Các loại thức ăn và phương pháp chế biến

6. 1 . PHÂN LOẠI THỨC ĂN

Mục đích, ý nghĩa: Muốn sửdụng chính xác thức ăn cần biết rõ đặc tính và đặc

điểm của từng loại thức ăn đểlựa chọn và phối hợp khẩu phần phù hợp với từng vật

nuôi, từng phẩm giống khác nhau theo từng thời kỳsinh trưởng và mục đích sửdụng

khác nhau. Có thểphân loại thức ăn theo các phương pháp sau :

pdf30 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Các loại thức ăn và phương pháp chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
113 Chương 6 CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 6. 1 . PHÂN LOẠI THỨC ĂN Mục đích, ý nghĩa : Muốn sử dụng chính xác thức ăn cần biết rõ đặc tính và đặc điểm của từng loại thức ăn để lựa chọn và phối hợp khẩu phần phù hợp với từng vật nuôi, từng phẩm giống khác nhau theo từng thời kỳ sinh trưởng và mục đích sử dụng khác nhau. Có thể phân loại thức ăn theo các phương pháp sau : 6.1.1. Phân loại theo nguồn gốc (theo 1rma-1983, Richard và Church-1998) 6.1.1.1. Thức ăn có nguồn góc thực vật - Thức ăn xanh. - Thức ăn thô. - Thức ăn rễ củ, bầu bí. - Thức ăn sản phẩm phụ nông nghiệp. - Thức ăn hạt : + Hạt hoà thảo. + Hạt họ đậu. + Hạt cây có dầu. 6.1.1.2. Thức ăn có nguồn gốc động vật - Sữa và sản phẩm phụ của ngành chế biến sữa. - Sản phẩm thừa của lò sát sinh, chế biến thịt. - Sản phẩm phụ của ngành gia công chế biến thuỷ sản. - Các loại thức ăn động vật khác như : Giun, trai, hến, ếch nhái . . . 6.1.1.3. Thức ăn khoáng - Bột xương, bột vỏ sò. bột khoáng, thạch cao, đá vôi . . . - Premix khoáng đa lượng, vi lượng. 6.1.2. Phân loại theo thành phần dinh dưỡng 6.1.2.1. Thức ăn giàu đạm Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protit > 14%, xơ < 18% gồm protit có nguồn gốc động vật : bột cá, bột máu, bột thịt, xác mắm, sữa bột và các loại nấm men, men vi sinh, khô dầu, thức ăn họ đậu tảo biển, vi sinh vật... 6.1.2.2. Thức ăn giàu năng lượng Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng lipit >20%, xơ thô 70% TDN 114 (tổng các chất dinh dưỡng liều hoá được) bao gồm các loại hạt cây có dầu. hạt họ Đậu, các loại ngũ cốc như : ngô, gạo, cao lương... phế phụ phẩm của ngành xay xát : Cám gạo, cám ngô, cám mỹ... các loại củ quả phơi khô : Sắn, khoai lang, khoai tây, bí đỏ... mật đường, dầu mỡ động thực vật, dầu cá . . . Trong đó, những loại thức ăn có hàm lượng bột đường >50% gọi là thức ăn giàu gluxit. 6.1.2.3. Thức ăn giàu nước Thành phần chiếm > 70% là nước như bầu, bí, rau xanh còn non. 6.1.2.4. Thức ăn giàu chất xơ Những loại thức ăn có hàm lượng xơ > 30% gồm các sản phẩm phụ của trồng trọt như rơm, rạ. thân ngô, thân lá đậu đỗ, dây lá lạc khô. 6.1.2.5. Thức ăn giàu chất khoáng Bột xương, bột vỏ xở, bột đá vôi CaCO3 thạch cao, khoáng đa lương, khoáng vi lương . . . 6.1.2.6. Thức ăn giàu vitamin. Gồm các loại vitamin và một số loại thức ăn đặc biệt giàu vitamin như nấm men, dầu cá... 6.1.2.7. Thức ăn bổ sung đặc biệt Có nhiều nguồn gốc khác nhau như kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng, chất làm tăng mùi vị, nấm men, khoáng vi lượng... 