Chúng ta đã bàn về một trang web thân thiện với
các bộ máy tìm kiếm. Vậy giờ hãy đi ngược laị,
xem xét các yếu tố gây khó khăn cho các spider:
1. Trang web sử dụng khung (frame): Trang web
dạng này bố trí, chia nội dung ra thành từng vùng có
thể cuộn cửa sổ theo chiều dọc hoặc ngang
(scrollable).
14 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Các hướng dẫn về tối ưu hóa website cho các công cụ tìm kiếm (SEO) - Phần II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hướng dẫn về tối ưu hóa website cho các công
cụ tìm kiếm (SEO) - Phần II
Chúng ta đã bàn về một trang web thân thiện với
các bộ máy tìm kiếm. Vậy giờ hãy đi ngược laị,
xem xét các yếu tố gây khó khăn cho các spider:
1. Trang web sử dụng khung (frame): Trang web
dạng này bố trí, chia nội dung ra thành từng vùng có
thể cuộn cửa sổ theo chiều dọc hoặc ngang
(scrollable).
VD:
...
Trình duyệt của bạn không hỗ trợ sử dụng
khung
Trong ví dụ trên, dàng chữ in đậm là nội dung duy
nhất mà các spider đọc được bất kề những nội dung
thông tin đa dạng, hữu ích mà bạn cung cấp trong các
khung. tuy vẫn có cách để tối ưu hóa một trang web
sử dụng khung nhưng chúng vẫn khó mà địch nổi
những trang không dùng khung.
2. Trang web bằng flash cũng nảy sinh vấn đề tương
tự như trang web dùng khung. Các spider cũng không
có đủ thông tin để thu thập và không thể đi theo các
đường liên kết (theo tôi biết, hiện chỉ có Google và
AllTheWeb là có thể theo các liên kết trong tập tin
flash). Nếu sử dụng flash, bạn nên load chúng bàng
javascript và cố gắng tối ưu thông tin trong thẻ
. hiệu quả hơn, bạn có thể tạo ra hai phiên
bản website, một thân thiện với các bộ máy tìm kiếm,
một sử dụng flash - đẹp và thân thiện với người dùng.
Cuối cùng, bạn cần nhớ là flash chỉ nên là một công
cụ hỗ trợ một website chứ không phải là chính
website.
Cấu trúc của website
Thông thường bạn không nên dồn tất cả các trang
web vào một thư mục. Thay vào đó, bạn nên bố trí
cấu trúc website (directory tree) đơn giản theo chiều
ngang. Không nên bố trí cấu trúc website theo chiều
đứng, quá sâu hay quá phức tạp vì bạn sẽ gây rất
nhiều khó khăn cho các spider. Thực ra spider của
nhiều bộ máy tìm kiếm chỉ đi sâu đến 2 - 3 lớp thư
mục mà thôi và chúng sẽ không thề xem xét và lập
chỉ mục các trang web nằm quá sâu.
Các thư mục nên được bố trí và đặt tên theo từng
phần nội dung. Nói cách khác, bạn nên dùng các từ
khóa liên quan đến nội dung để đặt tên cho các thư
mục và trang web. Điều này sẽ rất có ích vì các
đường liên kết nội bộ của bạn mặc nhiên sẽ chứa các
từ khóa quan trọng.
Tất cả các trang web của bạn nền được liên kết qua
lại lẫn nhau và cách mà bạn liên kết chúng lại có ảnh
hưởng rất lớn. Bạn nên dùng đường liên kết dạng chữ
(anchor text) thay vì hình ảnh.
Nếu có dùng hình ảnh liên kết thì tránh dùng image
map và luôn chú ý cung cấp thuộc tính ALT miêu tả
về nội dung của hình ảnh, nội dung trang web mà nó
liên kết đến.
Trong trường hợp bạn buộc phải dùng image map để
tạo menu cho website, Bạn nên cũng cấp thêm một
phương án khác cho các spider như tạo thêm một
menu chữ ở cuối trang.
Các đường liên kết đến các website khác được đánh
giá cao nhưng bạn không nên đặt quá nhiều liên kết
ra ngoài (giới hạn tối đa của Google là không quá
100 liên kết) nếu không muốn bị các bộ máy tìm
kiếm bỏ qua. Các đường liên kết ra ngoài cũng nên
có thuộc tính để mô tả chúng.
Thuật toán gần đây nhất được các bộ máy tìm kiếm
bổ sung là để đếm và đánh giá các đường liên kết từ
ngoài đền trang web của bạn (Google PageRank). Số
lượng trang web liên kết đến trang web của bạn càng
nhiều và các trang web đó càng có chất lượng thì
nghĩa là nội dung trên trang web của bạn càng có giá
trị.
