Các lĩnh vực về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp

Quản trị nhân lực là một trong các nội dung quan trọng của quản trị doanh nghiệp.

Quản trị nhân lực là một tác động liên tục, có tổ chức đối với nguồn nhân lực vì mục tiêu bảo tồn và phát triển doanh nghiệp bền vững, nhằm đạt tới các mục đích và mục tiêu chung đặt ra của doanh nghiệp.

Nhân lực như mọi người thường hiểu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp.

Nội dung chủ yếu của việc quản trị nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, lựa chọn, sử dụng, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua tổ chức đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Mục tiêu của quản trị nhân lực là tạo ra sự thoả mãn cao nhất cho mọi cá nhân trong doanh nghiệp đối với công việc và phận sự của mình được giao.

 

doc19 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các lĩnh vực về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC LĨNH VỰC VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP Quản trị nhân lực là một trong các nội dung quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Quản trị nhân lực là một tác động liên tục, có tổ chức đối với nguồn nhân lực vì mục tiêu bảo tồn và phát triển doanh nghiệp bền vững, nhằm đạt tới các mục đích và mục tiêu chung đặt ra của doanh nghiệp. Nhân lực như mọi người thường hiểu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của việc quản trị nhân lực là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, lựa chọn, sử dụng, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp thông qua tổ chức đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu của quản trị nhân lực là tạo ra sự thoả mãn cao nhất cho mọi cá nhân trong doanh nghiệp đối với công việc và phận sự của mình được giao. Lĩnh vực quản trị nhân sự trong doanh nghiệp bao gồm: - Nghiên cứu tài nguyên nhân lực - Hoạch định tài nguyên nhân lực - Tuyển dụng nhân lực - Đào tạo, sử dụng - Quản trị tiền lương (tiền công) - Quản trị các mối quan hệ trong lao động - Tạo bầu không khí tốt lành trong doanh nghiệp - Các dịch vụ và vấn đề phúc lợi trong doanh nghiệp - An toàn lao động và y tế - Tạo cơ hội phát triển - Các vấn đề xã hội có liên quan 1. Nghiên cứu tài nguyên nhân lực: Bao gồm việc nghiên cứu nhu cầu các nguồn nhân lực (loại, bậc, cơ cấu ngành nghề, giới…) cho hiện tại, cho tương lai (số lượng cần có, số lượng dư thừa, số lượng phải đào tạo lại…) Tiếp đó là việc chỉ rõ các nguồn nhân lực này có thể tìm được ở đâu và phải giải quyết các vấn đề gì (có phải đào tạo họ không, có thể thu hút được họ bao nhiêu %?…) 2. Hoạch định tài nguyên nhân lực: Là chu trình được tính toán tổng số và cơ cấu nguồn nhân lực ở các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp (hiện tại, tương lai) gắn liền với chương trình và ý đồ hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Các nhu cầu cần đáp ứng; phương thức tạo ra nguồn nhân lực, các khoản kinh phí cần có… 3. Tuyển dụng nhân lực: Là một bước cụ thể nhằm thực hiện bản hoạch định tài nguyên nhân lực. Thông thường việc tuyển dụng có thể lấy người từ hai nguồn: a) Nguồn con em cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, b) Nguồn từ các nơi khác. Để có nguồn tuyển dụng tốt cần thông báo rộng rãi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp ra xã hội và phải sử dụng các phương pháp trắc nghiệm tâm lý, cùng với phương pháp nghiên cứu hồ sơ để phát triển đúng các tố chất phải có đối với mỗi loại lao động sẽ sử dụng. 4. Đào tạo, sử dụng: Đó là hai khâu tiếp theo của việc tuyển dụng. Nếu lao động đã đạt yêu cầu làm việc thì bỏ qua khâu đào tạo, còn chưa đạt yêu cầu thì cần phải tổ chức thực hiện, sau khi kết thúc giai đoạn đào tạo