Các hormone sinh dục

-Androgen tác động trên da qua các dẩn xuất DHEA-S

(dehydroepiandrosterone sulphate) và androstenedione. Trên da, steroid sulphatase

chuyển hóa DHEA-S thành DHEA; 3β-hydroxysteroid dehydrogenase / D5/4-isomerase 3 chuyển DHEA thành androstenedione và 17β-hydroxysteroid

dehydrogenase chuyển hóa testosterone thành androstenedione.

Cuối cùng, 3α-hydroxysteroid dehydrogenase dị hóa androgen hoạt hóa

thành các hợp chất không gắn kết với thụ thể androgen. Sự hiện diện thụ thể

androgen tim thấy trên thượng bì và nang lông tế bào sừng, tế bào tiết bã của tuyến

bã, tế bào tuyến mồ hôi, tế bào của nhú bì, nguyên bào sợi ở bì, tế bào nội mô

mạch máu, tế bào hắc tố vùng sinh dục.

-Mụn trứng cá đột ngột có liên quan với cường androgen, là hiện diện của

đáp ứng miễn dịch bất thường trong mụn trứng cá. Testosterone làm tăng kích

thước tuyến bã và cũng làm tăng đậm độ quần thể propionibacterium acnes.

*Bệnh cảnh da:

Đặc trưng bởi bệnh lý cấp tính, sốt, bệnh cảnh cơ-xương. Khởi phát cấp

tính với các nốt và mảng viêm, nhanh chóng hóa mủ, tạo thành loét xuất huyết,

lành để lại các sẹo teo da rộng tại vị trí của vết loét. Thường xảy ra ở người trẻ, có

tiền căn mụn trứng cá nhẹ hoặc trung bình. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn

thân như sốt, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ. Tổn thương giống viêm xương-tủy

xương, ly giải xương cũng đã được báo cáo.

*Điều trị: Glucocorticoids đường toàn thân là trị liệu rất hiệu quả để kiểm

soát tình trạng da và triệu chứng cơ-xương; kèm theo kháng sinh (clindamycine,

tetracycline, erythromycine), kháng viêm (Diclofenac). C ải thiện các triệu chứng