Trong trường hợp Google PageRank, việc đánh giá
chất lượng của các trang web có liên kết đến trang
web của bạn thường theo 3 cách: 1. Nội dung trang
web đó có liên quan, gần gũi với nội dung trên trang
web của bạn không? 2. Điểm số PageRank của trang
web đó cao hay thấp? 3. Trên trang web đó, ngoài
đường liên kết đến trang web của bạn, còn có bao
nhiêu đường liên kết đến các trang web khác (càng
nhiều đường liên kết đến các trang web khác sẽ làm
giảm bớt PageRank mà trang web đó mang đền cho
bạn)?
Có nhiều cách để làm tăng số lượng liên kết từ bên
ngoài vào như trao đổi liên kết .v.v. nhưng cách cơ
bản và quan trong nhất để có những trang liên kết
chất lượng từ ngoài vào chính là tạo một website có
nội dung thật sự giá trị. Bạn nên tránh phung phí thời
gian trao đổi liên kết với những trang web cung cấp
thông tin vớ vẫn hay chỉ là danh sách đường liên kết
(link farm) nếu không muốn bị ghi vào sổ đen của
các bộ máy tìm kiếm.
Mã nguồn (HTML)
Các từ khóa không chỉ quan trọng ở vệc xuất hiện
bao nhiêu lần mà còn ở vị trí của chúng trong mã
nguồn của trang web. Bạn nên tìm mọi cách có thể để
đưa các từ khóa lên càng cao càng tốt nhằm giúp các
spider tìm thấy chúng nhanh nhất cũng như tránh các
các mã Javascript và CSS (Cascading Style Sheet)
gây trở ngại cho chúng.
Mặc dù các từ khóa xuất hiện ở cuối mã nguồn cũng
như trên toàn trang web cũng rất quan trọng nhưng
phần đầu luôn được xem xét trước hết và các thẻ đặc
biệt ở phần HEAD như thẻ hay các thẻ
là rất quan trọng. Thông thường, thẻ
có 6 - 7 chữ trong đó chứa khoảng 3 từ khóa quan
trọng.
Trong phần BODY, bạn nên tận dụng các thẻ tiêu đề
, . Nếu chúng trông quá to hay không hợp
với thiết kế của trang web, bạn có thể định dạng lại
bằng cách sử dụng CSS. Sau tiêu đề, trong phần nội
dung chính của trang web, đừng bố trí các từ khóa
quá dày đặc. Thường trong 100 chữ không nên chứa
đến 15% là từ khóa. Tuy nhiên, cần lưu ý là các từ
khóa này vẫn phải thích hợp với nội dung. Các từ
khóa xuất hiện liên tục một cách vô cớ hoặc không
hợp nghĩa sẽ làm trang web của bạn bị các bộ máy
tìm kiếm xem là spam. Phần đầu hoặc 100 - 150 chữ
đầu là rất quan trọng. Bạn nên cố gắng bố trí các từ
khóa chính xuất hiện càng sớm càng tốt ở đoạn này.
Phần nội dung tiếp theo đương nhiên rải rác vẫn có
các từ khóa nhưng sẽ không quan trọng bằng đoạn
đầu tiên. Các từ khóa có thể in đậm () hoặc in
nghiêng () một vài lần, miễn là trông chúng đừng
quá dị hợm trong tổng thể toàn trang web. Nếu bạn
có sử dụng hình ảnh thì nhớ thêm thuộc tính alt cho
mỗi hình (như đã nói trong phần thiết kế) và đừng
dùng cùng một từ làm alt cho nhiều hình khác nhau.
Nếu hình ảnh của bạn có liên kết đến trang khác, bạn
có thể dùng thuộc tính title của liên kết thay cho
thuộc tính alt của hình ảnh.
