Có 2 loại lệnh chủ chốt, lệnh bước vào giao dịch và lệnh ra
khỏi giao dịch. Với mỗi loại lệnh chủ chốt này lại có vô số
các loại khác với những ưu nhược riêng, nên làm quen với
tất cả lệnh ấy là một điểm khôn ngoan để giúp bạn trade
thành công.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các lệnh trên thị trường ngoại hối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các lệnh trên thị trường ngoại hối
Có 2 loại lệnh chủ chốt, lệnh bước vào giao dịch và lệnh ra
khỏi giao dịch. Với mỗi loại lệnh chủ chốt này lại có vô số
các loại khác với những ưu nhược riêng, nên làm quen với
tất cả lệnh ấy là một điểm khôn ngoan để giúp bạn trade
thành công.
1. Order để mở trade:
a) Market Order: Nói một cách đơn
giản, 1 market order là 1 lệnh mua
hoặc bán 1 cặp tiền cụ thể theo giá trị tại thời điểm thực hiện
lệnh trên khung trading của bạn.
VD: USD/CAD : 1.2025/1.2030 --> lệnh market order để mua sẽ
được thực hiện tại điểm 1.2030
Với 1 market order, bạn được đảm bảo rằng giao dịch của bạn
sẽ được thực với tại thời điểm hiện tại. Nhược điểm là bạn sẽ
không nhận được giá tốt nhất sẵn có cho bạn, khi mà market đi
tới 1 thời điểm cụ thể.
b) Entry Order: Khi bạn đặt ra rõ giá mà bạn muốn mua hay bán
1 cặp tiền một cách cụ thể, lệnh mà bạn đặt đó gọi là lệnh entry
order. Thực tế mà nói, bạn đang hướng dẫn broker để thực
hiệnh lệnh của bạn chỉ khi nào thị trường tới điểm giá cụ thể đó.
Với 1 entry, bạn hiển nhiên là có cơ hội tốt hơn để đạt được giá
bạn mong muốn. Tuy nhiên, nếu thị trường ko đi đến điểm giá
cụ thể đó, lệnh của bạn có thể ko bao giờ thực hiện được, và
bạn có thể mất một cơ hội trading có tiềm năng lãi lớn.
Khi bạn đặt một Entry Order, bạn có thể chọn đặt một Stop Entry
Order hoặc một Limit Entry Order.
Stop Entry Order:
Một stop entry order có thể được sử dụng trong trường hợp bạn
dự đoán là thị trường sẽ tiếp tục đi theo hướng hiện tại của nó,
dù là lên hay xuống. Ví dụ, nếu giá một cặp tiền cụ thể đang lên,
một lệnh Stop Entry Order cho phép bạn đặt lệnh mua trên giá
thị trường, điều mà phụ thuộc vào độ mạnh yếu của hướng thị
trường. Tương tự, bạn có thể đặt một lệnh Stop Entry Sell dưới
giá hiện tại của thị trường nếu bạn nghĩ rằng thị trường đang
thực sự đi theo hướng xuống.
VD: USD/CAD hiện tại đang ở mức 1.2025/1.2030Giả sử rằng
thị trường đang đi lên, bạn có thể đặt một lệnh Stop enty Order
để mua đô Mỹ tại giá 1.2050. Nếu thị trường đi xuống, bạn có
thể đặt một lệnh Stop Entry Order để bán tại mức giá 1.2010.
Nếu, và chỉ khi, thị trường tới điểm giá mà bạn đặt cụ thể thì
lệnh của bạn mới được thực hiện. Nói cách khác, Stop Entry
Orders là một cách trade thận trọng; vì các lệnh này chỉ bắt đầu
sau khi thị trường đã đạt tới một điểm cụ thể và đang tiếp tục
trong hướng mà nó đi.
Limit Entry Order: Ngược lại với Stop Entry Order, một lệnh Limit
Entry Order cho phép bạn bước vào giao dịch tại một điểm mà
bạn mong đợi thị trường sẽ đảo ngược với hướng đi hiện tại của
bạn. Ví dụ, nếu cặp USD/CAD đang lên, nhưng bạn tin rằng nó
sẽ đảo ngược chiều và hạ, bạn có thể đặt một lệnh bán với giá
cao hơn giá hiện tại một chút. Lệnh bán này sẽ được đưa vào thị
trường khi có cơ hội và khi chạm vào điểm giá đấy. Một cách
khác là, nếu cặp tiền đang hạ và bạn dự đoán rằng cặp tiền ấy
sẽ quay ngược trở lại và đi lên, bạn có thể đặt lệnh mua dưới
giá hiện tại, để đưa lệnh của bạn vào khi thị trường bắt đầu lên.
VD: USD/CAD đang ở điểm 1.2025/1.2030
Giả sử rằng thị trường đang đi lên, bạn có thể đặt một lệnh Limit
Entry Order để bán Mỹ tại điểm 1.2070. Nếu thị trường đi xuống,
bạn có thể một lệnh mua Mỹ ở 1.2005, nếu, và chỉ khi, thị trường
đi đến điểm đặt của bạn, lệnh của bạn mới được thực hiện.
Trong trường hợp nào, bạn đều nghiêng về dự đoán của một sự
đổi chiều, khi tỉ giá đến một cụ thể và lệnh của bạn chỉ được
thực hiện khi tỉ giá đến mức cụ thể mà bạn đặt ra mà thôi.