mà đạt yêu cầu mới thu nhận chính thức với các thủ tục theo quy định của luật pháp và quy chế. Việc sử dụng nhân lực cần phải khoa học và thận trọng dựa trên các nguyên tắc nhất định như: 1) Bố trí đúng dây chuyền sản xuất, trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ, lợi ích phải cân bằng; 2) Thực hiện tốt nguyên tắc phân phối theo lao động; 3) Thưởng phạt phân minh; 4) Tôn trọng nhân cách và phẩm giá con người; 5) Tuân thủ luật pháp và thông lệ; 6) Tạo ý thức phấn đấu vươn lên. 5. Quản trị tiền Công: Đây là một lĩnh vực quản trị nhạy cảm, là một trong những động lực quan trọng để gắn kết người lao động với doanh nghiệp và khuyến khích phát triển tài năng mỗi người. Để quản trị tiền công cần thực hiện tốt các nguyên tắc: 1) Công khai; 2) Công bằng; 3) Gắn vật chất với tinh thần; 4) Thể chế hoá bộ máy và tiêu chuẩn hoá vị trí của mỗi chức danh lao động. 6. Quản trị các mối quan hệ trong lao động, chủ yếu thông qua quy chế tổ chức và bộ máy của dây chuyền sản xuất, làm sao để mỗi người đều thấy rõ vai trò của mình và thấy mình thực sự cần cho mọi người và mọi người đều cần cho mình. Phải làm tốt việc liệt kê các công việc cùng với định mức chi phí cho mỗi công việc mà mỗi chức danh lao động trong guồng máy phải thực hiện. 7. Tạo bầu không khí tốt lành trong doanh nghiệp khiến người lao động vui vẻ trong lúc làm việc, coi doanh nghiệp như một bộ phận của cuộc đời mình để mà gắn bó, để mà đoàn kết, để mà gắng sức làm việc. 8. Các dịch vụ và vấn đề phúc lợi trong doanh nghiệp: Đây là một bộ phận không tách rời của quản trị nhân lực như giải quyết vấn đề nhà ở, ăn trưa, vệ sinh, nghỉ ngơi, tham quan giải trí, các hỗ trợ về hành chính… 9. An toàn lao động và y tế: Phải thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hiểm lao động và y tế cho người lao động, chăm lo sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh, thực hiện nghiêm ngặt quy chế bảo hộ lao động (trang bị lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống môi trường độc hại, khắc phục bệnh nghề nghiệp…) 10. Tạo cơ hội phát triển: Doanh nghiệp phải tạo ra các cơ hội và môi trường bình đẳng, rộng lớn để cho người lao động có thể vươn lên và tiến bộ trong cuộc sống ở doanh nghiệp (việc học tập, đề bạt, giải quyết một số phần việc nhà có thể cho người lao động…) LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP Khái niệm khoa học và công nghệ Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội Vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội Công nghệ với xu thế thời đại Các bước xây dựng và thực hiện chính sách công nghệ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ Trong thời đại ngày nay, những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, là cứu cánh của mọi quốc gia. Để có thái độ ứng sử đúng với khoa học và công nghệ phải có nhận thức đúng và chính xác về nó. Đối với nước ta, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và tiềm năng lãnh đạo của Đảng. 1. Khái niệm khoa học và công nghệ 1.1. Khoa học, theo cách hiểu thông thường là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm tập hợp các hiểu biết của con người về các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy, và nó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi nó được đem vào áp dụng trong sản xuất và cuộc sống của con người. 1.2. Công nghệ: là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu của con người. Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát triển của nhân loại. Quá trình lịch sử phát triển khoa học và công nghệ cho thấy, trong giai đoạn phát triển, nhờ hoạt động thực tiễn con người đã dần dần tích luỹ được những kinh nghệm nghề nghiệp nhất định, và việc tổng kết các kinh nghiệm này đã tạo nên những bộ môn công nghệ khác nhau. Việc hệ thống hoá các tri thức tích luỹ được đã dẫn tới sự ra đời của khoa học. Nói một cách khác, ở giai đoạn đầu, sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học. Nhưng trong giai đoạn cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay, nhờ những phát minh lớn của khoa học, một xu thế mới đã hình thành là nhiều nghành công nghệ mới như: điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ vũ trụ v.v.. lại là kết quả trực tiếp của vận dụng các thành quả của hoạt động nghiên cứu cơ bản. Tuy mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hết sức gắn bó, nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt quan trọng: Một là, nếu như các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn chế, thì công nghệ lại là một thứ hàng dùng để mua bán với các yếu tố sở hữu và giá cả. Hai là, trong khi các hoạt động khoa học thường được giá bằng các thước đo trực cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối với việc giải quyếtcác mục tiêu kinh tế xã hội. Ba là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phỉ có một khoảng thời gian giải quyết dài với các yếu tố bất định khá lớn, ngược lại, đối với hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn. 2. Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội Công nghệ như thương hiệu là tập hợp các yếu tố và điều kiện để tiến hành sản xuất ra sản phẩm, công trình hay hoàn thành một công việc hoàn chỉnh nào đó. Các điều kiện và yếu tố bao gồm: công cụ lao động (thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, phụ tùng, công cụ v.v..); đối tượng lao động (năng lượng, nguyên vật liệu), lực lượng lao động có kỹ thuật; các phương pháp gia công chế biến và các kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được; hệ thống thông tin – tư liệu cần thiết, cơ chế tổ chức quản lý.Nói một cách khác, công nghệ cả phần cứng và phần mềm trong sự liên kết với nhau quanh mục tiêu và yêu cầu của tổ chức sản xuất – kinh doanh và quản lý (khái niệm này về cơ bản đồng nhất với cách diễn đạt công nghệ biểu hiện biểu hiện trên 4 mặt: Thiết bị (Techno ware); Con người (Human ware); Thông tin (Inform ware); và Tổ chức (Organ ware). Cách phân chia 4 thành phần này thuận tiện cho việc phân tích mức độ cân đối, mức độ đồng bộ, chỉ ra rõ chỗ yếu, điểm mạnh của hệ thống công nghệ và từ đó định hướng tăng cường nhằm đáp ứng các nhiệm vụ do yêu cầu sản xuất đặt ra với những chi phí ít nhất về nguồn lực. Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề” chứ không phải là “lực lượng độc lập và tự trị” cho nền công nghệ còn phụ thuộc môi trường xã hội – kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia. một công nghệ có thể phù hợp với môi trường này nhưng không phù hợp với điều kiện khác. Yêu cầu chất lượng, chủng loại và quy định hướng thị trường của sản phẩm v.v.. là những yếu tố quy định sự lựa chọn công nghệ. Đồng thời, sự lựa chọn này lại bị ràng buộc bời các quan hệ buôn bán và đầu tư quốc tế.  Công nghệ và môi trường công nghệ Xét về mặt kinh tế, trong mối quan hệ sản xuất, công nghệ được coi là phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, để biến đổi các đầu vào thành các đầu ra là các sản phẩm và dịch vụ mong muốn.  