Nếu tráicây được bảo quản bằng các liệu pháp an toàn thông thường, thời gian của
chúng không nhiều. Đối với những quả vải, quả nhãn chỉ được 3-4 ngày, mận tươi
khoảng 10 ngày, cam tươi cũng chỉ kéo dài nhất được hơn 1 tháng, thế mà trên thị trường
hiện nay có những loại trái cây giữ được tươi tới 5-6 tháng không hỏng.
Để bảo đảm an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng, ở nước ngoài phải dùng tới công
cụ pháp lý với trên 1.000 tiêu chuẩn chất lượng cho thực phẩm. Tại Việt Nam, hiện nay
chúng ta mới chỉ ban hành được vài trăm tiêu chuẩn. Hậu quả? Theo thống kê từ năm
2000-2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất bảo vệ thực vật, riêng
về ngộ độc thủy hải sản có tới hơn 11.600 người mắc và hơn 280 người chết.
6 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Các hóa chất có trong rau quả Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hóa chất có trong rau quả
Việt Nam
Nếu trái cây được bảo quản bằng các liệu pháp an toàn thông thường, thời gian của
chúng không nhiều. Đối với những quả vải, quả nhãn chỉ được 3-4 ngày, mận tươi
khoảng 10 ngày, cam tươi cũng chỉ kéo dài nhất được hơn 1 tháng, thế mà trên thị trường
hiện nay có những loại trái cây giữ được tươi tới 5-6 tháng không hỏng.
Để bảo đảm an toàn về sức khỏe cho người tiêu dùng, ở nước ngoài phải dùng tới công
cụ pháp lý với trên 1.000 tiêu chuẩn chất lượng cho thực phẩm. Tại Việt Nam, hiện nay
chúng ta mới chỉ ban hành được vài trăm tiêu chuẩn. Hậu quả? Theo thống kê từ năm
2000-2006 đã có 677 vụ ngộ độc thực phẩm do rau quả, hóa chất bảo vệ thực vật, riêng
về ngộ độc thủy hải sản có tới hơn 11.600 người mắc và hơn 280 người chết.
Chỉ qua một lần kiểm tra, Bộ Y tế đã phát hiện ra: Chỉ với những loại hóa chất bảo vệ
thực vật được phép sử dụng cũng đã có dư lượng quá mức cho phép - 70% số mẫu rau ăn
lá có dư lượng thuốc Pyrethroid, còn lại là Fipronil, Dithiocarbamate, một số loại lân hữu
cơ và carbendazim; còn đối với hóa chất nằm ngoài danh mục quản lý… không thể mô tả
nổi.
Từ công nghệ canh tác siêu tốc
Rau muống trồng bình thường đến ngày cắt chỉ cao chưa đến 30 cm. Còn rau thử nghiệm,
có sử dụng "viên độc" và "viên mo" đến ngày cắt cao từ hai tới ba lần so với rau đối
chứng vì dưới tác dụng kích thích của hoạt chất Gibberellic Acid (GA) rau có thể đạt tốc
độ tăng trưởng 10cm/ngày bất chấp thời tiết không thuận lợi. Đó là kết quả thử nghiệm
của Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm TP HCM.
Rau muống được sử dụng thuốc kích thích
Axít gibberellic (còn gọi là Gibberellin A3, GA, GA3) là một hoóc môn tìm thấy trong
thực vật, có chức năng đẩy mạnh sự phát triển và kéo dài các tế bào ra. Nó tác động tới sự
phân hủy của thực vật và hỗ trợ thực vật lớn nhanh nếu sử dụng với liều lượng nhỏ. Ở
Việt Nam, loại hoóc môn này tuy không nằm trong danh mục cho phép sử dụng, nhưng
được người sản xuất "sài" với hàm lượng vô tội vạ nhằm thu lời "siêu tốc" khiến cho sức
khỏe người tiêu dùng tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng của rau.
Một "thần dược" đa năng khác - chất 2,4D (thuốc diệt cỏ hay chất độc màu da cam) -
cũng được dùng khá phổ biến trong cả hai khâu tăng sản và bảo quản sau thu hoạch.
Trong canh tác, nó được dùng để làm chất kích thích cực mạnh khiến cho củ quả tăng
kích thước nhanh bất thường. Trong bảo quản nó được giới kinh doanh sử dụng để diệt
côn trùng, vi khuẩn... và làm chậm quá trình lão hóa giữ cho hoa quả tươi lâu, màu sắc
không đổi.
Methamidophos là một photsphat và được WTO xếp vào loại độc tính cấp 1 có khả năng
gây nguy hại cho sức khỏe con người và cấm dùng trong nông nghiệp. Tuy vậy, qua
kiểm tra 9 mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, Trung tâm Đào tạo và Phát triển sắc ký TP
HCM phát hiện 7 mẫu có Methamidophos. Đó là, rau muống, khoai tây Trung Quốc, đậu
cô ve, cải ngọt, dưa leo, rau ngót, cà rốt Trung Quốc.