2. Order để đóng hoặc thoát Trade
1) Limit Order: Một Limit Order quyết định trước khoảng lợi
nhuận tối đa mà bạn có sẵn lòng đạt được. Giả sử rằng bạn
đang mở một lệnh có lời. Tuy nhiên, thị trường, theo đúng bản
chất của nó , có thể đổi ngược chiểu bất cứ lúc nào, vì vậy, cái
"lợi nhuận" trên lí thuyết của bạn có thể giảm hoặc thậm chí bốc
hơi bay đi đâu mất. Nên để bảo vệ số tiền lãi này, bạn nên đặt
một lệnh limit order. Lệnh Limit Order cho phép bạn cụ thể giá
mà bạn muốn đóng lệnh và đạt lãi. đặc biệt, lệnh Limit Order của
bạn sẽ làm rõ số tiền lời mà bạn sẵn lòng đạt với một giao dịch
cụ thể.
VD: USD/CAD: hiện đang tại điểm 1.2050/1.2055
Bạn đã mua tại điểm 1.2025 và đặt một lệnh Limit Order ở điểm
1.2075. Trong trường hợp này, bạn đã có một khoản lời trên lí
thuyết (vì chưa đóng lệnh mà) là 25 pips. Nếu thị trường tiếp tục
lên và giá mua đến điểm 1.2075, thị trường sẽ tự động đóng
lệnh và giúp bạn bảo toàn 50 pips tiền lời. Số tiền này sẽ được
phản ánh ngay lập tức lên Account Balance hoặc Usable Margin
của bạn. Bạn sẽ sẽ " Limited Out" (tạm dịch là giao dịch giúp
hạn chế để thoát lệnh) . Nếu thị trường có lên đến 1.2085 nhưng
sau đó tự nhiên tụt xuống 1.2025 thì bạn vẫn là người chiến
thắng nhờ có lệnh này.
Lệnh này sẽ giúp bạn luyện tính kỉ luật và bảo toàn số lời.
Nhưng, nó cũng có thể dẫn đến việc rút ra và ăn lời quá sớm,
khiến bạn thoát ra khỏi giao dịch với số tiền ít hơn là bạn có thể
đạt được nếu bạn vẫn ở trong giao dịch đó.
2) Stop-Loss Order:
Nếu Limit Order giúp bạn khoanh vùng khoảng lợi nhuận tối đa
bạn có thể đạt được và bảo toàn nguồn lợi ấy, thì Stop Loss
Order sẽ khoanh vùng cho bạn khoảng lỗ tiềm tàng mà bạn có
thể chập nhận được và hạn chế khoảng lỗ ấy. Làm chắc rằng
bạn ko bị đẩy ra ngoài là một điều vô cùng quan trọng và thành
lập một tỉ số risk-reward phù hợp là điều thiết yếu. Nên nhớ, là
một Forex Trader, bạn ko bao giờ, ko bao giờ được thực hiện
giao dịch mà ko đặt chỉ số stop-loss. Thị trường rất là "mỏng
manh" và chỉ một sự biến động như thế cũng có thể dẫn đến
những khoảng lỗ ko mong đợi nếu bạn ko đặt chỉ số này.
VD: USD/CAD đang ở điểm 1.2060/1.2065
Dự đoán thị trường lên, bạn đã mua tiền Mỹ, tại điểm 1.2050 và
đặt một stop loss order ở điểm 1.2020. Bây giờ, giả sử thị
trường đảo chiều và bắt đầu đi xuống. Khi giá Bid đến điểm
1.2020, bạn sẽ được " stopout" (tạm dịch là chặn lại và đẩy ra
ngoài) một cách thụ động, và vì thế mà hạn chế khoảng lỗ của
bạn chỉ 30 pips. Nếu, ngược lại, bạn ko đặt stop-loss, và thị
trường đi xuống điểm 1.1920, bạn trên lí thuyết là đã mất tới 130
pips, thậm chí còn hơn.
Rất giống với Limit Order, Stop-Loss Order cũng là một công cụ
luyện tính kỉ luật rất cao. Tuy nhiên, nếu đặt ko hợp lí, lệnh này
có thể khiến bạn bị "stopout" quá sớm và bị lỗ rồi chỉ để thấy thị
trường đảo chiều và lại đi theo hướng mà nguyên bản bạn đã
từng tin là nó sẽ đi như vậy.
3) Trailing Stop:
Trailing Stop, là sự kết hợp của cả 2 lệnh trên, vừa hạn chế lỗ
mà vừa bảo toàn lãi. Lệnh này được dùng để giúp bạn bảo vệ
được một phần lời trong giao dịch, trong cùng lúc đấy hạn chế
một khoảng lỗ tiềm tàng, khi thị trường dao động lên hay xuống.
Đặt lệnh này thì rất dễ. một khi bạn đã có stop-loss, bạn chỉ cần
đặt cụ thể số píp mà bạn muốn stop-loss của bạn dao động kéo
theo giá thị trường thôi. Nên nhớ, ko phải broker nào cũng có
lệnh này, và hầu hết các broker chỉ cho phép bạn đặt lệnh
trailing stop với mức chênh lệch là 30 pips.
VD: USD/CAD: hiện đang ở điểm 1.2060/1.2065
Bạn mua đô Mỹ ở điểm 1.2065 và đặt lệnh stop ở 1.2035, với
trailing stop 30 pips. Trong trường hợp thị trường tiếp tục lên,
giá lên đến 1.2090/1.2095, stop loss của bạn sẽ tụ động kéo lên
theo thị trường và lên thêm 30 pips nữa lên 1.2065, va do thế
mà bảo vệ bạn khỏi việc bỗng nhiên bị rẽ ngược chiều hạ
xuống. thị trường càng lên cao, stop loss của bạn càng lê cao,
giới hạn và bảo vệ khoảng tiền lời của bạn trong trường hợp thị
trường có đảo chiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_lenh_tren_thi_truong_ngoai_hoi.pdf