Các lĩnh vực mở rộng của kỹ thuật mổ nội soi Mũi - Xoang

Phẫu thuật nội soi mũi-xoang khởi đầu chỉ tập trung giải quyết các bệnh lý vùng mũi-xoang

như viêm xoang mạn và polyp mũi. Song sau nhiều năm hoạt động, kỹ thuật mổ nội soi

mũi-xoang dần dần được mở rộng sang các vùng lân cận như ổ mắt, thần kinh thị, túi lệ và

tuyến yên. Trước đó, các trường hợp rò dịch não-tủy qua mũi phải mổ vá bằng kỹ thuật mở

sọ hở nay đã được bít kín an toàn và hiệu quả hơn với kỹ thuật mổ nội soi qua mũi. Ưu

điểm chính của kỹ thuật mổ nội soi là giảm di chứng và tăng tính thẩm mỹ cho người bệnh

do không để lại sẹo bên ngoài.

Phẫu thuật nội soi mũi-xoang chức năng đầu tiên được dùng để điều trị các trường hợp

viêm xoang mạn không đáp ứng với điều trị nội khoa. Sau đó, phẫu thuật nội soi mũi-xoang

này cũng dần dần mở rộng sang các cấu trúc lân cận và được xử dụng thường qui.

Trong lĩnh vực mũi-xoang, ống nội soi mũi được dùng để lấy bệnh tích viêm xoang mạn,

polyp mũi-xoang, u nhày, đốt điện để cầm các điểm chảy máu trong mũi v.v… Với ống nội

soi này, các phẫu thuật viên đã có thể tiếp cận dễ dàng vào các cấu trúc quanh các xoang

cạnh mũi như ổ mắt, thần kinh thị, túilệ, thần kinh vidian và tuyến yên.

Giải áp thần kinh thị

Giải áp thần kinh thị có thể thực hiện qua nộisoi hốc mũi, và việc phải quen thuộc với các

cấu trúc giải phẫu của vùng sàng-bướm và đỉnh ổ mắt là yêu cầu cơ bản đối với các phẫu

thuật viên khi thực hiện kỹ thuật mổ này.

Đầu tiên, phẫu thuật viên cần nạo sạch các tế bào sàng trước và sàng sau để bộc lộ ống thị

giác nằm ngoài các tế bào sàng sau và trên-ngoài của xoang bướm. Tiếp theo, lấy bỏ phần

xương của ống thị giác, những mảnh xương vụn hay các cục máu đông chung quanh ống thị

giác để giải áp cho dây thần kinh thị giác.

Một số vấn đề trong phẫu thuật giải áp thần kinh thị do chấn thương

Điều trị các trường hợp giảm thị lực sau chấn thương là một vấn đề vẫn đang còn được bàn

cãi vì có rất nhiều tác nhân có thể gây ra biểu hiện này (như chèn ép do cấu trúc xương; do

đứt hoặc kéo căng các sợi thần kinh thị giác; chèn ép do tụ máu, phù nề mô mềm, xuất

huyết trong hay quanh dây thần kinh; đụng dập hay thiếu máu nuôi huyết khối hay co mạch

…) đã được nhiều tác giả ghi nhận. Các tác nhân kể trên có thể xuất hiện đơn lẻ hay kết

hợp, nên việc chỉ dùng phẫu thuật để điều trị giảm thị lực sau chấn thương cần được bổ

sung. Các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này khuyên nên kết hợp phẫu

thuât giải áp với dùng steroid liều cao; kết quả phẫu thuật giải áp thần kinh thị cho các

trường hợp giảm thị lực sau chấn thương còn phụ thuộc nhiều vào thời gian từ lúc chấn

thương đến lúc tiến hành phẫu thuật; nói chung mổ giải áp sớm cho kết quả tốt; chờ và theo

dõicó thể để cho một trường hợp giảm thị lực còn khả năng hồi phục trở thành vĩnh viễn

không hồi phục.

Ngoài chấn thương, dây thần kinh thị giác còn có thể bị chèn ép vì khối u, giảm thị lực do

thiếu máu tiến triển, chèn ép trong bệnh xương hóa đá và loạn sản sợi. Trong trường hợp

giảm thị lực tiến triển do bệnh xương hóa đá, mổ giải áp thần kinh thị là giải pháp duy nhất

giúp thần kinh thị hồi phục hay tối thiểu cũng giúp bảo tồn thị giác cho người bệnh. Với

ống nội soi và các mũi khoan kim cương dài, việc mổ giải áp thần kinh thị qua nội soi đã

được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả, giảm tỉ lệ tử vong, bảo tồn được khứu giác,

rút ngắn thời gian hồi phục, không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ sau mổ do không để sẹo

ngoài da, không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ và giảm bớt sang chấn do phẫu

thuật ở các bệnh nhân có đa tổn thương. Tuy vậy, các biến chứng có thể gặp của phẫu thuật

này bao gồm chảy máu, tụ máu quanh ổ mắt hay quanh dây thần kinh, chảy dịch não-tủy

và viêm màng não sau mổ.

pdf13 trang | Chia sẻ: hungpv | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Các lĩnh vực mở rộng của kỹ thuật mổ nội soi Mũi - Xoang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf012-cac linh vuc ung dung.pdf
Tài liệu liên quan