Khi viết mã nguồn, bạn nên nhớ cách mà chúng ta
xem, đọc một trang web khác hẵn với cách của các
spider. Những nội dung đầu tiên mà ta thấy ở phần
đầu chưa hẳn là những gì mà các spider sẽ đọc thấy ở
phần đầu. Chẳng hạn trong trường hợp trang web của
bạn sử dụng bảng bố trí một phần nội dung phụ (side
bar - chẳng hạn như menu) nằm dọc ở cột bên trái và
phần nội dung chính ở cột bên phải. Chúng ta sẽ
nhanh chóng hiểu và đọc phần nội dung chính ở cột
phải và chỉ quan tâm đến cột trai khi cần dùng đến
menu để đi đến các trang khác, phần khác của
website. Tuy nhiên khi bố trí như vậy, mã nguồn của
bạn sẽ như sau:
Nội dung phụ
Nội dung chính
Như vậy, khi đọc mã nguồn trang web của bạn,
những gì mà các spider nhìn thấy đầu tiên lại chính
những nội dung phụ nằm ở cột trái chứ không phải
phần nội dung chính của trang web. Do vậy, phần
đầu tiên quan trọng trong mã nguồn để chứa các từ
khóa chính lại là phần nội dung phụ này. Tuy bạn có
thể bố trí các từ khóa quan trọng ở đây, nhưng
thường sẽ khó khăn hơn vì chúng chỉ là các thông tin
phụ và thường là menu của website. Tuy vậy, vẫn có
nhiều mưu mẹo trong cách vết mã HTML để phần
nội dung chính vẫn là phần xuất hiện đầu tiên trong
mã nguồn của trang web (1). Còn trường hợp trang
web bạn sử dụng khung (frameset) như đã nói ở phần
thiết kế, người ghé thăm trang web của bạn sẽ thấy
cácnội dung trong các trang được bố trí trong các
khung, nhưng ngược lại, những gì mà các spider đọc
được chỉ là những gì nằm trong thẻ . Do
vậy, bạn cần cung cấp thông tin đã tối ưu hóa bên
trong thẻ cho các spider. Cũng cần lưu ý
là các spider đa số không có cách gì tiếp cận các
trang web con mà bạn đặt trong các khung. Vì vậy
bạn cần đặt liên kết trong thẻ để các
spider theo đó đến các trang web nay. Tuy nhiên, vẫn
còn những vấn đề nhất định đối với những trang sử
dụng khung, chẳng hạn như khi được tìm kiếm và
một trang web con của bạn xuất hiện và người dùng
click chuột ghé thăm. Trang web con này lẽ ra xuất
hiện trong một khung nào đó của một trang web khác
nhưng giờ lại hiển thị ột mình và nó sẽ chẳng có
menu hay thậm chí chẳng thể liên kết ến đâu trong
website của bạn.
Đăng ký vào các bộ máy tìm kiếm
Thông thường có 2 cách đăng ký vào các bộ máy tìm
kiếm. Bạn có thể sử dụng phần mềm hoặc các công
cự trực tuyến để đăng ký tự động. Cách này tiết kiệm
được rất nhiều thời gian và công sức. Bạn chỉ phải
nhập thông tin về website của mình 1 lần duy nhất và
đăng ký vào các bộ máy tìm kiếm cả lớn lẫn bé. Tuy
nhiên, Ngày càng có nhiều bộ máy tìm kiếm lớn
không thích các công cụ tự động và không cho phép
đăng ký tự động. Cũng có thể phần mềm hay dịch vụ
trực tuyến đó cập nhật không thường xuyên thông tin
về các bộ máy tìm kiếm và kết quả là bạn đăng ký
không đúng địa chỉ. Hơn nữa, đăng ký cách này bạn
hoàn toàn không biết kết quả thế nào.
Nếu bạn tự mình đăng ký thì sẽ mất nhiều thời gian
và công sức hơn. hưng đây lại là cách làm hiệu quả
hơn và các bộ máy tìm kiếm cũng ưu ái hơn. Khi
đăng ký, bạn nên xem kỹ hướng dẫn và các quy định
(guidelines) vì đôi lúc có những sai sót nhỏ lại làm
cho bộ máy tìm kiếm xem website của bạn là spam.
Khi được yêu cầu mô tả về website, bạn nên viết một
mô ta ngắn gọn có sử dụng các từ khóa quan trọng
chứ không chỉ đơn thuần là một danh sách các từ
khóa. Thường thì tốt nhất nên đăng ký 3 trang gồm
trang chủ, trang sơ đồ website (sitemap) và một trang
quan trọng khác (chẳng hạn như trang chi tiết sản
phẩm). Trang sơ đồ website cũng rất quan trọng. Nó
sẽ hỗ trợ các spider rất nhiều trong quá trình theo các
đường liên kết để xem xét tất cả các trang trên
website của bạn.
Cuối cùng, 90% lưu lượng truy cập website của bạn
có thể đến từ chỉ một số bộ máy tìm kiếm chính và
lớn nhất. Do đó, bạn nên tự tay đăng ký ở những bộ
máy tìm kiếm này. Còn vô vàn các bộ máy tìm kiếm
nhỏ khác bạn nên dùng phần mềm hay dịch vụ tự
động trực tuyến để tiết kiệm thời gian.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cac_huong_dan_ve_toi_uu_hoa_website_cho_cac_cong_cu_tim_kiem_6577.pdf