6.1.3. Phân loại theo giá trị sinh sản Bao gồm 2 loại là thức ăn sinh lý toan tính và kiềm tính. Trong chăn nuôi, thức ăn thuộc loại sinh lý toan tính và kiềm tính có ý nghĩa rất lớn trong nuôi dưỡng, nhất là gia súc sinh sản. Thức ăn toan tính và kiềm tính không phải là sự biểu hiện ra bên ngoài như chua hay chất mà phải dựa vào kết quá của sự phân giải tạo thành sản phẩm cuối cùng của thức ăn trong cơ thể gia súc mang tính chất gr. Nếu phản ứng với axit là thức ăn kiềm tính còn phản ứng với kiềm là thức ăn toan tính. Thông thường, thức ăn giàu protit có thành phần các chất khoáng có tính axit như S. Cl, P hoặc chứa nhiều axit vô cơ thuộc loại thức ăn sinh lý toan tính (N cho axit uric, S cho axit sunfuric, Cr cho axit clohydric), hầu hết thức ăn động vật thuộc loại này. Các loại thức ăn khác như thức ăn xanh, củ quả, thức ăn ủ chua lên men, đều thuộc loại thức ăn sinh lý kiềm tính vì các loại thức ăn này thành phần có nhiều gốc khoáng Na+, K+. Ca2+, Mg2+... Trong nuôi dưỡng gia súc đực giống cần nhiều thức ăn sinh lý toan tính, gia súc cái giống cần nhiều thức ăn sinh lý kiềm tính. Thức ăn toan tính có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tinh trùng, phù hợp với cơ chế trao đổi chất của đực giống, còn thức ăn sinh lý kiềm tính có vai trò kích thích sự tạo sữa, làm tăng sản lượng sữa ở gia súc sinh sản. 115 6.2. ĐẶC ĐIỂN CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN 6.2.1. Thức ăn xanh Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi xanh : bao gồm các loại cỏ xanh, than, lá: ngọn non của các loại cây ngô, cây bụi, cây gô, các loại cỏ trồng như cỏ Slylo, cỏ Medy, lá cây keo dậu, nhóm cây hoà thảo như bãi cỏ chăn thả, cỏ trồng, rau lấp, rau muống, các loại bèo hoa dâu, bèo cái, bèo tấm... 6.2.1. Đặc điểm - Là thức ăn có nhiều nước (60-80%) nên dễ tiêu hoá, nhất là khi còn non. - Là loại thức ăn dễ trồng. giá thành rẻ, năng suất cao. - Tính ngon miệng cao, mùi vị thơm mát khi tươi xanh. - Giá trị dinh dưỡng cao hơn thức ăn thô, thành phần có nhiều vitamin, tỷ lệ dinh dưỡng trung bình, nhiều xantophyl là chất tạo màu lòng đỏ trứng gà, vịt, da gà... Ví dụ : 1 ha bèo hoa dâu có năng suất 500 tấn/ha/năm đạt 15,000 đơn vị thức ăn và 3000 kg protit tiêu hoá ; trong khi 1 ha lúa năng suất đạt 5 lấn/ha/năm, đạt 5000 đơn vị thức ăn và 500kg protit tiêu hoá. Nhìn chung, thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hầu hết chỉ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân hè còn mùa đông thường sinh trưởng kém hơn. Đặc điểm dinh dưỡng một số loại rau bèo như sau : + Rau muống (lpomea aquatica) : Sinh trưởng mạnh vào mùa mưa, chịu lạnh kém, hàm lượng nước là 90%, trong 1 kg chất khô có 170-250gr protit thô, 130-200gr đường, 100- 115 gr khoáng tổng số, 2450-2500 kcalo ME. Gia súc rất thích ăn khi tươi xanh. + Rau lấp : Là rau vụ đông, năng suất cao ở những vùng đất lầy thụt giá trị dinh dưỡng tương đương rau muống nhưng hàm lượng vật chất khô thấp hơn đạt 8,3% protit thô 140-170gr/1kg chất khô. + Bèo hoa dâu (Azolla sp) : Sinh trưởng mạnh vào mùa đông, vừa làm thức ăn cho gia súc vừa làm phân bón ruộng rất tốt. Bèo hoa dâu tươi có hàm lượng nước cao (91 %), năng suất cao, dễ sản xuất. Trong 1kg chất khô có 