệch lạc góp tạo nên khủng hoảng  nếu thân chủ không nhận ra những nhận thức lệch lạc, dạy cho thân chủ cách quản lý khủng hoảng và thực hiện tiến trình giải quyết vấn đề  nếu thân chủ nhận ra những nhận thức lệch lạc, xác định các tình huống tạo ra những lệch lạc đó rồi đưa ra những biện pháp để thay thế những tư tưởng lệch lạc bằng những tư tưởng mới khác, thực hiện các công việc sửa trị Ba chiến lược có thể sử dụng ở đây là 1) tái tạo nhận thức bằng cách giáo dục bằng phương pháp ABC, phương pháp đảo nghịch 2) giải quyết vấn đề và 3) đối phó nhận thức (nhân viên xã hội giúp thân chủ các cách quản lý stress và các cảm xúc tiêu cực bằng cách dạy cho thân chủ các kỹ năng giao tiếp và tự kỷ ám thị) * Theo thuyết cấu trúc gia đình Cũng như mọi cá nhân, gia đình cũng có khi gặp khủng hoảng ví dụ như khủng hoảng nhà ở, thu nhập, sức khỏe, bạo hành… Can thiệp khủng hoảng theo thuyết cấu trúc gia đình thích hợp cho những trường hợp như vậy. thuyết cấu trúc cho rằng thiết lập và duy trì vác nguyên tắcm luật lêm vai trò, quyền hành phù hợp trong gia đình sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho các hành vi tốt của các thành viên trong gia đình. Nhân viên xã hội làm sao để gia tăng cơ cấu tổ chức gia đình sao cho các thành viên có thể diễn tả những bận tâm của mình. Trong quá trình đánh giá, nhân viên xã hội phải xác định các vấn đề trục trắc trong hệ thống gia đình, tìm ra những mối dây liên lạc hời hợt hay xung khắc giữa vợi chồng con cái, các mâu thuẫn giữa các tiểu hệ thống, sự ganh ghét, lúng túng giữa các thành viên và các mối tương quan liên kết bên ngoài gia đình góp phần làm nên khủng hoảng. Các biện pháp can thiệp bao gồm:  bình thường hóa một số khía cạnh của khủng hoảng để các thành viên trong gia đình có thể có thái độ tự tin bơn trong các hoàn cảnh  huấn luyện kỹ năng giao tiếp trong đó nhvxh hướng dẫn các thành viên trong gia đình các phương pháp phát biểu ý kiến rõ ràng, lắng nghe tích cực để có thể bày tỏ nhu cầu, ý kiến, ý muốn và cảm xúc  nâng đỡ những điểm mạnh của hệ thống gia đình bằng cách khen ngọi các khia cạnh tích cực của gia đình  khuyến khích các thành viên trong gia đình nhập vai (bằng cách tạo kịch cho họ đóng) hơn là mô tả các phương pháp quản lý vấn đề  giúp gia đình xem lại các luật lệ, nguyên tắc bằng cách thảo luận với họ và cùng nhau ra quyết định  Định rõ vai trò của các thành viên trong gia đình  Giao việc cho các thành viên trong gia đình để tập cho họ thích nghi với tổ chức gia đình phù hợp với mục tiêu đề ra * Từ phương pháp trị liệu tập trung vào biện pháp xử lý Trong phương pháp này, nhân viên xã hội và thân chủ tham dự vào việc tìm kiếm giải pháp hay những ngoại lệ hơn là tập trung phân tích vấn đề. Phương pháp này giúp thân chủ xác định và khuyếch trương các điểm mạnh của mình để có thể sử dụng các tài nguyên sẵn có àm giải pháp cho vấn đề khủng hoảng. phương pháp này thật sự hữu ích trong các trường hợp khủng hoảng mà thân chủ có khả năng tổ chức và điều khiển suy nghĩ cũng như hành vi của mình. Nhân viên xã hội sẽ:  chấp nhận cách thân chủ nhìn nhận khủng hoảng  xây dựng các tình cảm tích cực và niềm hy vọng nơi thân chủ bằng những câu hỏi gởi mở cho một tương lai tươi sáng như “sẽ có gì khác biệt cho bạn nếu việc chúng ta ngồi lại với nhau thế này đem lại lợi ích?”  hợp tác với thân chủ để chọn lựa các mục tiêu ưu tiên, cụ thể rõ ràng  giúp thân chủ tin vào những yếu tố tích trong hành vi của minh khi đối phó với khủng hoảng  hỏi những câu hỏi giúp gia tăng các điểm mạnh của thân chủ (vd trước đến nay bạn đã có thể quản lý vấn đề ra sao?  Đặt những câu hỏi về những hành vi đáng mong ước của những người có tương quan với thân chủ trong khi gặp khủng hoảng  Khám phá những biệt lệ về những cảm xúc và hành vi của thân chủ trong tình huống khủng hoảng (Có khi nào bạn nghĩ bạn có thể vượt qua khủng hoảng không? Vượt qua bằng cách nào?)  