Khảo sát mới nhất của Hội Khoa học và Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam
cũng cho kết quả đáng lo ngại: Tại các vùng trồng táo, trồng nho, người ta có thói quen
phun nhiều lần trong mùa vụ cho đến sát thời điểm thu hoạch. Cách phun thuốc này đã để
lại một dư lượng monnocrotophos và cypermethhrin trong quả táo ở thị trường TP HCM
lớn hơn mức độ cho phép nhiều lần. Các chất trên có thể gây buồn nôn, nhức đầu, cơ bắp
yếu, tiết nước bọt, thở dốc và động kinh.
Tại một cuộc hội thảo khoa học mới đây các nhà khoa học đã phải thừa nhận: Việc lạm
dụng phân hóa học - bón một lượng rất lớn các loại phân hóa học vào đất để nâng cao
năng suất cây trồng - trong thời gian qua là một sự can thiệp thô bạo nhất và quan trọng
nhất của con người vào chu trình tuần hoàn tự nhiên của các chất, bởi các loại phân vô cơ
trên là tác nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các cây trồng không sử dụng hết
lượng phân đạm đã bón và lượng dư thừa này sẽ bị bốc hơi vào không khí hoặc bị rửa trôi
từ đất xuống hồ ao, sông lạch, làm nhiễm bẩn các hồ chứa nước, giết chết các loại cá ở
hồ, ao, sông lạch, đầu độc chim muông và các động vật máu nóng. Các hợp chất nitơ, đặc
biệt là nitrate, vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi nó tồn tại ở trong các
loại nông sản, lương thực và thực phẩm, cũng như ở trong nước uống với một liều lượng
vượt mức quy định của Tổ chức Y tế thế giới.
Không chỉ lạm dụng hóa chất trong chăm bón cây trồng, thói quen dùng nước cống, nước
thải tưới rau tại nhiều địa phương có diện tích đất trồng lớn cũng là vấn đề nhức nhối
chưa có cách giải quyết. Tại cuộc kiểm tra mới đây nhất do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại các vùng chuyên sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội đã cho
thấy sự vô tâm đến tàn nhẫn trong khâu đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn tối
thiểu... Tại đây, màu xanh mướt của các cánh đồng rau muống, mồng tơi, ngải cứu…
không làm nhẹ đi sự buốt óc bởi mùi hôi thối của phân tươi, nước tưới kinh người lấy từ
sông Tô Lịch. Tình trạng tại các vùng chuyên canh khác cũng tương tự như vậy khiến
cho đất và nước ở ngoại thành TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ…
bị ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón.
Đến ẩn họa quanh "trái cây tươi"
GS Chu Phạm Ngọc Sơn trong một hội thảo đã nêu ra một nghịch lý: Từ trước đến nay ai
cũng biết ăn nhiều trái cây làm giảm gây ung thư. Nhưng trong tình hình hiện nay, ăn
nhiều trái cây lại dễ mắc bệnh ung thư hơn bởi ở nước ta hiện nay ngoài người sản xuất,
người kinh doanh cũng không thua kém trong việc lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ
thực vật để đạt mục đích lợi nhuận.
Nhiều loại hoa quả có dư lượng chất bảo quản vượt quá mức cho phép
Để hạn chế các yếu tố dẫn đến tổn thất nông sản sau khi thu hoạch cho đến khi đưa tới
tay người tiêu dùng việc sử dụng hóa chất diệt mầm, chất điều hòa sinh trưởng (để kìm
hãm sự phát triển của rau, quả) là rất cần thiết. Nhiều loại quả (chuối, cà chua, lê...) phải
thu hoạch lúc còn xanh để giữ được lâu và dễ vận chuyển, vì vậy điều khiển quả chín
đồng loạt, hình thức đẹp là điều rất dễ hiểu.