19-27% protit thô, xơ thấp 12,2% giá trị năng lượng 1650-1692 kcalo, có nhiều vitamin và xantophyl, nhiều khoáng vi lượng : Mn, Zn đạt 593 và 168 ppm ; Co và Cu đạt 5,8 và 22,1 ppm. Tỷ lệ protit cao, hàm lượng 1yzin và methionin cao., có thể phơi khô và nghiền bột bổ sung 5% vào khẩu phần ăn cho gà đẻ làm tăng sản lượng trứng, sử dụng nuôi lợn và vịt cho kết quả tốt. + Bèo tấm cánh nhỏ : Bèo tấm sinh trưởng nhanh vào mùa hè, sống trôi nổi trên mặt nước hay ao ruộng, hàm lượng protit cao (đạt 180-190gr/kg vật chất khô). Sử dụng để nuôi gà, vịt, lợn, cá rất tốt. + Cỏ hoà thảo (cỏ voi, có Ghi ne, cỏ pHngola…) : Hầu hết cỏ hoà thảo sinh trưởng vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu…, cỏ hoà thảo cho năng suất cao, chất 116 lượng tốt, protit thô trung bình 9,8% (75-145gr/kg vật chất khô) nhưng hàm lượng xơ cao (269-72gr/kg chất khô), trong cỏ hoà thảo có chứa nhiều khoáng (Fe : 450 mg, Zn : 24mg, Mn : 1 trung. . . ) năng suất khoảng 25-30 tấn chất khô/ha/năm với 7-8 lứa cắt đối với cỏ voi và 1 0-1 4 tấn/ha đối với cỏ ghi ne, 12-15 tấn/ha đối với cò pangola. Giá trị dinh dưỡng 1900-2000 kcalo ME/1kg chất khô. Các loại cỏ này làm thức ăn cho bò sữa, bò thịt rất tốt. + Cỏ họ Đậu : Liu điểm cơ bản là có hàm lượng protit thô cao (đạt 167gr/kg chất khô), giàu vitamin và khoáng, hàm lượng chất khô 200-260 gr/kg thức ăn. Giá trị năng lượng trao đổi ME cao hơn cỏ hoà thảo. Cây họ Đậu do có vi khuẩn nốt sần cộng sinh ở bộ rễ nên có khả năng cố định đạm không khí, có tác dụng cái tạo đất. Nhược điểm cơ bản là trong lá có saponin, nếu gia súc ăn nhiều sẽ sinh trưởng bụng, đầy hơi, khó tiêu, có hại cho gia súc nên phải sử dụng hợp lý và kết hợp với cỏ hoà thảo để nâng cao hiệu quả sử dụng. + Cây keo dậu (Leucaena leucocephala) : Lá keo dậu có hàm lượng prôtein cao 270-280gr/kg chất khô, tỷ lệ xơ thấp 155mg/kg chất khô, caroten cao đạt 200mg/kg chất khô. Trong lá keo dậu có độc tố mimosine nên chỉ sử dụng 15-20% trong khẩu phần gia súc nhai lại, 10% đối với lợn cà 2-3% với gia cầm. 6.2.1.2. Phương pháp chế biến và dự trữ 6.2.1.2.1. Phương pháp ử xanh Ủ xanh nhằm dự trữ thức ăn xanh qua mùa đông để sử dụng ăn lúc giáp hạt vì mùa đông thường thiếu thức ăn xanh. * Đặc điểm : Khi ù xanh, chất dinh dưỡng ít tổn thất so với phương pháp dự trữ khác Ví dụ : Phơi khô giảm 30% thời tiết xấu có thể giảm tới 50%, còn ủ xanh đúng kỹ thuật chỉ giảm 10%. Thức ăn xanh có lý lệ tiêu hoá cao do quá trình lên men làm mềm thức ăn, mùi vị thơm ngon, hơi chua kích thích tiêu hoá. Bảng 6.1. Tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn theo hai phương pháp dự trữ Loại thức ăn Tỷ lệ tiêu hoá Xơ thô Vật chất khô Protit thô Lipit Gluxit Phơi khô 65 65 62 53 72 Ủ xanh 72 69 63 68 75 - Thức ăn ủ xanh có thể dự trữ 6 tháng đến 1 năm mà ít tổn thất. - Tận dụng rộng rãi nguyên liệu, có thể diệt trừ nấm, sâu bệnh. 117 - Thiết bị đơn giản, dễ làm, dung tích nhỏ hơn nhà chứa thức ăn anh phơi khô. * Nguyên lý ủ xanh : Dựa vào sự lên men của vi khuẩn lactic trong tự nhiên để sản sinh ra axit lactic có tác dụng ngăn ngừa sự phân huỷ của các tế bào thực vật và ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây thối khác. Chính axit lactic là thuốc bảo tồn thức ăn giúp cho thức ăn xanh được bảo quản trong thời gian dài mà không bị hư hỏng. * Các phản ứng hoá học cơ bản xảy ra trong hầm. hố ủ xanh : - Hô hấp hiếu khí : Dấu hiệu đầu tiên là nhiệt độ tăng cao do tế bào thực vật tự hô hấp sau khi thu hái với sự có mặt của ôxy trong hầm hố ủ, quá trình này xảy ra 5-6 giờ sau khi ủ. Nếu ôxy càng nhiều thì quá trình xảy ra càng mạnh và kéo dài, thức ăn bị tổn thất sẽ lớn. Quá trình hô hấp sẽ phân giải đường, tiêu hao năng lượng. kcalo - Hô hấp yếm khí : sau khi sử dụng hết ôxy tự do, tế bào thực vật tiếp tục sống nhờ quá trình hô hấp đặc biệt trong tế bào, quá trình này phân giải chất đường thành rượu và axit hữu cơ. Những sản phẩm này tích luỹ trong tế bào làm cho tế bào bị chết. Lượng đường và nước càng nhiều thì quá trình này xảy ra càng mạnh. Khi lượng ôxy hết, tế bào thực vật sẽ chết. Cuối cùng còn lại các vi khuẩn yếu khí : Vi khuẩn lactic, vi khuẩn axetic, vi khuẩn butyric… khối lượng các loại vi khuẩn này rất lớn. Ví dụ : trong 1 cm3 cỏ tươi đậu ba lá có tới 5 triệu vi khuẩn axetic,12 triệu vi khuẩn gây thối và 8 triệu vi khuẩn lactic. + Tác dụng của vi khuẩn lactic : Gồm nhiều chủng khác nhau như trực khuẩn chịu nhiệt (Thcrmobacterium), liên trực trùng (Streptobacterium), liên cầu trùng (Streptococus). Những loài vi khuẩn này trong quá trình ủ xanh sinh ra nhiều axit hữu cơ. Có cùng nhiều sản phẩm khác. Lượng CO2 có khi tới 17-30% tổng sản phẩm sinh ra. + Tác dụng của vi khuẩn butyric : 118 Chủ yếu phân giải dường và axit lactic thành axit bulyric và khí + Tác dụng của vi khuẩn gây thối : Chủ yếu phân giải axit amin để sinh khí thể và một số axit béo và amin. Trong quá trình này, chất dinh dưỡng bị phá huỷ làm giảm phẩm chất của thức ăn. Người ta tính được khi phân giải các chất, tổn thất liều hao năng lượng như sau : * Điều kiện cần thiết để ủ xanh được tốt : - Điều kiện yếm khí : Là điều kiện rất quan trọng vì nếu hầm hoặc hố ủ có nhiều không khí thì quá trình hô hấp của tế bào xảy ra mạnh và kéo dài, đồng thời các loại vi khuẩn hiếu khí (háo khí) hoạt động làm tiêu hao năng lượng và dinh dưỡng, làm tổn thất thức ăn. Có 3 yếu tố giúp cho vi khuẩn lactic hoạt động và phát triển nhanh là : Yếm khí, đủ lượng đường cần thiết và số lượng vi khuẩn lactic nhiều. Nếu những yếu tố trên được đáp ứng, đường trong thức ăn xanh sẽ được vi khuẩn lactic sử dụng để sinh ra axit lactic - là nhân tố chủ yếu để bảo tồn thức ăn ủ xanh với pH 3,5 – 4,2. 119 Bảng 6.2. Điều kiện cần thiết để các loại vi khuẩn hoạt động Điều kiện sống Vi khuẩn lactic Vi khuẩn axetic Vi khuẩn butvric Vi khuẩn gây thối Nấm mốc Phân bố Rong Rong Rong Rong Rong Yêu cầu CO2 Yếm khí Hiếu khí Yếm khí tuỳ tiện (không bắt buộc) Tuỳ tiện Hiếu khí Yêu cầu 20 – 650C 27 - 30C 35 - 400C 370C 20 - 350C Yêu cầu độ 4,2 > 4,2 > 4,2 - Yêu cầu độ âm 65 - 75% - - 70 – 90% 70 - 90% Thức ăn chủ yếu Bột đường Bột đường. rượu Rượu. đường lactic. Drotit Protit Bột đường. protit Như vậy, ở điều kiện yếm khí và độ phí 4,2 thì chỉ có vi khuẩn lactic sống và hoạt động được, còn các vi khuẩn khác đều bị tiêu diệt. - Thành phần nguyên liệu đem ủ : Thức ăn xanh phải có hàm lượng đường nhất định để vi khuẩn lactic hoạt động sinh ra lượng axit lactic cần thiết đàm bảo cho độ pH <= 4,2 ở trong hầm hố ủ. Lượng đường đó gọi là hạn độ đường tối thiểu được tính bằng công thức : A = B . 