Hỏi những câu hỏi thần diệu để quyết định những chỉ báo thay đổi  Giao những nhiệm vụ cụ thể cho thân chủ để giúp người ấy ứng dụng các điểm mạnh và những tài nguyên sẵn có mà giải quyết vấn đề * Từ Thuyết tường thuật Thuyết tường thuật cho rằng người ta xếp đặt cuộc đời mình vào những câu chuyện để cho các biến cố đời mình gắn kết với nhau và thêm ý nghĩa. Vì mỗi người có một dòng chuyện khác nhau nên các kinh nghiệm được chọn lọc tùy thuộc vào các kinh nghiệm này có ăn với câu chuyện họ kể không. Nhiều câu chuyện kể vì thế dâm ra phức tạp vì nhiều yếu tố đã bị loại ra. Phương pháp trị liệu theo thuyết tường thuật là một tiến trìn giúp thân chủ hiểu câu chuyện đời mình thông qua việc phản tỉnh và sau đó mở rộng câu chuỷen để thêm vào các yếu tố mới. Phương pháp này gồm các bước sau:  bình thường hóa và gia tăng sức mạnh: nhân viên xã hội khuyến khích thân chủ mô tả xem họ hiẻu và tiếp cận vấn đề khủng hoảng ra sao và khẳng định các tài nguyên thân chủ có đẻ giải quyết vấn đề này  Phản tỉnh (phá hủy): nhân viên xã hội giúp thân chủ phân tích những giả định củ mình về bản thân và về thế giới để khám phá những tư tưởng nền tảng và những mối tương quan xã hội hiện diện trong khủng hoảng. nhân viên xã hội giúp thân chủ xác định các giá trị ẩn chứa bên trong khủng hoảng đã góp phần làm nên những giả định của thân chủ về cái tôi của mình  Tăng cường những đổi thay (dựng xây): nhân viên xã hội giúp thân chủ “từ bỏ” các câu chuyện cứng ngắc và chọn lựa các câu chuyện khác thay thế với đầy đủ quá khứ, hiện tại và tương lai và quyết định về cuộc đơi mình như mình mong muốn  Thực hiện và nối kết: nhân viên xã hội giúp thân chủ lập các kế hoạch để duy trì các câu chuyện mới hay cái tôi mới. 6. Thuyết “Tăng quyền lực” và “Biện hộ” 6.1 Nội dung chính của học thuyết “Tăng quyền lực” là một quá trình trong đó cá nhân và nhóm có được quyền hành, tiếp cận được tài nguyên và kiểm soát đời sống bản thân để đạt được mục tiêu cao nhất của riêng mình và của tập thể. Tăng quyền lực là nới rộng, phát triển vốn và năng lực của cá nhân và tập thể để họ có thể tham gia, thương thuyết, tác động, kiểm soát và nắm giữ những thể chế ảnh hưởng đến đời sống họ. Nhân viên xã hội thực hành công tác xã hội bằng cách tăng quyền lực nhằm xây dựng năng lực thân chủ để họ có thể thay đổi môi trường và tương quan xã hội chứ không phải là giúp họ thích nghi với bối cảnh xã hội áp bức. Vận động và Biện hộ (Advocacy): Biện hộ là nói, hành động nhân danh bản thân mình hay người khác theo cách các luật sư đại diện cho thân chủ tại tòa. Trong công tác xã hội, thuật ngữ “vận động và biện hộ” được hiểu là một quá trình hành động tích cực có suy tính để giúp đỡ những người khác đảm bảo quyền lợi của mình, đại diện cho lợi ích của họ tìm kiếm những dịch vụ họ cần và bày tỏ quan điểm và ước vọng của họ Thuyết tăng quyền lực và biện hộ cho rằng:  Tất cả mọi người đều có những kỹ năng, sự hiểu biết và khả năng cần được nhận ra  Quyền được lắng nghe, quyền điều khiển cuộc sống của riêng mình, quyền lựa chọn tham gia hay từ chối tham gia không của riêng ai  Bất công, bất bình đẳng (chứ không phải sự kém cõi của cá nhân) là nguyên nhân mọi khó khăn, vấn nạn của con người  Hành động tập thể thì mạnh mẽ hơn hành động của cá nhân  Mỗi người là “chuyên gia” các vấn đề liên quan đến đời sống và nhu cầu của mình Vậy nên, cần phải có một quá trình biến đổi để cá nhân trở nên mạnh mẽ mà thực hiện những gia tăng chất lượng cuộc sống của bản thân mình. Tiến trình tăng quyền lực tạo ra và mang lại cơ hội ảnh hưởng những quyết định liên quan đến đời sống của tất cả mọi người. 6.2 Đánh giá và can thiệp CTXH Trọng tâm sự can thiệp công tác xã hội theo thuyết này là chuyển từ việc đánh giá những thiếu hụt và những rủi ro sang việc xây dựng nội lực và khả năng, từ việc nhận ra những giới hạn cá nhân đến việc đấu tranh cho công bằng xã hội. 6.2.1 Đánh giá Trong quá trình đánh giá, nhân viên xã hội khám phá ra những điểm mạnh của thân chủ bằng những câu hỏi sau:  Bạn đã xoay sở thế nào để vượt qua một số khó khăn bạn gặp phải? Bản thân bạn đã học được gì trong những thời điểm khó khăn đó?  