Mối quan hệ giữa công nghệ và hoạt động sản xuất Cho nên các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển là cả một tổ hợp các vấn đề phải được giải quyết một cách đồng bộ. 3. Vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội Phát triển công nghệ, ứng dụng hiệu quả nó vào sản xuất, thích ứng và từng bước hoàn thiện nó là những điều kiện tiên quyết có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu suất cao nhất của nguồn vốn vật chất và các nguồn vốn lực khác, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 20 năm qua, việc phát triển và triển khai rộng rãi các công nghệ mới đã trở thành lực lượng quyết định trong việc hình thành cạnh tranh quốc tế và thay đổi cơ cấu trong công nghiệp, vì thế các nước đang phát triển của khu vực (châu Á Thái Bình Dương) ngày càng quan tâm tới một loạt các vấn đềmới về công nghệ, phục vụ việc tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp và đổi mới cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế. Nhờ có các tiến bộ công nghệ và làm chủ được các công nghệ hiện đại mà ngày nay các nước NICs đã trở thành các nước phát triển. Sản phẩm của những nước này trong khoảng thời gian tương đối ngắn đã có khả năngcạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường quốc tế. Việc làm chủ của các nước này đối với công nghệ ngày càng tinh xảo trong sản xuất tự động những sản phẩm điện tử (trong trường hợp của Đài Loan) và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới dựa trên kỹ thuật sinh học đã trở thành yếu tố chủ yếu trong việc mở rộng nhanh chóng xuất khẩu công nghiệp và nông nghiệp của các nước này. Hơn nữa, cơ cấu nhu cầu thay đổi và sự khan hiếm những yếu tố sản xuất đặc thù đã ảnh hưởng mạnh mẽ đế phương án biến đổi các thành quả công nghệ thành các sản phẩm và các quá trình đổi mới trong nền kinh tế của những nước này. Năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế được định đoạt ngày càng mạnh mẽ bởi trình độ phát triển công nghệ của quốc gia đó. Những xu hướng hiện nay đã chỉ rõ rằng mô hình thương mại quốc tế được hình thành do sự biến đổi công nghệ trong đó những sản phẩm có đầu tư khoa học – công nghệ cao ngày càng chiếm vai trò nổi bật, đặc biệt là trong trao đổi thương mại giữa các nước công nghiệp hoá. Chỉ xét năm 1987, nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao vào thị trường các nước phát triển đạt 256,6 tỷ USD tăng nhanh hơn nhập khẩu các sản phẩm khác. Trong thời gian đó, nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học trung bình đạt 630,3 tỷ USD với mức tăng là 9% một năm trong thập kỷ 80. Nhập khẩu các sản phẩm có đầu tư khoa học thấp chiếm giá trị 552,9 tỷ USD và tăng ít hơn 5% một năm tính cho giai đoạn đầu những năm 1980. Hiện trạng công nghệ trong một nền kinh tế có thể được đánh giá là kém phát triển, nếu như nó không có khả năng trợ giúp cho 4 yếu tố cơ bản của phát triển là: a/ Các phương tiện sản xuất hiện đại. b/ Các tri thức có ích và khả năng tiếp thu. c/ Tổ chức và quản lý hiệu quả. d/ Các kỹ năng và khả năng kỹ thuật. Nếu thiếu những yếu tố này thì cần phải đầu tư cho nâng cao công nghệ, thu nhập và truyền bá thông tin, đổi mới cơ cấu tổ chức cho giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ. Vì kinh tế luôn luôn phát triển, nên vai trò của công nghệ cũng luôn thay đổi. Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng trưởng dường như phụ thuộc cứng nhắc vào khả năng tiếp thu và sử dụng một cách hiệu quả công nghệ. Tiếp thu công nghệ nước ngoài tạo ra một bước rất quan trọng để cải tiến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, cũng như quốc tế. Những tiếp thu công nghệ như vậy, cần được nhìn nhận là sự bổ sung hơn là sự cạnh tranh với những nỗ lực quốc gia trong việc phát triển công nghệ. Có nhiều phương thức để tiếp thu công nghệ nước ngoài: đầu tư trực tiếp của nước ngoài: nhập khẩu, hàng hoá tư liệu sản xuất, hợp đồng Li-xăng và các phương tiện không chính thức như “kỹ thuật ngược” (hay sao chép mẫu có cải biên) và khảo sát ở nước ngoài. Một khi công nghệ đã được thu nhận, nhiệm vụ tiếp theo là đảm bảo quá trình triển khai rộng rãi chúng. Quá trình này phụ thuộc vào một loạt yếu tố, bao gồm: lợi nhuận