1,7 Trong đó : A là hạn độ đường tối thiểu. B là độ hoãn xung của thức ăn. Độ hoãn xung của thức ăn được tính bằng tỷ lệ % của lượng axit lactic nồng độ 0,1 N, tính bằng gam dùng để nhỏ vào 100gr thức ăn khô làm cho pH giảm xuống bằng 4,2. Trong thực tế, chỉ có 60% đường được sinh ra axit lactic còn 40% đường sinh ra khí thể và năng lượng. Do đó, muốn tìm ra lượng đường cần thiết để sản sinh ra lượng axit lactic đảm bảo cho pH <= 4,2 Sinh ra 60gr axit lactic cần có 100 gr đường. 120 Người ta chia thức ăn xanh thành 3 loại : + Loại dễ ủ xanh : Có hạn độ đường lối thiểu thấp : ngô, cây cỏ hoà thảo. + Loại khó ủ : Có hạn độ đường tối thiểu xấp xỉ lượng đường thực tế hoặc cao hơn (ví dụ : lá khoai lang, bắp cải … ). + Loại không thể ủ xanh được : Thường là loại thức ăn có hạn độ đường nhỏ hơn 1 % lúc còn tươi. - Hàm lượng nước Nếu hàm lượng nước quá cao sẽ làm giảm lượng đường, đồng thời nồng độ axit bị pha loãng do đó thức ăn khó u xanh tốt. Nhìn chung, độ ẩm từ 65 - 75% là tốt. Nếu hàm lượng nước quá thấp sẽ khó nén chặt dẫn tới hàm lượng ôxy trong hầm hố ủ sẽ nhiều. Vì vậy thức ăn ủ xanh phải có hàm lượng nước thích hợp. 6.2.1.2.2. Phương pháp ủ xanh đặc biệt * Phương pháp trộn thêm cám và rỉ mật đường Mục đích : Tăng lượng đường trong hầm hố ủ tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động. Cứ tràn thức ăn trộn thêm 10-15kg rỉ mật đường trộn đều hoặc trộn 3-4% cám bột hay 20% bã khoai, sắ n so với tổng lượng thức ăn đem ủ. * Phương pháp dùng hoá chất - Phương pháp Zoubribin (Liên Xô) Trộn 7 phần HCI, 3 phần Na2SO4 Với nồng độ 8-10%, trộn vào thức ăn theo tỷ lệ 5-6% khối lượng thức ăn. - Phương pháp Wiltanen (Phần Lan) Trộn 92 phần HCI 30%, 8 phần H2SO4 40% pha loãng với nước theo tỷ lệ 100 lít dung dịch + 400 lít nước, sau đó trộn vào thức ăn theo tỷ lệ : 1 tấn thức ăn + 65-70 lít dung dịch trên, đảm bảo độ pH = 3-4. Chú ý : Khi cho gia súc ăn phải trộn thêm với cacbonat can xi hoặc vôi bột để khử độ axit theo tỷ lệ 2,5-3kg/1 tấn thức ăn ủ xanh. * Kỹ thuật cho ăn và mức cho ăn - Khi cho gia súc ăn phải huấn luyện từ ít đến nhiều. - Không cho ăn riêng thức ăn ủ xanh mà phải cho hỗn hợp với thức ăn khác. Mức cho ăn căn cứ vào hàm lượng các axit hữu cơ và khả năng chịu đựng của từng loại cơ thể với loại axit đó. - Các loài gia súc đang có chửa, cuối kỳ vồ béo không được cho ăn thức ăn ủ xanh. Lượng thức ăn ủ xanh nhiều nhất có thể cho ăn/ngày : Bò sữa : 7-15kg lừa, ngựa : 121 6.2.1.2.3. Thức ăn xanh lên men Là phương pháp chế biến thức ăn xanh trong chăn nuôi có hiệu quả cao, nhất là chăn nuôi lợn. Thức ăn xanh lên men có một số đặc điểm sau : - Lên men thức ăn xanh là phương pháp chế biến đơn giản, dễ làm, không phụ thuộc vào thiên nhiên. - Thức ăn xanh lên men có mùi vị thơm ngon nên có thể kích thích tính thèm ăn của vật nuôi, kích thích tiết dịch tiêu hoá, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn. - Thức