Ai là người mà bạn có thể cậy dựa? Ai làm cho bạn cảm thấy mình được hiểu và được nâng đỡ?  Bạn muốn đạt được gì trong đời? Đâu là những ước vọng cho tương lai bản thân và cho gia đình?  Điều gì làm cho bạn tự hào về bản thân? tự hào về gia đình?  Những điều tích cực nào mà mọi người nói về bạn?  Những gì cần thay đổi trong cuộc sống của bạn? Bằng cách nào bạn có thể làm cho chuyện này xảy ra?  Những tài nguyên nào bạn có sẵn và cần có? 6.2.2 Can thiệp Việc tăng quyền lực được thực hiện trên ba cấp độ: Vi mô: đây là cấp độ nền cho những cấp độ khác phát triển. Cấp độ này được thực hiện trong chính bản thân mỗi thân chủ. Nhân viên xã hội sẽ giúp thân chủ:  xây dựng năng lực cá nhân  gia tăng nhận thức  giảm việc tự trách mình  đề cao trách nhiệm cá nhân  cung cấp kỹ năng: phát triển điểm mạnh, nhận thức chia sẻ quyền lực và sự bình đẳng trong tôn trọng lẫn nhau Trung mô: những người đã được tăng quyền lực cộng tác với người khác để tạo ra sự thay đổi ở mức độ lớn hơn. Nhân viên xã hội sẽ giúp: - gia tăng nhận thức nhóm - làm cho nhóm nhận ra những điểm tương đồng và cảm thấy mình không đơn độc - cung cấp kỹ năng: vận động tài nguyên Vĩ mô: những người đã được tăng quyền lực cảm thấy rằng họ có thể cùng nhau vận động để thay đổi chính sách. Nhân viên xã hội: - giáo dục và truyền thông trong quần chúng về tình trạng bất bình đẳng và yếu thế trong xã hội - kỹ năng: vận động và biện hộ với danh nghĩa của người đã được tăng quyền lực, kỹ năng hành động, kỹ năng giáo dục Vai trò của nhân viên xã hội trong phương cách tiếp cận can thiệp tăng năng lực và vận động/biện hộ  Cố vấn tài nguyên (xúc tác): nối kết thân chủ với các tài nguyên, gia tăng sự tự trọng và kỹ năng giải quyết vấn đề của thân chủ. Với vai trò này, nhân viên xã hội giúp thân chủ đạt được sự tự lập và tự quyết định đời mình  Tạo năng lực: cung cấp cho thân chủ những kiến thức cần thiết để làm chủ cuộc đời, nhận ra những điểm mạnh của bản thân và của người khác  Huấn giáo: quản lý quá trình học tập, tìm giải pháp của thân chủ; giáo dục cho các giới, các cộng động biết những rào cản người ta đang gặp phải  Cầu nối: nối kết những người đã giác ngộ lại với nhau để cùng chia sẻ và hành động Sau đây là một số dạng vận động và biện hộ chính; ở những dạng này nhân viên xã hội thường không làm trực tiếp mà tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình vận động và biện hộ. Tự vận động và biện hộ (Self-advocacy) là khi cá nhân hay nhóm lên tiếng hoặc hành động cho chính nhu cầu của mình. Thông thường, nhiều người nghèo, khuyết tật hay bệnh nặng cảm thấy thiếu tự tin khi lên tiếng đấu tranh cho những quyền lợi của mình. Vậy nên, nhân viên xã hội có vai trò năng động giúp đỡ họ phát triển kỹ năng thu nhận thông tin, nắm bắt các chính sách và tiếp cận tài nguyên để đảm bảo họ được lắng nghe và được đón nhận. Vận động và biện hộ cho người dân (Citizen advocacy ) Là khi ai đó lên tiếng nhân danh thân chủ hoặc giúp thân chủ lên tiếng cho chính họ. Vận động người dân dựa trên nguyên tắc một công dân thế giá làm việc với một người bị đối xử phân biệt. Tương quan này giúp cho thân chủ các kỹ năng hay sự tư tin để có thể xử lý vấn đề của mình Vận động và biện hộ đồng cảnh (Peer advocacy) là khi một người đã từng trải qua những kinh nghiệm và cảnh ngộ của thân chủ đứng ra biện hộ cho thân chủ. Những điểm chung làm cho đôi bên hiểu và cảm thông nhau. Vận động và biện hộ chuyên nghiệp hoặc có trả lương xảy ra khi một người cần sự vận động và biện hộ của một người chuyên nghiệp có ăn lương trong một gian ngắn giúp mình đối phó với một vấn đề xác định, hay giúp mình thay đổi đời sống. Vận động và biện hộ tập thể diễn ra khi một nhóm người cùng nhau tham gia chiến dịch vận động thay đổi ở cấp độ vĩ mô, tác động đến luật pháp hay chính sách. Loại vận động này có thể tạo ra những thay đổi có ích cho toàn xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_ly_thuyet_ctxh_2402.pdf