mong muốn và mạo hiểm, các yêu cầu về nghiên cứu ứng dụng và khả năng nghiên cứu của các hãng, chi phí phát triển, nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, khả năng có được của các nguồn kỹ thuật, tài chính và các nguồn khác. Hoàn thiện và phát triển công nghệ đã tăng cường khả năng công nghệ của các nước đang phát triển. Các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích tài chính là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độ công nghệ thông qua kiểm tra chất lượng, thử nghiệm và huấn luyện công nghệ. Yếu tố quyết định khả năng công nghệ và khả năng cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế là số người có khả năng quyết định mọi vấn đề công nghệ. Trong phương diện này, đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật là quan trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống giáo dục khoa học kết hợp với trương trình huấn luyện thực tế một cách hiệu quả và linh hoạt. Trong giai đoạn phát triển tương đối cao, khi một quốc gia đã đuổi kịp các nước có nền công nghệ tiên tiến ít hơn (ít nhất là trong một số lĩnh vực lựa chọn) thì khả năng phát triển công nghệ mới (tức là đổi mới công nghệ) trở thành nhân tố cơ bản để đạt được thành công trong cạnh tranh. Tới một thời điểm nào đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào các tiến bộ khoa học và công nghệ thể hiện qua số các nhà khoa học và kỹ sư, đặc biệt là số các nhà khoa học và kỹ sư trong khu vực sản xuất, cũng như mức chi phí cho nghiên cứu và phát triển có thể đáp ứng được. Ngày nay, các công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao phát triển theo hướng sau đây: Tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hoá, các hệ thống quản lý tự động hoá trên cơ sở kết hợp thành tựu của ngành điện tử, vi điện tử, chế tạo máy tính điện tử, những phân ngành mới của ngành chế tạo máy, gắn liền với kỹ thuật chế tạo người máy và hệ thống sản xuất tự động hoá linh hoạt, kỹ thuật Laser và các phương tiện liên lạc, viễn thông, tin học và vi tin học. Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, các vật liệu composit hỗn hợp, vật liệu gốm, vật liệu siêu sạch, vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao. Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phất triển năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng lượng mặt trời. Trên cơ sở của các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất, sử dụng kỹ thuật và công nghệ sinh học. Các công nghệ mới về bản chất mang tính cải tạo, nghĩa là chúng thay đổi cơ bản điều kiện sản xuất hàng hoá. Chúng không chỉ tạo ra một làn sóng các sản phẩm mới, mà còn có tác dụng ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình sản xuất. Các công nghệ mới mang tính bao trùm, nghĩa là phạm vi của chúng xâm nhập vào mọi lĩnh vực dù nhỏ nhất của vật chất. Ngày nay công nghệ mới làm thay đổi nhiều đến các chỉ số cơ bản của công nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược chung, thay đổi cơ cấu, mô hình thương mại và đầu tư trong sự phát triển công nghiệp của đất nước. Công nghệ mới là kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đồng thời là một trong những động lực chính của quá trình công nghiệp hoá. Việc phát triển công nghệ mới là yếu tố quan trọng làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp phạm vi phương thức sản xuất công nghiệp, góp phần phân công lại lao động trong sự phát triển công nghiệp. Công nghệ mới thực hiện những đột phá quan trọng có tác động mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hoá, có thể nói phát triển công nghiệp trong tương lai trên cơ sở của công nghệ mới. Trong vòng 20 năm qua, một số nước châu Á đã thành công trong việc đuổi kịp các