ăn xanh lên men giữ được nhiều chất dinh dưỡng, không bị tổn thất (nhất là protit và vitamin). - Làm lên men thức ăn xanh tiết kiệm được công chế biến và chi phí đun nấu nên hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi. * Nguyên lý : Giống như nguyên lý ủ xanh thức ăn, tức là tạo điều kiện yếm khí và lượng bột đường để vi khuẩn lactic hoạt động sản sinh ra axit lactic làm cho thức ăn có mùi vị thơm ngon hơn. Chỉ khác là điều kiện yếm khí không nghiêm ngặt như ủ xanh và thường thêm muối vào để hạn chế vi khuẩn gây thối hoạt động. Thời gian ủ ngắn (vài ngày) là có tác dụng chế biến thức ăn. 6.2.1.2.4. Thức ăn xanh phơi khô Là phương pháp dự trữ sau khi thu hoạch bằng cách đem phơi khô nhằm dự trữ cho mùa đông và giáp hạt ; chủ yếu dùng cho trâu, bò, ngựa. Các loại cỏ xanh thiên nhiên là cỏ trồng đều có thể phơi khô được Sự thay đổi sinh vật học trong quá trình phơi khô : - Sự thay đổi trong quá trình trao đổi : Sau khi mới thu hoạch thức ăn xanh. tế bào thực vật chưa chết ngay mà quá trình hô hấp và bốc hơi nước vẫn được tiếp tục tiến hành cho đến khi hàm lượng nước giảm xuống 40-50% thì mới ngừng. Trong quá trình này, dị hoá lớn hơn đồng hoá: quá trình hô hấp đã làm cho chất dường bị phân giải : Đồng thời, protit cũng bị phân giải thành các axit amin và nếu kéo dài axit amin sẽ sinh ra NH3. Quá trình hô hấp càng dài thì tổn thất dinh dưỡng càng lớn. Hô hấp càng nhanh bị ngừng lại thì tế bào thực vật càng chóng chết. Tế bào thực vật sống được là nhờ nước, vì vậy ban đầu phải phơi nhanh để nước bốc hơi nhanh làm hô hấp ngừng khi nước còn 40%. 122 - Sự thay đổi trong giai đoạn phân giải của thành phần thực vật : Trong giai đoạn này, tế bào thực vật đã chết, có 4 quá trình xảy ra : + Nước tiếp tục bốc hơi cho đến khi hàm lượng nước còn 14-17%. + Sự thay đổi quang hoá học do quang chiếu đã phá huỷ chất diệp lục và caroten. + Sự hoạt động phân giải của men oxydaza thực vật phân giải caroten, chất dinh dưỡng protit và bột đường. - Sự hoạt động phân giải chất dinh dưỡng của vi sinh vật : Khi hàm lượng nước còn 14-17% thì quá trình phân giải vi sinh vật và của men sinh học sẽ ngừng lại. Tác dụng quang chiếu chỉ ngừng khi không phơi nữa. Vì vậy, để tránh tổn thất phải phơi cho nước bốc hơi nhanh và tránh nắng chiếu trực tiếp, thời gian phơi càng ngắn càng ít tổn thất. Phải đảo liên tục hoặc phơi trên sàn, giá thoáng gió, phơi mỏng, rải đều cỏ và lật cỏ thường xuyên mỗi giờ một lần. Cỏ phơi tốt phải có màu xanh hoặc vàng xanh, mùi thơm mát, hàm lượng nước <l5%. Dự trữ bằng phơi khô có nhược điểm chiếm nhiều diện tích nhà chứa cỏ. 6.2.1.2.5. Cỏ khô vitamin và bột cỏ khô - Cỏ khô vitamin : Chủ yếu là các loại có trồng giàu vitamin như , cỏ mục túc, cỏ họ đậu, tiến hành thu hoạch đúng thời vụ và đảm bảo kỹ thuật phơi theo phương pháp hong gió trong bóng râm ; dùng để nuôi gia cầm, lợn, trâu, bò rất tốt. - Bột cỏ khô : Dùng các loại cỏ họ đậu, cỏ mục túc trong thành phần có nhiều protit và vitamin. Sau khi phơi khô, nghiền nhỏ thành bột trộn vào khẩu phần nuôi gia súc, gia cầm, cá. 6.2.2. Thức ăn thô - khô Thức ăn thô - khô gồm các loại rơm rạ, thân cây