da và cơ-xương sau nhiều tháng.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Các hormone sinh dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC HORMONE SINH DỤC (Kỳ 2) 1.4.Mụn trứng cá đột ngột (acne fulminans): -Androgen tác động trên da qua các dẩn xuất DHEA-S (dehydroepiandrosterone sulphate) và androstenedione. Trên da, steroid sulphatase chuyển hóa DHEA-S thành DHEA; 3β-hydroxysteroid dehydrogenase / D5/4- isomerase 3 chuyển DHEA thành androstenedione và 17β-hydroxysteroid dehydrogenase chuyển hóa testosterone thành androstenedione. Cuối cùng, 3α-hydroxysteroid dehydrogenase dị hóa androgen hoạt hóa thành các hợp chất không gắn kết với thụ thể androgen. Sự hiện diện thụ thể androgen tim thấy trên thượng bì và nang lông tế bào sừng, tế bào tiết bã của tuyến bã, tế bào tuyến mồ hôi, tế bào của nhú bì, nguyên bào sợi ở bì, tế bào nội mô mạch máu, tế bào hắc tố vùng sinh dục. -Mụn trứng cá đột ngột có liên quan với cường androgen, là hiện diện của đáp ứng miễn dịch bất thường trong mụn trứng cá. Testosterone làm tăng kích thước tuyến bã và cũng làm tăng đậm độ quần thể propionibacterium acnes. *Bệnh cảnh da: Đặc trưng bởi bệnh lý cấp tính, sốt, bệnh cảnh cơ-xương. Khởi phát cấp tính với các nốt và mảng viêm, nhanh chóng hóa mủ, tạo thành loét xuất huyết, lành để lại các sẹo teo da rộng tại vị trí của vết loét. Thường xảy ra ở người trẻ, có tiền căn mụn trứng cá nhẹ hoặc trung bình. Bệnh nhân có các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, đau khớp, đau cơ. Tổn thương giống viêm xương-tủy xương, ly giải xương cũng đã được báo cáo. *Điều trị: Glucocorticoids đường toàn thân là trị liệu rất hiệu quả để kiểm soát tình trạng da và triệu chứng cơ-xương; kèm theo kháng sinh (clindamycine, tetracycline, erythromycine), kháng viêm (Diclofenac). Cải thiện các triệu chứng da và cơ-xương sau nhiều tháng. 2- Tăng Androgen ở Nữ giới (androgen excess in the female): 2.1.Tăng tiết chất bã (seborrhoea): -Tăng tiết chất bã do gia tăng hoạt động của tuyến bã từ kích thích của anddrogen, rất thường gặp và kết hợp với mụn trứng cá. -Chẩn đoán tăng tiết chất bã chủ yếu dựa vào lâm sàng. Điều trị đặc hiệu tăng tiết chất bã thì không cần thiết; dùng chất kháng androgen để làm giảm lipid trên bề mặt da. 2.2.Mụn trứng cá (acne): -Tăng chuẩn độ androgen gặp trong 30-90% phụ nữ bị mụn trứng cá; mụn trứng cá ở tuổi < 20 có liên quan đến tăng androgen. -Mụn trứng cá thường xảy ra ở mặt, sau đó là cổ, lưng, ngực. Đa dạng: cồi, sẩn , mụn mủ, nốt, nang… -Điều trị dạng thuốc ngừa thai uống kết hợp giữa estrogen (ethinyl estradiol) và gestagen (cyproterone acetate, drospirenone, levonorgestrel, desogestrel), giúp cải thiện 50% tổn thương viêm (dùng trong 6 tháng) . Các kháng androgen khác: buserelin, flutamide (đối vận thụ thể androgen không là steroids), spironolactone. 2.3.Chứng rậm lông (hirsutism): -Nguyên nhân chính của chứng rậm lông là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Rậm lông tự phát là chứng rậm lông mà có chức năng buồng trứng và nồng độ androgen tuần hoàn bình thường. Rậm lông có thể xuất hiện trong bệnh to cực, hội chứng Cushing, do thuốc (minoxidil, diazoxide, phenytoin, cyclosporine, danazol). -Lâm sàng là sự gia tăng lông ở mặt và cơ thể (vùng râu, phần trên thân, bụng dưới, đùi). -Điều trị: nếu do các bất thường hormone thì cần điều chỉnh lại cho bình thường. Các sản phẩm thuốc ngừa thai uống có chứa các thành phần estrogen- progestin là liệu pháp đầu tay; cyproterone acetate (kháng androgen) kết hợp với ethinyl estradiol cũng được sử dụng. Chất chủ vận GnRH tác dụng kéo dài dùng trong trường hợp nặng. Corticosteroids dùng trên bệnh nhân tăng hoạt tính adrenocortical (tăng DHEA-S trường diễn). Eflornithine (gây ức chế nguồn decarboxylase, làm giảm sự dài ra của giai đoạn tăng trưởng), dùng dạng cream 13,9% thoa tại chỗ ± Laser liệu pháp. 2.4.Rụng tóc do androgen: Rụng tóc ở nữ giới (FPHL, female pattern hair loss) cũng giống như ở nam giới. Thường gặp ở người nữ cường androgen, cần tìm nguyên nhân di truyền. Rụng tóc kết hợp rậm lông và mụn trứng cá gặp trong một số it trường hợp. -Lâm sàng: FPHL thường xảy ra sau nhiều thập niên cuộc sống, đặc trưng bởi thưa tóc lan tỏa ở vùng trán và vùng đỉnh của da đầu và đi từ trung tâm ra. Rụng tóc hoàn toàn hiếm gặp trên phụ nữ FPHL tiền mãn kinh; rụng tóc ở người mãn kinh tương tự rụng tóc ở nam giới. -Điều trị: Estrogen thoa tại chỗ có thể dùng, nhưng ít hiệu quả. Finasteride cũng có hiệu lực kém trong một số nhỏ trường hợp cường androgen ở nữ giới FPHL. Cyproterone cũng không hơn placebo trong một nghiên cứu có đối chứng (Birch, 2006).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfcac_hormone_sinh_duc_doc_2_5898.pdf
  • pdfcac_hormone_sinh_duc_doc_3_576.pdf
  • pdfcac_hormone_sinh_duc_doc_4_1226.pdf
  • pdfcac_hormone_sinh_duc_doc_5_6239.pdf
Tài liệu liên quan