Hiện nay, công nghệ bảo quản sau thu hoạch rau quả trên thế giới đã đạt được những
thành tựu đáng kể do từng bước loại bỏ những hóa chất bảo quản có độc tính cao được
tổng hợp từ hóa chất nhân tạo và thay thế chúng bằng chất không độc được chiết xuất từ
các hợp chất tự nhiên. Tuy vậy, do giá thành chưa thuyết phục, nên nhà phân phối sẵn
sàng sử dụng bất cứ loại hóa chất nào để bảo quản trái cây miễn là giúp chúng tươi lâu,
không bị hư hỏng, thối rữa… trong một thời gian dài và có giá thành thấp. Từ nhu cầu đó,
một thị trường tự do về thuốc bảo quản trái cây bành trướng khắp nông thôn cho tới thành
thị khiến cho TS. Hồ Hữu An thuộc Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải thốt lên rằng:
"Mua hóa chất bảo quản dễ như mua rau ngoài chợ. 70% lượng hàng là thuốc của Trung
Quốc". Điểm mặt các hóa chất độc hại được sử dụng phổ biến hiện nay có: Chất
carbendazim - hoá chất trị nấm, gây rối loạn hệ thống nội tiết tố. Khi thử trên chuột thì
thấy carbendazim có khả năng tích lũy dần trong cơ thể, tới lúc nào đó sẽ gây đột biến,
kích thích tế bào khối u phát triển, ảnh hưởng đến bào thai và gây dị dạng cho thế hệ sau;
chất Ethephon - một loại thuốc nhập về Việt Nam với mục đích dùng để kích mủ cao su -
nhằm thúc chín hoa quả… Thí nghiệm loại thuốc này trên chuột, thỏ cho thấy thuốc có
khả năng gây độc cấp tính đường miệng, đường da, hô hấp, kích thích cho da, mắt… còn
người tiêu dùng ăn những loại hoa quả ngâm các hóa chất này trong thời gian dài sẽ có
nguy cơ ung thư cao, thậm chí gây đột biến gen, ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Táo, lê, cam, quýt kể cả nho bày bán cả tháng trời nhưng vẫn không hề hư hỏng và màu
sắc vẫn không thay đổi do sử dụng chất bảo vệ có gốc gốc clo, thuốc diệt cỏ, peroxit rất
độc hại. Để bảo quản nhãn, thường sử dụng lưu huỳnh để đốt, xông hơi. Đây là chất được
phép sử dụng ở liều lượng không vượt quá 30ppm (phần triệu) vì lưu huỳnh chỉ có tác
dụng diệt côn trùng, diệt vi khuẩn trên vỏ nhãn, giúp kéo dài thời gian bảo quản nhãn
(bảo quản từ 5 - 7 ngày). Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nồng độ, vượt mức cho phép, lưu
huỳnh sẽ ngấm vào cùi nhãn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng bởi trong quá trình
xông, khí SO2 gặp hơi ẩm trong phổi sẽ thành H2SO2 (axit xunfurơ) - một chất oxy hóa
cực độc.
Ai cũng biết uống trà có lợi cho sức khỏe, thế nhưng hiện nay không ít loại trà bày bán
trên thị trường có tác dụng ngược lại vì không chỉ trong quá trình chế biến, trà mới bị tẩm
ướp hóa chất mà cả những cánh đồng trà cũng bị "đầu độc". Do trà là loại cây ưa thích
của nhiều loại côn trùng, sâu rầy nên người trồng trà thường xuyên phun thuốc trừ sâu
với nồng độ cao và mật độ dày và cả hóa chất giúp tăng trưởng để trà ra đọt nhanh, lá to.
Sau khi thu hoạch, người trồng trà còn tẩm ướp thêm hóa chất chống mốc, chống nấm và
côn trùng. Theo giới chuyên môn, các mặt hàng trà giá rẻ bày bán trên thị trường có đến
trên 90% được tẩm ướp hóa chất tổng hợp do có giá thành rẻ, giữ mùi lâu. Còn tẩm ướp
bằng hương hoa tự nhiên, hoặc bằng phương pháp lên men tự nhiên sẽ đẩy giá thành cao
gấp vài chục lần so với tẩm ướp bằng hóa chất. Tiến sĩ Phạm Thành Quân, Phó trưởng
Khoa Công nghệ hóa học Trường Đại học Bách khoa TP HCM, cho biết: Hóa chất hương
lài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P- Dimethoxy penzin, đều là chất độc hại gốc
hữu cơ. Chỉ cần ngửi những chất này cũng bị chóng mặt, xây xẩm; ngửi nhiều sẽ ngất xỉu
do tác động đến hệ thần kinh. Chất giữ mùi hay còn gọi là chất định hương có tên là
Fixateur, đây là chất cực độc do nó không phân hủy nên tích tụ trong gan dẫn đến ung
thư. Các chất giữ màu chống ôxy hóa, chất chống mốc đều là chất độc hại, nguy hiểm đối
với sức khỏe.
Ô nhiễm hóa chất trong thực phẩm luôn luôn là vấn đề nóng hổi và bức xúc trong cuộc
sống thường nhật của mỗi người dân, của mỗi gia đình. Làm gì đây để bảo vệ mình trước
hiểm họa đó? Câu trả lời chỉ có thể nằm trong lương tâm của người sản xuất, kinh doanh
và các cơ quan chức năng. Còn người tiêu dùng, để không trở thành nạn nhân "hóa học",
chỉ có cách phải học để trở thành người tiêu dùng thông thái.
Tại Ấn Độ, Bộ trưởng Y tế bang Dinesh Trivedi đã khẩn cấp yêu cầu mở một cuộc truy quét toàn quốc đối với
việc sử dụng trái phép thuốc Oxytocin- có chức năng kích sinh nở và tiết sữa ở phụ nữ- để tiêm vào bí đỏ, dưa
hấu, cà tím và dưa chuột để chúng cho quả to hơn, còn tiêm vào rau và quả trước khi đem ra chợ bán để làm
hoa quả trông tươi hơn, mập mạp hơn và tiêm vào gia súc sẽ cho lượng sữa nhiều hơn. Loại thuốc này đã bị
cấm sử dụng vì có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng nếu sử dụng trong một thời gian dài bởi tác
dụng phụ của nó gây ra các bệnh như mất trí nhớ, tổn hại thần kinh, rối loạn nhịp tim và vô sinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- an_toan_hoa_chat_31_8668.pdf