nước phát triển ở những lĩnh vực nhất định và chiếm lĩnh chiếm lĩnh thành phần ngày càng tăng rõ rệt của các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Giai đoạn 1970 – 1987, tham gia thị trường xuất khẩu sản phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học – công nghệ cao của các nước đang phát triển sang các nước phát triển tăng liên tục (trừ dược phẩm và thuốc chữa bệnh). Tiến bộ rõ rệt nhất dường như đã diễn ra trong xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Khối lượng mặt hàng này tham gia thị trường tăng 2,6% trong năm 1970 lên 13,1% trong năm 1987. Vi điện tử công nghệ thông tin là những lĩnh vực, mà trong đó các nước đang phát triển đạt khả năng cạnh tranh một cách nhanh chóng. Các nước này tạo ra được các mức tham gia thị trường tăng đối với các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ trung bình và thấp. Mặc dù tham gia thị trường của các nước đang phát triển đối với sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao và trung bình tăng gần 15% trong giai đoạn 1980 – 1987, mức tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ thấp giảm xuống chỉ còn 6,3%. Các nước châu Á – Thái Bình Dương kém năng động hơn với khả năng công nghệ thiên về sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ, thiên về sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ phấp được lời ít hơn so với các nước đang phát triển có nền công nghiệp tiên tiến hơn. Trong những năm gần đây, các tiến bộ công nghệ quan trọng nhất đã đạt được trong lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Điều rõ ràng là không phải tất cả các nước trong vùng đều đã bị tác động như nhau bởi những công nghệ này. Trên thực tế, tồn tại một sự tương quan giữa phát triển công nghiệp và tiến bộ công nghiệp mà dựa vào đó, hầu hết những công nghệ này được tiếp nhận, phát triển và triển khai rộng nhanh hơn trong những nước năng động hơn của khu vực so với những nước đang phát triển khác, một xu hướng rõ ràng đang mở ra là nhiều nước đang phát triển của khu vực đang bị tác động bởi những công nghệ này thông qua các luồng thương mại và đầu tư và đang thực hiện những biện pháp đẩy mạnh quá trình tiếp thu, phát triển và triển khai rộng công nghệ. Các công nghệ thông tin, bao gồm cả tự động hoá viễn thông máy tính hoá các hệ thống quản lý và tự động hoá thiết bị cũng như sản xuất (CAD/CAM). Quá trình triển khai rộng rãi vi điện tử và công nghệ thông tin tuy chậm nhưng đang đẩy mạnh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những năm vừa qua các hoạt động trong nghành vi điện tử như lắp ráp, thử cấu kiện và thử hoàn thiện đã được Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan hết sức chú ý. Ở những nước này thị trường bán dẫn mở rộng rất nhanh, trước hết là do sự mở rộng sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi cho thị trường quốc tế. Được hỗ trợ bởi những khuyến khích tài chính rộng rãi và sử dụng ngoại tệ dễ dàng. Ấn Độ đã đạt được thành công nổi bật trong lĩnh vực phát triển phần mềm, trong khoảng thời gian ngắn với giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD và đạt mức tăng hàng năm 40%. Nhận rõ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp chế tạo. Trung Quốc đã nhập máy tính trị giá tới 300,4 triệu USD trong năm 1986, tăng hơn 4 lần mức nhập khẩu năm 1993. Một lĩnh vực gia tăng khác nữa trong vòng 30 năm qua là công nghệ vật liệu mới, bao gồm hợp kim, kim loại phủ chất dẻo, nhựa nhiệt dẻo, thuỷ tinh tấm mỏng, gốm cường hoá bằng sợi. Các vật liệu này đều có ứng dụng trong hầu hết các hoạt động công nghiệp. Ở châu Á. Nhật Bản là nước dẫn đầu về công nghệ nổi bật này với phạm vi thị trường gần 24 tỷ USD vào cuối thế kỷ này. Một loạt các nước Châu Á đã bắt tay vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hợp kim, polime và Composit có những vật liệu xây dựng rẻ tiền, kim loại hiếm và kim loại đất hiếm, vật liệu bán dẫn tổ hợp, chất dẻo và gốm và những vật liệu mà ở đó một số nước châu Á và Thái Bình Dương có những hứa hẹn tốt đẹp. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, những kết quả mới đã có một loạt ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng tái sinh và y học điều trị. Các tiến bộ đạt được trong công nghệ sinh học dường như là nguồn lợi lớn cho các nước đang phát triển, vì chúng có yêu cầu thấp về hạ tầng cơ sở. Các nước như Thái Lan, Malaixia đã sử dụng công nghệ Sinh học để sản xuất những loại cây dầu cọ và dầu dừa mới. Philipine chương trình công nghệ sinh học đã được đề ra như là một bộ phận của chiến lược công nghiệp hóa tổng thể. Các nước khác như ấn độ và Indonesia. Pakistan và Thái Lan đã đưa các chương trình nhằm áp dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp và nông nghiệp. Về mặt này Thái lan đã đạt được những tiến bộ trong công nghệ lên men, đặc biệt trong hóa chất công nghiệp. Tóm lại công nghệ chiếm vai trò quyết định trong việc đưa các nước chậm phát triển đuổi kịp các nước phát triển. Vì thế trong giai đoạn 1994 – 2000 theo Văn kiện Đại hội VII, hoạt động khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi họat động kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. 4. Công nghệ với xu thế thời đại Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn ngày nay cùng với làn sóng vĩ đại của đổi mới công nghệ đang tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa, với xu thế lớn mang tính toàn cầu sẽ là hiện tượng xã hội thông tin phát triển và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mà trong các thập kỷ tới các nước không tính đến trong quá trình phát triển kinh tế nước mình sẽ khó có thể tồn tại và đứng vững. Nhiều nhà tương lai học dự báo rằng, ở ngưỡng cửa của thế kỷ 21 nhân loại có cơ hội đứng trước một bước nhảy kỳ diệu, tiến vào một nền văn minh mới, một “xã hội thông tin”, chứa đựng những vận hội lớn về chính trị và sự phục hưng lớn về văn hóa. Tuy nhiên, quá trình đó sẽ diễn ra không đồng đều ở các nước, phụ thuộc vào hòan cảnh lịch sử, năng lực nội sinh và những tác động bên ngoài . Ở đó xuất hiện sự va chạm giữa những đặc trưng của nền văn minh công nghiệp với những mầm mống của nền văn minh thông tin (hậu công nghiệp) . Trong thời kỳ chuyển tiếp này, do còn tồn tại sự không ăn khớp giữa những căng thẳng xã hội, phân cực kinh tế, thậm chí xung đột vũ trang. Ngoài ra nhưữn vấn đề toàn cầu như lương thực tài nguyên, môi trường sinh thái, dân số - việc làm, nghèo khổ, bệnh AIDS v.v...là hoàn toàn không thể giải quyết trong khuôn khổ, trật tự quốc gia. Trong nền văn minh thông tin, một đặc điểm nổi bật là sự tổng hợp tri thức. Con người sẽ thay đổi những quan niêmk cơ bản đối với thiên nhiên và xã hội. sẽ phấn đấu đến cộng sinh, hài hòa với thiên nhiên và xã hội, sẽ phấn đấu đến cộng sinh, hài hòa với thiên nhiên, tìm khả năng phục hồi, chống đỡ với các hệ thống của thiên nhiên, sẽ rõ rằng sự tốn tại của con người gắn liền với sự tồn tại của thiên nhiên và vũ trụ. Trong xã hội thông tin, phương thức sản xuất dựa trên nền công nghiệp vừa và nhỏ tác động nhanh, tiêu tốn ít năng lượng nhờ sử dụng các thiết bị vi điện tử, công nghệ sinh học và vật liệu mới. Tin học với chức năng là xử lý tự động thông tin nhờ máy tính, sẽ trở thành một bộ phận hữu cơ của cuộc sống hàng ngày . Thông tin và tri thức trở thành yếu tố đầu vào của sản xuất, nó là nguồn lực đặc biệt, không những có khả nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCac linh vuc QTNS.doc
Tài liệu liên quan