ngô, cây lạc...và một số phế phụ phẩm nông nghiệp khác phơi khô. Thức ăn thô - khô thường có hàm lượng xơ thô cao (20-37%) theo chất khô. nghèo protit và năng lượng. Tuy nhiên, đây là loại thức ăn không thể thiếu đối với chăn nuôi trâu bò ở các vùng đồng bằng và trung du. + Thức ăn rơm rạ : Hằng năm, nước ta có 7,6 triệu ha lúa với sản lượng thóc trên 30 triệu tấn và Cũng có khoảng 32 triệu tấn rơm rạ. Giá là năng lượng là 1664kcaloME/1kg khô, xơ là 35-42%, protit là 3-4%, 1ipit là 1-1.6%. + Cây ngô già sau khi thu bắp : Sản lượng ngô ở Việt Nam năm 1999 đạt 1,75 triệu tấn. Có trên 4 triệu tấn cây ngô già. Đây là nguồn thức ăn quan trọng giá trị năng lượng 1894 kcaloME1kg khô, hàm lượng protit là 58gr/kg khô,. xơ thô cao là 326g/kg khô. Khi cho ăn phải xử lý bằng kiềm ủur ê, NH3 + Các loại thân lá cây họ đậu, lạc phơi khô đều có thể sử dụng để chăn nuôi trâu bò, tuy nhiên phải chế biến tốt và bổ sung thêm các thức ăn khác. ht tp :/ /c nt y. ru me na si a. or g, T L th am k ha o, P .V . Ha i 123 6.2.3. Thức ăn củ, quả Thức ăn cú, quá là loại thức ăn được sử dụng khá phổ biến trong chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc tiết sữa. Thức ăn củ. quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoai lang. bí đỏ, khoai nước... Đặc điểm chung của nhóm thức ăn này là chứa nhiều nước, nghèo protit, chất béo, chất khoáng đa lượng và vi lượng, nhưng lại giàu tinh bột, đường và hàm lượng xơ thấp, dễ tiêu hoá, giá trị dinh dưỡng tương đối cao (1kg khô = 1 đơn vị thức ăn). Năng suất/1 đơn vị diện tích cao hơn trồng các loại thức ăn khác. Thức ăn củ, quả có mùi vị thơm ngon, tỷ lệ tiêu hoá đạt 80-90%, nên gia súc thích ăn, nhất là gia súc nhai lại (lấy sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa). Nhưng nếu bổ sung cho lợn cần phải bổ sung thêm thức ăn giàu protit và khoáng chất. 6.2.3.1. Các loại thức ăn củ, quả phổ biế n 6.2.3.l. Khoai lang Sản lượng hằng năm ở Việt Nam đạt trên 1,7 triệu tấn ( 1999) ; lượng chất khô từ 290-390g/1kg củ ; protit thấp (35g/1kg), lipit khoảng 0,6% nhưng bột đường cao (90% trong vật chất khô) , giá trị dinh dưỡng : 1kg củ tươi : 0,29 đvtă. Tỷ lệ tiêu hoá 85- 90%. Năng suất cao, sử dụng cả thân lá và củ. 6.2.3.1.2. Khoai nước Vật chất khô 30%. Trong 1kg củ tươi có 14gr protit ; 5g Ca , 0,7gr P. Giá trị dinh dưỡng : 0,25 đvtă/1kg củ tươi. 6.2.3.1.3. Su hào Vật chất khô 9-10%. dùng làm thức ăn cho trâu, bò sữa và lợn. Khi dùng lấy thân lá và củ. Giá trị dinh dưỡng : 0,1 đvtă và 7gr protit tiêu hoá/1kg củ tươi. 6.2.3.1.4. Củ sắn Vật chất khô 42-43%. Trung bình 1kg chất khô có 22gr protit, 3-4gr 1ipit, 650gr tinh bột trong sắn ngọt và 850gr trong sắn đắng. Giá trị dinh dưỡng : 1kg củ sắn tươi = 0,39đvlă. Trên thế giới có khoảng 3 triệu người sử dụng sắn làm lượng thực. Ở nước ta, sản lượng sắn đạt trên 2,4 triệu tấn ( 1997) được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi lợn và gia cầm năng suất 90-96 tấn/ha. Củ sắn tươi có chứa nhiều độc tố là cyannuaglucocid. Mỗi khi tế bào của củ sắn bị phá huỷ do sây sát hay cắt thái, chất cyannuaglucocid bị men linamaza ở ngoài tế bào hoạt hoá và sản sinh ra cyanhydric ( HCN ) tự do. HCN gây độc cho gia súc. Nếu ở nồng độ thấp sẽ làm cho gia súc chậm lớn, kém sinh sản. Nếu ở hàm lượng cao sẽ làm cho gia súc chết ngay. Hàm lượng HCN trong củ sắn biến động từ 10-490mg/kg. Có lúc lên đến 785mg. Hàm lượng HCN trong củ sắn đắng cao hơn củ sắn ngọt. Khi ngâm nước hay phơi khô, hấp chín sẽ làm giảm đáng kể HCN vì các cyannuaglucocid trong sắn thuỷ phân thành HCN hoà tan hoặc bay hơi đi. Liều độc HCN với người là lmg/1kg thể trọng, bò là 2mg/kg thể trọng. 124 Men linamaza có mặt ở ngoài tế bào, khi vỏ sắn bị sây sát hoặc thái lát. men này có cơ hội tiếp xúc với cyannuaglucocid trong tế bào và giải phóng ra HCN. Cơ thể tự giải độc được nếu HCN ít do thiosunfat nội sinh trong cơ thể tác dụng với ion CN- tạo thành thiocianat và được thải ra ngoài theo nước tiểu. Khi hàm lượng CN- nhiều sẽ gây ngộ độc do ton CN- ôxy hoá F2+trong hemoglobin thành F3+ làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu gây thiếu O2 cấp tính. con vật sẽ chết do ngạt hô hấp. Triệu chứng say sắn : con vật run rẩy toàn thân, chảy nước miếng, nước mắt, khó thở, ruột co từ, máu có màu đỏ óng ánh, chậm đông, cơ chế như sau : Fe3+ của citocromoxydaza + CN − → CN-citocromoxydaza bền vững, không mang O2 trong máu. Làm cho các tế bào thiếu O2, con vật bị nhiễm độc chết do ngạt hô hấp ở mô bào. 6.2.3.1.5. Khoai tây Khoai tây có ưu điểm là ít chất xơ < 2%. Trong vật chất khô có 70% tinh bột, 10% protit, trong khoai tây sống có solanin là một alkaloit độc gây chướng bụng, đầy hơi ở bê nghé và lợn. Vì vậy,. cần phải nấu chín khoai tây trước khi cho ăn, không nên cho ăn sống. 6.2.3.1.6. Bí đỏ Hàm lượng nước khoảng 90%. Trong vật chất khô có > 50% bột đường protit và khoáng khoảng 1-2%, nhưng có nhiều caroten, có mùi vị thơm mát, dùng cải thiện khẩu phần nuôi trâu sữa, bò sữa, lợn nái nuôi con. Giá trị dinh dưỡng 0,1 là đvtă /1kg bí đỏ tươi. 6.2.3.2. Phương pháp chế biến và dự trữ 6.2.3.2.1. Phương pháp dự trữ Thức ăn củ quả chủ yếu là phơi khô để bảo quản được lâu phải phơi khô kỹ và khi thu hái phải tránh sây sát vỏ, không thu hái khi trời mưa hoặc ngập nước. - Nguyên lý : Vì thức ăn củ quả có hàm lượng nước cao, bột đường nhiều nên dễ bị nhiễm vi sinh vật gây thối. Trong củ quả có men amylaza phân huỷ tinh bột thành đường nên tỷ lệ đường tăng dần sau khi thu hái. Đó chính là lý do giải thích tại sao khoai lang để lâu thì khí luộc sẽ cháy mật và rất ngọt, điều đó cũng giải thích khi nhiệt 125 độ càng tăng cao., đường sẽ bị phân giải thành H20 Và CO2 bay hơi làm cho củ khoai bị xốp và giảm trọng lượng. Nếu để khoai lâu và độ ẩm cao thì khoai sẽ mọc mầm, chất dinh dưỡng sẽ tập trung vào mầm nên phẩm chất khoai bị giảm đi. Vì vậy muốn bảo quản tốt cần tạo những diều kiện sau : + Củ không được sây sát + Khi thu hoạch không bị ngập nước + Nhiệt độ bảo quản thấp ( 13- 160C) + Độ ẩm không khí < 70% + Để nơi tối, hạn chế ánh sáng và phải khô ráo. - Phương pháp bảo quản : Xếp khoai, bí đỏ…trên giá hoặc để nguyên cả dây củ buộc thành túm treo lên gác bếp, tránh chất đống. Với sắn, cách b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgt_co_so_chan_nuoi_113_3938.pdf
Tài liệu liên quan